Chương 4 Nghị định 164/2003/NĐ-CP: Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế
Số hiệu: | 164/2003/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 22/12/2003 | Ngày hiệu lực: | 07/01/2004 |
Ngày công báo: | 23/12/2003 | Số công báo: | Từ số 222 đến số 223 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
21/03/2007 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm đăng ký thuế thu nhập doanh nghiệp cùng với việc đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng. Thủ tục đăng ký thuế thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế, số thuế phải nộp cả năm, có chia ra từng quý theo mẫu tờ khai của cơ quan thuế và nộp cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý chậm nhất là ngày 25 của tháng 1 hàng năm hoặc ngày 25 của tháng kế tiếp tháng kết thúc năm tài chính đối với cơ sở kinh doanh có năm tài chính khác năm dương lịch. Bộ Tài chính quy định mẫu tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp cơ quan Thuế kiểm tra, thanh tra phát hiện việc kê khai thuế của cơ sở kinh doanh chưa phù hợp với thực tế sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì cơ quan Thuế căn cứ vào tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu năm trước liền kề của cơ sở kinh doanh hoặc căn cứ vào thu nhập chịu thuế của cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, có quy mô kinh doanh tương đương để ấn định số thuế tạm nộp cả năm, từng quý và thông báo cho cơ sở kinh doanh thực hiện.
Cơ sở kinh doanh phải báo cáo cơ quan Thuế trực tiếp quản lý để điều chỉnh số tạm nộp cả năm và từng quý, nếu tình hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sự thay đổi. Cơ quan Thuế khi nhận được đề nghị điều chỉnh số thuế tạm nộp hàng quý và cả năm của cơ sở kinh doanh phải xem xét và phải thông báo cho cơ sở kinh doanh biết số thuế tạm nộp đã điều chỉnh hoặc lý do không chấp nhận đề nghị của cơ sở kinh doanh.
Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định doanh thu và tỷ lệ thu nhập chịu thuế áp dụng trên doanh thu để xác định số thuế phải nộp đối với cơ sở kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh và địa điểm kinh doanh.
Việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định như sau:
1. Cơ sở kinh doanh tạm nộp số thuế theo bản tự kê khai hoặc theo số thuế cơ quan Thuế ấn định từng quý, đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách nhà nước. Thời hạn nộp thuế chậm nhất không quá ngày cuối quý.
2. Cơ sở kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thuế hàng tháng theo thông báo của cơ quan Thuế. Thời hạn nộp thuế của tháng được ghi trong thông báo chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo.
3. Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế theo từng chuyến hàng với cơ quan Thuế nơi mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi.
4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh ở Việt Nam thì tổ chức, cá nhân ở Việt Nam chi trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ do Bộ Tài chính quy định tính trên tổng số tiền chi trả cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Cơ sở kinh doanh phải quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm với cơ quan Thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.
Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch. Trường hợp cơ sở kinh doanh được phép áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì được quyết toán theo năm tài chính đó.
Quyết toán thuế phải thể hiện đúng, đầy đủ các khoản: Doanh thu; Chi phí hợp lý; Thu nhập chịu thuế; Số thuế thu nhập phải nộp; Số thuế thu nhập được miễn, giảm; Số thuế thu nhập đã tạm nộp trong năm; Số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài cho các khoản thu nhập nhận được từ nước ngoài; Số thuế thu nhập nộp thiếu hoặc nộp thừa.
Cơ sở kinh doanh phải nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan Thuế trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Nếu số thuế tạm nộp trong năm thấp hơn số thuế phải nộp theo báo cáo quyết toán thuế thì cơ sở kinh doanh phải nộp đầy đủ số thuế còn thiếu trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán; nếu số thuế tạm nộp trong năm lớn hơn số thuế phải nộp theo báo cáo quyết toán thuế thì cơ sở kinh doanh được trừ số thuế nộp thừa vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.
Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan Thuế và gửi báo cáo quyết toán trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản.
Trong quá trình kiểm tra, thanh tra việc kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế của cơ sở kinh doanh, nếu phát hiện giá mua, giá bán, chi phí kinh doanh, thu nhập chịu thuế và các yếu tố khác do cơ sở kinh doanh xác định không hợp lý, cơ quan Thuế có quyền xác định lại giá mua, giá bán theo giá thị trường trong và ngoài nước, chi phí, thu nhập chịu thuế và các yếu tố khác để bảo đảm thu đúng, thu đủ thuế thu nhập doanh nghiệp.
Bộ Tài chính hướng dẫn cách xác định giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ theo giá thị trường quy định tại Điều này.
1. Hướng dẫn cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai, nộp thuế theo đúng quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Thông báo cho cơ sở kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ về số thuế phải nộp và thời hạn nộp thuế hàng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 24 và trường hợp ấn định thuế quy định tại Điều 30, Điều 32 của Nghị định này.
3. Thông báo cho cơ sở kinh doanh về việc chậm nộp tờ khai, chậm nộp thuế và quyết định xử phạt vi phạm về thuế; nếu cơ sở kinh doanh vẫn không nộp đủ số thuế, số tiền phạt theo thông báo thì có quyền áp dụng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại khoản 4 Điều 23 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp để bảo đảm thu đủ số tiền thuế, số tiền phạt; nếu đã thực hiện các biện pháp xử lý trên mà cơ sở kinh doanh vẫn không nộp đủ số tiền thuế, số tiền phạt thì chuyển hồ sơ sang cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế của cơ sở kinh doanh.
5. Xử lý vi phạm hành chính về thuế và giải quyết khiếu nại về thuế.
6. Yêu cầu cơ sở kinh doanh cung cấp sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan tới việc tính thuế, nộp thuế; yêu cầu các tổ chức tín dụng, ngân hàng và tổ chức, cá nhân khác cung cấp tài liệu có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế.
7. Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà cơ sở kinh doanh và đối tượng khác cung cấp theo chế độ quy định.
1. Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.
2. Không kê khai hoặc kê khai không đúng các căn cứ để tính thuế hoặc không chứng minh được các căn cứ đã ghi trong tờ khai theo yêu cầu của cơ quan thuế.
3. Từ chối việc xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc tính thuế.
4. Kinh doanh không có đăng ký kinh doanh mà bị phát hiện.
Cơ quan Thuế căn cứ vào tài liệu điều tra về tình hình hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh hoặc căn cứ vào thu nhập chịu thuế của cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, có quy mô kinh doanh tương đương để ấn định thu nhập chịu thuế.
Trong trường hợp cơ sở kinh doanh không đồng ý với mức ấn định thu nhập chịu thuế thì có quyền khiếu nại đến cơ quan Thuế cấp trên trực tiếp hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật; trong khi chờ giải quyết cơ sở kinh doanh vẫn phải nộp đủ thuế theo mức thuế đã ấn định.
TAX REGISTRATION, DECLARATION, PAYMENT AND SETTLEMENT
Article 20.- Business establishments shall have to register enterprise income tax together with the registration of value added tax payment. The tax registration procedures shall comply with the provisions in Article 11 of the Government’s Decree No. 158/2003/ND-CP of December 10, 2003 detailing the implementation of the Value Added Tax Law and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Value Added Tax Law.
Article 21.- Business establishments shall have to declare their turnovers, expenses, taxable incomes and payable tax amounts for the whole year, which shall be divided for each quarter according to form set by tax offices, and submit such declarations to the their managing tax offices no later than the 25th of January every year or the 25th of the month subsequent to the last month of the fiscal year, for business establishments with fiscal year different from calendar year. The Ministry of Finance shall prescribe the forms of enterprise income tax declaration.
In cases where tax offices conduct the inspection and examination and detect that the tax declaration by business establishments is incompatible with the actual goods production and trading and/or service provision, they shall base themselves on the proportion of business establishments’ taxable incomes to their turnovers in the previous year or taxable incomes of other business establishments engaged in the same branches and lines with equivalent business scale to fix the tax amounts to be temporarily paid for the whole year and each quarter and notify business establishments thereof for implementation.
Article 22.- In case of changes in the production, business and/or service situation, business establishments shall have to report such to their managing tax offices for adjustment of the tax amounts to be temporarily paid for the whole year and each quarter. When receiving business establishments’ requests for adjustment of the tax amounts to be temporarily paid for each quarter and the whole year, the tax offices shall have to consider and notify the business establishments of the to-be-temporarily paid tax amounts already adjusted or the reasons for refusal of their requests.
Article 23.- The Ministry of Finance shall guide the determination of turnover and the proportion of taxable incomes to turnovers applicable to business establishments which have not yet applied the accounting, invoice and voucher regimes prescribed in Clause 2, Article 12 of the Law on Enterprise Income Tax, suitably to each business line and location.
Article 24.- The enterprise income tax payment is stipulated as follows:
1. Business establishments shall temporarily pay fully and on time into the State budget the quarterly tax amounts according to their declarations or tax amounts fixed by tax offices. The deadline for tax payment shall be the last day of the quarter.
2. Business establishments which have not yet applied the accounting, invoice and voucher regimes prescribed in Clause 2, Article 12 of the Law on Enterprise Income Tax, shall have to pay tax monthly according to tax offices’ notices. The deadline for the monthly tax payment stated in such notices shall be the 25th of subsequent month.
3. Business establishments engaged in shipment trading shall have to declare and pay tax for each shipment to the tax offices of the localities where the goods are purchased before transporting such goods away.
4. For foreign business organizations or individuals doing business without resident establishments in Vietnam but having incomes generated in the country, the organizations or individuals in Vietnam that pay such incomes shall have to deduct the tax amounts at the rates prescribed by the Finance Ministry from the total amounts to be paid to foreign organizations or individuals.
Article 25.- Enterprise income tax shall be calculated and paid in Vietnam dong.
Article 26.- Business establishments shall have to make annual tax settlements with the tax offices according to form set by the Ministry of Finance.
The tax-settlement year is calculated according to the calendar year. In cases where business establishments are permitted to apply a fiscal year other than the calendar year, they shall be permitted to make tax settlements according to such fiscal year.
A tax settlement must accurately and fully reflect turnover; reasonable expenses; taxable income; payable income tax amount; income tax amount to be exempted or reduced; income tax amount temporarily paid in the year; income tax amount already paid abroad for income received therefrom; underpaid or overpaid income tax amount.
Article 27.- Business establishments shall have to submit their tax-settlement reports to the tax offices within 90 days as from the end of a calendar year or fiscal year. If the tax amount temporarily paid in the year is lower than the payable tax amount as prescribed in the tax-settlement reports, business establishments shall have to fully pay the deficit amount within 10 days after submitting their settlement reports; if the tax amount temporarily paid in the year is higher than the payable tax amount as prescribed in the tax-settlement reports, business establishments shall be allowed to subtract such surplus tax amount from the payable tax amount of the subsequent period.
Article 28.- In cases of enterprise transformation, ownership conversion, merger, consolidation, division, separation, dissolution or bankruptcy, business establishments shall have to make tax settlements with the tax offices and send tax-settlement reports within 45 days as from the date of issuance of decisions on the enterprise transformation, ownership conversion, merger, consolidation, division, separation, dissolution or bankruptcy.
Article 29.- After receiving business establishments’ tax-settlement reports, tax offices shall have to consider and classify them for examination and inspection.
The Ministry of Finance shall guide the methods of classifying tax-settlement reports and the examination and inspection procedures prescribed in this Article.
Article 30.- In the course of examining and inspecting tax declarations, payment and settlement by business establishments, if detecting that the purchase prices, sale prices, business expenses, taxable incomes and other factors, determined by business establishments, are unreasonable, the tax offices shall be entitled to re-determine the purchase prices and sale prices according to domestic and foreign market prices, as well as expenses, taxable incomes and other factors so as to ensure the accurate and full collection of enterprise income tax.
The Ministry of Finance shall guide the methods of determining the purchase prices and sale prices of goods and services according to market prices as provided for in this Article.
Article 31.- Tax offices shall have the following tasks, powers and responsibilities:
1. To guide business establishments in declaring and paying tax in strict accordance with the Law on Enterprise Income Tax.
2. To notify business establishments, which have not yet applied the accounting, invoice and voucher regimes, of the monthly payable tax amounts and tax payment deadline as prescribed in Clause 2 of Article 24 and cases of tax fixation prescribed in Articles 30 and 32 of this Decree.
3. To notify business establishments of the late submission of declaration forms, late tax payment and decisions on sanctioning tax-related violations; if business establishments fail to fully pay tax and/or fine amounts according to tax notices, to be entitled to apply or request competent agencies to apply handling measures prescribed in Clause 4, Article 23 of the Law on Enterprise Income Tax to ensure the full collection of tax and fine amounts; in cases where the said handling measures have been applied, business establishments still fail to fully pay tax and fine amounts, to transfer the dossiers thereof to competent State agencies for handling according to law provisions.
4. To inspect and examine tax declarations, payment and settlements by business establishments.
5. To handle tax-related administrative violations and settle tax-related complaints.
6. To request business establishments to provide accounting books, invoices, vouchers and other dossiers and documents related to tax calculation and payment; to request credit institutions, banks and other organizations and individuals to provide documents related to tax calculation and payment.
7. To keep and use data and documents provided by business establishments and other subjects according to the prescribed regimes.
Article 32.- Tax offices shall be entitled to fix taxable income to calculate tax for business establishments in the following cases:
1. Failing to observe or improperly observing the accounting, invoice and voucher regimes.
2. Failing to declare or improperly declaring bases for tax calculation or being unable to prove the bases already stated in their declarations at the tax offices’ requests.
3. Refusing to produce accounting books, invoices, vouchers and necessary documents related to tax calculation.
4. Doing business without business registration.
Tax offices shall base themselves on the investigation documents on the business situation of business establishments or on the taxable incomes of business establishments engaged in the same business lines with equivalent business scale to fix the taxable incomes.
In cases where business establishments disagree with the fixed taxable income levels, they may lodge complaints to the immediate superior tax offices or initiate lawsuits at courts according to law provisions; pending the settlement, business establishments shall still have to fully pay tax at the fixed levels.