Chương VI Luật bảo vệ môi trường 2020: Quản lý chất thải và kiểm soát các chất ô nhiễm khác
Số hiệu: | 151/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 11/11/2016 | Ngày hiệu lực: | 30/12/2016 |
Ngày công báo: | 08/03/2016 | Số công báo: | Từ số 177 đến số 178 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Lao động - Tiền lương, Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 151/2016/NĐ-CP quy định chi tiết chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu, phục viên, hy sinh, từ trần; quy định thời gian, tiền lương để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần; chế độ bảo hiểm y tế đối với thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng phục vụ trong Quân đội.
1. Tiền lương và thời gian công tác để tính hưởng chế độ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
2. Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng nghỉ hưu
3. Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong Quân đội hy sinh, từ trần
4. Chế độ bảo hiểm y tế đối với thân nhân của công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong Quân đội
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Yêu cầu chung về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại và chất thải rắn công nghiệp thông thường được quy định như sau:
a) Chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy;
b) Chủ nguồn thải chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp để xử lý;
c) Chủ nguồn thải chất thải công nghiệp phải kiểm soát có trách nhiệm phân định chất thải là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường thông qua hoạt động lấy, phân tích mẫu do cơ sở có chức năng, đủ năng lực thực hiện theo quy định của pháp luật. Chất thải công nghiệp sau khi phân định phải được quản lý theo quy định của pháp luật;
d) Chất thải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quản lý như sản phẩm, hàng hóa và được phép sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất;
đ) Tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý có trách nhiệm vận chuyển chất thải đến cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân vận chuyển khác để vận chuyển đến cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp;
e) Việc quản lý chất thải phóng xạ được thực hiện theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử.
2. Yêu cầu chung về quản lý nước thải được quy định như sau:
a) Nước thải phải được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận;
b) Nước thải được khuyến khích tái sử dụng khi đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và mục đích sử dụng nước;
c) Nước thải có chứa thông số môi trường nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại;
d) Việc xả nước thải sau xử lý ra môi trường phải được quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận.
3. Khí thải phải được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
4. Tổ chức, cá nhân có phát sinh chất thải có trách nhiệm áp dụng giải pháp tiết kiệm tài nguyên, năng lượng; sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu thân thiện môi trường, năng lượng tái tạo; áp dụng công nghệ, chương trình sản xuất sạch hơn, kiểm soát môi trường và các biện pháp khác để giảm thiểu phát sinh chất thải; cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia khi chuyển giao chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý cho cơ sở có giấy phép môi trường phù hợp.
5. Nhà nước có chính sách xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng từ quá trình xử lý chất thải; áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất nhằm giảm thiểu, kiểm soát chất thải thứ cấp phát sinh, hạn chế tối đa lượng chất thải rắn phải chôn lấp; khuyến khích đồng xử lý chất thải, sử dụng chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu thay thế.
6. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường; yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại.
7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý chất thải trên địa bàn; ban hành quy định về quản lý chất thải và thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải theo quy định của pháp luật.
8. Chính phủ quy định chi tiết về phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải.
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hạn chế sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thải bỏ chất thải là sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học theo quy định; không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch, sông và đại dương.
2. Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động du lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và tài nguyên khoáng sản biển, nuôi trồng và khai thác thủy sản phải được thu gom, lưu giữ và chuyển giao cho cơ sở có chức năng tái chế và xử lý.
3. Các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm thay thế sản phẩm nhựa sử dụng một lần và sản phẩm thay thế bao bì nhựa khó phân hủy sinh học được chứng nhận thì được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
4. Chất thải nhựa phải được thu gom, phân loại để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý theo quy định của pháp luật. Chất thải nhựa không thể tái chế phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng xử lý theo quy định. Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động kinh tế trên biển phải được thu gom để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý và không được xả thải xuống biển.
5. Nhà nước khuyến khích việc tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa phục vụ hoạt động sản xuất hàng hóa, vật liệu xây dựng, công trình giao thông; khuyến khích nghiên cứu, phát triển hệ thống thu gom và xử lý rác thải nhựa trôi nổi trên biển và đại dương; có chính sách thúc đẩy tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thu gom, xử lý chất thải nhựa trên địa bàn; tuyên truyền, vận động việc hạn chế sử dụng bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm nhựa sử dụng một lần; tuyên truyền về tác hại của việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển, rác thải nhựa đối với hệ sinh thái.
7. Chính phủ quy định lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa.
1. Kiểm toán môi trường là việc xem xét, đánh giá có hệ thống, toàn diện hiệu quả quản lý môi trường, kiểm soát ô nhiễm của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
2. Nội dung chính của kiểm toán môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bao gồm:
a) Việc sử dụng năng lượng, hóa chất, nguyên liệu, phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
b) Kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải.
3. Khuyến khích cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tự thực hiện kiểm toán môi trường.
4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật hoạt động tự kiểm toán môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
1. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau:
a) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;
b) Chất thải thực phẩm;
c) Chất thải rắn sinh hoạt khác.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân loại cụ thể chất thải rắn sinh hoạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có chính sách khuyến khích việc phân loại riêng chất thải nguy hại trong chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân.
3. Hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phải chứa, đựng chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định tại khoản 1 Điều này vào các bao bì để chuyển giao như sau:
a) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
b) Chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.
4. Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện quản lý như sau:
a) Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi;
b) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
c) Chất thải thực phẩm không thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
d) Chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
5. Khuyến khích hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt thực hiện phân loại, lưu giữ và chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Việc phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải cồng kềnh được thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
7. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội các cấp vận động cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có trách nhiệm giám sát việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
1. Điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải có các khu vực khác nhau để lưu giữ các loại chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại, bảo đảm không để lẫn các loại chất thải đã được phân loại với nhau.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bố trí mặt bằng điểm tập kết, trạm trung chuyển đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Ủy ban nhân dân các cấp lựa chọn cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu thì thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao bì của chất thải rắn sinh hoạt khác theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 75 của Luật này.
3. Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư, đại diện khu dân cư trong việc xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt và công bố rộng rãi.
4. Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải sử dụng thiết bị, phương tiện được thiết kế phù hợp đối với từng loại chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; việc vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải thực hiện theo tuyến đường, thời gian theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chuyển chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại đến điểm tập kết theo quy định hoặc chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
6. Chủ dự án đầu tư, chủ sở hữu, ban quản lý khu đô thị mới, chung cư cao tầng, tòa nhà văn phòng phải bố trí thiết bị, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với các loại chất thải theo quy định tại khoản 1 Điều 75 của Luật này; tổ chức thu gom chất thải từ hộ gia đình, cá nhân và chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
7. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; xử lý hành vi vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo thẩm quyền; xem xét, giải quyết kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
b) Chủ trì, phối hợp với cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở để xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt;
c) Hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho cơ sở thu gom, vận chuyển hoặc đến điểm tập kết đúng quy định; hướng dẫn cộng đồng dân cư giám sát và công khai trường hợp không tuân thủ quy định về phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt.
1. Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; khuyến khích đồng xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
2. Ủy ban nhân dân các cấp lựa chọn cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu thì thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
3. Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật này. Không khuyến khích đầu tư cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt chỉ có phạm vi phục vụ trên địa bàn một đơn vị hành chính cấp xã.
4. Chất thải rắn sinh hoạt phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Chính phủ quy định lộ trình hạn chế xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ chôn lấp trực tiếp.
5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và nông thôn.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quy hoạch, bố trí quỹ đất cho khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thực hiện việc giao đất kịp thời để triển khai xây dựng và vận hành khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; bố trí kinh phí cho việc đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hệ thống các công trình, biện pháp, thiết bị công cộng phục vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.
1. Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được tính toán theo căn cứ sau đây:
a) Phù hợp với quy định của pháp luật về giá;
b) Dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại;
c) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại riêng thì không phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý.
2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân không phân loại hoặc phân loại không đúng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 75 của Luật này thì phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý như đối với chất thải rắn sinh hoạt khác.
3. Cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải từ hoạt động sinh hoạt, văn phòng có khối lượng nhỏ theo quy định của Chính phủ được lựa chọn hình thức quản lý chất thải rắn sinh hoạt như hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điều 75 của Luật này hoặc quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải từ hoạt động sinh hoạt, văn phòng có khối lượng lớn theo quy định của Chính phủ phải chuyển giao cho cơ sở tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải có chức năng phù hợp hoặc chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển có phương tiện, thiết bị phù hợp để vận chuyển đến cơ sở tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải rắn có chức năng phù hợp.
5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; quy định định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn; quy định giá cụ thể đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; quy định cụ thể hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại.
7. Quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 1 Điều 75 của Luật này phải được thực hiện chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2024.
1. Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi đóng bãi và bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt không hợp vệ sinh phải được xử lý ô nhiễm, cải tạo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
2. Chủ dự án đầu tư hoặc cơ sở quản lý bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm sau đây:
a) Ngay sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt phải tiến hành cải tạo cảnh quan khu vực đồng thời có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường;
b) Tổ chức quan trắc, theo dõi diễn biến môi trường tại bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt kể từ ngày kết thúc việc đóng bãi chôn lấp và báo cáo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh theo quy định;
c) Hoàn thành việc xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường, lập hồ sơ và bàn giao mặt bằng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi kết thúc hoạt động.
3. Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xử lý, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.
4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí nguồn lực, kinh phí cho việc xử lý, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt do Nhà nước quản lý và bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tự phát trên địa bàn.
1. Chất thải rắn công nghiệp thông thường được phân loại thành các nhóm sau đây:
a) Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường được tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất;
b) Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng;
c) Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý.
2. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm phân loại tại nguồn theo quy định tại khoản 1 Điều này; lưu giữ bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường. Chất thải rắn công nghiệp thông thường không được phân loại phải được quản lý như chất thải quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
3. Chất thải rắn công nghiệp thông thường có lẫn chất thải nguy hại không thực hiện việc phân loại hoặc không thể phân loại được thì được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.
4. Chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được lưu giữ riêng theo loại đã được phân loại; không để lẫn chất thải nguy hại với chất thải rắn công nghiệp thông thường; không làm phát tán bụi, rò rỉ nước thải ra môi trường; lưu giữ bằng các thiết bị, dụng cụ, khu vực lưu giữ phù hợp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Việc vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng yêu cầu sau đây:
a) Chất thải phải được chứa, đựng trong các thiết bị, dụng cụ bảo đảm không rơi vãi, rò rỉ, phát tán ra môi trường trong quá trình vận chuyển, trừ trường hợp chất thải đặc thù có khối lượng lớn phải chứa, đựng trực tiếp bằng các thiết bị, thùng chứa của phương tiện vận chuyển;
b) Chất thải phải được vận chuyển theo loại sau khi đã được phân loại theo quy định;
c) Phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý phải có thiết bị định vị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, hoạt động theo tuyến đường và thời gian quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường hoặc chuyển giao cho các đối tượng sau đây:
a) Cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng hoặc san lấp mặt bằng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật;
b) Cơ sở sản xuất có chức năng đồng xử lý chất thải phù hợp;
c) Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có chức năng phù hợp;
d) Cơ sở vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đã có hợp đồng chuyển giao với đối tượng quy định tại các điểm a, b hoặc c khoản này.
2. Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật này.
3. Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo đảm các hệ thống, phương tiện, thiết bị, lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường bao gồm sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định;
b) Trường hợp có phát sinh chất thải nguy hại từ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường thì phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định;
c) Báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình phát sinh, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) Sử dụng biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý đối với mỗi lần nhận chuyển giao; lập nhật ký vận hành các hệ thống, phương tiện, thiết bị xử lý bao gồm sơ chế, tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường; sổ theo dõi số lượng các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ chất thải rắn công nghiệp thông thường (nếu có).
4. Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý được tự tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Thực hiện bằng công nghệ, công trình bảo vệ môi trường, thiết bị sản xuất sẵn có trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường và phải bảo đảm đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định;
b) Phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường;
c) Không đầu tư mới lò đốt và bãi chôn lấp để xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, trừ trường hợp phù hợp với nội dung quản lý chất thải rắn trong các quy hoạch có liên quan.
1. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm sau đây:
a) Khai báo khối lượng, loại chất thải nguy hại trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường hoặc nội dung đăng ký môi trường;
b) Thực hiện phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ riêng và không để lẫn với chất thải không nguy hại, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường;
c) Tự tái sử dụng, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng theo quy định của pháp luật hoặc chuyển giao chất thải nguy hại cho cơ sở có giấy phép môi trường phù hợp để xử lý.
2. Việc lưu giữ chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phải được lưu giữ riêng theo loại đã được phân loại;
b) Không để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường;
c) Không làm phát tán bụi, rò rỉ chất thải lỏng ra môi trường;
d) Chỉ được lưu giữ trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật.
3. Chất thải nguy hại khi vận chuyển phải được lưu chứa và vận chuyển bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng phù hợp đến cơ sở xử lý chất thải. Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải lắp đặt thiết bị định vị; hoạt động theo tuyến đường và thời gian theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Đối tượng được phép vận chuyển chất thải nguy hại bao gồm:
a) Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có phương tiện, thiết bị phù hợp đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Cơ sở được cấp giấy phép môi trường có chức năng xử lý chất thải nguy hại phù hợp với loại chất thải cần vận chuyển.
5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật và biểu mẫu khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại; hướng dẫn kỹ thuật về phương tiện, thiết bị lưu chứa, vận chuyển, phòng ngừa, ứng phó sự cố trong quá trình vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại; hướng dẫn đăng ký, vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại theo Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng.
1. Chất thải nguy hại phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp và đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; khuyến khích việc đầu tư cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại quy mô cấp vùng; khuyến khích đồng xử lý chất thải nguy hại.
3. Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia hoặc quy hoạch có nội dung về xử lý chất thải nguy hại, trừ trường hợp cơ sở đồng xử lý chất thải nguy hại;
b) Bảo đảm khoảng cách an toàn về môi trường theo quy định;
c) Công nghệ xử lý chất thải nguy hại phải được thẩm định, có ý kiến theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất, công nghệ xử lý kết hợp với thu hồi năng lượng;
d) Có giấy phép môi trường;
đ) Có nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp;
e) Có quy trình vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng phù hợp;
g) Có kế hoạch quản lý môi trường gồm nội dung kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải; an toàn lao động, vệ sinh lao động; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; đào tạo, tập huấn định kỳ hằng năm; chương trình giám sát môi trường; đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại; phương án xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường sau khi kết thúc hoạt động;
h) Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật này trong trường hợp có hoạt động chôn lấp chất thải.
4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải nguy hại; hướng dẫn thực hiện điểm g khoản 3 Điều này.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện quy hoạch có nội dung về xử lý chất thải nguy hại; không hạn chế việc thu gom chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn đơn vị hành chính cấp tỉnh khác về xử lý tại cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn.
1. Đáp ứng đầy đủ yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 84 của Luật này.
2. Thu gom, vận chuyển, tiếp nhận, xử lý số lượng, loại chất thải nguy hại theo đúng nội dung giấy phép môi trường được cấp.
3. Bảo đảm hệ thống, phương tiện, thiết bị lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định.
4. Thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại đối với chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình hoạt động mà không có khả năng xử lý.
5. Đăng ký với cơ quan cấp phép môi trường theo thẩm quyền để được chấp thuận khi có nhu cầu liên kết vận chuyển chất thải nguy hại không có trong giấy phép môi trường của mình cho chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại khác có chức năng phù hợp theo quy định của Chính phủ.
6. Lập, sử dụng, lưu trữ và quản lý chứng từ chất thải nguy hại, báo cáo quản lý chất thải nguy hại và hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến công tác quản lý chất thải nguy hại theo quy định.
7. Công khai, cung cấp thông tin về loại, số lượng chất thải nguy hại thu gom, xử lý, phương pháp xử lý; thông tin về tên, địa chỉ chủ nguồn thải chất thải nguy hại được thu gom, xử lý và các thông tin về môi trường khác cần phải công khai, cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 114 của Luật này.
1. Đô thị, khu dân cư tập trung mới; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa, trừ trường hợp đặc thù do Chính phủ quy định.
2. Quản lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung được quy định như sau:
a) Nước thải sinh hoạt phát sinh từ tổ chức, hộ gia đình phải được thu gom, đấu nối với hệ thống thu gom, xử lý nước thải;
b) Nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong đô thị phải được thu gom, xử lý sơ bộ trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị; nước thải sau khi xử lý sơ bộ phải đáp ứng quy định của khu đô thị, khu dân cư tập trung hoặc quy định của chính quyền địa phương;
c) Nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong đô thị chưa có công trình xử lý nước thải tập trung phải được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
3. Quản lý nước thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được quy định như sau:
a) Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp được thu gom và xử lý sơ bộ trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải công nghiệp theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp bảo đảm nước thải phải được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
b) Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm ngoài khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp không kết nối được vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải phải được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
4. Nước thải sinh hoạt phát sinh từ tổ chức, hộ gia đình tại khu dân cư không tập trung phải được thu gom, xử lý tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Đầu tư, khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung trên địa bàn thuộc trách nhiệm đầu tư của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Ban hành lộ trình bố trí quỹ đất, đầu tư hoặc khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung trong trường hợp chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải;
c) Ban hành lộ trình và chính sách hỗ trợ để tổ chức, hộ gia đình trong đô thị, khu dân cư tập trung xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận trong trường hợp không bố trí được quỹ đất xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tại khu đô thị, khu dân cư tập trung đã hình thành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
d) Ban hành lộ trình thực hiện và chính sách hỗ trợ thu gom, xử lý tại chỗ nước thải sinh hoạt phát sinh từ tổ chức, hộ gia đình tại các khu dân cư không tập trung.
6. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về công nghệ, kỹ thuật xử lý nước thải tại chỗ.
7. Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về công trình hạ tầng kỹ thuật thu gom, thoát nước thải đô thị, khu dân cư tập trung quy định tại Điều này.
1. Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Công nghệ phù hợp với loại hình, đặc tính nước thải cần xử lý;
b) Công suất hệ thống xử lý nước phải phù hợp với lượng nước thải phát sinh tối đa;
c) Xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
d) Vận hành công trình xử lý nước thải theo đúng quy trình kỹ thuật;
đ) Có kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với hệ thống xử lý nước thải; điểm xả thải phải có tọa độ, biển báo, ký hiệu rõ ràng, thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát xả thải.
2. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải phải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn; bùn thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí thải phải kiểm soát và xử lý bụi, khí thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Bụi có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.
2. Phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị, công trình xây dựng phát tán bụi, khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải, thiết bị che chắn hoặc biện pháp khác để giảm thiểu bụi bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan hướng dẫn thực hiện hoạt động phòng ngừa, kiểm tra, giám sát, xử lý các nguồn bụi, khí thải gây ô nhiễm không khí.
1. Tổ chức, cá nhân gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ phải kiểm soát, xử lý bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường và bức xạ.
2. Tổ chức, cá nhân trong khu dân cư gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ, mùi khó chịu phải thực hiện biện pháp giảm thiểu, không làm tác động xấu đến cộng đồng dân cư.
3. Tổ chức, cá nhân quản lý tuyến đường có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ phải có biện pháp giảm thiểu, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
4. Cấm sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo nổ. Việc sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo hoa thực hiện theo quy định của Chính phủ.
STRATEGIC ENVIRONMENTAL ASSESSMENT, ENVIORNMENTAL IMPACT ASSESSMENT AND ENVIRONMENTAL LICENSES
Section 1. STRATEGIC ENVIRONMENTAL ASSESSMENT
Article 25. Subjects required to undergo strategic environmental assessment
1. National strategy for extraction and use of natural resources.
2. National comprehensive planning; national marine spatial planning; national land use planning; regional planning; provincial planning; special administrative-economic unit planning.
3. National and regional strategy for field and sector development, national sector planning and technical and specialized planning having great impacts on the environment on the list prescribed by the Government.
4. Adjustments to the planning specified in Clauses 2 and 3 of this Article.
Article 26. Carrying out strategic environmental assessment
1. Organizations assigned to formulate the strategy and planning specified in Article 25 of this Law shall carry out strategic environmental assessment in the process of formulating such strategy and planning.
2. The result of strategic environmental assessment of the strategy specified in Clauses 1 and 3 Article 25 of this Law shall be incorporated in the application for approval of the strategy.
3. The result of strategic environmental assessment of the planning specified in Clauses 2 and 3 Article 25 of this Law shall be presented in a report enclosed with the application for approval of the planning.
4. The agency presiding over appraising planning shall appraise strategic environmental assessment result during the appraisal. The agency approving the strategy shall consider strategic environmental assessment result during the approval.
5. The Ministry of Natural Resources and Environment shall give its written opinions on contents of strategic environmental assessment of strategies and planning.
6. The strategic environmental assessment result shall serve as one of the bases for the competent authority to consider approving a strategy or planning.
Article 27. Contents of strategic environmental assessment
1. Contents of strategic environmental assessment include:
a) Assessing conformity of the environmental protection policy with viewpoints, objectives and policies on environmental protection and sustainable development, and international environmental agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory and regulations of this Law;
b) Proposing schemes for adjustment and completion of contents of conformity of the environmental protection policy with viewpoints, objectives and policies on environmental protection and sustainable development, and international environmental agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory and regulations of this Law.
2. Contents of strategic environmental assessment of the planning include:
a) Planning contents that may impact the environment;
b) Scope of strategic environmental assessment;
c) Environmental components and natural heritage sites that may be affected by the planning;
d) Strategic environmental assessment methods applied;
dd) Comparing and assessing conformity of viewpoints and objectives of the planning with viewpoints, objectives and policies on environmental protection, national environmental protection strategy and planning, and environmental protection contents in the regional and provincial planning;
e) Results of identifying negative and positive major environmental issues in the planning;
g) Impacts of climate change;
h) Results of forecasting negative and positive trends of major environmental issues upon implementing the planning; solutions for maintaining positive trends and reducing negative trends of major environmental issues;
i) Orientations for environmental protection during the implementation of planning;
k) Results of consultation with relevant parties during the strategic environmental assessment;
l) Noteworthy environment protection-related issues (if any), proposed directions and solutions for resolution.
3. The Minister of Natural Resources and Environment shall elaborate this Article.
Section 2. ENVIRONMENTAL CRITERIA FOR INVESTMENT PROJECT CLASSIFICATION, PRELIMINARY ENVIRONMENTAL IMPACT ASSESSMENT
Article 28. Environmental criteria for investment project classification
1. Environmental criteria for investment project classification include:
a) Scale, capacity and type of production, business and service;
b) Area of land, land with water surface, and sea used; scale of extraction of natural resources;
c) Environmentally sensitive factors including high density residential areas; water source used for supply of domestic water; wildlife sanctuaries prescribed by the law on biodiversity and fisheries; types of forests prescribed by the law on forestry; other tangible cultural heritage and natural heritage sites; land meant for growing wet rice during 02 or more cropping seasons; important wetlands; migration and relocation requirements and other environmental sensitive factors.
2. According to the environmental criteria set out in Clause 1 of this Article, investment projects shall be classified into Group I, II, III and IV.
3. Group I investment projects are those that pose a high risk of adverse environmental impacts, including:
a) Large-scale and capacity projects involved in types of production, business and services that are likely to cause environmental pollution; projects providing hazardous waste treatment service; projects involving import of scrap from foreign countries as production materials;
b) Medium-scale and capacity projects involved in types of production, business and services with environmentally sensitive factors that are likely to cause; large-scale and capacity projects not involved in types of production, business and services with environmentally sensitive factors that are likely to cause environmental pollution;
c) Large- or medium-scale projects using land, land with water surface and marine area with environmentally sensitive factors;
d) Large- or medium-scale and capacity projects on extraction of minerals and water resources with environmentally sensitive factors;
dd) Projects requiring repurposing of land on at least medium scale with environmentally sensitive factors;
e) Large-scale projects requiring migration and relocation.
4. Group II investment projects are those that pose a risk of adverse environmental impacts, except for those specified in Clause 3 of this Article, including:
a) Medium-scale and capacity projects involved in types of production, business and services that are likely to cause environmental pollution;
b) Small-scale and capacity projects involved in types of production, business and services with environmentally sensitive factors that are likely to cause environmental pollution; medium-scale and capacity projects not involved in types of production, business and services with environmentally sensitive factors that are likely to cause environmental pollution;
c) Large- or medium-scale projects using land, land with water surface and marine area with environmentally sensitive factors;
d) Small-scale and capacity projects on extraction of minerals and water resources with environmentally sensitive factors;
dd) Small-scale projects requiring repurposing of land with environmentally sensitive factors;
e) Medium-scale projects requiring migration and relocation.
5. Group III investment projects are those that pose a risk of adverse environmental impacts, except for those specified in Clauses 3 and 4 of this Article, including:
a) Small-scale and capacity projects involved in types of production, business and services that are likely to cause environmental pollution;
b) Projects not involved in types of production, business and services that are likely to cause environmental pollution and generating wastewater, dusts and exhaust gases that must be treated or generating hazardous waste that must be managed in accordance with regulations on waste management.
6. Group IV investment projects are those that do not pose a risk of adverse environmental impacts, except for those specified in Clauses 3, 4 and 5 of this Article.
7. The Government shall elaborate Clause 1 and promulgate a list of investment projects specified in Clauses 3, 4 and 5 of this Article.
Article 29. Preliminary environmental impact assessment
1. Projects subject to PEIA are group I investment projects specified in Clause 3 Article 28 of this Law.
2. The PEIA shall be conducted during the period of pre-feasibility study on investment in construction, proposal for investment guidelines and request for approval of investment guidelines for investment projects subject to investment guideline decision or approval in accordance with the Law on Investment, Law on Public Investment, Law on Public-Private Partnership and Law on Construction.
3. The PEIA shall focus on:
a) Assessing the conformity of the investment project location with the national environmental protection strategy, national environmental protection planning and environmental protection contents in regional planning, provincial planning and other relevant planning;
b) Identifying and predicting major environmental impacts of the investment project on the basis of scale, production technology and location of the project;
c) Identifying environmentally sensitive factors present in the investment project location according to the location selection methods (if any);
d) Analyzing, assessing and selecting a scheme regarding scale, production technology, technology for waste treatment and location of the investment project, and solutions for reducing environmental impacts;
dd) Determining notable major environmental issues and environmental impacts during the EIA.
4. Entities proposing the investment projects in Clause 1 of this Article shall conduct PEIA. PEIA contents shall be considered by a competent authority together with the application for investment guideline decision or approval.
Section 3. ENVIRONMENTAL IMPACT ASSESSMENT
Article 30. Projects subject to EIA
1. Projects subject to EIA include:
a) Group I investment projects mentioned in Clause 3 Article 28 of this Law;
b) Group II investment projects mentioned in Points c, d, dd and e Clause 4 Article 28 of this Law.
2. If the projects specified in Clause 1 of this Article are urgent public investment projects as prescribed by the Law on Public Investment, they shall not be subject to EIA.
1. The EIA shall be conducted by the investment project owner or a qualified consultancy. The EIA shall be conducted together with preparing the feasibility study report or equivalent document.
2. The EIA result shall be presented in an environmental impact assessment report.
3. An environmental impact assessment report is prepared for each investment project.
Article 32. Contents of environmental impact assessment report
1. Main contents of an environmental impact assessment report (hereinafter referred to as “EIAR”) include:
a) Origin of the investment project, project owner, authority approving the project; legal and technical bases; EIA methods and other methods adopted (if any);
b) Conformity of the investment project with the national environmental protection planning, regional planning, provincial planning, regulations of law on environmental protection and other relevant regulations of law;
c) Assessing selected technologies and work items and activities that may result in adverse environmental impacts;
d) Natural, socio-economic and biodiversity conditions; assessment of state of the environment; identifying affected subjects and sensitive environmental factor at the project location; demonstration of the suitability of the project location;
dd) Identifying, assessing and predicting major environmental impacts and waste generated in the phases of the investment project quantity and nature of waste; impacts on biodiversity, natural heritage sites, historical-cultural sites/monuments and other sensitive factors; impacts caused by land clearance, migration and relocation (if any); identifying and assessing environmental emergencies that are likely to occur;
e) Works and methods for collecting, storing and treating waste;
g) Methods for reducing other adverse environmental impacts of the investment project; environmental improvement and remediation scheme (if any); biodiversity offsets scheme (if any); environmental emergency prevention and response plan;
h) Environmental management and supervision program;
i) Consultation result;
k) Conclusions, propositions and commitments made by the investment project owner.
2. The Minister of Natural Resources and Environment shall elaborate this Article.
Article 33. Consultation during EIA
1. Consultees include:
a) Residential communities and individuals under direct impact of the investment project;
b) Agencies and organizations directly related to the investment project.
2. Responsibility for holding a consultation:
a) The investment project owner shall hold a consultation with the consultees specified in Clause 1 of this Article. It is advisable to consult experts during the EIA;
b) Agencies and organizations mentioned in Point b Clause 1 of this Article shall give a written response to the investment project owner within the prescribed time limit; if the time limit expires and a written response fails to be given, it is considered that such agencies and organizations agree to the consultation contents.
3. Contents of a consultation consist of:
a) Location of the investment project;
b) Environmental impacts of the investment project;
c) Measures to reduce adverse environmental impacts;
d) Environmental management and supervision program; environmental emergency prevention and response scheme;
dd) Other contents related to the investment project.
4. The consultation shall be held by publishing it on websites and adopting one or more of the following methods:
a) Holding a meeting to collect comments;
b) Collecting written comments.
5. The consultation result is important for the investment project owner to work out solutions for minimizing environmental impacts and complete the environmental impact assessment report. The consultation result shall be processed and fully and truthfully present comments and propositions made by consultees and entities getting interested in the investment project (if any). If the comments or propositions are objected, the investment project owner is required to provide a clear explanation. The investment project owner shall take legal responsibility for consultation contents and result specified in the environmental impact assessment report.
6. Investment projects on the list of state secrets are not subject to consultation.
7. The Government shall elaborate this Article.
1. An application for EIAR appraisal consists of:
a) An application form EIAR appraisal;
b) The EIAR;
c) A feasibility study report of the investment project or equivalent document.
2. For a construction project whose feasibility study report is subject to appraisal by the specialized construction authority as prescribed by the Law on Construction, the project owner is entitled to submit the application for EIAR appraisal together with the application for feasibility study report appraisal; the project owner must submit the application before the verdict on feasibility study report appraisal is available.
3. The EIAR shall be appraised as follows:
a) The appraising authority shall decide to establish an appraisal council consisting of at least 07 members; send the council establishment decision together with the documents specified in Points b and c Clause 1 of this Article to each member;
b) At least one-third of the appraisal council’s members are experts. An expert must have expertise in environment or another field related to the investment project and at least 07 years' working experience if he/she holds a bachelor's degree or equivalent qualification, at least 03 years’ working experience if he/she holds a master's degree or equivalent qualification or at least 02 years’ working experience if he/she holds a doctorate degree or equivalent qualification;
c) Experts participating in conducting EIA of the investment project are not allowed to join the council appraising the EIAR of such project;
d) If the investment project discharges wastewater into a hydraulic structure, the appraisal council must have a representative of the regulatory body managing such hydraulic structure; the appraising authority shall collect written comments and reach an agreement with that regulatory body before approving the appraisal result.
The regulatory body managing the hydraulic structure shall appoint a member to join the appraisal council and comment on the approval of the appraisal result in writing within the time limit for comment collection; if such time limit expires and a written response fails to be given, it is considered that such body agrees to the EIAR contents;
d) Council's members shall consider the application for appraisal, make remarks about the appraisal contents specified in Clause 7 of this Article and take legal responsibility for their remarks;
e) The appraising authority shall consider, evaluate and consolidate comments of council’s members and relevant organizations (if any) to form a basis for deciding to approve the EIAR appraisal result.
4. If necessary, the appraising authority shall carry out a survey to collect comments of organizations and experts to appraise the EIAR.
5. During the appraisal, if revisions to the EIAR are necessary, the appraising authority shall notify the investment project owner in writing to make such revisions.
6. The time limit for EIAR appraisal begins on the date of receiving a satisfactory application and is as follows:
a) Not exceeding 45 days with respect to the Group I investment project mentioned in Clause 3 Article 28 of this Law;
b) Not exceeding 30 days with respect to the Group II investment project mentioned in Point c, d, dd or e Clause 4 Article 28 of this Law.
c) Within the time limit specified in Points a and b of this Clause, the appraising authority shall notify the investment project owner in writing of the appraisal result. The time when the investment project owner revises the EIAR at the request of the appraising authority and the time when the approval decision is considered to be issued as prescribed in Clause 9 of this Article shall not be included in the time limit for appraisal;
d) The time limit mentioned in Points a and b of this Clause may be extended under the Prime Minister’s decision.
7. Contents of EIAR appraisal are composed of:
a) Conformity with the national environmental protection planning, regional planning, provincial planning and regulations of law on environmental protection;
b) Conformity of the EIA method and other methods adopted (if any);
c) Conformity of result of identification of a work item or activity likely to result in adverse environmental impacts;
d) Conformity of result of assessment of state of the environment and biodiversity; identification of affected subjects and sensitive environmental factor at the project location;
dd) Conformity of result of identification and prediction of major environmental impacts and waste generated from the investment project; prediction of environmental emergencies;
e) Conformity and feasibility of environmental protection works and measures; environmental improvement and remediation scheme (if any); biodiversity offsetting plan (if any); environmental emergency prevention and response scheme;
g) Conformity of the environmental management and supervision program; adequacy and feasibility of environmental commitments made by the investment project owner.
8. The Prime Minister shall decide to organize the EIAR appraisal that needs foreign consultants. Result of the EIAR appraisal carried out by foreign consultants shall serve as the basis for the competent authority specified in Article 35 of this Law to approve the EIAR appraisal result.
9. Within 20 days from the receipt of the EIAR revised (if any) as requested by the appraising authority, the head of the appraising authority shall decide to approve the appraisal result; in case of refusal to grant approval, respond to the investment project owner and provide explanation in writing.
10. The submission of application for EIAR appraisal, receipt, processing and notification of the EIAR appraisal result shall be carried out in person or by post or through the online public service system at the request of the investment project owner.
11. The Minister of Natural Resources and Environment shall elaborate organizational structures and operation of appraisal councils; make publicly available list of appraisal councils; forms of documents included in the application for EIAR appraisal and decision to approve EIAR appraisal result; time limit for comment collection specified in Point d Clause 3 of this Article.
Article 35. Power to appraise EIAR
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall organize appraisal of EIARs for the following investment projects, except for the investment projects specified in Clause 2 of this Article:
a) Group I investment projects mentioned in Clause 3 Article 28 of this Law;
b) Group II investment projects in Points c, d, dd and e Clause 4 Article 28 of this Law subject to investment guideline decision or approval by the National Assembly and Prime Minister; investment projects involving 02 provinces or more; investment projects located within territorial waters to which responsibility of the provincial People’s Committee for administrative management are yet to be assigned; investment projects subject to issuance of the mineral mining license, license to extract and use water resources, ocean dumping permit and marine area transfer decision by the Ministry of Natural Resources and Environment.
2. The Ministry of National Defense and Ministry of Public Security shall organize appraisal of EIARs for investment projects classified as state secrets in the field of national defense and security.
3. Provincial People’s Committees shall organize appraisal of EIARs for investment projects within their provinces, except for the investment projects in Clauses 1 and 2 of this Article. Ministries and ministerial agencies shall cooperate with provincial People’s Committees shall appraise EIARs for investment projects subject to investment guideline and decision by such provincial People’s Committees.
Article 36. Decision on approval of EIAR appraisal result
1. The decision on approval of EIAR appraisal result shall serve as the basis for a competent authority to perform the following tasks:
a) Issue and adjust the mineral mining license for mineral mining projects;
b) Approve oil and gas exploration and field development plan for oil and gas exploration and extraction projects;
c) Approve feasibility study reports for public-private partnership investment projects;
d) Give conclusions on appraisal of feasibility study reports for construction projects;
dd) Issue environmental licenses;
e) Issue ocean dumping permits; marine area transfer decisions;
g) Issue investment decisions for investment projects not mentioned in Points a, b, c, d, dd and e of this Clause.
2. Except for the investment projects classified as state secrets, the appraising authority shall send the decision on approval of EIAR appraisal result to the investment project owner and agencies concerned as follows:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall send it to the People’s Committee of the province where the investment project is executed and other agencies in accordance with relevant regulations of law. The provincial People’s Committee shall send it to the provincial specialized environmental protection authority, People’s Committee of the district or commune where the investment project is executed and management board of an industrial park, export-processing zone, hi-tech zone or economic zone of the province or central-affiliated city for the investment project executed in the dedicated area for production, business operation and service provision;
b) The provincial People’s Committee shall send it to the Ministry of Natural Resources and Environment, provincial specialized environmental protection authority, People’s Committee of the district or commune where the investment project is executed and management board of an industrial park, export-processing zone, hi-tech zone or economic zone of the province or central-affiliated city for the investment project executed in the dedicated area for production, business operation and service provision.
3. If the investment project owner is changed, the new one shall continue to implement the decision on approval of EIAR result and inform the EIAR appraising authority and provincial specialized environmental protection authority.
Article 37. Responsibility of investment project owner after obtaining decision on approval of EIAR appraisal result
1. Revise contents of the investment project and EIAR in conformity with environmental protection contents and requirements set out in the decision on approval of EIAR appraisal result.
2. Fully comply with the decision on approval of EIAR appraisal result.
3. Send a notification of completion of environmental protection work to the authority approving EIAR appraisal result before officially putting the project into official operation in the case where the project is not required to obtain the environmental license.
4. During the preparation and execution of the investment project before being put into operation, in case of deviation from the decision on approval of EIAR appraisal result, the investment project owner shall:
a) conduct EIA of the investment project if there is any change to scale, capacity or production technology or another change resulting in an increase in environmental adverse impacts;
b) notify the competent authority for approval during the issuance of the environmental license to the investment project required to obtain the environmental license in the case of change of a production technology, waste treatment technology or location into which treated wastewater is directly discharged other than the case specified in Point a of this Clause; addition of an industry or business line in which investment is encouraged to the dedicated area for production, business operation and service provision or industrial cluster;
c) conduct environmental impact self-assessment, consider, decide and take legal responsibility for other changes other than those specified in Points a and b of this Clause; incorporate the environmental impact self-assessment in the report on proposal for issuance of the environmental license (if any).
5. Make publicly available the EIAR of which the result of appraisal has been approved as prescribed in Article 114 of this Law, except for the information classified as state secrets or enterprise’s secrets as prescribed by law.
6. Perform other tasks as prescribed by the law on environmental protection.
7. The Government shall elaborate Clause 4 of this Article.
Article 38. Responsibility of EIAR appraising authority
1. Take responsibility for EIAR appraisal results and decisions on approval of EIAR appraisal results.
2. Publish decisions on approval of EIAR appraisal results on its web portal, except for the information classified as state secrets or enterprise’s secrets as prescribed by law.
3. Establish and integrate EIA database to the national environmental database.
Section 4. ENVIRONMENTAL LICENSE
Article 39. Obliged applicants for environmental license
1. Group I, II and III projects that generate wastewater, dusts and exhaust gases that must be treated into the environment or generate hazardous waste that must be managed in accordance with regulations on waste management before officially being put into operation.
2. Investment projects, dedicated areas for production, business operation and service provision and industrial clusters operating before the effective date of this Law and applying environmental criteria as the projects mentioned in Clause 1 of this Article.
3. If the projects mentioned in Clause 1 of this Article are urgent public investment projects as prescribed by the Law on Public Investment, they are exempt from the environmental license.
Article 40. Contents of environmental license
1. Contents of an environmental license include general information about the investment project, business, dedicated area for production, business operation and service provision or industrial cluster; items to be licensed; environmental protection requirements; validity period; other contents (if any).
2. Items to be licensed include:
a) Source of wastewater; maximum wastewater flow rate; wastewater flow; pollutants and permissible limits of pollutants in the wastewater flow; location and method of wastewater discharge and wastewater receiving bodies;
b) Source of emissions; maximum exhaust gas flow rate; wastewater flow; pollutants and permissible limits of pollutants in the emissions flow; location and method of exhaust gas discharge;
c) Source and permissible limits of noise and vibration;
d) Works and system for hazardous waste treatment; hazardous waste code and quantity of waste permitted for treatment, quantity of hazardous waste transfer stations, operating area with regard to the investment project, hazardous waste treatment service providers;
dd) Type and quantity of scrap permitted for import with regard to the investment project, establishments importing scrap from foreign countries as production materials
3. Environmental protection requirements are as follows:
a) There should be appropriate works and measures for collecting and treating waste and emissions and reducing noise and vibration; in the case of discharge of wastewater into hydraulic structures, environmental protection requirements should be in place to be applied to the source of water discharged into hydraulic structures;
b) Regarding investment projects and hazardous waste treatment providers, there should be measures, systems, works and equipment serving storage, transport, transfer, preliminary processing and treatment which satisfy technical and managerial requirements;
c) Regarding investment projects and establishments importing scrap from foreign countries as production materials, there should be appropriate warehouses and yards for scrap storage; recycling equipment; impurity treatment scheme; re-export scheme;
d) There should be environmental management and supervision plans, environmental emergency prevention and response plans; equipment and works serving environmental emergency prevention and response and environmental monitoring;
dd) It is required to manage domestic solid waste, normal industrial solid waste and hazardous waste; improve and remediate environmental; carry out biodiversity offsets according to regulations of law;
e) Other environmental protection requirements (if any).
4. The environmental license shall be valid for:
a) 07 years, regarding group I investment projects;
b) 07 years, regarding businesses, dedicated areas for production, business operation and service provision and industrial clusters operating before the effective date of this Law and applying environmental criteria as Group I investment projects;
c) 10 years, regarding the license holders not mentioned in Points a and b of this Clause;
d) The validity period may be shorter than that specified in Points a, b and c of this Clause at the request of the investment project owners, businesses, investors in construction and commercial operation of infrastructure in dedicated areas for production, business operation and service provision and industrial clusters (hereinafter collectively referred to as “investment project/business owners”).
5. The Minister of Natural Resources and Environment shall promulgate form of the environmental license.
Article 41. The power to issue environmental license
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall issue the environmental license to the following applicants, except for the case specified in Clause 2 of this Article:
a) The projects in Article 39 hereof for which the EIAR appraisal result has been approved by the Ministry of Natural Resources and Environment;
b) The projects specified in Article 39 hereof that involve 02 provinces or more or are located within territorial waters to which responsibility of the provincial People’s Committee for administrative management are yet to be assigned; establishments importing scrap from foreign countries as production materials, hazardous waste treatment service providers.
2. The Ministry of National Defense and Ministry of Public Security shall issue the environmental license to investment projects and establishments classified as state secrets in the field of national defense and security.
3. Provincial People’s Committees shall issue the environmental license to the following obliged applicants, except for the cases specified in Clauses 1 and 2 of this Article:
a) Group II investment projects in Article 39 hereof;
b) Group II investment projects in Article 39 hereof that involve 02 districts or more;
c) The investment projects in Clause 2 Article 39 hereof for which the EIAR appraisal result has been approved by the provincial People’s Committee or Ministry of Natural Resources and Environment or ministerial agency.
4. District-level People’s Committees shall issue the environmental license to the applicants in Article 39 hereof, except for the cases specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.
Article 42. Bases and time for issuance of environmental license
1. Bases for issuance of the environmental license include:
a) The application for issuance of environmental license specified in Clause 1 Article 43 hereof;
b) The EIAR of which result of appraisal has been approved by the competent authority (if any);
c) National environmental protection planning, provincial planning, regulations on environmental zoning and environment’s carrying capacity under the competent authority’s decision, except for the case specified in Point e of this Clause;
d) Technical regulation on environment;
dd) Regulations of law on environmental protection, water resources and other relevant regulations of law;
e) At the time of issuing the environmental license, if the national environmental protection planning, provincial planning or regulation on environmental zoning or environment’s carrying capacity has not yet been promulgated by the competent authority, the environmental license shall be issued according to Points a, b, d and dd of this Clause.
2. The time for issuance of the environmental license is as follows:
a) An investment project subject to EIA must obtain the environmental license before trial operation of the waste treatment work, except for the case in Point c of this Clause;
b) An investment project not subject to EIA must obtain the environmental license before the competent authority promulgates the document specified in Points a, b, c, d and g Clause 1 Article 36 of this Law. If a construction project is not subject to feasibility study report appraisal by the specialized construction authority in accordance with regulations of law on construction, it must obtain the environmental license before the competent authority issues or adjusts the construction permit;
c) If the waste treatment work of the investment project in Clause 2 Article 39 hereof is currently under trial operation as prescribed by law before the effective date of this Law, the project owner is entitled to continue the trial operation to obtain the environmental license after the trial operation is done or prepare an application for the environmental license before the trial operation is done. The project owner is not required to carry out the trial operation again, however, the result of trial operation must be reported and evaluated as prescribed in Article 46 of this Law;
d) The business, dedicated area for production, business operation and service provision or industrial cluster in Clause 2 Article 30 hereof that has been put into official operation before the effective date of this Law must obtain the environmental license within 36 months from the effective date of this Law, except for the case where the competent authority has issued the certificate of completion of environmental protection work, certificate of conformity with environmental standard, certificate of eligibility for environment protection in import of scrap from foreign countries as production materials, license for hazardous waste treatment, license to discharge wastewater into water sources, license to discharge wastewater into hydraulic structure (hereinafter collectively referred to as the “component environmental license”). The component environmental license may be used as the environmental license until its expiry or within 05 years from the effective date of this Law if it is an indefinite-term component environmental license.
3. If the investment project or project on construction of a business, dedicated area for production, business operation and service provision or industrial cluster is executed in multiple phases or has multiple works or work items, the environmental license may be issued to each phase, work or item work that generates waste. The later issued environmental license shall incorporate contents of the previously issued license that is still effective.
4. The environmental license shall serve as the basis for carrying out the following activities:
a) Inspection and supervision by competent authorities of environmental protection activities of investment projects, businesses, dedicated areas for production, business operation and service provision and industrial clusters;
b) Assumption of responsibility for environmental protection by investment project/business owners.
5. If name of the investment project, business or dedicated area production, business operation and service provision or investment project/business owner is changed, the investment project/business owner shall continue to comply with the environmental license and notify the licensing authority for renewal of the license.
6. From the effective date of the environmental license, the decision on approval of EIAR appraisal result and component environmental license becomes null and void.
Article 43. Applications and procedures for issuance of environmental license
1. An application for issuance of an environmental license includes:
a) An application form;
b) A report on proposal for issuance of the environmental license;
c) Legal and technical documentation of the investment project, business, dedicated area for production, business operation and service provision or industrial cluster.
2. Procedures for issuance of the environmental license are as follows:
a) An investment project/business owner shall send an application for issuance of the environmental license to the competent authority specified in Article 41 hereof. The application may be submitted in person or by post or through the online public service system;
b) The licensing authority shall receive the application and inspect its adequacy and validity; make publicly available contents of the report on proposal for issuance of the environmental license, except for information classified as state secrets or enterprise's secrets as prescribed by law; consult relevant organizations and individuals; carry out a site inspection of the investment project, business, dedicated area for production, business operation and service provision or industrial cluster; carry out appraisal and issue the environmental license.
The sequence of receiving and handling administrative procedures shall be followed in person, by post or through the online public service system at the request of the investment project/business owner;
c) If the investment project, business, dedicated area for production, business operation and service provision or industrial cluster discharges wastewater into a hydraulic structure, the licensing authority shall collect written comments and reach an agreement with the regulatory body managing such hydraulic structure before issuing the environmental license;
d) If the investment project or business is located within a dedicated area for production, business operation and service provision or industrial cluster, the licensing authority shall collect written comments of the investor in construction and commercial operation of such dedicated area for production, business operation and service provision or industrial cluster before issuing the environmental license.
3. The licensing shall be based on appraisal of the report on proposal for issuance of the environmental license. The licensing authority shall establish an appraisal council and inspectorate in accordance with the Government's regulations.
Regarding the investment project, business, dedicated area for production, business operation and service provision or industrial cluster that discharges wastewater into a hydraulic structure, the appraisal council and inspectorate shall include a representative from the regulatory body managing such hydraulic structure.
The regulatory body managing the hydraulic structure shall appoint a member to join the appraisal council and inspectorate and comment on the licensing within the time limit for comment collection; if such time limit expires and a written response fails to be given, it is considered that such body agrees to the licensing.
4. The time limit for licensing begins on the date of receiving a satisfactory application and is as follow:
a) Not exceeding 45 days if the environmental license is issued by the Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of National Defense and Ministry of Public Security;
b) Not exceeding 30 days if the environmental license is issued by a provincial or district-level People’s Committee;
c) The licensing authority may impose a time limit shorter than that specified in Points a and b of this Clause according to the type, scale and nature of the investment project, business, dedicated area for production, business operation and service provision or industrial cluster.
5. If an investment project, business, dedicated area for production, business operation and service provision required to obtain the environmental license performs radiation works, it shall, in addition to complying with regulations of this Law, comply with regulations of law on atomic energy.
6. The Government shall elaborate this Article.
Article 44. Renewal, adjustment, re-issuance, suspension and revocation of environmental license
1. An environmental license shall be renewed in the case specified in Clause 5 Article 42 of this Law but other information in the license remains unchanged.
2. An environmental license may be adjusted within its validity period in one of the following cases:
a) Any of the items specified in Clause 2 Article 40 hereof is changed at the request of the investment project/business owner as prescribed by law, except for the case specified in Point b Clause 3 of this Article;
b) The investment project or business provides hazardous waste services or imports scrap from a foreign country as production materials after the trial operation is done to suit its operating capacity.
3. An environmental license may be re-issued in the following cases:
a) The license expires;
b) The investment project, business, dedicated area for production, business operation and service provision or industrial cluster makes any of the changes in the total scale, capacity or technology production or another change resulting in adverse impacts on the environment, except for the case where the investment project making the change is not subject to EIA.
4. The environmental license shall be suspended if the investment project/business owner commits an administrative violation against regulations on environmental protection which is so serious that the environmental license is suspended in accordance with regulations of law on penalties for administrative violations.
5. An environmental license shall be revoked in one of the following cases:
a) The license is issued ultra vires;
b) Its contents are against the law.
6. The Government shall elaborate this Article.
Article 45. Fees for issuance of environmental license
1. The investment project/business owner shall pay fees for issuance, re-issuance and adjustment of the environmental license.
2. The Minister of Finance shall provide for collection, payment, management and use of fees for issuance, re-issuance and adjustment of the environmental license issued by central government authorities.
3. Provincial People's Councils shall provide for collection, payment, management and use of fees for issuance, re-issuance and adjustment of the environmental license issued by provincial and district-level People’s Committees as prescribed by law.
Article 46. Environmental protection works and trial operation of waste treatment works of investment projects after obtaining environmental license
1. Environmental protection works of an investment project include:
a) Waste treatment works which are works and equipment serving treatment of wastewater, dusts, emissions, solid waste and hazardous waste;
b) Works for solid waste collection and storage which are works and equipment serving collection and storage of normal solid waste, medical solid waste and hazardous waste to satisfy the requirements for classifying, collecting, storing, reusing, recycling and transporting solid waste to places of treatment, reuse or recycling;
c) Other environmental protection works.
2. Every investment project owner that has the waste treatment work specified in Point a Clause 1 of this Article shall, after obtaining the environmental license, carry out trial operation of such waste treatment work together with the trial operation of the entire investment project or for each investment phase of the project (if any) or for the independent waste treatment work item of the project to assess the conformity and satisfaction of a technical regulation on environment.
3. During trial operation of a waste treatment work, the investment project owner shall comply with environmental protection requirements according to the environmental license and regulations of law on environmental protection.
4. For the investment project that involves provision of hazardous waste treatment services or import of scrap from a foreign country as production materials, at least 45 days before the end of its trial operation, the investment project owner shall send a report on trial operation to the authority issuing the environmental license to the project. The licensing authority shall carry out an inspection and decide to adjust the type and quantity of hazardous waste licensed for treatment or quantity of scrap licensed for import and impose penalties for violations (if any) as prescribed by law.
5. The Government shall elaborate this Article.
Article 47. Rights and obligations of investment project/business owners issued with the environmental license
1. Every investment project/business owner issued with the environmental license has the right to:
a) perform the licensed tasks specified in the environmental license;
b) apply for renewal, adjustment or re-issuance of the environmental license;
c) Other rights prescribed by law.
2. Every investment project/business owner issued with the environmental license has the obligation to:
a) correctly and fully comply with the environmental protection requirements specified in the issued environmental license. If any content of the issued environmental license is changed, notify the licensing authority for consideration;
b) pay fees for issuance, re-issuance or adjustment of the environmental license;
c) correctly comply with regulations on trial operation of waste treatment works of investment projects as prescribed in Article 46 of this Law;
d) take responsibility for the accuracy and truthfulness of the application for issuance of the environmental license;
dd) make publicly available the environmental license, except for information classified as state secrets and enterprise’s secrets as prescribed by law;
e) provide relevant information at the request of environmental protection authorities during the inspection;
g) Other obligations prescribed by law.
Article 48. Responsibilities of licensing authorities
Each licensing authority has the responsibility to:
1. Receive, inspect and appraise the application for environmental license and issue environmental licenses; renew, adjust or re-issue the environmental license at the request of investment project/business owners; take responsibility for contents of the environmental license; manage and store documents and data on the environmental license; partially suspend any investment projects, business, dedicated areas for production, business operation and service provision and industrial clusters’ activity that causes or is likely to cause serious consequences the environment; revoke environmental licenses.
2. Publish environmental licenses on its website, except for information classified as state secrets and enterprise’s secrets as prescribed by law.
3. Inspect the performance of environmental protection activities and compliance with environmental protection requirements by investment projects, businesses, dedicated areas for production, business operation and service provision and industrial clusters as prescribed by law.
4. Receive and handle propositions about environmental protection regarding the contents specified in the environmental license; instruct project investment owners to carry out trial operation of waste treatment works, remediation the environment and respond to environmental emergencies (if any) during trial operation.
5. Operate, update and integrate data on environmental licenses into the environmental information system and database. The reporting and sharing of information and data on environmental licenses shall be carried out in an interconnected manner and online within the environmental information system and database.
Article 49. Environmental registration
1. Obliged registrants:
a) Waste-generating investment projects not required to obtain an environmental license;
b) Waste-generating businesses operating before the effective date of this Law not required to obtain an environmental license.
2. The registrants specified in Clause 1 of this Article shall be exempt from environmental registration, including:
a) Investment projects and businesses classified as state secrets in the field of national defense and security;
b) Investment projects when put into operation and businesses that do not generate waste or only generate a small quantity of waste which is treated using in situ waste treatment works or managed in accordance with regulations of the local government;
c) Other registrants.
3. Communal People’s Committees shall receive environmental registration forms of the registrants specified in Clause 1 of this Article in person, by post or through the online public service system.
For an investment project or business that involves at least 02 communes, the investment project/business owner is entitled to select the People’s Committee of any commune to carry out environmental registration.
4. Environmental registration shall cover:
a) General information about the investment project/business;
b) Type of production, business and service; technologies, capacity, products; raw materials, fuels and chemicals used (if any);
c) Type and quantity of waste generated;
d) A scheme to collect, manage and treat waste as prescribed;
dd) Commitments to environmental protection.
5. During the operation, if the investment project or business changes any registered content, the investment project/business owner shall carry out environmental registration again before making a change.
If the scale or nature of the investment project or business that is subject to EIA or required to obtain an environmental license, the investment project/business owner shall comply with regulations on EIA and environmental licenses in accordance with this Law.
6. The time for environmental registration is as follows:
a) The investment projects that are specified in Point a Clause 1 of this Article and subject to EIA and environmental registration before being put into official operation;
b) The investment projects that are specified in Point a Clause 1 of this Article but not subject to EIA and environmental registration before the competent authority issue the construction permit if a construction permit is required in accordance with regulations of law on construction or before waste is discharged into the environment if a construction permit is not required in accordance with regulations of law on construction;
c) The businesses that are specified in Point b Clause 1 of this Article and subject to environmental registration within 24 months from the effective date of this Law.
7. Communal People’s Committees shall:
a) receive environmental registration forms;
b) carry out inspections and impose penalties for violations against the law on environmental protection committed by entities carrying out environmental registration;
c) provide guidance and handle propositions about environmental protection regarding the contents registered by the entities carrying out environmental registration;
d) update data on environmental protection to the national environmental information system and database.
8. The Government shall elaborate Points b and c Clause 2 of this Article.
9. The Minister of Natural Resources and Environment shall promulgate environmental registration forms and provide guidelines for receipt of environmental registration forms.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 9. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt
Điều 13. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí
Điều 14. Trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng môi trường không khí
Điều 21. Nội dung bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
Điều 23. Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Điều 24. Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh
Điều 25. Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
Điều 28. Tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư
Điều 33. Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường
Điều 43. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường
Điều 44. Cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, tước quyền sử dụng, thu hồi giấy phép môi trường
Điều 51. Bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung
Điều 52. Bảo vệ môi trường đối với cụm công nghiệp
Điều 53. Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Điều 54. Trách nhiệm tái chế của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu
Điều 55. Trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu
Điều 56. Bảo vệ môi trường làng nghề
Điều 59. Bảo vệ môi trường nơi công cộng
Điều 61. Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
Điều 63. Bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng
Điều 65. Bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải
Điều 70. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh hàng hóa
Điều 71. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài
Điều 105. Áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất
Điều 110. Điều kiện hoạt động quan trắc môi trường
Điều 112. Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp
Điều 114. Thông tin về môi trường
Điều 115. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường
Điều 116. Dịch vụ công trực tuyến về môi trường
Điều 121. Quy định chung về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
Điều 131. Trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và xác định thiệt hại về môi trường
Điều 132. Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
Điều 135. Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
Điều 137. Ký quỹ bảo vệ môi trường
Điều 138. Chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
Điều 140. Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường
Điều 141. Ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường
Điều 143. Phát triển ngành công nghiệp môi trường
Điều 144. Phát triển dịch vụ môi trường
Điều 145. Sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường
Điều 148. Nguồn lực cho bảo vệ môi trường
Điều 151. Quỹ bảo vệ môi trường
Điều 160. Kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường, kiểm toán trong lĩnh vực môi trường
Điều 167. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Bộ, cơ quan ngang Bộ
Điều 171. Điều khoản chuyển tiếp
Điều 72. Yêu cầu về quản lý chất thải
Điều 78. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 79. Chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 80. Xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt
Điều 85. Trách nhiệm của chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại
Điều 8. Hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt
Điều 10. Bảo vệ môi trường nước dưới đất
Điều 19. Trách nhiệm bảo vệ môi trường đất
Điều 24. Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh
Điều 27. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược
Điều 32. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường
Điều 34. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Điều 40. Nội dung giấy phép môi trường
Điều 115. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường
Điều 118. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Điều 119. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Điều 120. Báo cáo hiện trạng môi trường
Điều 126. Phục hồi môi trường sau sự cố môi trường
Điều 148. Nguồn lực cho bảo vệ môi trường
Điều 72. Yêu cầu về quản lý chất thải
Điều 76. Điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt
Điều 78. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 79. Chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 80. Xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt
Điều 81. Phân loại, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 83. Khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại