Số hiệu: | 171/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 13/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2014 |
Ngày công báo: | 29/11/2013 | Số công báo: | Từ số 827 đến số 828 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/08/2016 |
Sẽ phạt hành vi đội MBH xe đạp khi đi xe máy
Từ năm 2014, người đi xe máy sẽ bị phạt tiền đến 200 ngàn đồng nếu đội loại mũ bảo hiểm (MBH) cho người đi xe đạp hoặc mũ bảo hộ lao động.
Cụ thể, quy định mới đã nêu rõ việc xử phạt đối với hành vi không đội “MBH cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội không đúng quy cách.
Như vậy việc đội các loại MBH khác hoặc không đội, đội không đúng quy cách khi điều khiển xe máy sẽ bị phạt từ 100 – 200 ngàn đồng.
Đây là một trong số những điểm mới nổi bật quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP, thay thế cho các Nghị định 34, Nghị định 71 về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ.
Người điều khiển xe máy cũng sẽ bị xử phạt đối với một số hành vi trước đây chưa được quy định như: có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, để người ngồi sau vòng tay ra trước điều khiển xe…
Nghị định 171 có hiệu lực từ ngày 01/01/2014.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
2. Nghị định này thay thế các Nghị định sau đây:
a) Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ;
b) Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ;
c) Nghị định số 44/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt;
d) Nghị định số 156/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt.
3. Đối với người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 5, Điểm h Khoản 2 Điều 7 Nghị định này, trong trường hợp có đặt báo hiệu nguy hiểm nhưng không phải là biển báo hiệu nguy hiểm “Chú ý xe đỗ” bị xử phạt kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014.
4. Việc áp dụng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 30 Nghị định này để xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
5. Việc áp dụng quy định tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định này để xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
6. Việc áp dụng quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định này để xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014.
1. Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành thì áp dụng quy định của các Nghị định tại Khoản 2 Điều 76 của Nghị định này để giải quyết.
1. Bộ Công an, Bộ Tài chính khẩn trương sửa đổi các quy định liên quan đến thủ tục chuyển tên chủ phương tiện theo hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính, bao gồm cả thủ tục đăng ký sang tên xe tại cơ quan công an và thủ tục nộp lệ phí trước bạ tại cơ quan tài chính, quy định rõ đối tượng có trách nhiệm phải làm thủ tục đăng ký sang tên xe.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
1. This Decree takes effect on January 01, 2014.
2. This Decree supersedes:
a) The Government's Decree No. 34/2010/ND-CP dated April 02, 2010 on administrative penalties for road traffic offenses.
b) The Government's Decree No. 71/2012/ND-CP dated September 19, 2012 on amendments to the Government's Decree No. 34/2010/ND-CP.
c) The Government's Decree No. 44/2006/ND-CP dated April 25, 2006 on administrative penalties for rail transport offenses;
d) The Government's Decree No. 156/2007/ND-CP dated October 19, 2007 on amendments to the Government's Decree No. 71/2012/ND-CP.
3. The vehicle operators that commit the violations in Point d Clause 1 Article 5 and Point h Clause 2 Article 7 of this Decree shall incur penalties from July 01, 2014 if the danger sign is not “Caution: Parking vehicles”.
4. Point b Clause 1 Article 30 of this Decree shall be applied from January 01, 2017.
5. Clause 4 Article 30 of this Decree shall be applied from January 01, 2015.
6. Clause 1 Article 28 of this Decree shall be applied from July 01, 2014.
1. The road traffic offenses and rail transport offenses committed before this Decree takes effect and discovered afterwards, the regulations that are advantageous to the organizations and individuals at fault shall apply.
2. The Decrees mentioned in Clause 2 Article 76 of this Decree shall apply to the decisions on administrative penalties for road traffic offenses and rail transport offenses mentioned that have been issued or implemented before this Decree takes effect.
Article 78. Responsibility for implementation
1. The Ministry of Public Security and the Ministry of Finance must quickly amend the regulations on procedures for transferring vehicle ownership towards simplification of formalities, including the procedure for vehicle ownership transfer at police stations and the procedure for paying registration fees at finance authorities, specifying the entities responsible for following the procedure for vehicle ownership transfer.
2. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of provinces are responsible for the implementation of this Decree./.