Chương III Nghị định 156/2020/NĐ-CP: Thẩm quyền xử phạt, lập biên bản vi phạm hành chính và áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả
Số hiệu: | 156/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 31/12/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2021 |
Ngày công báo: | 12/01/2021 | Số công báo: | Từ số 39 đến số 40 |
Lĩnh vực: | Chứng khoán, Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức và phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán theo quy định tại Khoản 3 Điều 30, khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
d) Đình chỉ giao dịch chứng khoán theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định này;
đ) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 10 lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức và phạt tiền tối đa đến 05 lần khoản thu trái pháp luật đối với cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 35 và khoản 1 Điều 36 Nghị định này;
c) Phạt tiền tối đa đến 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức và phạt tiền tối đa đến 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân có các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán;
d) Đình chỉ giao dịch chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng; tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;
đ) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 10 lần khoản thu trái pháp luật đối với Tổ chức và phạt tiền tối đa đến 05 lần khoản thu trái pháp luật đối với cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 35 và khoản 1 Điều 36 Nghị định này;
c) Phạt tiền tối đa đến 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức và phạt tiền tối đa đến 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân có các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán;
d) Đình chỉ giao dịch chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng; tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;
đ) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
1. Các chức danh nêu tại Điều 47 Nghị định này khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán được quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.
2. Công chức thuộc ngành tài chính đang thi hành nhiệm vụ, công vụ; công chức, viên chức, người có thẩm quyền đang thi hành nhiệm vụ, công vụ theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính được quy định tại Nghị định này phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định và chuyển biên bản vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
1. Khi áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20, điểm a khoản 7 Điều 24, điểm a khoản 7 Điều 26, điểm b khoản 6 Điều 27, điểm a khoản 2 Điều 35, điểm a khoản 2 Điều 36, khoản 7 Điều 45, điểm a khoản 3 Điều 46 Nghị định này, người có thẩm quyền quy định tại Điều 47 Nghị định này có quyền ra quyết định đình chỉ có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ chứng khoán của tổ chức vi phạm.
2. Trường hợp chỉ ra quyết định đình chỉ có thời hạn một hoặc một số nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ chứng khoán thì người có thẩm quyền quy định tại Điều 47 Nghị định này phải ghi rõ trong quyết định xử phạt về nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ chứng khoán bị đình chỉ, thời hạn đình chỉ và hiệu lực thi hành của quyết định đình chỉ.
3. Trường hợp bị đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán, tổ chức vi phạm phải dừng ngay một phần hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ chứng khoán hoặc các hoạt động khác được ghi trong quyết định xử phạt và phải tuân thủ các quy định cấm hoặc hạn chế thực hiện trong thời gian bị đình chỉ hoạt động.Bổ sung
Khi áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động lưu ký, hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán quy định tại khoản 4 Điều 38, điểm a khoản 6 Điều 39, khoản 5 Điều 40 Nghị định này, người có thẩm quyền quy định tại Điều 47 Nghị định này có quyền ra quyết định Đình chỉ có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ hoạt động lưu ký, hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán của Tổ chức vi phạm. Quyết định áp dụng hình thức Đình chỉ hoạt động lưu ký, hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán phải được đồng thời gửi cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.Bổ sung
1. Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hủy bỏ thông tin, cải chính thông tin, cá nhân, tổ chức vi phạm phải công bố về việc huỷ bỏ thông tin, cải chính thông tin trên 01 tờ báo trung ương trong 03 số liên tiếp và trên trang thông tin điện tử của công ty. Cá nhân, tổ chức vi phạm khi thực hiện huỷ bỏ thông tin, cải chính thông tin phải đồng thời báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con về thông tin huỷ bỏ và thông tin được cải chính.
2. Thời hạn thực hiện biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp hoặc khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi vi phạm là tối đa 60 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành.
3. Thời hạn thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này là tối đa 30 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả có hiệu lực thi hành, trừ các trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ và e khoản 9 Điều 8; điểm c khoản 9 Điều 8 trong trường hợp buộc thông qua Đại hội đồng cổ đông gần nhất; các điểm a và b khoản 5 Điều 9, các điểm a, b và c khoản 8 Điều 10, các điểm b và c khoản 6 Điều 12, điểm d khoản 6 Điều 17, điểm a khoản 7 Điều 18, khoản 8 Điều 26, khoản 7 Điều 27, điểm b khoản 8 Điều 32, điểm b khoản 6 Điều 34, khoản 7 Điều 39, điểm a khoản 6 Điều 40, khoản 4 Điều 44, khoản 1 và khoản 2 Điều 51 Nghị định này.
4. Việc thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) và tiền lãi phát sinh từ tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc quy định tại các điểm a, đ, e khoản 9 Điều 8, các điểm a, b khoản 5 Điều 9, điểm a khoản 8 Điều 10, các điểm b, c khoản 6 Điều 12 Nghị định này được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, cá nhân, tổ chức vi phạm phải gửi văn bản thông báo cho nhà đầu tư đồng thời công bố trên 01 tờ báo trung ương trong 03 số liên tiếp và trên trang thông tin điện tử của công ty về việc hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà cá nhân, tổ chức vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc. Khoản tiền lãi của tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải trả cho nhà đầu tư được tính từ ngày nhà đầu tư nộp tiền đến ngày cá nhân, tổ chức vi phạm trả lại tiền cho nhà đầu tư. Trường hợp nhà đầu tư đã chuyển nhượng chứng khoán mua trong đợt chào bán nêu trên một cách hợp lệ, cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm xác định các nhà đầu tư đã nhận chuyển nhượng trước thời điểm thông báo hoàn trả tiền và số lượng chứng khoán hiện đang nắm giữ để thông báo cho nhà đầu tư đó được biết;
b) Cá nhân, tổ chức vi phạm phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về kết quả thực hiện việc hoàn trả tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cho nhà đầu tư, trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc hoàn trả tiền cho nhà đầu tư.
5. Biện pháp buộc hoàn trả chứng khoán, tiền thuộc sở hữu của khách hàng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều 26, điểm b khoản 8 Điều 32 Nghị định này được thực hiện như sau:
a) Trường hợp bị áp dụng biện pháp buộc hoàn trả tiền cho khách hàng đối với hành vi quy định tại khoản 8 Điều 26, điểm b khoản 8 Điều 32 Nghị định này, tổ chức, cá nhân vi phạm phải hoàn trả cho khách hàng toàn bộ số tiền trên tài khoản của khách hàng bị lạm dụng, chiếm dụng, tạm giữ, cho mượn, sử dụng trái quy định pháp luật cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản của khách hàng tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực. Khoản tiền lãi mà tổ chức, cá nhân vi phạm phải trả cho khách hàng được tính từ ngày tiền trên tài khoản của khách hàng bị lạm dụng, chiếm dụng, tạm giữ, cho mượn, sử dụng trái quy định pháp luật đến ngày tổ chức, cá nhân vi phạm trả lại tiền cho khách hàng;
b) Trường hợp bị áp dụng biện pháp buộc hoàn trả chứng khoán cho khách hàng đối với hành vi quy định tại khoản 8 Điều 26, điểm b khoản 8 Điều 32 Nghị định này, tổ chức, cá nhân vi phạm phải hoàn trả cho khách hàng số chứng khoán đã bị lạm dụng, chiếm dụng, tạm giữ, cho mượn, sử dụng trái quy định pháp luật cộng thêm số chứng khoán, số tiền phát sinh từ số chứng khoán đã bị lạm dụng, chiếm dụng, tạm giữ, cho mượn, sử dụng trái quy định pháp luật (nếu có) trong thời gian lạm dụng, chiếm dụng, tạm giữ, cho mượn, sử dụng trái quy định pháp luật.Bổ sung
POWER TO RECORD AND IMPOSE PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, ADDITIONAL PENALTIES AND REMEDIAL MEASURES
Article 47. Power to impose administrative penalties
1. SSC’s Chief Inspector and heads of specialized inspection teams established by SSC shall have the power to:
a) Issue warning;
b) Impose a fine up to VND 100.000.000 upon an organization and up to VND 50.000.000 upon an individual;
c) Suspend certificate of registration of representative office operation and securities professional certificate as prescribed in Clause 3 Article 30, Clause 3 Article 32 hereof;
d) Suspend securities transactions as prescribed in Clause 1 Article 34 hereof;
dd) Impose additional penalties and remedial measures specified in Clause 2 and Clause 3 Article 4 hereof.
2. Chairman of SSC shall have the power to:
a) Issue warning;
b) Impose a fine up to 10 times the illegal revenue upon an organization or up to 05 times the illegal revenue upon an individual in case of commission of the violation in Clause 1 Article 35 or Clause 1 Article 36 hereof;
c) Impose a fine up to VND 3.000.000.000 upon an organization or up to VND 1.500.000.000 upon an individual in case of commission of other securities-related violations;
d) Suspend securities trading for a period of 01 - 12 months; suspend certificate of registration of representative office operation or securities professional certificate for a period of 01 - 24 months;
dd) Impose additional penalties and remedial measures specified in Clause 2 and Clause 3 Article 4 hereof.
3. Chairpersons of provincial People’s Committees shall have the power to:
a) Issue warning;
b) Impose a fine up to 10 times the illegal revenue upon an organization or up to 05 times the illegal revenue upon an individual in case of commission of the violation in Clause 1 Article 35 or Clause 1 Article 36 hereof;
c) Impose a fine up to VND 3.000.000.000 upon an organization or up to VND 1.500.000.000 upon an individual in case of commission of other securities-related violations;
d) Suspend securities trading for a period of 01 - 12 months; suspend certificate of registration of representative office operation or securities professional certificate for a period of 01 - 24 months;
dd) Impose additional penalties and remedial measures specified in Clause 2 and Clause 3 Article 4 hereof.
Article 48. Power to record administrative violations
1. When detecting any violations against regulations on securities and securities market, the title holders specified in Article 47 hereof are entitled to make records of administrative violations as prescribed.
2. When detecting any administrative violations prescribed herein, on-duty finance officials; officials, public employees and competent persons who are performing their tasks under legislative document or administrative documents issued by competent authorities or persons shall promptly make and transfer records of administrative violations to the persons competent to impose penalties.
Article 49. Suspension of securities activities and securities services
1. When imposing the additional penalty which is suspension of securities activities and securities services as prescribed in Point a Clause 2 Article 20, Point a Clause 7 Article 24, Point a Clause 7 Article 26, Point b Clause 6 Article 27, Point a Clause 2 Article 35, Point a Clause 2 Article 36, Clause 7 Article 45, Point a Clause 3 Article 46 hereof, the competent persons specified in Article 47 hereof are entitled to issue decision to suspend one, some or all securities activities and services of the violating organization for a determined period.
2. If one or some securities activities and services are suspended for a determined period, competent officials specified in Article 47 hereof must specify the suspended securities activities and services, suspension period and validity in the suspension decision.
3. The violating entity must immediately suspend one or all of its securities activities and services or other activities specified in the penalty imposition decision and comply with regulations on prohibited or restricted acts during suspension period.
Article 50. Suspension of securities depositing, clearing and payment services
When imposing the additional penalty which is suspension of securities depositing, clearing and payment services as prescribed in Clause 4 Article 38, Point a Clause 6 Article 39, Clause 5 Article 40 hereof, the competent persons specified in Article 47 hereof are entitled to issue decision to suspend one, some or all of securities depositing, clearing and payment services of the violating organization. A decision on suspension of securities depositing, clearing and payment services must be also sent to VSDCC.
Article 51. Imposition of remedial measures
1. Within a maximum period of 03 business days from the receipt of the decision to impose the remedial measure that is enforced removal or correction of information, the violating entity must disclose the removal or correction of information on 03 continuous issues of a central newspaper and on its website. The violating entity must also notify the information removed or corrected to SSC, VNX and its subsidiaries.
2. The time limit for return of illegal benefits or revenues obtained from the violation is 60 days from the day on which the decision to enforce this measure takes effect.
3. The time limit for enforce the remedial measures in Clause 3 Article 4 of this Decree is 30 days from the day on which the decision to enforce this measure takes effect, except the cases prescribed in Points a, b, dd and e Clause 9 Article 8, Point c Clause 9 Article 8 in case approval from the following GMS is required, Points a and b Clause 5 Article 9, Points a, b and c Clause 8 Article 10, Points b and c Clause 6 Article 12, Point d Clause 6 Article 17, Point a Clause 7 Article 18, Clause 8 Article 26, Clause 7 Article 27, Point b Clause 8 Article 32, Point b Clause 6 Article 34, Clause 7 Article 39, Point a Clause 6 Article 40, Clause 4 Article 44, Clause 1 and Clause 2 Article 51 hereof.
4. The withdrawal of offered or issued securities, and return of payments for securities or deposit (if any) plus interests thereof or deposit prescribed in Points a, dd, e Clause 9 Article 8, Points a, b Clause 5 Article 9, Point a Clause 8 article 10, Points b, c Clause 6 Article 12 hereof are carried out as follows:
a) Within a maximum period of 03 business days from the receipt of the decision to impose administrative penalties or the decision to impose the remedial measure, the violating entity must give notification of return of payments for securities or deposit (if any) plus interests calculated according to the demand deposit interest rate announced by the bank at which the violating entity's account is opened for receiving payments for securities or deposit to investors, and publish it on 03 continuous issues of a central newspaper and on its website. Interests on payments for securities or deposit payable to an investor shall be calculated from the day on which the investor makes payment until the day on which the violating entity returns money to investor. In case securities purchased in the offering have been lawfully transferred, the violating entity must determine the investors receiving securities transfer before the return of money is notified and the number of securities held by each investor;
b) The violating entity must submit reports to SSC on return of payments for securities or deposit (if any) to investors within a maximum period of 03 business days from the date of completion of the return of money.
5. The return of securities and money to clients in case of commission of the violations in Clause 8 Article 26, Point b Clause 8 Article 32 hereof shall be made as follows:
a) In case of return of money to clients due to the commission of the violation in Clause 8 Article 26 or Point b Clause 8 Article 32 hereof, the violating entity is compelled to return the entire amounts of money on clients’ accounts which are appropriated, kept, lent or used unlawfully, plus interests calculated according to the demand deposit interest rate announced by the commercial bank where the client’s account is opened at the time the decision to enforce this measure takes effect. The interest shall be calculated from the day on which the money on the client’s account is appropriated, kept, lent or used unlawfully until the day on which the violating entity returns money to client;
b) In case of return of securities to clients due to commission of the violation in Clause 8 Article 26 or Point b Clause 8 Article 32 hereof, the violating entity shall return the number of securities appropriated, kept, lent or used unlawfully plus any amounts of securities or money arising during the period securities are appropriated, kept, lent or used unlawfully.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 8. Vi phạm quy định về chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ
Điều 10. Vi phạm quy định về thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam
Điều 14. Vi phạm quy định về hủy tư cách công ty đại chúng
Điều 16. Vi phạm quy định về mua lại cổ phiếu
Điều 20. Vi phạm quy định về Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán
Điều 22. Vi phạm quy định về quản lý thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con
Điều 24. Vi phạm quy định về giấy phép thành lập và hoạt động
Điều 25. Vi phạm quy định về những thay đổi phải được chấp thuận
Điều 34. Vi phạm quy định về giao dịch, nắm giữ chứng khoán của nhà đầu tư
Điều 42. Vi phạm quy định về công bố thông tin
Điều 47. Trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp
Điều 4. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
Điều 5. Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
Điều 6. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
Điều 7. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm
Điều 8. Vi phạm quy định về chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ
Điều 9. Vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam
Điều 10. Vi phạm quy định về thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam
Điều 12. Vi phạm quy định phát hành thêm cổ phiếu
Mục 5. HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG
Điều 14. Vi phạm quy định về hủy tư cách công ty đại chúng
Điều 15. Vi phạm quy định về quản trị công ty đại chúng
Điều 16. Vi phạm quy định về mua lại cổ phiếu
Điều 17. Vi phạm quy định về chào mua công khai
Điều 20. Vi phạm quy định về Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán
Điều 22. Vi phạm quy định về quản lý thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con
Điều 24. Vi phạm quy định về giấy phép thành lập và hoạt động
Điều 28. Vi phạm quy định về hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý vốn
Điều 29. Vi phạm quy định về hoạt động của đại lý phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán
Điều 31. Vi phạm quy định về thành lập quỹ thành viên
Điều 34. Vi phạm quy định về giao dịch, nắm giữ chứng khoán của nhà đầu tư
Điều 35. Vi phạm sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán
Điều 36. Vi phạm thao túng thị trường chứng khoán
Điều 39. Vi phạm quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán
Điều 40. Vi phạm quy định về trách nhiệm của ngân hàng lưu ký
Điều 42. Vi phạm quy định về công bố thông tin
Điều 43. Vi phạm quy định về báo cáo
Điều 46. Hành vi cản trở việc thanh tra, kiểm tra, yêu cầu cung cấp thông tin
Điều 47. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Điều 48. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Điều 49. Áp dụng hình thức đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán
Điều 50. Áp dụng hình thức đình chỉ hoạt động lưu ký, hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán