Nghị định 194-CP năm 1994 về hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam
Số hiệu: | 194-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 31/12/1994 | Ngày hiệu lực: | 31/12/1994 |
Ngày công báo: | 28/02/1995 | Số công báo: | Số 4 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
18/04/2003 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 194-CP |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 1994 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 194-CP NGÀY 31-12-1994 VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Báo chí ngày 2 tháng 1 năm 1990;
Nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế mở rộng và phát triển sản xuất - kinh doanh - dịch vụ và các hoạt động văn hoá xã hội; bảo vệ lợi ích người tiêu dùng; bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc;
Nhằm đưa hoạt động quảng cáo vào trật tự và đúng pháp luật;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin,
NGHỊ ĐỊNH:
- Hoạt động quảng cáo bao gồm việc giới thiệu và thông báo rộng rãi về doanh nghiệp, hàng hoá, dịch vụ, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, biểu tượng theo nhu cầu hoạt động của các cơ sở sản xuất - kinh doanh - dịch vụ.
Các hoạt động thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể xã hội nhằm tuyên truyền phổ biến đường lối chủ trương, chính sách, pháp luật, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
1. Nội dung quảng cáo là những thông tin mà chủ quảng cáo muốn được thể hiện nhằm thông báo giới thiệu rộng rãi tới công chúng. Nội dung quảng cáo phải chính xác, trung thực phản ánh đúng tính năng, tác dụng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ, nhu cầu hoạt động của các cơ sở sản xuất - kinh doanh - dịch vụ và được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.
2. Nội dung quảng cáo phải rõ ràng, dễ hiểu tránh gây nhầm lẫn và phải phù hợp với văn hoá, phong cách Việt Nam nói chung và đặc thù của từng địa phương nói riêng.
3. Tiếng nói và chữ viết trong quảng cáo phải là tiếng nói và chữ viết Việt Nam, trừ các trường hợp:
a) Những sách báo, ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng nước ngoài.
b) Những chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng nước ngoài.
c) Những nhãn hiệu hàng hoá viết tắt và viết bằng tiếng nước ngoài. Tên giao dịch quốc tế của các cơ sở sản xuất - kinh doanh - dịch vụ đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Những từ ngữ đã được quốc tế hoá hoặc những từ ngữ mà tiếng Việt không thay thế được.
d) Nếu dùng cả tiếng nói và chữ viết nước ngoài phải:
- Viết chữ Việt Nam trước, phía trên, kích thước lớn hơn chữ nước ngoài.
- Đọc tiếng Việt Nam trước, tiếng nước ngoài sau.
- Nghiêm cấm những quảng cáo có nội dung, hình thức thể hiện sau đây:
1. Trái với pháp luật của Việt Nam , có hại tới giá trị nhân phẩm, thuần phong mỹ tục, sức khoẻ và nếp sống thanh lịch của người Việt Nam, làm lộ bí mật Quốc gia, quảng cáo sai chất lượng hàng hoá đã đăng ký, nói xấu người khác và hàng hoá của người khác.
2. Sử dụng Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy, ảnh lãnh tụ, Đảng kỳ, Quốc tế ca làm nền cho trình bày quảng cáo.
3. Hình thức thể hiện, hình dáng, mầu sắc tương tự các tín hiệu giao thông biển báo công cộng hoặc không rõ ràng, không sạch đẹp.
4. Các mặt hàng Nhà nước cấm kinh doanh hoặc hạn chế tiêu dùng trong từng thời gian.
5. Quảng cáo cho báo chí, tác phẩm chưa được cấp giấy phép xuất bản, phát hành hoặc công diễn.
6. Quảng cáo cho dược liệu, dược phẩm, mỹ phẩm, dụng cụ y tế và những hoạt động y tế khác mà chưa được cơ quan y tế có thẩm quyền cho phép.
7. Quảng cáo sai sự thật, gây ảnh hưởng xấu tới lợi ích quốc gia, tổ chức, cá nhân.
8. Quảng cáo ở trang bìa 1, trang nhất của các báo, tạp chí, đặc san, số phụ.
9. Quảng cáo lẩn trong nội dung tin, bài, quảng cáo xen kẽ trong các chương trình thời sự và các chương trình chuyên đề khác trên đài phát thanh, đài truyền hình, trừ các chương trình tiếp âm, tiếp sóng của nước ngoài.
10. Các quảng cáo ngoài trời ảnh hưởng an toàn giao thông, che khuất các biển báo giao thông, hạn chế tầm nhìn của người điều khiển các phương tiện giao thông và đi bộ, gây khó khăn cho việc phòng cháy, chữa cháy, làm ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ của các công trình kiến trúc và cảnh quan môi trường.
11. Các quảng cáo dựng, để, đặt, treo, dán, gá lắp tại:
- Những nơi có ảnh lãnh tụ, khẩu hiệu chính trị.
- Khu vực trụ sở các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp.
- Khu vực cơ quan ngoại giao, lễ tân của Nhà nước.
- Quảng trường thành phố, công viên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử, khu quân sự, các công trình văn hoá đã được xếp hạng.
- Bảo tàng, trường học, bệnh viện, nghĩa trang, đình, đền, chùa, nhà thờ.
- Những nơi niêm yết các văn bản của Nhà nước.
- Đặt trước và che khuất các quảng cáo đã có trước, chưa hết hạn.
- Chăng ngang đường giao thông thuỷ, bộ, ven đường cao tốc.
12. Những quảng cáo dùng âm thanh quá lớn từ 23 giờ đêm đến 4 giờ sáng.
- Phương tiện quảng cáo là những công cụ mà thông qua đó việc quảng cáo được thực hiện, bao gồm:
1. Các báo, tạp chí, số phụ, bản tin, đặc san, sách, tờ gấp, tờ rời và các sản phẩm in, nhân bản khác.
2. Chương trình truyền hình, chương trình phát thanh, phim quảng cáo, nhạc quảng cáo và các băng, đĩa ghi âm, ghi hình quảng cáo.
3. Biểu tượng, biển hiệu của các tổ chức, cá nhân sản xuất - kinh doanh - dịch vụ; pa nô, áp phích, quảng cáo trên các phương tiện cố định và di động, trên các phương tiện giao thông hoặc trên quần áo, mũ, túi xách và các vật dụng khác.
4. Các vật phát quang, các vật thể trên không, người chào hàng, các điểm mời sử dụng thử các sản phẩm mời ăn, nếm thử thực phẩm, đồ uống, phân phát, biếu quà hàng mẫu; biểu diễn thời trang, triển lãm, trưng bày giới thiệu sản phẩm, các cuộc bảo trợ liên hoan, thi đấu thể thao có kèm nội dung quảng cáo.
- Thời lượng, khu vực và phạm vi quảng cáo:
1. Thời lượng quảng cáo tối đa đã được quy định như sau:
a) Một đợt cho một quảng cáo trên báo hàng ngày không được kéo dài quá 5 ngày. Một đợt cho một quảng cáo trên đài truyền hình không được kéo dài quá tám ngày và không phát sóng quá 5 lần trong ngày, trên đài phát thanh không được kéo dài quá năm ngày và không phát sóng quá 10 lần trong ngày.
b) Diện tích in quảng cáo không được vượt quá 10% tổng diện tích báo chí in; thời lượng chương trình quảng cáo không được vượt quá 5% thời lượng chương trình phát thanh, truyền hình.
Nếu muốn ra phụ trương hoặc mở thêm kênh phát chương trình quảng cáo phải được phép của cơ quan quản lý báo chí, nếu tăng trang quảng cáo không được phép tăng giá bán báo, tạp chí.
c) Thời hạn đối với quảng cáo ngoài trời không quá 1 năm. Khi hết hạn, nếu muốn tiếp tục, chủ quảng cáo hoặc tổ chức dịch vụ quảng cáo phải xin gia hạn và sau khi được phép mới được tiếp tục quảng cáo.
d) Các hình thức quảng cáo ở Khoản 3 và 4 Điều 7 được tiến hành tại địa điểm nào, trong thời gian bao nhiêu ngày phải đúng giấy phép của ngành văn hoá thông tin.
1. Chủ quảng cáo là cá nhân hay tổ chức có nhu cầu quảng cáo và phải có các điều kiện sau đây:
- Được cấp giấy phép kinh doanh nếu là cơ sở sản xuất - kinh doanh - dịch vụ.
- Sản phẩm hàng hoá muốn quảng cáo phải có giấy chứng nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
- Nhãn hiệu hàng hoá, biểu tượng, tên cơ sở sản xuất - kinh doanh - dịch vụ muốn quảng cáo phải có giấy chứng nhận đã đăng ký ở Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
2. Chủ quảng cáo chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực, chính xác của nội dung quảng cáo.
- Người làm dịch vụ quảng cáo là cá nhân hay tổ chức thực hiện toàn bộ hoặc một phần những hoạt động quảng cáo do chủ quảng cáo yêu cầu.
1. Người làm dịch vụ quảng cáo phải có các điều kiện sau:
a) Có giấy phép hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo của cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Có giấy phép hành nghề của cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Doanh nghiệp Nhà nước làm dịch vụ quảng cáo phải theo quy định tại Nghị định số 388-HĐBT ngày 20-11-1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ);
- Công ty, doanh nghiệp tư nhân làm dịch vụ quảng cáo phải theo quy định tại Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân;
- Hộ kinh doanh dưới vốn pháp định làm dịch vụ quảng cáo phải theo quy định tại Nghị định số 66-HĐBT ngày 2-3-1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và hướng dẫn của Bộ Văn hoá - Thông tin .
2. Người làm dịch vụ quảng cáo có trụ sở ở địa phương nào chỉ được hoạt động ở địa phương đó. Nếu muốn hoạt động quảng cáo ngoài phạm vi địa bàn phải được phép của Bộ Văn hoá - Thông tin.
Người làm dịch vụ quảng cáo phải có nghề nghiệp chuyên môn, có phương tiện và địa điểm giao dịch, địa điểm hành nghề.
3. Người làm dịch vụ quảng cáo có trách nhiệm yêu cầu chủ quảng cáo xuất trình các giấy tờ có liên quan đến sự chính xác, trung thực của nội dung quảng cáo trước khi thể hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự thể hiện nội dung đó.
Quan hệ giữa chủ quảng cáo và người làm dịch vụ quảng cáo dựa trên cơ sở hợp đồng.
- Doanh nghiệp Nhà nước thuộc các cơ quan Trung ương, doanh nghiệp Nhà nước thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm dịch vụ quảng cáo phải được Bộ Văn hoá - Thông tin cấp giấy phép hành nghề.
Công ty, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh dưới vốn pháp định làm dịch vụ quảng cáo phải được Sở Văn hoá - Thông tin cấp giấy phép hành nghề.
- Hồ sơ xin phép quảng cáo gồm:
1. Đơn xin phép quảng cáo (theo mẫu thống nhất do Bộ Văn hoá - Thông tin quy định).
2. Bản sao giấy phép sản xuất - kinh doanh - dịch vụ có công chứng.
3. Bản sao giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, bản sao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, tên gọi, biểu tượng... có công chứng.
4. Nếu người làm dịch vụ quảng cáo đứng tên xin phép quảng cáo phải kèm theo bản sao hợp đồng giữa chủ quảng cáo và người làm dịch vụ quảng cáo có công chứng.
5. Việc xin phép quảng cáo ở cơ quan nào thì nộp hồ sơ ở cơ quan đó.
- Đối với quảng cáo bằng panô, áp phích, biển hiệu cố định hoặc di động, ngoài những quy định của Điều 12 cần phải có thêm trong hồ sơ:
- Sơ đồ vị trí đặt quảng cáo phải đúng quy hoạch, có xác nhận của Phòng Văn hoá - Thông tin quận, huyện, thị xã quản lý địa bàn;
- Mẫu (maket) quảng cáo;
- Hợp đồng giữa người làm dịch vụ quảng cáo với người đang có quyền sở hữu hoặc sử dụng địa điểm, phương tiện mà quảng cáo sẽ đặt ở đó.
- Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, chậm nhất 20 ngày, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy cho phép quảng cáo, nếu không cấp giấy phép phải nêu rõ lý do và trả lời bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
Sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký, nếu người được cấp giấy phép không thực hiên thì giấy phép không còn giá trị (trừ trường hợp đặc biệt phải được sự đồng ý của cơ quan cấp phép).
Trường hợp xảy ra khiếu nại, cơ quan nào cấp giấy phép thì cơ quan đó xử lý; nếu chưa thoả đáng thì người khiếu nại có quyền khiếu nại lên cơ quan Nhà nước cấp trên có thẩm quyền.
- Mọi hoạt động quảng cáo cho hàng hoá, dịch vụ của nước ngoài tại Việt Nam, mà chủ quảng cáo không phải pháp nhân Việt Nam, đều phải thực hiện hợp đồng quảng cáo với người làm dịch vụ quảng cáo của Việt Nam .
Thủ tục để người làm dịch vụ quảng cáo cho nước ngoài phải tuân theo các quy định tại Chương III của Nghị định này.
- Hàng hoá do nước ngoài sản xuất muốn được quảng cáo phải có các điều kiện sau:
1. Đã được cấp giấy phép nhập khẩu vào Việt Nam ;
2. Nhãn hiệu, biểu tượng đã đăng ký sở hữu công nghiệp ở nước sở tại hoặc ở Việt Nam ;
3. Giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng của nước sản xuất hoặc của Việt Nam;
4. Nếu là dược phẩm, dược liệu, mỹ phẩm, dụng cụ y tế phải được phép của Bộ Y tế Việt Nam .
- Bộ Văn hoá - Thông tin là cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động quảng cáo trong cả nước, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Giúp Chính phủ xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy về quảng cáo.
2. Phối hợp các ngành liên quan hướng dẫn chi tiết việc thực hiện hoạt động quảng cáo.
3. Thanh tra và xử lý vi phạm.
4. Cấp giấy phép hoạt động dịch vụ quảng cáo cho các cơ quan Trung ương, các tổ chức hoạt động dịch vụ quảng cáo trong phạm vi toàn quốc cho phép các quảng cáo nước ngoài được quảng cáo ở Việt Nam (Địa điểm và hình thức cụ thể do Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố quy định).
- Chủ quảng cáo, người đứng đầu tổ chức dịch vụ quảng cáo vi phạm những quy định tại Nghị định này tuỳ theo mức độ gây thiệt hại tới lợi ích của người tiêu dùng, người sản xuất - kinh doanh - dịch vụ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường thiệt hại theo pháp luật.
|
Võ Văn kiệt (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 194-CP |
Hanoi, December 31, 1994 |
ON ADVERTISING ACTIVITIES ON VIETNAMESE TERRITORY
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government on the 30th of September, 1992;
Pursuant to the Press Law on the 2nd of January, 1990;
With a view to creating conditions for organizations and individuals in all economic sectors to expand and develop production-business-services and cultural and social activities; protecting the interests of consumers; ensuring social order and safety, protecting landscapes and the environment, and protecting the cultural identity of the nation;
With a view to bringing advertising activities into order and into conformity with law;
At the proposal of the Minister of Culture and Information;
DECREES:
Article 1.- Advertising activities comprise the broad presentation and announcements on businesses, commodities, services, trade-marks, names and logos as required by the activities of the production-business-service establishments.
The information activities of the agencies of the Party, State and social organizations aimed at disseminating and popularizing the policies, undertakings and laws are not covered by this Decree.
Article 2.- The State shall create favorable conditions for all organizations and individuals to undertake advertising activities. All organizations and individuals engaged in advertising activities must strictly abide by the law in force.
Article 3.- The State exercises unified management of advertising activities. All acts of obstructing the lawful advertising activities. All acts of obstructing the lawful advertising activities and all acts of misusing advertisement in any form which damage the interests of the State, society and citizens are strictly prohibited.
FORMS, MEANS AND SCOPE OF ADVERTISEMENT
Article 4.- Advertisement can be carried out by the voice, writing, signals, photos, paintings, sound and other forms targeted at the broad public.
1. The contents of an advertisement are the information which the owner wishes to convey to the broad public. They must be accurate, truthful and correctly reflect the properties, effect and quality of the commodity, service or the need of operation of the production-business-service establishments already recognized by the authorized State agency.
2. The contents of an advertisement must be clear, easily understood, free from confusion and must conform with the Vietnamese culture and lifestyle in general and the characteristics of each locality in particular.
3. The voice or the written language in an advertisement must be the spoken or written language of Vietnam, except:
a/ Books, newspapers and other publications which are allowed to be published in foreign languages;
b/ Radio and television programs in foreign languages;
c/ Trade-marks written in abbreviations or in foreign languages. The international contact name of the production-business-service establishment authorized by the competent State agency. Terms already internationalized or terms which cannot be replaced by Vietnamese.
d/ If both Vietnamese and a foreign language are used in the advertisement:
- The Vietnamese version must be written firs, on the upper part of the ad and with a bigger size than the foreign language.
- The Vietnamese version must be read first.
Article 6.- The following contents and forms of advertisement are strictly prohibited:
1. Contrary to Vietnamese law, harmful to the dignity, the fine customs and habits, health and the polite manners of the Vietnamese, disclosing national secrets, untrue to the registered quality of the goods, disparaging other persons or their goods.
2. Using the national flag, the national anthem or emblem, portraits of leaders, the flag of the Party or the International as background for the advertisement.
3. Having the presentation, shapes and colors similar to traffic signals or public notice bards, or having an unclear or uncomely presentation.
4. Advertising for the commodities banned from business or having their consumption restricted by the State within given periods.
5. Advertising for the newspapers and literary and art works not yet licensed for publication, distribution or performance.
6. Advertising for pharmaceutical materials and products, cosmetics, medical appliances and other medical activities before the authorized medical agency issues permits.
7. Making false advertisement, having a damaging effect on the interests of the nation, an organization or an individual.
8. Advertising on the front page, the first page of newspapers, magazines, special issues or supplements.
9. Integrating advertisement with the contents of news and articles, alternating advertisement with the current affairs programs and other special programs over the radio and on the television, except the relayed programs from foreign stations.
10. Outdoor advertisements affecting traffic safety, hiding traffic signs or restricting the sight of the drivers of means of transport, and pedestrians, causing difficulties to the prevention and fight against fire, or affecting the aesthetic values of architectures or the landscapes and environment.
11. Advertisements bills or boards set up, installed, hung, posted up or assembled at the following places:
- Places hung with portraits of leaders and political slogans.
- Areas where the offices of State managerial agencies at various levels are located.
- Areas of diplomatic offices and protocol offices of the State.
- Squares in cities, public parks, national parks, historical relic areas, military areas, and classified cultural buildings of the State.
- Museums, schools, hospitals, cemeteries, communal houses, temples, pagodas and churches.
- Places where documents of the State are posted up for public notice.
- Advertisements which are placed in front of or hiding earlier advertisements before expiry of their permits.
- Advertisements strung across water and land transport lines or along expressways.
12. Advertisements using too loud sounds are banned from 23.00 hrs till 4.00 hrs in the morning.
Article 7.- The means of advertisements are instruments by which the advertisement is carried out. They comprise:
1. Newspapers, magazines, supplements, bulletins, special issues, books, advertising folders, leaflets and other printed and copied matters.
2. Television programs, radio programs, advertising films, advertising music and other advertising audio-visual tapes and disks.
3. Logos and billboards of the organizations and individuals engaged in production-business-services; advertising panels and posters on fixed and mobile objects, on transport means, or on clothes, hats, caps, handbags and other containers.
4. Illuminating objects, airborne objects, sales agents, places where products, foods and beverages are offered as samples, gifts are distributed or presented, and samples are displayed; fashion shows, exhibitions of commodities, and entertainments and sport sponsoring events accompanied with advertisements.
Article 8.- Time frame, area and scope of advertisement:
1. The maximum time limit for advertisement is defined as followed:
a/ An advertising period in a daily must not exceed five days. An advertising period on the television must not exceed eight days and must not be broadcast more than five times a day. Over the radio it must not exceed five days and must not be broadcast more than ten times a day.
b/ The space covered by advertisements must not exceed 10% of the total coverage of the printed press; the time devoted to advertisement programs must not exceed 5% of the whole time of the radio and television program.
A supplement to a newspaper or an additional canal on the radio or television exclusively for advertising purpose must get the previous permission from the press management agency. The price of a newspaper or magazine must not be raised due to the increase in the number of advertising pages.
c/ The time limit for an outdoor advertisement must not exceed one year. On expiry of the term, the owner of the advertisement or the advertising organization must apply for extension and can renew the advertisement only after the request is accepted.
d/ The forms of advertisement stated at Items 3 and 4 of Article 7 shall have to comply with the permit from the culture and information service as to the place and duration of the advertisement.
CONDITIONS AND PROCEDURES OF ADVERTISING ACTIVITIES
1. The owner of the advertisement is an individual or an organization having the need of advertisement and must fill the following conditions:
- It must have a business permit if it is a production-business-service establishment.
- The commodity to be advertised must have a certificate of standard quality issued by the authorized agency of Vietnam.
- The trademark and logo of the merchandise, the name of the production-business-service establishment which wishes to be advertised must have a certificate of registration in Vietnam issued by the authorized agency of Vietnam.
2. The owner of an advertisement shall be answerable before law for the truthfulness and accuracy of the contents of the advertisement.
Article 10.- The advertiser is an individual or organization who carries out all or part of the advertising activities as requested by the advertisement owner.
1. The advertiser must fill the following conditions:
a/ He must have a permit for advertisement business issued by the authorized agency.
b/ He must have an operating permit issued by the authorized agency.
- A State-owned business which wants to engage in the advertising service must abide by the regulations in Decree No.388-HDBT of the 20th of November 1991 issued by the Council of Ministers (now the Government).
- A private company or business which wants to engage in advertisement business must abide by the regulations of the Corporate Law and the Law on Private Businesses;
- A business household with a capital below the level required for a legal capital and which wants to engage in advertising business, must abide by the regulations in Decree No. 66-HDBT of the 2nd of March 1992 issued by the Council of Ministers (now the Government) and the direction of the Ministry of Culture and Information.
2. The advertiser can operate only in the locality where he has his office. He must have the permit of the Ministry of Culture and Information if he wants to extend his advertising activities beyond the boundary of this territory.
The advertiser must have a professional standard, the necessary means and places of transaction and of operation.
3. The advertiser shall have to ask the owner of the advertisement to produce papers related to the accuracy and truthfulness of the contents of the advertisement before he does his job, and is responsible before law for the realization of these contents.
The relations between the owner of the advertisement and the advertiser are based on contracts.
Article 11.- The State-owned businesses at the central agencies and in the provinces or cities directly under the Central Government, which want to engage in the advertising business, must have an operating permit from the Ministry of Culture and Information.
A private company or a private business and a business household with a capital below the level required for a legal capital, which wants to engage in the advertising business, must have an operating permit from the Ministry of Culture and Information.
Article 12.- The dossier to apply for a permit shall comprise:
1. An application for advertisement (according to the unified form issued by the Ministry of Culture and Information).
2. A notarized copy of the production-business-service permit.
3. A copy of the certificate of the quality standard of the commodity, a copy of the certificate of registration of the trade mark, the name and logo, all of which must be notarized.
4. If the advertiser is also the applicant, he must attach to the application a notarized copy of the contract between him and the owner of the advertisement.
5. The dossier shall be submitted to the agency which is to issue the permit.
Article 13.- With regard to the advertisements by panels, posters, fixed or mobile signs, besides the papers mentioned in Article 12, the dossier must also include:
- A sketch of the place where the advertisement is to be installed according to the local development program, certified by the Culture and Information Section of the district or township which manages the territory.
- A model of the advertisement;
- The contract between the advertiser and the person who is owning or using the place and means of advertisement.
Article 14.- The advertiser, the mass media engaged in advertising business, and the renter of the place of advertisement have to:
1. Pay tax according to law;
2. Pay the fee permit of advertisement as prescribed by the State.
The tax and fee have to be remitted to the State budget.
Article 15.- Twenty days at the latest after receipt of the duly made dossier, the agency authorized to issue the advertisement permit shall issue the permit. If not, it must state the reason and send a written reply to the applicant.
Fifteen days after the signing of the permit, if the recipient does not carry out the advertisement, the permit shall lose its validity (except special cases when he has to wait for the approval of the permit-issuing agency).
In case of complaint, the complaint shall be handled by the permit-issuing agency. The complainant may refer to a higher competent State agency if he finds the settlement unsatisfactory.
ADVERTISEMENT FOR FOREIGN-MADE COMMODITIES AND WHEN THE OWNER OF ADVERTISEMENT IS NOT A VIETNAMESE JURIDICAL PERSON
Article 16.- All advertising activities for foreign goods or services in Vietnam, in which the owner of the advertisement is not a juridical person of Vietnam, must be conducted according to a contract with an advertiser of Vietnam.
The advertiser for foreign goods or services must abide by the procedures stipulated at Chapter III of this Decree.
Article 17.- Any commodities made in foreign countries which want to be advertised in Vietnam must fill the following conditions:
1. It has been granted a permit of import into Vietnam;
2. Its trademark and logo have been registered for industrial property at the manufacturing country or in Vietnam;
3. It must have a certificate of quality standard of the manufacturing country or of Vietnam;
4. If it is a pharmaceutical product or material, cosmetics, or a medical appliance, it must have the permit of the Ministry of Public Health of Vietnam.
STATE MANAGEMENT OF ADVERTISING ACTIVITIES
Article 18.- The Ministry of Culture and Information is the State management agency of advertising activities throughout the country. It has the following tasks and powers:
1. To help the Government formulate and issue legal documents on advertisement.
2. To coordinate with the concerned services in providing detailed guidance on the advertising activities.
3. To inspect and handle the violations.
4. To issue permits for advertising activities to the central agencies and the advertising organizations throughout the country, and allow foreign advertisements to be conducted in Vietnam (the People's Committees in the provinces and cities shall provide for the concrete places and forms of advertisement).
Article 19.- The People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall issue permits for advertising activities by the local agencies, and carry out State management of advertisement in their territories.
Article 20.- The directors of the publishing houses, radio and television stations, the editors-in-chief of the newspapers and magazines which have advertising activities must strictly observe the provisions of this Decree.
INSPECTION AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 21.- The specialized inspector of the Culture and Information Service shall organize the inspection and the handling of violations in the domain of advertisement.
Article 22.- The owner of advertisement and the head of the advertising organization who violate the provisions in this Decree shall, depending on the extent of the damage to the interests of the consumers, the producers, business and service people, be subjected to administrative sanctions or investigated for penal liability, and to pay compensations as prescribed by law.
Article 23.- The persons responsible for State management of advertisement who violate the provisions in this Decree shall, depending on the extent of the violation, be disciplined, receive administrative sanctions or be investigated for penal liability.
Article 24.- The outdoor advertisements, either fixed or mobile, which do not clearly publicize the number of the permit, the time-limit or the name of the owner of the advertisement, shall be dismantled, and the owner of the advertisement shall have to bear all the cost.
Article 25.- This Decree takes effect as from the date of its signing.
All the earlier regulations on advertisement contrary to this Decree are now annulled.
Article 26.- The Ministry of Culture and Information shall coordinate with concerned branches to direct the implementation of this Decree.
Article 27.- The ministers, the heads of ministerial-level agencies and of the agencies attached to the Government, the presidents of the People's Committees in the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.
|
FOR THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực