Chương 3: Nghị định 155/2005/NĐ-CP Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan trách nhiệm của cơ quan hải quan
Số hiệu: | 155/2005/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 15/12/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 17/12/2005 | Số công báo: | Từ số 21 đến số 22 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
27/04/2007 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người khai hải quan có các quyền sau:
a) Yêu cầu cơ quan hải quan giữ bí mật các thông tin liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế đã cung cấp;
b) Yêu cầu cơ quan hải quan thông báo, hướng dẫn việc xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Nghị định này;
c) Chứng minh tính chính xác, trung thực của trị giá tính thuế đã kê khai;
d) Khiếu nại các quyết định về trị giá tính thuế của cơ quan hải quan;
đ) Yêu cầu cơ quan hải quan thông báo bằng văn bản cho người khai hải quan biết trị giá tính thuế, phương pháp, cách tính được sử dụng để xác định trị giá tính thuế khi trị giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định;
e) Yêu cầu được thông quan hàng hoá theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
2. Nghĩa vụ của người khai hải quan:
a) Tuân thủ nguyên tắc tự kê khai, tự xác định trị giá tính thuế chính xác và trung thực; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính trung thực của các nội dung kê khai và kết quả xác định trị giá tính thuế của mình;
b) Cung cấp thông tin xác thực và các tài liệu, chứng từ hợp pháp hợp lệ làm căn cứ xác định trị giá tính thuế theo yêu cầu của cơ quan hải quan;
c) Chịu sự kiểm tra của cơ quan hải quan về trị giá tính thuế quy định tại Nghị định này.
1. Hướng dẫn người khai hải quan xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Nghị định này.
2. Yêu cầu người khai hải quan nộp, xuất trình các chứng từ hợp pháp, hợp lệ và các tài liệu có liên quan đến việc mua bán hàng hoá để chứng minh tính chính xác, tính trung thực của trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu đã khai báo.
Trường hợp không chấp nhận việc chứng minh, giải trình về trị giá tính thuế của người khai hải quan thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho người khai hải quan biết cơ sở, căn cứ của việc không chấp nhận.
3. Thông báo bằng văn bản cho người khai hải quan biết trị giá tính thuế, phương pháp, cách tính được cơ quan hải quan sử dụng để xác định trị giá tính thuế.
4. Giữ bí mật các thông tin do người khai hải quan cung cấp có liên quan đến việc xác định giá tính thuế, theo đề nghị của người khai hải quan và phù hợp với quy định của pháp luật.
5. Thông quan hàng hóa theo yêu cầu của người khai hải quan, trên cơ sở nộp khoản bảo đảm theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
6. Xác định trị giá tính thuế trong các trường hợp sau:
a) Người khai hải quan không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp quy định từ Điều 7 đến Điều 12 Nghị định này;
b) Người khai hải quan kê khai không trung thực trị giá tính thuế;
c) Người khai hải quan không giải trình hoặc không giải trình được về tính trung thực, chính xác của trị giá kê khai theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
7. Kiểm tra việc khai báo và xác định giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu. Ra quyết định truy thu, hoàn các khoản thuế do việc xác định sai trị giá tính thuế.
8. Thu thập, phân tích và quản lý thông tin cần thiết làm căn cứ kiểm tra, xác định trị giá tính thuế.
1. Trong quá trình xác định trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu, người khai hải quan chưa có đủ thông tin để xác định trị giá tính thuế thì theo yêu cầu của người khai hải quan, cơ quan hải quan chấp nhận cho thông quan hàng hóa với điều kiện người khai hải quan phải nộp một khoản bảo đảm cho tiền thuế của lô hàng dưới hình thức: bảo lãnh, đặt tiền ký quỹ hoặc những phương thức bảo đảm thích hợp khác ở mức đủ để thực hiện nghĩa vụ thuế.
2. Bộ Tài chính quy định mức, hình thức, thủ tục nộp khoản bảo đảm nêu tại khoản 1 Điều này.
Chapter III
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF CUSTOMS DECLARERS, RESPONSIBILITIES OF CUSTOMS OFFICES
Article 14.- Rights and obligations of customs declarants
1. Customs declarants shall have the following rights:
a/ To request customs offices to keep secret supplied information relating to the dutiable value determination;
b/ To request customs offices to inform and guide the dutiable value determination under the provisions of this Decree;
c/ To prove the accuracy and truthfulness of the declared dutiable value;
d/ To complain about customs offices’ decisions on the dutiable value;
e/ To request customs offices to notify them in writing of the dutiable value, the method and way of calculation used by customs offices to determine such value;
f/ To request customs clearance for goods as provided for in Article 16 of this Decree.
2. Obligations of customs declarants:
a/ To comply with the principle of accurate and truthful self-declaration and self-determination of the dutiable value; to be answerable to law for the accuracy and truthfulness of the declared contents and the results of determination of the dutiable value;
b/ To supply truthful information and valid documents as well as lawful vouchers for use as the basis for determination of the dutiable value at the request of customs offices;
c/ To submit to customs inspection of the dutiable value as provided for in this Decree.
Article 15.- Responsibilities and powers of customs offices
1. To guide customs declarants in determining the dutiable value under the provisions of this Decree.
2. To request customs declarants to submit or produce valid and lawful vouchers and documents related to the goods purchase and sale for proving the accuracy and truthfulness of the declared dutiable value of imported goods.
In case of rejecting the customs declarants’ proof and explanation on the dutiable value, they must immediately notify in writing customs declarants of the bases and grounds therefor.
3. To send written notices to customs declarants on the dutiable value, the method and way of calculation used by customs offices for the dutiable value determination.
4. To keep secret information supplied by customs declarants and relating to the dutiable value determination, at the request of customs declarers and in accordance with the provisions of law.
5. To clear customs procedures at the request of customs declarants, based on the payment of a security sum under the provisions or Article 16 of this Decree.
6. To determine the dutiable value in the following cases:
a/ Customs declarants cannot determine the dutiable value by the methods specified in Articles 7 thru 12 of this Decree;
b/ Customs declarers make untruthful declaration of the dutiable value;
c/ Customs declarants do not or cannot explain the truthfulness and accuracy of the declared value at the request of customs offices.
7. To inspect the declaration and determination of the dutiable value of imported goods. To issue decisions on retrospective collection or refund of tax amounts due to the wrong determination of the dutiable value.
8. To gather, analyze and manage necessary information for use as the basis for inspection and determination of the dutiable value.
Article 16.- Delayed determination of dutiable value
1. In the course of determining the dutiable value of imported goods, if customs declarants have no adequate information for determination of the dutiable value, customs offices shall, at the customs declarants request, approve the customs clearance for goods, provided that customs declarants must pay a sum as security for the tax money of the goods lot in the form of security, collateral or other appropriate guarantee modes for the performance of their tax liabilities.
2. The Finance Ministry shall specify the levels, forms and procedures for payment of security sums defined in Clause 1 of this Article.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực