Chương I Nghị định 156/2020/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 156/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 31/12/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2021 |
Ngày công báo: | 12/01/2021 | Số công báo: | Từ số 39 đến số 40 |
Lĩnh vực: | Chứng khoán, Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm quy định về chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ;
b) Vi phạm quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam;
c) Vi phạm quy định về phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, chào bán chứng khoán tại nước ngoài và phát hành chứng khoán mới làm cơ sở chào bán chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài hoặc hỗ trợ phát hành chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài trên cơ sở cổ phiếu đã phát hành tại Việt Nam;
d) Vi phạm quy định phát hành thêm cổ phiếu;
d) Vi phạm quy định về công ty đại chúng;
e) Vi phạm quy định về chào mua công khai;
g) Vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán, đăng ký giao dịch chứng khoán;
h) Vi phạm quy định về tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán;
i) Vi phạm quy định về kinh doanh chứng khoán và hành nghề chứng khoán; vi phạm quy định về giao dịch chứng khoán;
k) Vi phạm quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán, ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký;
l) Vi phạm quy định công bố thông tin và báo cáo; vi phạm quy định về kiểm toán công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, tổ chức thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng, công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
m) Vi phạm quy định về phòng, chống rửa tiền và phòng, chống khủng bố trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán;
n) Vi phạm quy định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
o) Các vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán được quy định tại Nghị định này.
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Nghị định này.
2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Công ty đại chúng;
b) Doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập cổ phần hóa dưới hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng;
c) Tổ chức phát hành;
d) Tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch; tổ chức tư vấn niêm yết, đăng ký giao dịch;
đ) Tổ chức kiểm toán được chấp thuận;
e) Tổ chức tư vấn chào bán, phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành; tổ chức đấu thầu, đại lý phát hành;
g) Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh, văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán;
h) Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
i) Cổ đông, nhà đầu tư là tổ chức;
k) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thực hiện hoạt động lưu ký, bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán; ngân hàng giám sát;
l) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về chứng khoán;
m) Các tổ chức khác hoạt động trên thị trường chứng khoán hoặc có liên quan đến hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Theo Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau;
1. “Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán” là việc thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Chứng khoán, gồm một, một số hoặc tất cả các hành vi dưới đây:
a) Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác;
b) Tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.
2. “Thao túng thị trường chứng khoán” là việc thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Chứng khoán, gồm một, một số hoặc tất cả các hành vi dưới đây:
a) Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;
b) Đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;
c) Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;
d) Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;
đ) Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;
e) Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.
3. “Làm giả giấy tờ, xác nhận trên giấy tờ giả mạo” là việc tạo dựng hoặc xác nhận các tài liệu, thông tin không có thực hoặc không chính xác để đăng ký chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ, chào bán chứng khoán ra công chúng, phát hành thêm cổ phiếu, đăng ký công ty đại chúng, đăng ký niêm yết hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán.
4. “Giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán” là các loại giấy phép, giấy chứng nhận được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật chứng khoán cho tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
5. “Sử dụng thông tin ngoài Bản cáo bạch hoặc thông tin sai lệch với thông tin trong Bản cáo bạch để thăm dò thị trường trước khi được phép thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng” là việc sử dụng thông tin không có trong Bản cáo bạch hoặc không chính xác so với nội dung tại Bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng để thăm dò thị trường trước khi được phép thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng.
6. “Thực hiện hành vi làm cho khách hàng và nhà đầu tư hiểu nhầm về giá chứng khoán” là việc cố ý cung cấp cho khách hàng và nhà đầu tư thông tin, đưa ra những nhận định, tư vấn hoặc khuyến cáo không chính xác, không đầy đủ, không có căn cứ, che giấu sự thật về giá hoặc các yếu tố ảnh hưởng tới giá của một hoặc nhiều loại chứng khoán dẫn đến khách hàng và nhà đầu tư hiểu nhầm về giá chứng khoán và có quyết định không đúng trong đầu tư.
7. "Thông tin sai sự thật" là thông tin không chính xác so với thông tin thực tế, có thật hoặc so với thông tin đã được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xác nhận, chứng thực.
8. "Đổi xử không công bằng với những người sở hữu cùng loại cổ phiếu, quyền mua cổ phần và trái phiếu chuyển đổi hoặc chứng chỉ quỹ đóng đang được chào mua công khai" là việc người chào mua công khai áp dụng các điều kiện, điều khoản, quyền, lợi ích, nghĩa vụ, trách nhiệm không giống nhau khi chào mua từ các nhà đầu tư sở hữu cùng loại cổ phiếu, quyền mua cổ phần, trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ đóng đang được chào mua hoặc áp dụng không giống với nội dung điều khoản chào mua đã công bố.Bổ sung
1. Hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Đình chỉ giao dịch chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng;
d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động chào mua công khai; hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán; hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán; hoạt động văn phòng đại diện; hoạt động lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán; giao dịch chứng khoán hoặc các hoạt động khác được ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng, trong trường hợp không áp dụng là hình thức xử phạt chính theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây theo quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này:
a) Buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất ghi trên trái phiếu hoặc lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức, cá nhân vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành; buộc thu hồi cổ phiếu phát hành thêm; buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành trong khoảng thời gian vượt quá thời gian quy định; buộc hoàn trả chứng khoán, tiền thuộc sở hữu của khách hàng; buộc tiếp tục thực hiện chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ theo đúng thời gian quy định;
b) Buộc công bố báo cáo sử dụng vốn được kiểm toán xác nhận tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông gần nhất hoặc công bố thuyết minh chi tiết việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ hoặc chào bán chứng khoán ra công chúng trong báo cáo tài chính năm được kiểm toán xác nhận;
c) Buộc báo cáo, cung cấp thông tin chính xác; buộc hủy bỏ thông tin, cải chính thông tin; buộc giải trình, cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động kiểm toán;
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp hoặc khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi vi phạm;
đ) Buộc chào mua công khai theo phương án đã đăng ký; buộc mua tiếp số cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đóng còn lại sau khi thực hiện chào mua công khai; buộc từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền trên số cổ phần có được từ hành vi vi phạm;
e) Buộc bán cổ phiếu hoặc vốn cổ phần hoặc phần vốn góp để giảm tỷ lệ nắm giữ theo đúng quy định; buộc bán cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đóng để giảm tỷ lệ nắm giữ xuống dưới mức phải chào mua công khai;
g) Buộc thông qua Đại hội đồng cổ đông gần nhất hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thay đổi mục đích hoặc phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán riêng lẻ hoặc chào bán chứng khoán ra công chúng;
h) Buộc nộp hồ sơ đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán cho Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con;
i) Buộc lưu ký, quản lý tách biệt tài sản, vốn của từng nhà đầu tư ủy thác, của từng quỹ đầu tư chứng khoán, của công ty đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam quản lý; buộc quản lý tách biệt tài sản ủy thác, tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán, của công ty đầu tư chứng khoán và tài sản của chính công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam; buộc lưu ký, quản lý tách biệt tài sản của từng quỹ đầu tư chứng khoán, của công ty đầu tư chứng khoán, của từng khách hàng ủy thác và tài sản của ngân hàng;
k) Buộc quản lý tách biệt tài khoản lưu ký, tài khoản ký quỹ là tiền và chứng khoán của khách hàng tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên lưu ký, thành viên bù trừ với tài sản của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên lưu ký, thành viên bù trừ; buộc mở tài khoản lưu ký, tài khoản ký quỹ chi tiết cho từng khách hàng; buộc quản lý tách biệt tài sản, vị thế giao dịch của từng khách hàng và của khách hàng với thành viên bù trừ;
l) Buộc quản lý tách biệt tài khoản, tài sản của thành viên bù trừ với tài khoản, tài sản của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; buộc quản lý tách biệt tài khoản, tài sản của từng thành viên bù trừ; buộc quản lý tách biệt tài khoản, tài sản ký quỹ của từng thành viên bù trừ và các khách hàng của chính thành viên bù trừ đó; buộc tách biệt giữa tài sản ký quỹ, tiền gửi thanh toán cho giao dịch chứng khoán phái sinh và tiền gửi thanh toán cho giao dịch chứng khoán cơ sở;
m) Buộc gỡ bỏ trang thông tin điện tử, phần mềm, hệ thống giao dịch và các trang thiết bị khác được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm;
n) Buộc dừng thực hiện thủ tục đăng ký công ty đại chúng;
o) Buộc dừng thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng; buộc giảm giá trị bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng theo đúng quy định.
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 35 và khoản 1 Điều 36 Nghị định này là 10 lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức và 05 lần khoản thu trái pháp luật đối với cá nhân. Trường hợp không có khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại khoản 2 Điều này thì áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định tại khoản 2 Điều này để xử phạt.
2. Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán là 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức và 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 15, khoản 2 và khoản 4 Điều 30, khoản 3 và khoản 5 Điều 39 Nghị định này quy định mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán thực hiện theo quy định tại Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm.
3. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt đối với một số hành vi vi phạm tại Chương II Nghị định này được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm quy định về thực hiện chào bán, phát hành chứng khoán tại điểm a khoản 5 Điều 8, các điểm a, b, c khoản 5 Điều 10, khoản 2 Điều 12 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày kết thúc việc thu tiền mua chứng khoán hoặc là ngày đăng ký cuối cùng để phân bổ quyền hoặc là ngày chuyển quyền sở hữu cổ phiếu;
b) Đối với hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký công ty đại chúng quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, điểm a khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 13 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
c) Đối với hành vi vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán, đăng ký giao dịch chứng khoán quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày giao dịch đầu tiên của chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
d) Đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm thay đổi nội dung giấy phép, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán quy định tại điểm a khoản 4 Điều 24, điểm c khoản 3 Điều 30, điểm b khoản 4 Điều 32 Nghị định này nếu không xác định được ngày tẩy xoá, sửa chữa làm thay đổi nội dung giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề chứng khoán thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày phát hiện giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề chứng khoán bị tẩy xoá, sửa chữa làm thay đổi nội dung;
d) Đối với hành vi vi phạm quy định về báo cáo, công bố thông tin quy định tại điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 42, điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 43, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày thực hiện báo cáo, công bố thông tin.
1. Khi phát hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 8; khoản 2 và khoản 3 Điều 9; khoản 3 Điều 11; khoản 3 và khoản 4 Điều 12; khoản 8 Điều 13; khoản 4 và khoản 5 Điều 18; khoản 4 Điều 19; khoản 6 Điều 24; khoản 3 Điều 28; khoản 4 Điều 31; khoản 4 Điều 34; khoản 1 Điều 35; khoản 1 Điều 36; khoản 3 Điều 38; khoản 5 Điều 42; điểm d khoản 4 và điểm b khoản 6 Điều 45 Nghị định này thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định, không khởi tố vụ án hình sự thì cơ quan tiến hành tố tụng trả lại hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
1. This Decree deals with administrative violations, penalties, fines, remedial measures, the power to impose penalties and the power to make records of administrative violations against regulations on securities and securities market.
2. Administrative violations against regulations on securities and securities market prescribed herein include:
a) Violations against regulations on private placement of securities;
b) Violations against regulations on public offering in Vietnam;
c) Violations against regulations on issuance of bonds in the international market, offering of securities overseas, and issuance of securities used as the basis for offering of depositary receipts overseas or provision of assistance in issuing depositary receipts overseas on the basis of shares issued in Vietnam;
d) Violations against regulations on issuance of additional shares;
d) Violations against regulations on public companies;
e) Violations against regulations on tender offers;
g) Violations against regulations on listing and registration of securities;
h) Violations against regulations on organization of securities market;
i) Violations against regulations on securities trading and practice; violations against regulations on securities transactions;
k) Violations against regulations on registration, depositing, clearing and payment for securities, supervisory banks and custodian banks;
l) Violations against regulations on information disclosure and reporting; violations against regulations on audit of public companies, listed organizations, organizations performing public offering, securities companies, securities investment companies, securities investment funds and fund management companies;
m) Violations against regulations on anti-money laundering and counter-terrorism financing in the fields of securities and securities market;
n) Violations against regulations on inspection by competent authorities;
o) Other violations against regulations on securities and securities market prescribed herein.
1. Vietnamese and foreign organizations and individuals (hereinafter referred to as “entities”) that commit administrative violations against regulations on securities and securities market prescribed herein.
2. The organizations mentioned in Clause 1 of this Article include:
a) Public companies;
b) State-owned enterprises, wholly state-owned single-member limited liability companies and public service agencies that are equitized in the form of public offering of securities;
c) Issuers;
d) Listed or registered organizations; organizations providing counseling on listing and registration of securities;
dd) Accredited audit organizations;
e) organizations providing counseling on offering and issuance of securities; underwriters; bidding organizations and issuing agents;
g) Securities companies and securities investment fund management companies, and their branches and representative offices in Vietnam, securities investment companies;
h) Vietnam Exchange (VNX) and its subsidiaries, Vietnam Securities Depository and Clearing Corporation (VSDCC);
i) Shareholders and investors that are organizations;
k) Commercial banks and foreign bank branches (FBBs) in Vietnam that perform depositing, clearing and payment for securities transactions; supervisory banks;
l) Securities-related socio-professional organizations;
m) Other organizations operating in securities market or involved in securities and securities market.
For the purposes of this Decree, the terms below are construed as follows:
1. “use of internal information for trading securities” means the commission of the prohibited act related to securities and securities market prescribed in Clause 2 Article 12 of the Law on Securities, including one, some or all of the following acts:
a) Using internal information to buy or sell securities to oneself or another person;
b) Revealing or providing internal information or advising another person to buy or sell securities based on internal information.
2. “manipulation of securities market” means the commission of the prohibited act related to securities and securities market prescribed in Clause 3 Article 12 of the Law on Securities, including one, some or all of the following acts:
a) Using one or several accounts of oneself or another person, or colluding with another person to continuously buy and sell securities in order to create artificial demand or supply;
b) Placing orders to buy and sell the same type of securities within the same trading day or colluding with another person to buy and sell securities without actual transfer of ownership or with the ownership transferred within the group in order to create artificial demand and supply;
c) Continuously buying or selling securities with a controlling quantity at the opening or closing time of the market in order to create a new closing or opening price for such type of securities on the market;
d) Trading securities by colluding with or persuading another person to continuously place securities purchase and sale orders to remarkably affect the demand, supply and prices of securities, or manipulate securities prices;
dd) Offering opinions whether directly or via the mass media about a type of securities or securities issuer in order to affect the price of that type of securities after conducting a transaction and holding the position of that type of securities;
e) Using other methods or committing other trading acts, with or without providing false information, to create artificial demand and supply or manipulate securities prices.
3. “forging documents or making certification on forged documents” means the creation or certification of documents or information that are or is untruth or inaccurate in order to apply for private placement of securities, public offering of securities, issuance of additional shares, registration of a public company, listing or trading of securities.
4. “licenses and certificates related to securities activities and securities market” are types of licenses and certificates issued by competent authorities in accordance with regulations of the Law on Securities to perform activities related to securities and securities market.
5. "use of untruth or inaccurate information to make market surveys before obtaining the permission for public offering” means the use of information that is not included in or different from the information in the prospectus which is included in the application for registration of public offering of securities before obtaining the permission for public offering.
6. “making clients and investors confused about securities prices” means the act of deliberately providing clients and investors with inaccurate, inadequate or unfounded information, comments, counseling or recommendations or hiding facts about prices or factors affecting prices of one or several types of securities which makes clients and investors confused about securities prices and make bad investment decisions.
7. “inaccurate information” means the information that is inaccurate compared to the accurate and correct information or the one certified or verified by competent authorities or entities.
8. “giving unfair treatment to holders of the same type of shares, call option for shares and convertible bonds or closed-end fund certificates bid for in tender offer” means the application of different conditions, terms, rights, benefits, obligations and responsibilities by the entity making tender offers to investors holding the same type of shares, call option for shares, convertible bonds or closed-end fund certificates in a tender offer, or application of tender offer conditions other than those announced.
Article 4. Penalties and remedial measures
1. Primary penalties:
a) Warning;
b) Fines;
c) Suspension of securities trading for a period of 01 - 12 months;
d) Suspension of certificate of registration of representative office operation or securities professional certificate for a period of 01 - 24 months.
2. Additional penalties:
a) Suspension of tender offer; securities trading or securities services; securities underwriting; operation of representative office; securities depository, clearing and payment services; securities transactions or other activities specified in the penalty imposition decision for a period of 01 - 12 months;
b) Suspension of certificate of registration of representative office operation or securities professional certificate for a period of 01 - 24 months in case the primary penalty prescribed in Point d Clause 1 of this Article is not imposed;
c) Confiscation of exhibits and instrumentalities used for committing administrative violations in the field of securities.
3. Remedial measures:
Depending on the nature and severity of each administrative violation against regulations on securities and securities market, the violating entity may be liable to one or some of the following remedial measures as prescribed in Chapter II hereof:
a) Enforced withdrawal of issued or offered securities; return of payments for securities or deposit (if any) plus interests calculated according to the interest rate specified on bonds or demand deposit interest rate announced by the bank at which the violating entity's account is opened for receiving payments for securities or deposit at the time the decision to enforce this measure takes effect; enforced withdrawal of additionally issued shares; enforced withdrawal of securities offered or issued within the period beyond the prescribed one; enforced return of securities and any amounts of money of clients; enforced completion of private placement within the prescribed period;
b) Enforced disclosure of the audited report on capital use at the following General Meeting of Shareholders (GMS) or disclosure of the detailed descriptions of the use of capital generated from the latest private placement of shares or public offering of securities, which are included in the audited annual financial statements;
c) Enforced provision of accurate reports/information; enforced removal or correction of inaccurate information; enforced provision of explanations, information and data about audit activities;
d) Enforced transfer of illegal benefits or revenues obtained from the administrative violation;
dd) Enforced implementation of the registered tender offer plan; enforced purchase of shares or closed-end fund certificates remaining after the tender offer; enforced relinquishment of the rights to vote directly or through an authorized representative in proportion to the number of shares obtained from the violation;
e) Enforced sale of shares or share capital or stakes to reduce the holding ratio as prescribed; enforced sale of shares or closed-end fund certificates to reduce the holding ratio to below the one requiring the tender offer;
g) Enforced obtainment of approval of the following GMS or Board of Directors or Board of Members or Company's President for changes in purposes or plan for use of capital generated by the private placement or public offering of securities;
h) Enforced submission of application for registration or listing of securities to VNX and its subsidiaries;
i) Enforced depositing and separate management of assets and capital of each trustor, each securities investment fund, securities investment companies managed by the fund management company or branch of foreign fund management company in Vietnam; enforced separate management of trust assets, assets of securities investment funds and securities investment companies, and assets of the fund management company or branch of foreign fund management company in Vietnam; enforced depositing and separate management of assets of each securities investment fund, securities investment company, and trustor and assets of the bank;
k) Enforced separate management of depository accounts and margin accounts keeping money and securities of clients at VSDCC, depository members, and clearing members and their assets; enforced opening of depository accounts and margin accounts for each client; enforced separate management of assets and positions of each client, and separate management of assets and positions of clients and clearing members;
l) Enforced separate management of accounts and assets of clearing members and VSDCC; enforced separate management of accounts and assets of each clearing member; enforced separate management of margin accounts and assets of each clearing member and his/her clients; enforced separate management of margin assets, deposits for derivatives trading and deposits for underlying securities trading;
m) Enforced removal of website, software, trading system and other equipment used for committing the violation;
n) Enforced suspension of procedures for registration of public company;
o) Enforced suspension of underwriting of public offering; enforced reduction of underwriting value of public offering as prescribed.
1. The maximum fine imposed upon an organization or individual for committing the violation prescribed in Clause 1 Article 35 or Clause 1 Article 36 hereof is 10 times or 05 times respectively the illegal revenue obtained from the violation. In case there is no illegal revenue or the fine based on the illegal revenue is smaller than the maximum fine mentioned in Clause 2 of this Article, the maximum fine mentioned in Clause 2 of this Article shall apply.
2. The maximum fine for another securities-related violation shall be VND 3.000.000.000 if committed by an organization or VND 1.500.000.000 if committed by an individual.
3. The fines prescribed in Chapter II hereof are imposed upon violating organizations, except the cases in Clause 3 and Clause 4 Article 15, Clause 2 and Clause 4 Article 30, Clause 3 and Clause 5 Article 39 hereof in which the fines are imposed upon individuals. The fine imposed upon an individual shall be a half of the fine imposed upon an organization for committing the same violation.
Article 6. Prescriptive periods of administrative violations in the field of securities
1. The prescriptive periods of incur administrative penalties against regulations on securities shall comply with regulations in Article 6 of the Law on penalties for administrative violations.
2. Determination of prescriptive periods of securities-related violations:
a) The prescriptive period of an ongoing administrative violation shall commence to run from the day on which the violation is discovered by the on-duty competent official;
b) The prescriptive period of a completed administrative violation shall commence to run from the day of completion of the violation.
3. Ending dates of some violations in Chapter II hereof, which are used for determining the prescriptive periods of such violations, shall be determined as follows:
a) The ending date of a violation against regulations on securities offering or issuance prescribed in Point a Clause 5 Article 8, Point a, b or c Clause 5 Article 10, or Clause 2 Article 12 hereof is the day of completion of receipt of payments for securities or the record date or the day on which the ownership of shares is transferred;
b) The ending date of a violation against regulations on application for registration of public company prescribed in Clause 1, Clause 2, Clause 3, Clause 4, Point a Clause 5, Clause 6 or Clause 7 Article 13 hereof is the day on which the application is submitted to the State Securities Commission of Vietnam (SSC);
c) The ending date of a violation against regulations on listing and registration of securities prescribed in Clause 3 Article 18 hereof is the first day on which securities are traded on the trading system;
d) If the day on which the license, certificate of registration of representative office operation, or securities professional certificate is erased or altered as prescribed in Point a Clause 4 Article 24, Point c Clause 3 Article 30, or Point b Clause 4 Article 32 hereof cannot be determined, the ending date of the violation shall be the day on which such erasement or alteration is discovered;
d) The ending date of a violation against regulations on reporting and information disclosure prescribed in Point a Clause 3 or Point a Clause 4 Article 42, Point a Clause 2 or Point a Clause 3 Article 43 is the reporting date or the date of information disclosure.
Article 7. Transfer of violation case files
1. When discovering the violations in Clause 6 and Clause 7 Article 8, Clause 2 and Clause 3 Article 9, Clause 3 Article 11, Clause 3 and Clause 4 Article 12, Clause 8 Article 13, Clause 4 and Clause 5 Article 18, Clause 4 Article 19, Clause 6 Article 24, Clause 3 Article 28, Clause 4 Article 31, Clause 4 Article 34, Clause 1 Article 35, Clause 1 Article 36, Clause 3 Article 38, Clause 5 Article 42, Point d Clause 4 and Point b Clause 6 Article 45 hereof, the persons competent to impose penalties shall transfer such violation case files to competent criminal proceedings agencies as prescribed in Clauses 1, 2 and 4 Article 62 of the Law on penalties for administrative violations.
2. If the relevant criminal proceedings agency decides not to institute criminal proceedings, the violation case file shall be returned to the person competent to impose penalties who has transferred it to the criminal proceedings agency as prescribed in Clause 3 Article 62 of the Law on penalties for administrative violations for imposing administrative penalties in accordance with the provisions herein.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 8. Vi phạm quy định về chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ
Điều 10. Vi phạm quy định về thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam
Điều 14. Vi phạm quy định về hủy tư cách công ty đại chúng
Điều 16. Vi phạm quy định về mua lại cổ phiếu
Điều 20. Vi phạm quy định về Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán
Điều 22. Vi phạm quy định về quản lý thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con
Điều 24. Vi phạm quy định về giấy phép thành lập và hoạt động
Điều 25. Vi phạm quy định về những thay đổi phải được chấp thuận
Điều 34. Vi phạm quy định về giao dịch, nắm giữ chứng khoán của nhà đầu tư
Điều 42. Vi phạm quy định về công bố thông tin
Điều 47. Trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp
Điều 4. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
Điều 5. Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
Điều 6. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
Điều 7. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm
Điều 8. Vi phạm quy định về chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ
Điều 9. Vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam
Điều 10. Vi phạm quy định về thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam
Điều 12. Vi phạm quy định phát hành thêm cổ phiếu
Mục 5. HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG
Điều 14. Vi phạm quy định về hủy tư cách công ty đại chúng
Điều 15. Vi phạm quy định về quản trị công ty đại chúng
Điều 16. Vi phạm quy định về mua lại cổ phiếu
Điều 17. Vi phạm quy định về chào mua công khai
Điều 20. Vi phạm quy định về Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán
Điều 22. Vi phạm quy định về quản lý thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con
Điều 24. Vi phạm quy định về giấy phép thành lập và hoạt động
Điều 28. Vi phạm quy định về hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý vốn
Điều 29. Vi phạm quy định về hoạt động của đại lý phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán
Điều 31. Vi phạm quy định về thành lập quỹ thành viên
Điều 34. Vi phạm quy định về giao dịch, nắm giữ chứng khoán của nhà đầu tư
Điều 35. Vi phạm sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán
Điều 36. Vi phạm thao túng thị trường chứng khoán
Điều 39. Vi phạm quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán
Điều 40. Vi phạm quy định về trách nhiệm của ngân hàng lưu ký
Điều 42. Vi phạm quy định về công bố thông tin
Điều 43. Vi phạm quy định về báo cáo
Điều 46. Hành vi cản trở việc thanh tra, kiểm tra, yêu cầu cung cấp thông tin
Điều 47. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Điều 48. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Điều 49. Áp dụng hình thức đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán
Điều 50. Áp dụng hình thức đình chỉ hoạt động lưu ký, hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán