Chương II Nghị định 142/2021/NĐ-CP: Xử phạt trục xuất và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật việt nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
Số hiệu: | 142/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phạm Minh Chính |
Ngày ban hành: | 31/12/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2022 |
Ngày công báo: | 18/01/2022 | Số công báo: | Từ số 91 đến số 92 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thêm trường hợp tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo TTHC và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
Theo đó, việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác.
- Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
- Để thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc (quy định mới).
- Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Để xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy (quy định mới).
Nghị định 142/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, thay thế Nghị định 112/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 và Nghị định 17/2016/NĐ-CP ngày 17/3/2016.
Văn bản tiếng việt
Cá nhân là người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì tùy theo mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức bị xử phạt trục xuất theo quy định tại Điều 27 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
1. Người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất có quyền:
a) Được biết lý do bị trục xuất, nhận quyết định trục xuất chậm nhất 48 giờ trước khi thi hành;
b) Được yêu cầu có người phiên dịch khi làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền;
c) Được thực hiện các chế độ quy định tại Nghị định số 65/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2020 quy định về tổ chức và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh;
d) Được mang theo tài sản hợp pháp của mình ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
đ) Được khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2. Nghĩa vụ của người bị trục xuất:
a) Thực hiện đầy đủ các quy định ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
b) Xuất trình giấy tờ tùy thân theo yêu cầu của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh;
c) Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự quản lý của cơ quan Công an trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
d) Nhanh chóng chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo quy định của pháp luật (nếu có);
đ) Hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, cơ quan phát hiện vi phạm xét thấy người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, phải gửi tài liệu, tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có) liên quan đến vụ vi phạm đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi người nước ngoài đăng ký thường trú, tạm trú hoặc nơi xảy ra hành vi vi phạm để lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Đối với trường hợp vi phạm do cơ quan ở trung ương, đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an phát hiện thì hồ sơ vi phạm được gửi đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh để lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vi phạm, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh, phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Hồ sơ gồm có:
a) Tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
b) Biên bản vi phạm hành chính của người bị đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
c) Tài liệu, chứng cứ về vi phạm hành chính;
d) Tài liệu về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đã bị áp dụng (đối với trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm);
đ) Văn bản đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
3. Việc lập hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính trong trường hợp là hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh hoặc phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh phải tiến hành xem xét, ra quyết định xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính. Nếu không đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thì phải thông báo ngay cho cơ quan phát hiện vi phạm biết.
2. Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất phải ghi rõ những nội dung sau:
a) Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Căn cứ pháp lý để ban hành Quyết định;
c) Biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của người bị đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
d) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
đ) Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, số hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
e) Hành vi vi phạm hành chính của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ;
g) Điều khoản của văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng;
h) Hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);
i) Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định;
k) Hiệu lực của Quyết định; thời hạn thi hành quyết định; nơi bị trục xuất đến; nơi thi hành quyết định; nơi ở bắt buộc của người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
l) Họ tên, chữ ký của người ra quyết định;
m) Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định.
3. Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất phải được gửi cho người bị trục xuất và Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó cư trú cuối cùng trước khi đến Việt Nam trước khi thi hành theo quy định tại Điều 84 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Quyết định trục xuất phải được thể hiện bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.
4. Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính trong trường hợp được quy định là hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này.
1. Cơ quan Công an, người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; đồng thời, có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ, giấy tờ có liên quan, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có) cho cơ quan tiếp nhận quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất để thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Đối với trường hợp người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất cố tình không nhận quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định, gửi cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó cư trú cuối cùng trước khi đến Việt Nam.
3. Cá nhân là người nước ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất phải chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
4. Việc thi hành Quyết định áp dụng áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính trong trường hợp được quy định là hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này.
1. Việc hoãn thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng, phải cấp cứu hoặc vì lý do sức khỏe khác không thể thực hiện được Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất có chứng nhận của bệnh viện hoặc cơ sở khám, chữa bệnh tuyến huyện trở lên;
b) Phải thực hiện nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền ra quyết định hoãn thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất:
a) Trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Công an cấp tỉnh hoặc của Thủ trưởng đơn vị quản lý người nước ngoài thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an xem xét, ra quyết định hoãn thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với trường hợp do Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an ra quyết định trục xuất;
b) Trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng đơn vị quản lý xuất nhập cảnh, Giám đốc Công an cấp tỉnh xem xét, ra quyết định hoãn thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với trường hợp do Giám đốc Công an cấp tỉnh ra quyết định trục xuất.
3. Việc hoãn thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính trong trường hợp được quy định là hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này.
4. Khi điều kiện hoãn không còn thì quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất được tiếp tục thi hành.
1. Hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, bao gồm:
a) Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
b) Biên bản vi phạm hành chính;
c) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp trục xuất theo quy định tại Điều 8 Nghị định này;
d) Bản sao hộ chiếu hoặc bản sao giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu của người bị trục xuất;
đ) Giấy tờ chứng nhận đã chấp hành xong các nghĩa vụ khác (nếu có);
e) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh hoặc phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm lập hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính trong trường hợp quy định là hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 và khoản 4 Điều này.
4. Hồ sơ áp dụng biện pháp trục xuất phải được đánh bút lục và lưu trữ tại cơ quan có thẩm quyền.
1. Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh (nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất) đề xuất với Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng các biện pháp quản lý đối với người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
2. Người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất bị áp dụng biện pháp quản lý trong những trường hợp sau:
a) Khi có căn cứ cho rằng, nếu không áp dụng biện pháp cần thiết để quản lý thì người đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất;
b) Để ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
3. Biện pháp quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
a) Hạn chế việc đi lại của người bị quản lý;
b) Chỉ định chỗ ở của người bị quản lý;
c) Tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu.
4. Việc áp dụng biện pháp quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam phải được ghi rõ trong Quyết định áp dụng biện pháp quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất, bao gồm những nội dung sau:
a) Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
c) Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, số hộ chiếu/giấy tờ thay thế hộ chiếu của người bị áp dụng biện pháp quản lý;
d) Biện pháp quản lý (ghi rõ biện pháp quản lý cụ thể);
đ) Hiệu lực của Quyết định áp dụng biện pháp quản lý; thời hạn áp dụng quyết định quản lý; phạm vi, địa điểm áp dụng việc hạn chế đi lại (đối với biện pháp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này); nơi ở bắt buộc của người bị áp dụng biện pháp quản lý (đối với biện pháp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này); lý do tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu (đối với biện pháp quy định tại điểm c khoản 3 Điều này);
e) Họ, tên, chữ ký của người ra quyết định;
g) Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định.
5. Việc chỉ định chỗ ở của người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất được thực hiện như sau:
a) Lưu trú tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an quản lý;
b) Tại cơ sở lưu trú khác do Bộ Công an chỉ định.
6. Việc áp dụng biện pháp lưu trú đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an quản lý, chỉ định được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất không có hộ chiếu hoặc các giấy tờ thay thế hộ chiếu, chưa có đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện việc trục xuất (vé máy bay, thị thực, hộ chiếu, các giấy tờ thay thế hộ chiếu...);
b) Không có nơi cư trú hoặc hết thời hạn cư trú;
c) Vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này hoặc không chấp hành các biện pháp quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền;
d) Có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ cho rằng người đó có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian chờ xuất cảnh;
đ) Có hành vi bỏ trốn, chuẩn bị bỏ trốn hoặc hành vi khác gây khó khăn cho việc thi hành quyết định trục xuất;
e) Mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm phải tổ chức cách ly y tế;
g) Người mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi;
h) Tự nguyện xin vào cơ sở lưu trú.
7. Không được sử dụng nhà tạm giữ người theo thủ tục hành chính, nhà tạm giữ hình sự, trại tạm giam, trại giam để quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
1. Các chế độ lưu trú đối với người nước ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất được thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị định số 65/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2020 quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh.
2. Các khoản chi chế độ đối với người lưu trú được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 65/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2020 quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh.
a) Trong trường hợp người bị trục xuất không có khả năng chi trả thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Công an cấp tỉnh (nơi lập hồ sơ quản lý đối tượng) yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó là công dân hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân mời người nước ngoài vào Việt Nam hoặc xin gia hạn thị thực cho người nước ngoài chi trả.
b) Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức nêu trên không có điều kiện, khả năng chi trả thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ quản lý đối tượng chi trả từ nguồn ngân sách nhà nước.
1. Trách nhiệm của Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an:
a) Lập hồ sơ thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, bao gồm: Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; Bản sao hộ chiếu hoặc bản sao giấy tờ tùy thân khác thay thế hộ chiếu của người bị trục xuất; Giấy tờ chứng nhận đã chấp hành xong các nghĩa vụ khác (nếu có); các tài liệu khác có liên quan;
b) Gửi Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, Quyết định hoãn thi hành Quyết định xử phạt trục xuất và Quyết định áp dụng biện pháp quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật trong thời gian làm thủ tục trục xuất cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà người đó là công dân; đồng thời, gửi một bản quyết định cho người bị trục xuất để thi hành;
c) Thu thập, tiếp nhận các thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tổ chức thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
d) Phối hợp với các cơ quan có liên quan đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bị trục xuất;
đ) Tổ chức trục xuất theo quyết định.
2. Trách nhiệm của Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất:
a) Lập hồ sơ thi hành Quyết định xử phạt trục xuất;
b) Quản lý đối tượng trong thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định tại Điều 13 Nghị định này;
c) Bàn giao đối tượng cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khi được yêu cầu;
d) Phối hợp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trong việc thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
đ) Phối hợp với các cơ quan liên quan đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bị trục xuất.
ON DEPORTATION AND MANAGEMENT OF FOREIGNERS VIOLATING VIETNAMESE LAW WHILE DEPORTATION IS IN PROGRESS
Article 5. Subjects of deportation (deportees)
Individuals being foreigners who commit administrative violations within the territory, contiguous zone, exclusive economic zone and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam; on board an aircraft bearing Vietnamese nationality or a seagoing vessel flying the Vietnamese flag, depending on the seriousness of the violation, shall face the penalty of deportation as prescribed in Article 27 of the Law on Handling of Administrative Violations.
Article 6. Authority to impose deportation
Agencies or persons having authority to impose the deportation shall comply with Point dd Clause 5 and Clause 7 Article 39 of the Law on Handling of Administrative Violations.
Article 7. Rights and obligations of the deportee
1. Rights of the deportee:
a) Know the reason for the deportation, receive the deportation decision at least 48 hours before the execution;
b) Require an interpreter when working with a competent agency or person;
c) Receive statutory benefits as prescribed in Decree No. 65/2020/ND-CP dated June 10, 2020 on benefits for people staying at accommodation establishments during the waiting period for exit;
d) Bring their lawful property out of the Vietnamese territory;
dd) Lodge complaints and file whistleblowing reports in accordance with the law on settlement of complaints and whistleblowing reports.
2. Obligations of the deportee:
a) Fully comply with the provisions stated in the decision on penalty for administrative violations including the deportation;
b) Present identification papers at the request of immigration authorities;
c) Comply with Vietnamese law and abide by the management of the police whilst deportation in in progress;
d) Quickly fulfill all civil, administrative and economic obligations as prescribed by law (if any);
dd) Complete the necessary procedures to leave the Vietnamese territory.
Article 8. Request for imposition of deportation
1. Within 2 working days, if the violation-identifying agency deems that the foreigner’s illegal act has sufficient grounds for deportation, it must send documents, exhibits and temporary detention facilities (if any) related to the violation to the immigration authority of the provincial-level police station where the foreigner registers his/her permanent residence or temporary residence or where the violation occurs to compile a request for imposition of the deportation. For violations identified by central agencies or specialized units of the Ministry of Public Security, the violation files shall be sent to the Immigration Department for preparation of requests for imposition of deportation.
2. Within 3 working days from the day on which the violation file is received, the immigration authority of the provincial-level police department and the specialized division of the Immigration Department shall complete the request for imposition of deportation. The request includes:
a) Summary of background and illegal act of the person proposed to impose the deportation;
b) Administrative offence notice of the person proposed to impose the deportation;
c) Documents and evidence pertaining to the administrative violation;
d) Documents on the administrative penalties applied (for repeated violations or recidivism);
dd) Written request for imposition of deportation.
3. The preparation of a request for imposition of the deportation on the violating foreigner as an additional penalty specified in Clause 2, Article 21 of the Law on Handling of Administrative Violations shall comply with Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 9. Decision on imposing deportation
1. Within 2 working days after receiving the written request for imposition of deportation from the immigration authority of the provincial-level police department or the specialized division of the Immigration Department, Director of the provincial-level Public Security, and the Director of the Immigration Department must consider issuing a decision on imposing deportation on the foreigner who commits the administrative violation. If there are insufficient grounds for imposing deportation, they must immediately notify the agency that identified the violation.
2. The decision on imposing deportation must clearly state the following:
a) Place and date of the decision;
b) Legal grounds for promulgation of the Decision;
c) Administrative offence notice, verification results, written explanations of the person proposed to impose the deportation;
d) Full name and position of the decision maker;
dd) Full name, date of birth, nationality, occupation, passport number or passport alternative of the deportee;
e) The illegal act of the deportee; aggravating circumstances, extenuating circumstances;
g) Terms of the applicable legal document;
h) Primary penalty, additional penalty(ies), remedial measures (if any);
i) The right to complain or initiate a lawsuit against the decision;
k) Effect of the Decision; the time limit for enforcement of the decision; destination of deportation; the place of enforcement of the decision; compulsory residence of the foreigner whilst deportation in in progress;
l) Full name and signature of the decision maker;
m) The agency responsible for enforcing the decision.
3. The decision on imposing deportation must be sent to the deportee and the Ministry of Foreign Affairs of Vietnam, the consular office, the diplomatic mission of the country of which the deportee is a citizen or country that person last resided before coming to Vietnam before the execution of the deportation as prescribed in Article 84 of the Law on Handling of Administrative Violations. The decision on deportation must be presented in both Vietnamese and English.
4. The decision on imposing deportation on the violating foreigner as an additional penalty specified in Clause 2, Article 21 of the Law on Handling of Administrative Violations shall comply with Clauses 1, 2 and 3 of this Article.
Article 10. Enforcement of the decision on imposing deportation
1. The police agency and the person competent to impose the deportation shall enforce the decision on imposing deportation; and also be responsible for transferring all relevant dossiers and papers, material evidences and means of administrative violations (if any) to the agency receiving the decision on imposing deportation for enforcement according to the Law on Handling of Administrative Violations.
2. For cases where the deportee deliberately refuses to receive the penalty decision, the competent person shall make a record of the refusal to receive the decision and send it to the Ministry of Foreign Affairs of Vietnam, the consular authority, diplomatic mission of the country of which the deportee is a citizen or the country in which he last resided before coming to Vietnam.
3. Foreign individuals subject to the deportation must abide by the penalty decision as prescribed in Clause 1, Article 73 of the Law on Handling of Administrative Violations 2012.
4. The decision on imposing deportation on the violating foreigner as an additional penalty specified in Clause 2, Article 21 of the Law on Handling of Administrative Violations shall comply with Clauses 1, 2 and 3 of this Article.
Article 11. Postponing the enforcement of the decision on imposing deportation
1. The postponement of the enforcement of the decision on imposition of the deportation shall be effected in the following cases:
a) Having a serious illness, requiring emergency care or for other health reasons that it is impossible to enforce the decision on imposition of the deportation, certified by a hospital or medical examination and treatment establishment at the district level or higher;
b) Must perform civil, administrative and economic obligations as prescribed by law.
2. Authority to postpone the enforcement of the decision on imposing deportation:
a) At the request of the Director of the provincial-level Public Security Department or the head of the foreigner management unit of the Immigration Department or the head of the professional division of the Immigration Department of the Ministry of Public Security, the Director of the Immigration Department of the Ministry of Public Security shall consider and issue a decision to postpone the enforcement of the decision on imposing the deportation in cases where the decision on deportation is issued by the Director of the Immigration Department of the Ministry of Public Security;
b) At the request of the head of the immigration authority, the Director of the provincial-level Police Department shall consider and issue a decision to postpone the enforcement of the decision on imposition of the deportation in cases where the Director of the provincial-level Police Department is responsible.
3. The postponement of enforcement of the decision on imposing deportation on the violating foreigner as an additional penalty specified in Clause 2, Article 21 of the Law on Handling of Administrative Violations shall comply with Clauses 1, 2 and 3 of this Article.
4. When the grounds for postponement no longer exist, the decision on imposing deportation shall continue to be enforced.
Article 12. Dossier of imposition of the deportation
1. A dossier of imposition of the deportation includes:
a) Decision on imposing deportation;
b) Administrative offence notice;
c) Request for imposition of deportation as per Article 8 of this Decree;
d) A copy of the passport or a copy of another identification document in lieu of the passport of the deportee;
dd) Papers certifying that other obligations have been fulfilled (if any);
e) Other relevant documents.
2. The immigration authority of the provincial-level Police Department or the specialized division of the Immigration Department of the Ministry of Public Security shall have to compile a dossier of imposition of the deportation as prescribed in Clause 1 of this Article.
3. The dossier on imposing deportation on the violating foreigner as an additional penalty specified in Clause 2, Article 21 of the Law on Handling of Administrative Violations shall comply with Clauses 1, 2 and 4 of this Article.
4. Dossier of enforcement of deportation must be numbered and kept at a competent agency.
Article 13. Management of foreigners violating Vietnamese law while deportation is in progress
1. The head of the specialized division of the Immigration Department, the head of the Immigration Department of the provincial-level Police Department (where the request for deportation is made) proposes to the Director of the Immigration Department or the Director of the provincial-level Public Security Department decide to adopt management measures to foreigners whilst deportation is in progress.
2. Foreigners violating Vietnamese law while deportation is in progress shall be subject to management measures in the following cases:
a) When there are grounds to believe that, if necessary measures are not taken for management, that person will evade or obstruct the enforcement of the decision on imposing deportation;
b) To prevent that person from continuing to commit illegal acts.
3. Measures to manage foreigners who violate Vietnamese law during deportation procedures
a) Restrict the movement of the person under management measure;
b) Designate the place of residence of the person under management measure;
c) Temporarily seize the passport or other identification document in lieu of passport.
4. The imposition of management measure on the foreigner violating Vietnamese law must be clearly stated in the decision on imposition of management measure on foreigners who violate Vietnamese law whilst the deportation procedures are in progress, including the following:
a) Place and date of the decision;
b) Full name and position of the decision maker;
c) Full name, date of birth, nationality, occupation, passport number or passport alternative of the person subject to management measures;
d) Management measures (specify management measures);
dd) Effect of the decision on imposition of management measures; the time limit for application of the management decision; the scope and location of the travel restriction (for the measure specified at Point a, Clause 3 of this Article); compulsory residence of the person subject to the management measures (for measures specified at Point b, Clause 3 of this Article); reasons for temporary seizure of passports or other identification papers in lieu of passports (for the measure specified at Point c, Clause 3 of this Article);
e) Full name and signature of the decision maker;
g) The agency responsible for enforcing the decision.
5. The appointment of a place of residence of the foreigner who violates Vietnamese law whilst the deportation is in progress shall be done as follows:
a) Staying at accommodation establishments managed by the Ministry of Public Security;
b) At another accommodation establishment designated by the Ministry of Public Security.
6. The imposition of the accommodation measure to foreigners who violate Vietnamese law while deportation is in progress at accommodation establishments managed and designated by the Ministry of Public Security shall be implemented in the following cases:
a) Foreigners who violate Vietnamese law whilst deportation is in progress do not have passports or substitutes for passports, have not met sufficient eligibility requirements to carry out the deportation (airfare tickets; visas, passports, passport alternative, etc.);
b) The foreigner has no place of residence or has their stay duration expired;
c) The foreigner violates Clause 2 of this Article or fails to comply with management and supervision measures of the competent agencies;
d) The foreigner has committed illegal acts or there are grounds to believe that such person may commit illegal acts while waiting for exit;
dd) The foreigner has an act of running away, preparing to flee or another act that causes difficulties for the enforcement of the deportation decision;
e) The foreigner has an infectious disease prescribed in the law on prevention and control of infectious diseases, medical isolation must be adopted;
g) The foreigner suffers from mental illness or other diseases that cause loss of cognitive ability or behavior control ability;
h) The foreigner voluntarily applies to the accommodation establishment.
7. It is prohibited to use temporary detention houses under administrative procedures, criminal detention houses, detention camps or prisons to manage foreigners who violate Vietnamese law whilst deportation is in progress.
Article 14. Statutory benefits for foreigners violating Vietnamese law while deportation is in progress
1. The statutory benefits for foreigners subject to the deportation while deportation is in progress shall comply with Chapter II of Decree No. 65/2020/ND-CP dated June 10, 2020 on management organization and regimes for people staying at accommodation establishments while waiting for exit.
2. Statutory benefits for persons in stay as prescribed in Decree No. 65/2020/ND-CP dated June 10, 2020 on management and allowances for people staying at accommodation establishments during the waiting period for exit.
a) In case the deportee is unable to pay for expenses, the Immigration Department of the Ministry of Public Security or the provincial-level Public Security Department (where the management dossier is prepared) shall request the diplomatic mission, the consular office of the country of which he is a national or agency, organization or individual that invites the foreigner to enter Vietnam or apply for visa extension for the foreigner to pay.
b) In case the above-mentioned agency, organization or individual could not cover the expenses, the Immigration Department of the Ministry of Public Security or the provincial-level Public Security Department where the management dossier is made shall use the fund from state budget to cover the expenses.
Article 15. Responsibilities of the Immigration Department of the Ministry of Public Security
1. Responsibilities of the Immigration Department of the Ministry of Public Security:
a) Make a dossier of enforcement of the decision on imposition of the deportation, including: The decision on imposing deportation; a copy of the passport or other identification document in lieu of the passport of the deportee; documents certifying that other obligations have been fulfilled (if any); other relevant documents;
b) Send the Decision on imposition of the deportation, the Decision on postponement of the enforcement of the decision on imposing deportation and the Decision on imposition of management measure on the foreigner who violates the law whilst deportation is in progress to Ministry of Foreign Affairs to notify the diplomatic or consular mission of the country of which the person is a national; and also send a copy of the decision to the deportee for enforcement;
c) Collect and receive necessary information and documents for enforcement of the decision on imposing deportation;
d) Coordinate with relevant agencies to ensure the exercise of rights and fulfilment of obligations of the deportee;
dd) Enforce the deportation according to the decision.
2. Responsibilities of the provincial-level police department where the request for the deportation is made:
a) Make a dossier of enforcement of the decision on imposition of deportation;
b) Managing the deportee during the time of making the request for the deportation as prescribed in Article 13 of this Decree;
c) Hand over the deportee to the immigration authority upon request;
d) Coordinate with the immigration authority in implementing the decision on imposing deportation;
dd) Coordinate with relevant agencies to ensure the exercise of rights and fulfilment of obligations of the deportee.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Đối tượng áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
Điều 6. Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
Điều 8. Hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
Điều 9. Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
Điều 10. Thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
Điều 11. Hoãn thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
Điều 12. Hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
Điều 17. Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Điều 18. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Điều 20. Kéo dài thời gian tạm giữ