Chương I Nghị định 185/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính hoạt động thương mại sản xuất bảo vệ người tiêu dung: Quy định chung
Số hiệu: | 185/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 15/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2014 |
Ngày công báo: | 06/12/2013 | Số công báo: | Từ số 873 đến số 874 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/10/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và chứng chỉ hành nghề kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
b) Hành vi kinh doanh dịch vụ cấm, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm;
c) Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; hàng hóa lưu thông trong nước bị áp dụng biện pháp khẩn cấp; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện; hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác;
d) Hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh thuốc lá;
đ) Hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh rượu;
e) Hành vi đầu cơ hàng hóa và găm hàng;
g) Hành vi vi phạm về hoạt động xúc tiến thương mại;
h) Hành vi vi phạm về hoạt động trung gian thương mại;
i) Hành vi vi phạm về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
k) Hành vi vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
l) Hành vi vi phạm về thương mại điện tử;
m) Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam;
n) Các hành vi vi phạm khác trong hoạt động thương mại.
3. Các vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại về kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng; về giá, niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ; về chứng từ, hóa đơn mua bán hàng hóa, dịch vụ; về đo lường hàng hóa; về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa lưu thông, kinh doanh trên thị trường; về nhãn hàng hóa; về sở hữu trí tuệ; về thủ tục đăng ký kinh doanh; về biển hiệu; về quảng cáo thương mại; về kinh doanh đấu giá hàng hóa; về mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới và các hành vi vi phạm khác thì áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
4. Đối với các hành vi vi phạm các quy định chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh do hải quan phát hiện trên địa bàn hoạt động hải quan thì áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này gồm cả hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm cả tổ chức kinh tế là các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư; Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã; các tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và các đơn vị kinh doanh trực thuộc của các tổ chức kinh tế nói trên.
Theo Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Sản xuất” là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng hóa.
2. “Buôn bán" là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa hàng hóa vào lưu thông.
3. “Hàng hóa lưu thông trên thị trường” gồm hàng hóa bày bán, vận chuyển trên đường, để tại kho, bến, bãi, tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc địa điểm khác.
4. “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” gồm giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; giấy phép đầu tư; giấy chứng nhận đầu tư; giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức kinh tế và giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
5. “Giấy phép kinh doanh" gồm giấy phép sản xuất, kinh doanh; giấy phép, hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu và các giấy tờ khác mà cá nhân, tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để hoạt động kinh doanh trừ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quy định tại khoản 4 Điều này.
6. "Hàng cấm” gồm hàng hóa cấm kinh doanh; hàng hóa cấm lưu hành, sử dụng; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam.
7. “Hàng hóa nhập lậu” gồm:
a) Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
b) Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường;
c) Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
d) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
đ) Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
a) Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
b) Hàng hóa có hàm lượng định lượng chất chính hoặc tổng các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
c) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
d) Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác;
e) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
g) Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;
h) Tem, nhãn, bao bì giả.
9. “Tem, nhãn, bao bì giả” gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem chất lượng, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của cá nhân, tổ chức kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên và địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm hàng hóa, mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc bao bì hàng hóa của thương nhân khác.
10. “Tang vật” gồm vật, tiền, giấy tờ, hàng hóa thành phẩm hoặc chưa thành phẩm có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính.
11. “Phương tiện vi phạm” gồm phương tiện vận tải, công cụ, máy móc và vật khác được sử dụng để thực hiện vi phạm hành chính.
12. “Bí mật cá nhân của người tiêu dùng” là thông tin liên quan đến cá nhân người tiêu dùng đã được người tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan khác áp dụng các biện pháp bảo mật mà nếu tiết lộ hoặc sử dụng thông tin này không có sự chấp thuận của họ sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ, tính mạng, tài sản hoặc các thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần khác với người tiêu dùng.
13. “Bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng” là các tổ chức, cá nhân được tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ yêu cầu thực hiện việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ, bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện dịch vụ cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng;
b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh tham gia vào việc xây dựng thông tin về hàng hóa, dịch vụ;
c) Chủ phương tiện truyền thông, nhà cung cấp dịch vụ truyền thông;
d) Tổ chức, cá nhân khác được yêu cầu thực hiện việc cung cấp thông tin.
1. Hình thức xử phạt cảnh cáo quy định tại Nghị định này là hình thức xử phạt chính chỉ được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính có quy định hình thức xử phạt cảnh cáo và đối với cá nhân, tổ chức vi phạm có tình tiết quy định tại Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Hình thức phạt tiền quy định tại Nghị định này là hình thức xử phạt chính và mức tiền phạt quy định tại Nghị định này là áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân.
3. Hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm quy định tại Nghị định này là hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng đối với loại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Điều 26 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 2 Điều 3 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi tắt là Nghị định số 81/2013/NĐ-CP).
Trường hợp Nghị định này quy định đồng thời áp dụng cả hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và c khoản 5 Điều này thì người có thẩm quyền xử phạt chỉ quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong trường hợp không thể áp dụng được các biện pháp này, trừ các loại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành thì phải tịch thu.
4. Hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ có thời hạn một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm quy định tại Nghị định này là hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng như sau:
a) Chỉ áp dụng hình thức tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính được cấp giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và theo thời hạn quy định tại Nghị định này. Nguyên tắc và thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP;
b) Chỉ áp dụng hình thức xử phạt đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính và theo thời hạn quy định tại Nghị định này.
5. Các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này được áp dụng như sau:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm được áp dụng đối với loại hàng hóa, vật phẩm quy định tại Điều 33 Luật Xử lý vi phạm hành chính mà việc buộc cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính tiêu hủy không ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường, sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và trật tự an toàn xã hội;
b) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm được áp dụng đối với loại hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm quy định tại Điều 35 Luật Xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp loại bỏ được yếu tố vi phạm và việc loại bỏ yếu tố vi phạm không dẫn đến khả năng vi phạm tiếp theo;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện được áp dụng trong trường hợp quy định tại Điều 32 Luật Xử lý vi phạm hành chính khi cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có khả năng thực hiện được các biện pháp này;
d) Buộc thu hồi tiêu hủy hoặc buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm được áp dụng các đối với loại sản phẩm, hàng hóa quy định tại Điều 32 Luật Xử lý vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính đã tiêu thụ, đã bán còn đang lưu thông trên thị trường;
đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 37 Luật Xử lý vi phạm hành chính được áp dụng đối với người vi phạm có thu lợi bất hợp pháp.
e) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác được áp dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định tại Nghị định này.
6. Khi áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 5 Điều này, người có thẩm quyền xử phạt phải quy định thời hạn phù hợp để cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện. Trường hợp đã hết thời hạn thực hiện ghi trong quyết định xử phạt mà không thực hiện thì phải cưỡng chế thi hành hoặc quyết định tịch thu để xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
1. Việc xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này được áp dụng dựa trên một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Đối với tang vật là hàng giả quy định tại các khoản a, b, c, d, đ, e và g khoản 8 Điều 3 Nghị định này là giá thị trường của hàng hóa thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính.Trường hợp không xác định được giá như trên thì xác định giá trị theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp không thể áp dụng các căn cứ quy định tại khoản 1 và 2 Điều này thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có thể ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm và thành lập hội đồng định giá theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Article 1. Scope of regulation
1. This Decree provides for acts of administrative violations, forms of sanction, levels of sanction, remedial measures, competency to make records and to impose sanction on administrative violations in commercial activities, production of, trading in counterfeit or banned goods and protection of consumer rights.
2. Acts of administrative violations in commercial activities, production of, trading in counterfeit or banned goods and protection of consumer rights specified in this Circular shall comprise:
a) Acts of violation in business activities according to the business registration certificates, the business licenses, the certificates on satisfaction of business conditions and the practice certificates of goods or services trading;
b) Acts of trading in banned services, production of and trading in counterfeit or banned goods;
c) Acts of trading in illegally-imported goods; goods circulated in domestic market being applied with emergency measures; goods or services being restrained from trading; goods or services of conditional business; goods being expired, without origins or sources and other violations;
d) Acts of violation on production or trade of tobacco;
dd) Acts of violation on production or trade of wines;
e) Acts of hoarding and speculation of goods;
g) Acts of violation in trade promotion activities;
h) Acts of violation in commercial intermediate activities;
i) Acts of violation in importing or exporting goods and services which are related to goods import or export;
k) Acts of violation in protection of consumer rights;
l) Acts of violation in e-commerce;
m) Acts of violation in the establishment and commercial activities of foreign traders and foreigners in Vietnam;
n) Other acts of violation in commercial activities.
3. Administrative violations in commercial activities pertaining to trade of petroleum oils, liquefied petroleum gas (LPG); prices, listing prices of goods or services; documents, invoices in purchasing or selling goods, services; measurement of goods; standards, quality of goods being circulated or traded in the market; goods labels; intelligent properties; business registration procedures; signboards; commercial advertisements; goods auctions trading; purchase, sale or exchange of goods between border residents and other acts of violation shall be governed by provisions on sanction of administrative violations in related domains of state management.
4. For acts violating provisions on management policies for goods being imported or exported, goods in transit, transportation means on exit or entry, transit which are discovered by customs offices within their areas of customs operation, provisions on sanction of administrative violation in customs domain shall be applied.
Article 2. Subjects of administrative sanctions
1. Vietnamese or foreign individuals, organizations commit acts of administrative violation as specified in this Decree in the territory of Vietnam.
2. Individuals specified in clause 1 of this Article include also business households which are required to be registered in accordance with law; households which are involved in production of agricultural, forestry, aquaculture products, salt making and persons who are street vendors, hucksters, mobile traders, service providers having low income without registration of their business in accordance with laws.
3. Organizations specified in clause 1 of this Article, including economic organizations which are enterprises established and operated in accordance with the Law on Enterprises, the Law on Investment; Cooperatives, Union of Cooperatives which are established according to the Law on Cooperatives; other economic organizations which are established and operated in accordance with laws and other business units under the above-mentioned economic organizations.
Article 3. Interpretation of terms
According to this Decree, the following terms shall be construed as follows:
1. “Production” is the implementation of one, some or all activities of manufacturing, publishing, printing, processing, ordering, preliminary processing, processing, extracting, recycling, installing, mixing, abstracting, feeding, packing and other activities of goods manufacturing.
2. “Trading” is the implementation of one, some or all activities of offering, displaying, storing, reserving, transporting, wholesaling, retailing, exporting, importing and other activities of putting goods into circulation.
3. “Goods being circulated in the market” include goods being displayed for sale, being transported on roads, being stored in warehouses, stations, yards of the manufacturing or trading establishments or other locations.
4. “Certificate of business registration” includes certificate of enterprise registration; certificate of cooperative registration, union of cooperatives registration; investment license; certificate of investment registration; certificate of registration of branch, representative office of economic organizations and certificate of business household registration.
5. “Business License” includes business or production license; permit or quota for exporting, importing and services pertaining to import, export and other documents in which an individual or an organization are granted by a competent state agency for business activities, except the certificate of business registration as specified in clause 4 of this Article.
6. “Banned goods” includes goods are banned from trading; goods are banned from circulation or use; goods have not been permitted to circulate or use in Vietnam.
7. “Smuggling goods” includes”
a) Goods are banned from import or temporarily stopped from import in accordance with laws.
b) Imported goods are under the list of goods are imported with conditions, without having import licenses or documents issued by competent state agencies according to regulations being accompanied with imported goods when circulating into the market;
c) Imported goods are not being transported through stipulated border gates, not being done with customs clearance according to laws or being fraudulently declared in terms of quantities or categories when conducting customs clearance;
d) Imported goods are circulated into the market without accompanied invoices, documents according to legal provisions or with invoices or documents but such invoices or documents are invalid according to legal provisions on management of invoices;
e) Imported goods must be stuck with import stamps according to legal provisions, but have no stamp on goods as required by laws or be stuck with faked or used stamps.
8. "Counterfeit goods” include:
a) Goods without having valuable use or effects; having valuable use or effects but do not match with sources by nature, names of goods; having valuable use or effects which do not match with the registered or notified valuable use or effects;
b) Goods having determined contents of main substances or in nutrients or other basic technical characteristics which have only reached a level of 70% and lower in comparison with the quality criteria or technical standards have been registered or notified to apply or to print on labels or packing of goods;
c) Medicines preventing or treating people, domestic animals without pharmaceutical substances; or with pharmaceutical substances but do not match the registered contents; or not sufficient the registered catalogues; with other pharmaceutical substances which are different from the pharmaceutical substances stated on the labels or packing of the goods;
d) Insecticides without active elements; or contents of active elements of 70% and below in comparison with the registered or notified quality criteria or technical standards; or not sufficient the registered active elements; or with active elements which are different with those stated on labels or packing of the goods;
e) Goods with labels or packing which have forged names or addresses of other entrepreneurs; trade names or product names; circulation registration codes, bar codes or the goods packing of other entrepreneurs;
e) Goods with labels or packing faking indications on origin or place of manufacturing, packing, assembling goods;
g) Goods have been forged in term of intellectual property rights as provided for by Article 213 of the 2005 Law on Intellectual Property Rights;
h) Forged stamps, labels or packing.
9. “Forged stamps, labels or packing” include decals, goods labels, goods packing, quality stamps, warranty cards, seals on shrinkable films or other articles of business individuals or organizations that have indications faking names and addresses of other entrepreneurs; faking trade names or product names, circulation registration codes, bar codes or goods packing of other entrepreneurs.
10. “Exhibits” include objects, money, documents, finished products or unfinished products which are directly related to the administrative violations.
11. “Violation means” include transport means, tools, machineries and other objects which are used to commit administrative violations.
12. “Individual secrets of consumers” are information pertaining to personal consumers in which consumers or relevant organizations or individuals have applied security measures, if such information is disclosed or used without their prior consents causing negative effects on their health, lives, properties or other physical or mental damages of consumers.
13. “Third parties in the provision of information on goods or services to consumers” are organizations or individuals requested by organizations or individuals trading in goods or services to provide information on goods or services, including:
a) Organizations or individuals conducting service to provide information on goods or services to consumers;
b) Organizations or individuals participating in the elaboration of information on goods or services;
c) Owners of media means, providers of telecommunication services;
d) Other organizations, individuals who are requested to conduct the provision of information.
Article 4. Application of administrative penalties and remedial measures
1. The form of warning sanction specified in this Decree is a principal form of administrative sanction which is only applied to the acts of administrative violations whereby the form of warning sanction is stipulated and applied to the infringing individuals or organizations with circumstances as provided for in Article 22 of the Law on handling of administrative violations.
2. The form of fine specified in this Decree is a principal form of administrative sanction and the level of fine specified in this Decree shall be applied to acts of administrative violations which are committed by individuals. A fine doubling the fine specified for individuals shall be imposed on acts of administrative violations which are committed by organizations.
3. The sanctioning form of confiscation of material evidence or means used to commit violations specified in this Decree is an additional form of sanction which shall only be applied to material evidence or means of administrative violations specified in Article 26 of the Law on handling of administrative violations and clause 2 of Article 3 of Decree No. 81/2013/ND-CP of July 19th, 2013 of the Government stipulating details of a number of articles and the implementation measures of the Law on handling of administrative violations (below collectively referred to as Decree 81/2013/ND-CP).
In case this Decree stipulates that both sanctioning forms of confiscation of material evidence or means and remedial measures specified in points a, b and c of clause 5 of this Article shall be applied, then competent officials shall only decide to confiscate material evidence or means if it is unable to apply these measures, except those material evidence or means of administrative violations which are drugs, weapons, explosive materials, supporting tools, objects having historic values, cultural values, national precious objects, precious and rare forestry products or seafood, objects being banned from circulation shall be confiscated.
4. The sanctioning form of confiscation of use rights with definite-term with the business licenses, the practice certificates or of suspension with definite-term a part or all activities of infringing production, trade or services specified in this Decree is an additional sanctioning form being applied as follows:
a) Only apply the form of confiscation of use rights with definite-term with the business licenses, the practice certificates of individuals or organizations committing administrative violations which were granted with the business licenses, the practice certificates and in accordance with the time limit specified in this Decree. Principals and competency in applying the sanctioning form of confiscation of use rights with definite-term with the business licenses, the practice certificates in accordance with Article 7 of the Decree No. 81/2013/ND-CP;
b) Only apply the sanctioning form of suspension of a part of all activities of production, trade or services that are violation on individuals or organizations committed administrative violations in cases specified in clause 2 of Article 25 of the Law on handling of administrative violations and within the time limit specified in this Decree.
5. Remedial measures specified in this Decree shall be applied as follows:
a) Forcing to destroy goods or articles is applied to goods or articles specified in Article 33 of the Law on handling of administrative violations for which such destroy of individuals, organizations committed administrative violations do not cause bad effects on ecosystem, environment, human health, domestic animals, cultivated crops, domestic animals or social order and safety.
b) Forcing to eliminate violated factors on labels, packing of goods, means of trading , articles is applied to goods, means of trading, articles specified in Article 35 of the Law on handling of administrative violations in cases that those violated factors can be eliminated and the elimination of violated factors shall not lead to the possibility of succeeding violations;
c) Forcing to move out of the territory of Vietnam or to re-export goods, articles, means shall be applied in cases specified in Article 32 of the Law on handling of administrative violations when individuals or organizations committed administrative violations are capable of conducting these measures;
d) Forcing to destroy or to eliminate violated factors shall be applied to categories of goods or products specified in Article 32 of the Law on handling of administrative violations, that individuals or organizations who committed administrative violations have consumed or sold and those are still being circulated in the market;
dd) Forcing to submit the illegal benefits which gained from committing acts of administrative violations specified in Article 37 of the Law on handling of administrative violations shall be applied to violators who have illegal benefits.
e) Other remedial measures shall be applied in accordance with the Law on handling of administrative violations and provisions of this Decree.
6. When applying remedial measures specified in clause 5 of this Article, competent officials must stipulate suitable time limit in order for the individuals or organizations being violators to implement. If the time limit for implementation recorded in the penalty decision is expired without the implementation, the coercive implementation or the confiscating decision for handling must be implemented in accordance with Article 82 of the Law on handling of administrative violations.
Article 5. Determination of the value of material evidence, means of administrative violations being the base for determination of the frame of fines, the sanctioning competency
1. The determination of values of material evidence, means of administrative violations specified in this Decree shall apply based on one of foundations according to priority order specified in points a, b and c of clause 2 of Article 60 of the Law on handling of administrative violations.
2. For material evidence being forged goods specified in points a, b, c, d, dd, e and g of clause 8 of Article 3 of this Decree is the market price of actual goods or goods having the same features, techniques, utilities at the time being discovered of administrative violations in accordance with point d, clause 2 of Article 60 of the Law on handling of administrative violations. In case of unable to determine prices as above, the determination of values shall comply with provisions of clause 1 of this Article.
3. In case of unable to apply foundations specified in clause 1 and 2 of this Article, the competent officials handling cases may issue decisions to seize violated material evidences and to establish the council for price assessment according to clause 3 of Article 60 of the Law on handling of administrative violations.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực