Chương 1: Nghị định 155/2005/NĐ-CP Quy định chung
Số hiệu: | 155/2005/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 15/12/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 17/12/2005 | Số công báo: | Từ số 21 đến số 22 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
27/04/2007 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định việc xác định trị giá hải quan nhằm mục đích tính thuế và thống kê đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là đối tượng áp dụng Nghị định này.
3. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với Nghị định này thì thực hiện theo quy định tại Điều ước quốc tế đó.
1. “Trị giá giao dịch” là tổng số tiền người mua thực tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán trực tiếp hay gián tiếp cho người bán để mua hàng hoá nhập khẩu, sau khi đã được điều chỉnh theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
2. “Bán để xuất khẩu đến Việt Nam” là hoạt động thương mại trong đó có sự chuyển dịch hàng hoá từ người bán sang người mua, qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam hoặc từ khu phi thuế quan vào thị trường nội địa, nhằm mục đích chuyển quyền sở hữu hàng hoá từ người bán sang người mua.
3. “Ngày xuất khẩu” sử dụng trong phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt và phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự là ngày xếp hàng lên phương tiện vận tải theo vận đơn; đối với hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ thì “ngày xuất khẩu” là ngày đăng ký tờ khai hải quan.
4. “Cửa khẩu nhập đầu tiên” là cảng đích ghi trên vận tải đơn. Đối với loại hình vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt hoặc đường sông quốc tế thì “cửa khẩu nhập đầu tiên” là cảng đích ghi trên hợp đồng.
5. “Thông tin có sẵn” là tất cả các thông tin liên quan đến việc kiểm tra, xác định trị giá tính thuế do người khai hải quan cung cấp cho cơ quan hải quan hoặc do cơ quan hải quan thu thập được tính đến thời điểm kiểm tra, xác định trị giá tính thuế. Các thông tin này phải được cơ quan hải quan lưu giữ, phân tích, quản lý tại cơ quan hải quan.
6. “Hàng hoá nhập khẩu giống hệt” là những hàng hoá giống nhau về mọi phương diện, kể cả đặc điểm vật lý, chất lượng và danh tiếng; được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác theo sự uỷ quyền của nhà sản xuất đó, được nhập khẩu vào Việt Nam.
7. “Hàng hoá nhập khẩu tương tự” là những hàng hoá mặc dù không giống nhau về mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau, được làm từ các nguyên, vật liệu giống nhau; có cùng chức năng và có thể hoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại; được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác theo sự uỷ quyền của nhà sản xuất đó, được nhập khẩu vào Việt Nam.
8. “Còn nguyên trạng như khi nhập khẩu” sử dụng trong phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ, là hàng hoá sau khi nhập khẩu không bị bất cứ một tác động nào làm thay đổi hình dạng, đặc điểm, tính chất, công dụng của hàng hoá hoặc làm tăng, giảm trị giá của hàng hoá nhập khẩu.
9. Người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt khi:
a) Họ là nhân viên hoặc giám đốc của một doanh nghiệp khác;
b) Họ là những thành viên hợp danh, góp vốn trong kinh doanh được pháp luật công nhận;
c) Họ là chủ và người làm thuê;
d) Người bán có quyền kiểm soát người mua hoặc ngược lại;
đ) Họ đều bị một bên thứ ba kiểm soát;
e) Họ cùng kiểm soát một bên thứ ba.
Một người có quyền kiểm soát người khác quy định tại các điểm d, đ, e khoản 9 Điều này là người có thể hạn chế được hay chỉ đạo được một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đối với người kia.
g) Họ có mối quan hệ gia đình sau:
- Vợ chồng;
- Bố mẹ và con cái được pháp luật công nhận;
- Ông bà và cháu, có quan hệ huyết thống với nhau;
- Cô chú bác và cháu, có quan hệ huyết thống với nhau;
- Anh chị em ruột;
- Anh chị em dâu, rể.
h) Một người thứ ba sở hữu, kiểm soát hoặc nắm giữ từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của cả hai bên;
i) Các bên liên kết với nhau trong kinh doanh, trong đó một bên là đại lý độc quyền, nhà phân phối độc quyền hoặc nhà chuyển nhượng độc quyền của bên kia được coi là có mối quan hệ đặc biệt nếu như mối quan hệ đó phù hợp với quy định từ điểm a đến điểm h trên đây.
Thời điểm xác định trị giá hải quan là ngày người khai hải quan đăng ký tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Trường hợp trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định thì thời điểm xác định trị giá hải quan là ngày cơ quan hải quan xác định trị giá theo quy định tại Nghị định này.
Trị giá hải quan nhằm mục đích tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là trị giá tính thuế) được xác định theo nguyên tắc và phương pháp sau:
1. Đối với hàng hoá xuất khẩu, trị giá tính thuế là giá bán tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF), không bao gồm phí bảo hiểm (I) và phí vận tải (F).
2. Đối với hàng hoá nhập khẩu, trị giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên và được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định từ Điều 7 đến Điều 12 Nghị định này và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá tính thuế.
Trường hợp người khai hải quan có văn bản đề nghị thì trình tự áp dụng các phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 Nghị định này có thể thay đổi cho nhau.
3. Bộ Tài chính căn cứ vào nguyên tắc xác định trị giá tính thuế quy định tại khoản 2 Điều này để quy định cụ thể việc kiểm tra, xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu trong các trường hợp sau:
a) Hàng hoá nhập khẩu đã được miễn thuế, đã đưa vào sử dụng tại Việt Nam nhưng sau đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển nhượng hoặc thay đổi mục đích đã được miễn thuế trước đây;
b) Hàng hoá nhập khẩu là hàng đi thuê mượn;
c) Hàng hoá nhập khẩu là hàng đem ra nước ngoài sửa chữa, gia công;
d) Hàng bảo hành và hàng khuyến mại;
đ) Hàng hoá nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm:
- Hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân biên giới;
- Hàng nhập khẩu của hành khách nhập cảnh, quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển vượt tiêu chuẩn (định mức) miễn thuế;
- Hàng hoá nhập khẩu của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, phát chuyển nhanh.
e) Hàng hoá nhập khẩu đặc thù khác.
1. Trị giá hải quan phục vụ mục đích thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là trị giá thống kê) được xác định theo nguyên tắc sau:
a) Đối với hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế, trị giá thống kê được xác định dựa trên trị giá tính thuế đã được xác định theo các nguyên tắc và phương pháp quy định tại Điều 4 Nghị định này;
b) Đối với hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế, xét miễn thuế hoặc không xác định được trị giá tính thuế theo quy định tại Điều 4 Nghị định này thì trị giá thống kê là trị giá do người khai hải quan khai báo theo nguyên tắc sau:
- Đối với hàng hoá nhập khẩu, trị giá thống kê là giá bán tại cửa khẩu nhập đầu tiên (giá CIF);
- Đối với hàng hoá xuất khẩu, trị giá thống kê là giá bán tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF).
2. Bộ Tài chính quy định cụ thể việc thu thập, xử lý, sử dụng và lưu trữ trị giá thống kê.
1. Trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu được kiểm tra, xác định trên cơ sở dữ liệu giá, các thông tin có sẵn.
2. Bộ Tài chính quy định cụ thể việc xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu giá và các thông tin có sẵn.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Governing scope and objects of application
1. This Decree provides for customs valuation for the purpose of calculating tax and making statistics on imported and exported goods.
2. Imported and exported goods are objects of application of this Decree.
3. Where the treaties to which Vietnam is a party contracting contain provisions different from those of this Decree, the provisions of such treaties shall apply.
Article 2.- Interpretation of terms
1. "Transaction value" means the total money amount actually paid or to be paid directly or indirectly by the buyer to the seller in order to buy imported goods, adjusted under the provisions of Article 13 of this Decree.
2. "Sale for export to Vietnam" means a commercial activity whereby goods are transferred from the seller to the buyer through Vietnamese border-gates or borders or from non-tariff zones into the domestic market, for the purpose of transferring the goods ownership from the seller to the buyer.
3. "The export date" used in the method of transaction value of identical imported goods and the method of transaction value of similar imported goods is the date when goods are loaded onto means of transport according to the bills of lading; for goods transported by land, the export date is the date of registration of the customs declaration.
4. "The first border-gate of importation" means the destination port stated in the bill of lading. For international transport by land, railway or river, the first border-gate of importation as the destination port indicated in the contract.
5. "Available information" means all information relating to the examination and determination of the dutiable value, supplied by customs declarants to customs offices or gathered by customs offices by the time of examination and determination of the dutiable value. Such information must be archived, analyzed and managed at customs offices.
6. "Identical imported goods" mean goods which are the same in all aspects, including physical characteristics, quality and reputation; turned out in the same country, by the same producer or by another producer authorized by the former, which are imported into Vietnam.
7. "Similar imported goods" mean goods which, though not alike in all aspects, have the same basic characteristics, same raw materials or materials; the same function, and are interchangeable in commercial transactions; turned out in the same country, by the same producer or by another producer authorized by the former, and are imported into Vietnam.
8. "In the condition as imported" referred to in the method of determining dutiable value on the basis of the deductible value means goods whose shapes, characteristics, properties and/or utilities are not altered or whose value is not increased or reduced under any impact after importation.
9. The buyer and the seller shall have special relationships when:
a/ They are employees or directors of one another’s enterprise;
b/ They are partnership members, contributing capital in legally recognized businesses;
c/ They are employer and employee;
d/ The seller has the power to control the buyer and vice versa;
e/ They are both controlled by a third party;
f/ They both control a third party.
A person having the power to control another person as defined at Points d, e and f, Clause 9 of this Article is the person who can directly or indirectly restrict or instruct the other person.
g/ They have the following family ties:
- Husband and wife;
- Parents and children recognized by law;
- Grandparents and their grandchildren who have blood ties;
- Aunts, uncles and nephews, nieces who have blood ties;
- Siblings;
- In-law brothers, sisters.
h/ A third person who owns, controls or holds 5% or more of the voting shares of both parties;
i/ Parties associated in business with one other in that a party is the sole agent, sole distributor or sole transferer of the other party, shall be considered having a special relationship if such relationship conforms with the provisions from Point a to Point h above.
Article 3.- The time for of customs valuation
The time of customs valuation is the date when the customs declarant registers the customs declaration of imported or exported goods.
Where the customs valuation is made by the customs office, the time of customs valuation shall be the date when the custom office conducts valuation according to the provisions of this Decree.
Article 4.- Principle and methods of customs valuation for tax calculation purpose
The customs value for the purpose of calculating tax on imported or exported goods (hereinafter called the dutiable value) shall be determined on the following principles and by the following methods:
1. For exported goods, the dutiable value is the sale price at the export border-gate (FOB price, DAF price), exclusive of insurance (I) and freight (F).
2. For imported goods, the dutiable value is the actual payable price up to the first border-gate of importation and determined by applying in a sequential order the dutiable value-determining methods specified in Articles 7 thru 12 of this Decree and stopping at the method by which the dutiable value can be determined.
Where customs declarants make written requests, the order of application of the dutiable value-determining methods specified in Article 10 and Article 11 can be interchanged.
3. The Finance Ministry shall base itself on the dutiable value-determining principles prescribed in Clause 2 of this Article to specify the examination and determination of the dutiable value of imported goods in the following cases:
a/ Imported goods have been exempt from tax and put to use in Vietnam but later permitted by competent state bodies for transfer or change of the previous tax exemption purpose;
b/ Imported goods are hired or borrowed goods;
c/ Imported goods are those brought overseas for repair or processing;
d/ Imported goods are warranty or sale promotion goods;
e/ Imported goods have no goods sale and purchase contracts, including:
- Goods sold, purchased or exchanged by border residents;
- Imported goods of passengers on entry, gifts, presents, moved assets in excess of duty-free limits;
- Imported goods of postal and express mail service-providing enterprises.
f/ Other peculiar imported goods.
Article 5.- Customs value for statistical purposes
1. Customs value for the purpose of making statistics on exported and import goods (hereinafter called statistical value) shall be determined on the following principles:
a/ For taxable goods, the statistical value shall be determined on the basis of the dutiable value already determined on the principles and by the methods specified in Article 4 of this Decree;
b/ For goods not liable to tax, not entitled to consideration of tax exemption, or for which the dutiable value cannot be determined under the provisions of Article 4 of this Decree, the statistical value shall be the value declared by customs declarants on the following principles:
- For imported goods, the statistical value shall be the sale price at the first border-gate of importation (CIF price);
- For exported goods, the statistical value shall be the sale price at the border-gate of exportation (FOB price, DAF price).
2. The Finance Ministry shall specify the collection, handling, use and archive of statistical values.
Article 6.- Price information, database
1. The dutiable value of imported goods shall be examined and determined on the basis of price database and available information.
2. The Finance Ministry shall specify the building, management and use of price database and available information.