Chương V Nghị định 151/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản công: Quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân
Số hiệu: | 151/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 26/12/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 15/01/2018 | Số công báo: | Từ số 41 đến số 42 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Khoán kinh phí sử dụng nhà ở và xe công vụ
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được ban hành ngày 26/12/2017. Theo đó:
- Đối với việc khoán kinh phí sử dụng nhà ở công vụ được áp dụng với đối tượng có tiêu chuẩn sử dụng nhà ở công vụ mà Nhà nước không có nhà ở công vụ để bố trí.
- Mức khoán được xác định trên cơ sở giá thuê nhà ở phổ biến tại nơi người nhận khoán đến công tác phù hợp với loại và diện tích nhà ở theo tiêu chuẩn, định mức áp dụng với người nhận khoán.
- Với xe ô tô, đối tượng, phương pháp xác định mức khoán kinh phí thực hiện theo Nghị định của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô.
Đồng thời, kinh phí khoán khi sử dụng 2 tài sản trên đều được thanh toán cho người nhận khoán cùng với việc chi trả tiền lương hằng tháng.
Riêng trường hợp sử dụng xe công vụ đi công tác kinh phí khoán sẽ được thanh toán cùng thanh toán công tác phí.
Nghị định 151/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc thu hồi tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân được thực hiện trong trường hợp đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản không còn nhu cầu sử dụng hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi chức năng, nhiệm vụ, tổ chức biên chế.
2. Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định thu hồi đối với tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng gắn liền với đất (bao gồm cả quyền sử dụng đất);
b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thu hồi đối với tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này.
3. Trình tự, thủ tục thu hồi tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng:
a) Khi đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng có thay đổi về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức biên chế, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này quyết định thu hồi các tài sản không còn nhu cầu sử dụng hoặc giảm nhu cầu sử dụng;
b) Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Quản lý sử dụng tài sản công tổ chức thực hiện quyết định thu hồi; trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an giao cho đơn vị chức năng thuộc phạm vi quản lý tổ chức thực hiện quyết định thu hồi tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân thuộc phạm vi quản lý;
c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi tài sản, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện quyết định thu hồi tài sản quy định tại điểm b khoản này chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện thu hồi tài sản, bảo quản tài sản thu hồi, lập phương án xử lý (giao cho đơn vị khác quản lý, điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy), trình cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 59, khoản 2 Điều 60, khoản 2 Điều 61, khoản 2 Điều 62 Nghị định này xem xét, quyết định theo quy định;
d) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc bàn giao tài sản thu hồi cho cơ quan, đơn vị tiếp nhận tài sản, đơn vị có tài sản thu hồi có trách nhiệm ghi giảm tài sản theo quy định.
1. Các trường hợp điều chuyển, phạm vi điều chuyển, thanh toán giá trị tài sản điều chuyển đối với tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng được thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chuyển tài sản đặc biệt giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Công an; từ đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sang cơ quan, tổ chức, đơn vị không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và ngược lại theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan;
b) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định điều chuyển tài sản chuyên dùng giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Công an; từ đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sang cơ quan, tổ chức, đơn vị không thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và ngược lại theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan;
c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
3. Trình tự, thủ tục điều chuyển tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định này. Việc điều chuyển tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng chỉ được thực hiện sau khi tài sản đó được loại ra khỏi biên chế tài sản của đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
1. Việc bán tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng được thực hiện theo quy định tại Điều 43, Điều 65 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Việc bán tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng chỉ được thực hiện sau khi làm thủ tục loại khỏi biên chế tài sản của đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân; trường hợp tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng gắn liền với đất trước khi bán phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định bán tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân thuộc phạm vi quản lý.
3. Trình tự, thủ tục bán tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng thực hiện theo quy định tại các Điều 23, 24, 26 và 27 Nghị định này.
4. Việc xử lý tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng trong trường hợp đấu giá không thành thực hiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.
1. Việc thanh lý tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng được áp dụng trong các trường hợp theo quy định tại Điều 45 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Việc thanh lý tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng chỉ được thực hiện sau khi làm thủ tục loại khỏi biên chế tài sản của đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân thuộc phạm vi quản lý.
3. Hình thức thanh lý:
a) Hình thức thanh lý tài sản là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đặc biệt được thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Phế liệu thu hồi từ việc thanh lý tài sản là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đặc biệt được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
b) Bán vật liệu, vật tư thu hồi trong quá trình phá dỡ, hủy bỏ tài sản là công trình chiến đấu, công trình nghiệp vụ an ninh;
c) Các tài sản đặc biệt khác, sau khi đã tháo gỡ những bộ phận, phụ tùng còn sử dụng được phục vụ công tác bảo đảm kỹ thuật, phần còn lại được làm biến dạng để bán dưới dạng phế liệu;
d) Tài sản chuyên dùng được thanh lý theo hình thức quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
4. Trình tự, thủ tục thanh lý tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng thực hiện theo quy định tại các Điều 29, 30 và 31 Nghị định này.
1. Việc tiêu hủy tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Bom, mìn, đạn, thuốc nổ, liều phóng, chất chảy, chất độc hóa học, thiết bị mang chất phóng xạ trong trường hợp để bảo đảm an toàn;
b) Thiết bị tin học và các phương tiện có lưu trữ thông tin bí mật quốc gia;
c) Các tài sản không còn giá trị sử dụng hoặc buộc phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân thuộc phạm vi quản lý. Nội dung quyết định tiêu hủy tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định này.
Trong trường hợp khẩn cấp cần phải tiêu hủy ngay để đảm bảo an toàn, đơn vị có tài sản báo cáo ngay về cơ quan chức năng đề nghị thời hạn phải tiêu hủy và thực hiện tiêu hủy, sau khi hoàn thành việc tiêu hủy báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc tiêu hủy tài sản, đơn vị có tài sản tiêu hủy có trách nhiệm ghi giảm tài sản theo quy định.
4. Kinh phí tiêu hủy tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân do ngân sách nhà nước bảo đảm.
1. Việc xử lý tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại được thực hiện theo quy định tại Điều 46 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Thẩm quyền quyết định, trình tự, thủ tục xử lý tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại được thực hiện theo quy định tại Điều 34, Điều 35 Nghị định này,
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định hình thức, thời gian, nội dung, trách nhiệm công khai việc quản lý, sử dụng tài sản đặc biệt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, bảo đảm bí mật nhà nước theo quy định.
2. Việc công khai tài sản chuyên dùng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương XIV Nghị định này.
1. Toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản công tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do cơ quan sau đây làm chủ tài khoản:
a) Cục Tài chính - Bộ Quốc phòng, Cục Tài chính - Bộ Công an làm chủ tài khoản quản lý số tiền thu được từ xử lý tài sản công quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 64 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các trường hợp cần thiết khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an;
b) Sở Tài chính làm chủ tài khoản quản lý số tiền thu được từ xử lý tài sản công không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này của đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân đóng trên địa bàn.
2. Việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản công sau khi nộp vào tài khoản tạm giữ được thực hiện theo quy định tại Điều 36 Nghị định này.
3. Việc quản lý, sử dụng tiền thu được từ xử lý tài sản công là nhà, đất tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân khi thực hiện sắp xếp lại được thực hiện theo quy định của Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.
Các nội dung về hình thành, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân không được quy định tại các Điều từ 58 đến 65 Nghị định này được áp dụng quy định có liên quan tại Mục 3 Chương II, Điều 65 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và quy định tại Chương II Nghị định này; đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì được áp dụng quy định có liên quan tại Mục 4 Chương II, Điều 65 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và quy định tại Chương III Nghị định này.