Chương II Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Số hiệu: | 140/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 08/10/2018 | Ngày hiệu lực: | 08/10/2018 |
Ngày công báo: | 20/10/2018 | Số công báo: | Từ số 991 đến số 992 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Giảm thời gian thực hiện thủ tục gia hạn GPHĐ dịch vụ việc làm
Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 140/2018/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ LĐ-TB&XH.
Theo đó, thủ tục gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm tại Nghị định 52/2014/NĐ-CP đã có những điều chỉnh thông qua Nghị định mới như sau:
- Thay đổi thời hạn đề nghị gia hạn giấy phép từ 30 ngày xuống còn 20 ngày trước ngày giấp phép hết hạn.
- Quy định cụ thể hình thức nộp:
+ Nộp trực tiếp;
+ Gửi qua hệ thống bưu chính.
- Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục gia hạn cấp phép hoạt động dịch vụ việc làm cho doanh nghiệp từ 15 ngày xuống còn 05 ngày, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được 01 (bộ) hồ sơ hợp lệ theo quy định.
Lưu ý: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp, gia hạn,...cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm phải thông báo bằng văn bản cho UBND cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Xem chi tiết tại Nghị định 140/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 08/10/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Sửa đổi Khoản 2 Điều 3 như sau:
“2. Về nhân lực trực tiếp thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự:
Có ít nhất là 01 (một) người đang làm việc chính thức tại tổ chức đánh giá kỹ năng nghề, có thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia (sau đây viết tắt là thẻ đánh giá viên) phù hợp với nghề và bậc trình độ kỹ năng nghề đề nghị cấp giấy chứng nhận.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp; cấp lại; cấp đổi, bổ sung giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
1. Thành phần hồ sơ
a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận là 01 bộ, gồm:
- Văn bản đề nghị của tổ chức;
- Quyết định thành lập tổ chức do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Tài liệu chứng minh đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 3 Nghị định này.
b) Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận
Trường hợp giấy chứng nhận bị hư, rách, nát hoặc mất, hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận là 01 bộ, gồm:
- Văn bản đề nghị của tổ chức;
- Giấy chứng nhận đã được cấp, trừ trường hợp giấy chứng nhận bị mất.
c) Hồ sơ đề nghị cấp đổi, bổ sung giấy chứng nhận
Trường hợp có thay đổi, bổ sung tên nghề, bậc trình độ kỹ năng nghề hoặc thay đổi tên gọi, địa chỉ nơi đặt trụ sở chính của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề trong giấy chứng nhận đã được cấp, hồ sơ đề nghị cấp thay đổi giấy chứng nhận là 01 bộ, gồm:
- Văn bản đề nghị của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề;
- Giấy chứng nhận đã được cấp, trừ trường hợp giấy chứng nhận bị mất;
- Tài liệu liên quan đến thay đổi, bổ sung trong giấy chứng nhận. Trường hợp bổ sung tên nghề, bậc trình độ kỹ năng nghề, tài liệu phải chứng minh đáp ứng được các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực trực tiếp thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề quy định tại Điều 3 Nghị định này.
2. Trình tự, thủ tục:
- Tổ chức có nhu cầu cấp; cấp lại; cấp đổi, bổ sung giấy chứng nhận lập hồ sơ theo quy định tại một trong các điểm a, b, c Khoản 1 Điều này gửi trực tiếp, qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp). Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện thì các thành phần hồ sơ nộp ở dạng bản gốc hoặc bản sao có chứng thực; trường hợp đăng ký qua cổng dịch vụ công trực tuyến thì thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử;
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và cấp; cấp lại; cấp thay đổi giấy chứng nhận; trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
“Điều 12. Thẻ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia
1. Thẻ đánh giá viên phải ghi rõ tên nghề và bậc trình độ kỹ năng nghề tham gia đánh giá. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mẫu thẻ đánh giá viên và mẫu tài liệu thuộc hồ sơ đề nghị cấp thẻ đánh giá viên; tổ chức việc biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo về nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia và tổ chức việc đào tạo để cấp thẻ đánh giá viên.
2. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày thẻ đánh giá viên được cấp; cấp lại; cấp đổi, bổ sung hoặc bị hủy bỏ; thu hồi, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan về danh sách người được cấp; cấp lại; cấp thay đổi hoặc bị hủy bỏ; thu hồi thẻ đánh giá viên.”
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
“Điều 13. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp; cấp lại; cấp đổi, bổ sung thẻ đánh giá viên
1. Thành phần hồ sơ
a) Hồ sơ đề nghị cấp thẻ đánh giá viên là 01 bộ, gồm:
- Tờ khai đề nghị cấp thẻ đánh giá viên của cá nhân có kèm 01 (một) ảnh màu có kích cỡ 3 x 4 cm;
- Một (01) bộ tài liệu chứng minh đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 11 Nghị định này.
b) Hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ đánh giá viên
Trường hợp thẻ đánh giá viên bị hư hỏng, rách, nát hoặc bị mất, hồ sơ đề nghị cấp lại là 01 bộ, gồm:
- Tờ khai đề nghị cấp lại, cấp thay đổi thẻ đánh giá viên của cá nhân có kèm 01 (một) ảnh màu có kích cỡ 3 x 4 cm;
- Thẻ đánh giá viên đã được cấp, trừ trường hợp thẻ đánh giá viên bị mất.
c) Hồ sơ đề nghị cấp đổi, bổ sung thẻ đánh giá viên
Trường hợp có thay đổi, bổ sung bậc trình độ kỹ năng nghề được phép đánh giá, hồ sơ đề nghị cấp thay đổi là 01 bộ, gồm:
- Tờ khai đề nghị cấp thay đổi thẻ đánh giá viên của cá nhân có kèm 01 (một) ảnh màu có kích cỡ 3 x 4 cm;
- Thẻ đánh giá viên đã được cấp, trừ trường hợp thẻ đánh giá viên bị mất;
- Tài liệu liên quan đến thay đổi, bổ sung bậc trình độ kỹ năng nghề đảm bảo đáp ứng điều kiện cấp thẻ đánh giá viên quy định tại Điều 11 Nghị định này.
2. Trình tự, thủ tục:
- Người đề nghị cấp; cấp lại; cấp đổi, bổ sung thẻ đánh giá viên lập hồ sơ theo quy định tại một trong các điểm a, b, c Khoản 1 Điều này gửi trực tiếp, qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện thì các thành phần hồ sơ nộp ở dạng bản gốc hoặc bản sao có chứng thực; trường hợp đăng ký qua cổng dịch vụ công trực tuyến thì thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử;
- Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra hồ sơ và cấp mới; cấp lại; cấp đổi, bổ sung thẻ đánh giá viên, trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
5. Sửa đổi Khoản 1 Điều 22 như sau:
“1. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thành lập các tổ giám sát để thực hiện việc giám sát kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia được tổ chức tại từng tổ chức đánh giá kỹ năng nghề.”
6. Sửa đổi Khoản 1 Điều 23 như sau:
“1. Có văn bản báo cáo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hoãn kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đang tiến hành để tổ chức lại vào thời điểm thích hợp.”
“Điều 26. Cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
1. Căn cứ vào biên bản và tổng hợp kết quả điểm bài kiểm tra kiến thức, bài kiểm tra thực hành do ban giám khảo lập, biên bản giám sát của tổ giám sát, tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quyết định công nhận kết quả đánh giá của ban giám khảo và lập hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho những người tham dự đạt yêu cầu gửi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho những người tham dự đạt yêu cầu, hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; cấp chứng chỉ; trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do; công nhận và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho các đối tượng được nêu tại Điều 18 của Nghị định này; công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan về danh sách những người đã được cấp, cấp lại hoặc bị thu hồi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; thực hiện thu, quản lý và sử dụng lệ phí cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo hướng dẫn do Bộ Tài chính quy định.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về mẫu chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; việc thu hồi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.”
8. Thay cụm từ “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” bằng cụm từ “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” tại Khoản 3 Điều 15; Khoản 4 Điều 20.
.
1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Khoản 3 Điều 3 như sau:
“1. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập khi thành lập phải hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định.
3. Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo diện tích đất sử dụng tối thiểu của trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2; của trường trung cấp là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị và 20.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị; của trường cao đẳng là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị và 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.”
2. Sửa đổi, bổ sung tên Điều 6, điểm c, điểm d Khoản 1 Điều 6 như sau:
“Điều 6. Hồ sơ thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
c) Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng các công trình kiến trúc xây dựng, bảo đảm phù hợp với ngành, nghề, quy mô, trình độ đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng, diện tích xây dựng cho hoạt động học tập và giảng dạy;
d) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất và thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định của pháp luật và các giấy tờ pháp lý liên quan còn thời hạn ít nhất là 05 năm kể từ ngày gửi hồ sơ.”
“Điều 9. Điều kiện, thủ tục, thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng
1. Việc thành lập phân hiệu căn cứ vào ngành, nghề, trình độ và quy mô đào tạo sẽ tổ chức đào tạo tại phân hiệu.
2. Điều kiện, thủ tục, thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 của Luật giáo dục nghề nghiệp.”
4. Sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm b Khoản 1 Điều 10 như sau:
“a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Bảo đảm quyền lợi của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động;”
5. Bổ sung khoản 3 vào Điều 13 như sau:
“3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi đổi tên được tiếp tục tổ chức đào tạo các ngành, nghề đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.”
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 2 như sau:
“b) Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo, cụ thể:
Có phòng học; phòng thí nghiệm; phòng, xưởng thực hành, thực tập; cơ sở sản xuất thử nghiệm đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học theo chương trình đào tạo, quy mô đào tạo của từng ngành, nghề. Diện tích phòng học lý thuyết; phòng, xưởng thực hành, thực tập dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 5,5 m2/chỗ học.
Có đủ thiết bị đào tạo của từng ngành, nghề đào tạo đáp ứng theo danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Trường hợp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chưa ban hành danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu của ngành, nghề đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì phải bảo đảm đủ thiết bị đào tạo theo quy định trong chương trình đào tạo và tương ứng với quy mô đào tạo của ngành, nghề đăng ký hoạt động.
Có thư viện với các phần mềm và trang thiết bị phục vụ cho việc mượn, tra cứu, nghiên cứu tài liệu; có đủ nguồn thông tin tư liệu như sách, giáo trình, bài giảng của các mô đun, tín chỉ, học phần, môn học, các tài liệu liên quan đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập.
Có đủ phòng làm việc, khu hành chính và khu hiệu bộ, bảo đảm đáp ứng cơ cấu tổ chức phòng, khoa, bộ môn chuyên môn, bảo đảm diện tích ít nhất là 06 m2/người đối với đào tạo trình độ trung cấp và 08 m2/người đối với đào tạo trình độ cao đẳng.
Có các công trình xây dựng phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí và các công trình y tế, dịch vụ để phục vụ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên.”
b) Sửa đổi, bổ sung điểm d Khoản 2 như sau:
“d) Có đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu ngành, nghề và trình độ đào tạo; đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình đào tạo, trong đó:
Tỷ lệ học sinh, sinh viên/giáo viên, giảng viên tối đa là 25. Có số lượng giáo viên, giảng viên cơ hữu đảm bảo đảm nhận tối thiểu là 60% chương trình của mỗi ngành nghề đào tạo.
Giáo viên, giảng viên là người nước ngoài giảng dạy tại các trường trung cấp, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các quy định về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.”
7. Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 2 Điều 15 như sau:
“b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có)”
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 18 như sau:
“8. Đổi tên cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp”.
9. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 và Khoản 4 Điều 19 như sau:
“3. Hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 18 Nghị định này, bao gồm:
a) Văn bản đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
b) Bản sao quyết định đổi tên cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
4. Hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 18 Nghị định này, bao gồm:
Văn bản đề nghị thôi tuyển sinh hoặc giảm quy mô tuyển sinh đối với các ngành, nghề đã được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.”
10. Sửa đổi, bổ sung Phụ lục Va như sau:
“Bãi bỏ mục II, mục III Phần thứ nhất Mẫu Báo cáo đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.”
1. Sửa đổi khoản 2 Điều 4 như sau:
“2. Có trụ sở ổn định trong thời gian ít nhất 2 năm; có đủ trang thiết bị phục vụ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.”
2. Sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 8 như sau:
“c) Tài liệu về người trực tiếp phụ trách hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp của tổ chức kiểm định: Quyết định bổ nhiệm người trực tiếp phụ trách hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và bản sao thẻ kiểm định viên.”
.
VOCATIONAL EDUCATION
Article 3. Amendments to some Articles of the Government’s Decree No. 31/2015/ND-CP dated March 24, 2015 on guidelines for some Articles of the Law on Employment regarding assessment and issuance of certificate of national occupational skill
1. Clause 2 of Article 3 is amended as follows:
“2. Regarding personnel directly assessing occupational skills of participants:
There must be at least 01 (one) person who is working full time at an occupational skill assessment organization, have an occupational skill assessor card (hereinafter referred to as “the assessor card”) in accordance with the occupation and occupational skill level that are covered by the certificate applied for.”
2. Article 6 is amended as follows:
“Article 6. Application and procedures for issuance, reissuance, replacement and adjustment to the certificate of eligibility for provision of assessment service, and issuance of the certificate of national occupational skill
1. Composition of an application
a) An application for issuance of the certificate includes:
- An application form
- An establishment decision issued by the competent authority;
- Documentary evidences for fulfillment of the conditions specified in Article 3 of this Decree.
b) An application for reissuance of the certificate includes:
If the certificate is damaged, too old or lost, an application for reissuance of the certificate includes:
- An application form;
- The issued certificate, except in the case where the certificate is lost.
c) An application for replacement or adjustment to the certificate includes:
In the case of change of name of the occupation or occupational skill level or change of name or address of the headquarters of the occupational skill assessment organization specified in the issued certificate, an application for replacement of the certificate includes:
- An application form;
- The issued certificate, except in the case where the certificate is lost.
- Documents concerning the change(s). In the case of addition of occupation or occupational skill level, it is required to submit documentary evidences for fulfillment of the conditions for infrastructure, equipment and personnel directly assessing occupational skills prescribed in Article 3 of this Decree.
2. Procedures:
- The organization that wishes to apply for issuance, reissuance or replacement of the certificate shall prepare and submit an application as prescribed in Points a, b or c Clause 1 of this Article to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs (through the General Department of Vocational Education), whether through online public service web portal or by post. If the application is submitted directly or by post, the documents in the application must be originals or certified true copies. If the application is submitted through online public service web portal, regulations of the law on e-transaction shall be complied with;
Within 10 working days from the receipt of the application, the competent authority shall inspect it and issue, reissue or replace the certificate. If the application is rejected, a response and explanation must be provided in writing.
3. Article 12 is amended as follows:
“Article 12. National occupational skill assessor card
1. An assessor card must clearly specify occupation name and occupational skill level covered by the assessment. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall specify the form of assessor card and documents in the application for issuance of the assessor card; organize the design of national occupation skill training programs and documents and organize the provision of training to serve issuance of assessor card.
2. Within 03 (three) working days from the assessor card is issued, reissued, replaced, invalidated or revoked, the General Department of Vocational Education affiliated to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs (hereinafter referred to as “the General Department of Vocational Education”) shall publish the list of persons who is issued or reissued with the assessor card or whose assessor card is replaced, invalidated or revoked.”
4. Article 13 is amended as follows:
“Article 13. Application and procedures for issuance, reissuance or replacement of the assessor card
1. Composition of an application
a) An application for issuance of the assessor card includes:
- An application form enclosed with 01 (one) 3x4 color picture;
- One (01) set of documentary evidences for fulfillment of the conditions specified in Article 11 of this Decree.
b) An application for reissuance of the assessor card includes:
If the assessor is damaged, too old or lost, an application for reissuance includes:
- An application form enclosed with 01 (one) 3x4 color picture;
- The issued assessor card, except in the case where the card is lost.
c) An application for replacement of the assessor card includes:
In the case of any change to the level of occupational skill to be assessed, an application for replacement includes:
- An application form enclosed with 01 (one) 3x4 color picture;
- The issued assessor card, except in the case where the card is lost;
- Documentary evidences for fulfillment of the conditions for issuance of the assessor card prescribed in Article 11 of this Article.
2. Procedures:
- The applicant for issuance, reissuance or replacement of the assessor card shall prepare and submit an application as prescribed in Points a, b or c Clause 1 of this Article to the General Department of Vocational Education, whether through online public service web portal or by post. If the application is submitted directly or by post, the documents in the application must be originals or certified true copies. If the application is submitted through online public service web portal, regulations of the law on e-transaction shall be complied with.
- Within 07 (seven) working days from the receipt of the application, the General Department of Vocational Education shall inspect it and issue, reissue or replace the assessor card. If the application is rejected, a response and explanation must be provided in writing. ”
5. Clause 1 of Article 22 is amended as follows:
“1. The General Department of Vocational Education shall decide to establish supervisory teams responsible for supervising national occupational skill assessment tests organized at each occupational skill assessment organization.”
6. Clause 1 of Article 23 is amended as follows:
“1. Send a notification of postponement of the national occupational skill assessment test that is being conducted to the General Department of Vocational Education.”
7. Article 26 is amended as follows:
“Article 26. Issuance of the national occupational skill certificate
1. According to the record and consolidated result of the theory and practice tests prepared by the board of examiners, and supervision record prepared by the supervisory team, the occupational skill assessment organization shall decide to recognize the assessment result given by the board of examiners, prepare an application for issuance of the national occupational skill to the candidates who have passed the test and submit it to the General Department of Vocational Education.
2. The General Department of Vocational Education shall consider the application for issuance of the national occupational skill certificate to the candidates who have passed the test and application for reissuance of the national occupational skill certificate; issue the certificate; provide a written response and explanation if the application is rejected; recognize and issue the national occupational skill certificate to the persons mentioned in Article 18 of this Decree; publish the list of persons who is issued or reissued with the national occupational skill certificate or has his/her national occupational skill certificate revoked; collect, manage and use the fees for applying for issuance of the certificate under the guidance of the Ministry of Finance.
3. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall specify the form of the national occupational skill certificate; application and procedures for issuance and reissuance of the national occupational skill certificate; revocation of the national occupational skill certificate.”
8. The phrase “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” (“The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs”) is replaced with “Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” (“The General Department of Vocational Education affiliated to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs”) in Clause 3 Article 15; Clause 4 Article 20.
Article 4. Repeal of Articles 7 and 14 of the Government’s Decree No. 31/2015/ND-CP dated March 24, 2015
Article 5. Amendments to some Articles of the Government’s Decree No. 143/2016/ND-CP dated October 14, 2016 on investment and operation in vocational education
1. Clauses 1 and 3 of Article 3 are amended as follows:
“1. Every vocational education institution shall be established in conformity with the planning for network of Vietnamese vocational education institutions. Public vocational education institutions shall operate on the principle of autonomy of public service providers as stipulated by the Government.
3. Every vocational education institution shall have a premise with a minimum area of 1,000 m2 (for vocational training facilities); 10,000 m2 (for vocational schools in urban areas) and 20,000 m2 (for vocational schools in suburban areas); 20,000 m2 (for vocational colleges in urban areas) and 40,000 m2 (for vocational colleges in suburban areas).”
2. Title of Article 6, Points c and d Clause 1 of Article 6 are amended as follows:
“Article 6. Application for establishment or for permission to establish vocational education institutions
c) A draft of the layout plan of architectural works, which is conformable to the disciplines, training scope and level and criteria for construction area and area used for learning and teaching;
d) Certified true copies of the land use right certificate, house ownership certificate of the organization or individual, which specify address, area and boundaries of the land lot and agreement on regulations on lease of furnished facilities and other relevant legal documents which remain valid for at least 05 years from the date of submitting the application.
3. Article 9 is amended as follows:
“Article 9. Conditions and procedures for establishing and granting permission for establishment of branches of vocational schools and colleges
1. A branch shall be established according to the discipline, level and scope of training to be provided in the branch.
2. Conditions and procedures for establishing and granting permission for establishment of branches of vocational schools and colleges are specified in Clause 3 Article 16 of the Law on Vocational Education.”
4. Points a and b Clause 1 of Article 10 are amended as follows:
“a) Total division, partial division or merger of vocational education institutions shall be carried out in conformity with the approved planning for network of vocational education institutions;
b) Interests of learners, teachers, lecturers, officials, personnel and employees shall be protected;"
5. Clause 3 is added to Article 13 as follows:
“3. The vocational education institution that has been renamed is entitled to keep providing training in the discipline that is covered by the certificate of registration of vocational education issued by the competent authority.”
6. Article 14 is amended as follows:
a) Point b of Clause 2 is amended as follows:
“b) The vocational education institution shall be provided with facilities and training equipment according to the discipline, training scope and level. To be specific:
Classrooms, labs, practice rooms and workshops and pilot production facilities shall be available. The area of each room must be at least 5.5 m2.
Training equipment provided according to each discipline must meet the minimum standards laid down by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs. If the minimum standard for training equipment by registered discipline is yet to be issued by the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs, sufficient training equipment shall be provided according to the scope of training and as stipulated in the training program.
The vocational education institution must have a library which is provided with software and equipment serving the purpose of borrowing, searching and studying documents, and store books, textbooks, lectures and relevant documents for teaching and studying.
The vocational education institution must have sufficient working office, administrative areas and school headquarters according to faculties and disciplines which shall be large enough to provide at least 06 m2 per person (for vocational intermediate-level training) and 08 m2 per person for college-level training).
There must be works serving culture, entertainment, sports and healthcare services to meet the needs of officials, teachers, lecturers and students.”
b) Point d of Clause 2 is amended as follows:
“d) The vocational education institution must employ sufficient and qualified teachers, lecturers and officials who meet teacher’s standards, professional and pedagogical requirements under regulations of laws to achieve the training objectives and fulfill the training programs. To be specific:
The ratio of students to teachers and lecturers shall not exceed 25. Full-time teachers and lecturers must undertake at least 60% of the program intended for each discipline.
Foreign teachers/lecturers delivering lectures at foreign-invested vocational schools, colleges or universities shall comply with regulations on foreign workers in Vietnam as stipulated in Vietnam’s laws.”
7. Point b Clause 2 of Article 15 is amended as follows:
“b) A copy of the investment registration certificate (if any)
8. Clause 8 of Article 18 is amended as follows:
“8. A vocational education institution is renamed”.
9. Clauses 3 and 4 of Article 19 are amended as follows:
“3. An application for addition of vocational education activities in the cases prescribed in Clause 8 Article 18 of this Decree includes:
a) An application form;
b) A copy of the decision to rename the vocational education institution.
4. An application for addition of vocational education activities in the case prescribed in Clause 9 Article 18 of this Decree includes:
An application form for termination of admission or decrease in admission quota of the discipline that is covered by the certificate of registration of vocational education.”
10. The Appendix Va is amended as follows:
“Sections II and III Part 1 of the form of the report on registration of vocational education are repealed.”
Article 6. Repeal of some Articles of the Government’s Decree No. 143/2016/ND-CP dated October 14, 2016
1. Clause 2 of Article 3 is repealed.
2. Article 5 is repealed.
3. Clause 4 of Article 6 is repealed.
4. Point d Clause 1 of Article 14 is repealed.
5. Points b and d Clause 1, and Point d Clause 2 of Article 15 are repealed.
Article 7. Amendments to some Articles of the Government’s Decree No. 49/2018/ND-CP dated March 30, 2018 on vocational education accreditation
1. Clause 2 of Article 4 is amended as follows:
“2. The domestic organization shall have a stable office for at least 2 years and sufficient equipment for vocational education accreditation.”
2. Point c Clause 1 of Article 8 is amended as follows:
“c) Profile of the person who is directly in charge of vocational education accreditation of the accreditation organization: A decision on appointment of the person who is directly in charge of vocational education accreditation and a copy of the accreditor card.”
Article 8. Repeal of Clause 2 Article 6 of the Government’s Decree No. 49/2018/ND-CP dated March 30, 2018 on vocational education accreditation
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực