Chương III Nghị định 152/2006/NĐ-CP: Quỹ bảo hiểm xã hội
Số hiệu: | 152/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/12/2006 | Ngày hiệu lực: | 15/01/2007 |
Ngày công báo: | 31/12/2006 | Số công báo: | Từ số 51 đến số 52 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quỹ ốm đau và thai sản do người sử dụng lao động đóng bằng 3% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
2. Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
3. Quỹ hưu trí và tử tuất được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động theo mức quy định tại Điều 42 Nghị định này;
b) Tiền đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 43 Nghị định này;
c) Kinh phí được Nhà nước chuyển từ ngân sách vào quỹ bảo hiểm xã hội để bảo đảm trả đủ lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995; đóng bảo hiểm xã hội cho thời gian làm việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đối với người lao động quy định tại khoản 4 Điều 139 Luật Bảo hiểm xã hội.
4. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.
5. Hỗ trợ của nhà nước.
6. Các nguồn thu hợp pháp khác.
1. Hàng tháng, người lao động quy định tại các khoản 1, 2, 3 và điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định này có mức đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất như sau:
a) Từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 12 năm 2009 mức đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội;
b) Từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 mức đóng bằng 6% mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội;
c) Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 mức đóng bằng 7% mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội;
d) Từ tháng 01 năm 2014 trở đi: mức đóng bằng 8% mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần.
3. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động quy định tại điểm a, điểm c khoản 4 Điều 2 Nghị định này được quy định như sau:
a) Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
- Từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 12 năm 2009 mức đóng bằng 16% mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
- Từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 mức đóng bằng 18% mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
- Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 mức đóng bằng 20% mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
- Từ tháng 01 năm 2014 trở đi mức đóng bằng 22% mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
b) Phương thức đóng được thực hiện hằng quý hoặc 6 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thu nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động và đăng ký phương thức đóng với tổ chức bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đóng qua cơ quan, tổ chức, đơn vị mà người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đóng trực tiếp với tổ chức bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức quy định tại Điều này hoặc truy nộp cho tổ chức bảo hiểm xã hội sau khi về nước.
1. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của những người lao động quy định tại các khoản 1, 2, 3 và điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định này như sau:
a) Mức đóng vào quỹ ốm đau và thai sản bằng 3%; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để chi trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại mục 1 và mục 2 Chương II Nghị định này. Hằng quý, người sử dụng lao động có trách nhiệm quyết toán với tổ chức bảo hiểm xã hội theo quy định, cụ thể như sau:
- Trường hợp số tiền được quyết toán nhỏ hơn số tiền đã được giữ lại, thì số chênh lệch dư phải trả lại quỹ bảo hiểm xã hội vào tháng đầu quý sau.
- Trường hợp số tiền được quyết toán lớn hơn số tiền đã được giữ lại, thì tổ chức bảo hiểm xã hội cấp bù số chênh lệch thiếu vào tháng đầu quý sau.
b) Mức đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bằng 1%;
c) Mức đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất như sau:
- Từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 12 năm 2009 mức đóng bằng 11%;
- Từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 mức đóng bằng 12%;
- Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 mức đóng bằng 13%;
- Từ tháng 01 năm 2014 trở đi mức đóng bằng 14%.
2. Hàng tháng, người sử dụng lao động đóng theo mức đóng quy định tại khoản 1 Điều này và trích từ tiền lương, tiền công tháng của người lao động theo mức đóng quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
3. Người sử dụng lao động thuộc các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương, tiền công theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này. Phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc 6 tháng một lần trên cơ sở người sử dụng lao động đăng ký với tổ chức bảo hiểm xã hội.
1. Các trường hợp được tạm dừng đóng:
a) Gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh;
b) Gặp khó khăn do thiên tai, mất mùa.
2. Điều kiện:
a) Người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, được tạm dừng đóng khi có một trong các điều kiện sau:
- Không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên;
- Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).
b) Thời gian tạm dừng đóng theo tháng và không quá 12 tháng.
3. Thẩm quyền quyết định việc tạm dừng đóng:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm dừng đóng đối với các tổ chức kinh tế do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo đề nghị của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;
b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định tạm dừng đóng đối với người sử dụng lao động do các bộ, ngành, cơ quan trung ương quản lý theo đề nghị của các Bộ, ngành, cơ quan trung ương;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội cấp tỉnh quyết định tạm dừng đóng đối với người sử dụng lao động thuộc địa phương quản lý.
4. Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, người sử dụng lao động vẫn đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp. Người lao động được hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định và được giải quyết hưởng chế độ hưu trí khi đủ điều kiện.
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng.
2. Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động .
3. Trường hợp mức tiền lương, tiền công tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 tháng mức lương tối thiểu chung.
1. Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại Chương II Nghị định này, cụ thể như sau:
a) Quỹ ốm đau và thai sản trả chế độ ốm đau quy định tại Mục 1 và chế độ thai sản quy định tại mục 2 Chương II Nghị định này;
b) Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại mục 3 Chương II Nghị định này;
c) Quỹ hưu trí và tử tuất trả chế độ hưu trí quy định tại mục 4 và chế độ tử tuất quy định tại mục 5 Chương II Nghị định này.
2. Đóng bảo hiểm y tế từ các quỹ thành phần sau:
a) Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
b) Quỹ hưu trí và tử tuất đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu.
3. Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi khen thưởng người sử dụng lao động thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
4. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội.
5. Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định.
1. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng năm được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.
2. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng mức chi phí quản lý của cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm các khoản sau đây:
a) Chi thường xuyên;
b) Chi không thường xuyên, gồm:
- Chi làm Sổ bảo hiểm xã hội, giấy tờ, biểu mẫu, chi phục vụ công tác thu, chi;
- Chi sửa chữa lớn, mua sắm tài sản cố định, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
1. Hằng năm, ngân sách nhà nước cấp đủ, kịp thời cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam khoản kinh phí để thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, bao gồm các khoản:
a) Lương hưu;
b) Trợ cấp mất sức lao động;
c) Trợ cấp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; người phục vụ người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trang cấp dụng cụ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Trợ cấp công nhân cao su;
đ) Tiền tuất và mai táng phí;
e) Đóng bảo hiểm y tế theo chế độ;
g) Lệ phí chi trả;
h) Các khoản chi khác (nếu có).
2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện đầy đủ các quy định về việc lập dự toán, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội từ tiền tạm thời nhàn rỗi. Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết.
2. Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định việc đầu tư theo các hình thức sau đây:
a) Mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước, của Ngân hàng Thương mại của Nhà nước;
b) Cho Ngân hàng Thương mại của Nhà nước vay;
c) Đầu tư vào các công trình kinh tế trọng điểm quốc gia;
d) Đầu tư vào một số dự án có nhu cầu lớn về vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Section 1. SOURCES OF FORMATION OF FUNDS
Article 41.- Sources for formation of the funds and component funds under Article 88 and Article 89 of the Law on Social Insurance are specified as follows:
1. The sickness and maternity fund is formed from contributions from employers which are equivalent to 3% of the funds of laborers' salaries and remuneration on which social insurance premiums are based.
2. The labor accident and occupational disease fund is formed from contributions from employers which are equivalent to 1% of the funds of laborers' salaries and remuneration on which social insurance premiums are based.
3. The retirement and survivorship allowance fund is formed from the following sources:
a/ Social insurance premiums paid by laborers at levels specified in Article 43 of this Decree;
b/ Premiums paid by employers under Article 43 of this Decree;
c/ Funds transferred by the State from its budget to the social insurance fund to ensure full payment of retirement pensions and social insurance allowances to persons who enjoy retirement pensions and social insurance allowances before January 1, 1995; and payment of social insurance premiums for the working period before January 1, 1995, for laborers specified in Clause 4, Article 139 of the Law on Social Insurance.
4. Profits from activities of investment from the fund.
5. The State's supports.
6. Other lawful sources of revenues.
Section 2. LEVELS AND MODES OF PAYMENT
Article 42.- Levels and modes of payment by laborers under Article 91 of the Law on Social Insurance are specified as follows:
1. Monthly, laborers specified in Clauses 1, 2, 3 and at Point b, Clause 4, Article 2 of this Decree shall pay social insurance premiums into the retirement and survivorship allowance fund as follows:
a/ From January 2007 to December 2009, they shall pay social insurance premiums equivalent to 5% of the salaries or remuneration on which social insurance premiums are based;
b/ From January 2010 to December 2011, they shall pay social insurance premiums equivalent to 6% of the salaries or remuneration on which social insurance premiums are based;
c/ From January 2012 to December 2013, they shall pay social insurance premiums equivalent to 7% of the salaries or remuneration on which social insurance premiums are based;
d/ From January 2014 on, they shall pay social insurance premiums equivalent to 8% of the salaries or remuneration on which social insurance premiums are based.
2. Laborers enjoying salaries or remuneration according to production or business cycles in agricultural, forestry, fishery or salt-making enterprises shall pay monthly social insurance premium at the level specified in Clause 1 of this Article.
Payment shall be made on a monthly, quarterly or biannual basis.
3. The levels and modes of payment by laborers specified at Point a, Point c, Clause 4, Article 2 of this Decree are specified as follows:
a/ Levels of monthly payment into the retirement and survivorship allowance fund:
- From January 2007 to December 2009, laborers shall pay social insurance premiums equivalent to 16% of the salaries or remuneration they receive before going to work abroad on which social insurance premiums are based;
- From January 2010 to December 2011, laborers shall pay social insurance premiums equivalent to 18% of the salaries or remuneration they receive before going to work abroad on which social insurance premiums are based;
- From January 2012 to December 2013, laborers shall pay social insurance premiums equivalent to 20% of the salaries or remuneration they receive before going abroad on which social insurance premiums are based;
- From January 2014 on, they shall pay social insurance premiums equivalent to 22% of the salaries or remuneration they receive before going to work abroad on which social insurance premiums are based.
b/ Payment shall be made on a quarterly, biannual or annual basis or in a lump sum based on the term indicated in the contracts on sending laborers to work abroad. Enterprises and non-business organizations that send laborers to work abroad shall collect and pay social insurance premiums for these laborers and register the mode of payment with the social insurance organizations or laborers shall pay social insurance premiums through agencies, organizations or units where they participate in social insurance or directly to the social insurance organization of the place where they reside before going to work abroad.
When laborers have their contracts extended or renewed right in the host country, they shall pay social insurance premiums by the modes specified in this Article or pay them to the social insurance organization after returning home.
Article 43.- Levels and modes of payment by employers under Clause 1 and Clause 3, Article 92 of the Law on Social Insurance are specified as follows:
1. Monthly, employers shall make payments calculated on the funds of monthly salaries and remuneration on which social insurance premiums are based and which are paid to laborers specified in Clauses 1, 2 and 3 and at Point b, Clause 4, Article 2 of this Decree as follows:
a/ Three per cent into the sickness and maternity fund, of which 2% shall be withheld by employers to pay in time to laborers entitled to the regime specified in Section 1 and Section 2, Chapter II of this Decree. Employer shall finalize this amount on a quarterly basis with social insurance organizations, specifically as follows:
- If the finalized amount is smaller than the withheld amount, the balance shall be refunded to the social insurance fund in the first months of the subsequent quarter.
- If the finalized amount is larger than the withheld amount, the social insurance organization shall grant an amount to offset the deficit in the first month of the subsequent quarter.
b/ One per cent into the labor accident and occupational disease fund;
c/ Payments into the retirement and survivorship allowance fund are as follows:
- From January 2007 to December 2009: 11%;
- From January 2010 to December 2011: 12%;
- From January 2012 to December 2013: 13%;
- From January 2014 on: 14%.
2. Monthly, employers shall make payments calculated under Clause 1 of this Article and make deductions from monthly salaries and remuneration of their laborers at the levels specified in Clause 1, Article 42 of this Decree before remitting them at a time into social insurance funds.
3. Employers of agricultural, forestry, fishery or salt-making enterprises who pay salaries and remuneration according to production or business cycles shall make monthly payments at the levels specified in Clause 1 of this Article. Payments shall be made on a monthly, quarterly or biannual basis as registered by employers with social insurance funds.
Article 44.- Temporary cessation of payment into the retirement and survivorship allowance fund under Article 93 of the Law on Social Insurance is specified as follows:
1. Cases entitled to temporary cessation of payment:
a/ Meeting with difficulties and having to temporarily stop production or business;
b/ Meeting with difficulties due to natural disasters or crop failure.
2. Conditions:
a/ Employers falling into one of the cases specified in Clause 1 of this Article are entitled to temporary cessation of payment if meeting one of the following conditions:
- Being unable to arrange jobs for laborers of whom insured laborers, who must temporarily cease working account for at least 50% of the total number of currently employed laborers before the temporary cessation of production and business;
- Suffering from damage caused by natural calamity, fire, epidemic or crop failure, which is worth more than 50% of total assets (excluding the value of land).
b/ Payment can be temporarily ceased on a monthly basis for no more than twelve months.
3. Competence to decide on temporary cessation of payment:
a/ The Prime Minister decides, at the proposal of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, on temporary cessation of payment for economic organizations established by the Prime Minister;
b/ The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs decides on temporary cessation of payment for employers managed by ministries, branches or central agencies at the proposal of these ministries, branches or central agencies.
c/ Provincial-level state management agencies in charge of social insurance decide on temporary cessation of payment for employers managed by local administrations.
4. During the period of temporary cessation of payment into the retirement and survivorship allowance fund, employers shall still make payments into the sickness and maternity fund and the labor accident and occupational disease fund. Laborers are entitled to sickness, maternity, labor accident and occupational disease regimes according to regulations and may, when meeting all conditions, retire under the retirement regime.
Article 45.- Monthly salaries and remuneration on which compulsory social insurance premiums are based are specified as follows:
1. For laborers subject to the salary regime set by the State, their monthly salaries on which social insurance premiums are based are their rank- or grade-based salaries and position allowances, extra-seniority allowances or professional seniority allowances (if any).
These salaries shall be calculated on the basis of the common minimum salary applicable at the time of payment.
2. For laborers paying social insurance premiums according to the salary regime decided by their employers, their monthly salaries on which social insurance premiums are based are the salaries or remuneration stated in their labor contracts.
3. When the monthly salaries or remunerations specified in Clauses 1 and 2 of this Article are higher than 20 months' common minimum salary, the monthly salary or remuneration on which social insurance premiums are based is equivalent to 20 months' common minimum salary level.
Section 3. USE AND MANAGEMENT OF SOCIAL INSURANCE FUNDS
Article 46.- Use of compulsory social insurance funds under Article 90 of the Law on Social Insurance is specified as follows:
1. Payment of social insurance indemnities to laborers under the provisions in Chapter II of this Decree, specifically as follows:
a/ The sickness and maternity fund shall pay indemnities under the sickness regime according to the provisions of Section 1 and under the maternity regime according to the provisions of Section 2, Chapter II of this Decree;
b/ The labor accident and professional disease fund shall pay indemnities under the labor accident and sickness regime according to the provisions of Section 3, Chapter II of this Decree;
c/ The retirement and survivorship allowance fund shall pay indemnities under the retirement regime according to the provisions of Section 4 and under the survivorship allowance regime according to the provisions of Section 5, Chapter II of this Decree.
2. Payment of health insurance premiums from component funds, specifically as follows:
a/ The labor accident and occupational disease fund shall pay social insurance premiums for persons who take leave and enjoy monthly labor accident or occupational disease allowances;
b/ The retirement and survivorship allowance fund shall pay health insurance premiums for pensioners.
3. The labor accident and occupational disease fund shall pay rewards to employers who properly perform labor protection and prevention of labor accidents and occupational diseases.
4. Expenses for social insurance management.
5. Investment to preserve and develop the fund according to regulations.
Article 47.- Management costs under Article 95 of the Law on Social Insurance are specified as follows:
1. Annual compulsory social insurance management costs shall be deducted from the profits from activities of investment from the funds.
2. Compulsory social insurance management costs shall be equivalent to management costs of state administrative agencies, covering the following items:
a/ Regular expenses;
b/ Irregular expenses, including:
- Expenses for making social insurance books, papers and forms and for collection and spending work;
- Expenses for overhaul and procurement of fixed assets, scientific research and professional training.
1. Annually, the state budget shall grant to Vietnam Social Insurance sufficient and timely funds for implementing social insurance and health insurance policies and regimes to the subjects enjoying retirement pensions and social insurance allowances before January 1, 1995, including the following items:
a/ Retirement pensions;
b/ Working capacity loss allowances;
c/ Allowances for persons suffering labor accidents or occupational diseases; caretakers of persons suffering labor accidents or occupational diseases; equipment and tools for persons suffering labor accidents and occupational diseases;
d/ Allowances for rubber workers;
e/ Survivorship allowances and funeral costs;
f/ Health insurance premiums according to regulations;
g/ Payment fees;
h/ Other expenses (if any).
2. Vietnam Social Insurance shall fully implement the provisions of the State Budget Law on elaboration of estimates, allocation of estimates and finalization of funds.
Article 49.- Activities of investment from the social insurance fund are specified as follows:
1. Vietnam Social Insurance shall take measures to preserve and develop the social insurance fund from temporarily idle money. Activities of investment from the social insurance fund must ensure safety, efficiency and recoverability when necessary.
2. The Board of Management of Vietnam Social Insurance shall decide on investment in the following forms:
a/ Purchase of debentures, bonds and bills of the State and state-owned commercial banks;
b/ Provision of loans to state-owned commercial banks;
c/ Investment in key national economic projects;
d/ Investment in Prime Minister-decided projects with great capital demands.
Article 50.- Financial activities of the social insurance fund shall be subject to the supervision and inspection by state management agencies in charge of finance and the audit by the state audit agency.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực