Chương I Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động
Số hiệu: | 140/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 08/10/2018 | Ngày hiệu lực: | 08/10/2018 |
Ngày công báo: | 20/10/2018 | Số công báo: | Từ số 991 đến số 992 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Giảm thời gian thực hiện thủ tục gia hạn GPHĐ dịch vụ việc làm
Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 140/2018/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ LĐ-TB&XH.
Theo đó, thủ tục gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm tại Nghị định 52/2014/NĐ-CP đã có những điều chỉnh thông qua Nghị định mới như sau:
- Thay đổi thời hạn đề nghị gia hạn giấy phép từ 30 ngày xuống còn 20 ngày trước ngày giấp phép hết hạn.
- Quy định cụ thể hình thức nộp:
+ Nộp trực tiếp;
+ Gửi qua hệ thống bưu chính.
- Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục gia hạn cấp phép hoạt động dịch vụ việc làm cho doanh nghiệp từ 15 ngày xuống còn 05 ngày, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được 01 (bộ) hồ sơ hợp lệ theo quy định.
Lưu ý: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp, gia hạn,...cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm phải thông báo bằng văn bản cho UBND cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Xem chi tiết tại Nghị định 140/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 08/10/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:
“Điều 4. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Bảo đảm thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định cho từng đối tượng thuộc phạm vi kiểm định, theo yêu cầu tại quy trình kiểm định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động.
b) Có ít nhất 02 kiểm định viên làm việc theo hợp đồng từ 12 tháng trở lên thuộc tổ chức để thực hiện kiểm định đối với mỗi đối tượng thuộc phạm vi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định.
c) Người phụ trách kỹ thuật hoạt động kiểm định của tổ chức phải có thời gian làm kiểm định viên tối thiểu 02 năm.
2. Các thiết bị, nhân lực nêu tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều này chỉ được sử dụng để làm điều kiện đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với một tổ chức.”
2. Sửa đổi Khoản 1 Điều 5 như sau:
“1. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
b) Bản sao quyết định thành lập đối với đơn vị sự nghiệp;
c) Danh mục thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định;
d) Danh sách kiểm định viên theo mẫu tại Phụ lục Ia ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Một trong các tài liệu sau để chứng minh kinh nghiệm của người phụ trách kỹ thuật hoạt động kiểm định:
Bản sao sổ hoặc tờ rời về tham gia bảo hiểm xã hội;
Bản sao hợp đồng lao động;
Bản sao biên bản kiểm định kèm theo giấy chứng nhận kết quả kiểm định.”
3. Sửa đổi điểm c Khoản 2 Điều 5 như sau:
“c) Tài liệu quy định tại các điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều này trong trường hợp có sự thay đổi.”
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
“Điều 8. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bị thu hồi một trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động kiểm định mà không khắc phục được các nguyên nhân bị đình chỉ hoạt động kiểm định;
b) Hoạt động kiểm định trong thời gian bị đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động;
c) Sau 6 tháng kể từ khi có thay đổi điều kiện hoạt động làm cơ sở cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động, nếu tổ chức không đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 4 của Nghị định này;
d) Hoạt động kiểm định trong thời gian không bảo đảm các điều kiện được quy định tại Điều 4 của Nghị định này;
đ) Giả mạo hoặc khai man các tài liệu trong hồ sơ cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận;
e) Bị giải thể, phá sản.
2. Tổ chức bị thu hồi giấy chứng nhận theo quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều này được xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định sau 6 tháng, kể từ ngày Quyết định thu hồi giấy chứng nhận có hiệu lực.”
“Điều 17. Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
2. Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
3. Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại khoản này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
5. Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
6. Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.”
6. Sửa đổi Khoản 4 Điều 19 như sau:
“4. Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.”
“Điều 22.Tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Huấn luyện hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
a) Người có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Người có trình độ cao đẳng và có ít nhất 04 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Huấn luyện nội dung nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động và nội dung kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động:
a) Người có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc xây dựng hoặc tổ chức triển khai về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
b) Người có trình độ cao đẳng và có ít nhất 04 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động;
c) Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp không thuộc điểm a, điểm b Khoản này và có ít nhất 05 năm làm công việc an toàn, vệ sinh lao động.
3. Huấn luyện nội dung lý thuyết chuyên ngành:
a) Người có trình độ từ đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 03 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động.
b) Người có trình độ cao đẳng có chuyên môn phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 04 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động.
4. Huấn luyện thực hành:
a) Huấn luyện thực hành nhóm 2: Người có trình độ từ cao đẳng trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện, thông thạo công việc thực hành đối với máy, thiết bị, hóa chất, công việc được áp dụng thực hành theo chương trình khung huấn luyện;
b) Huấn luyện thực hành nhóm 3: Người có trình độ từ trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện; có ít nhất 03 năm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc làm công việc có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở phù hợp với công việc huấn luyện;
c) Huấn luyện thực hành nhóm 4: Người có trình độ trung cấp kỹ thuật trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện hoặc người có thời gian làm việc thực tế ít nhất 03 năm trong chuyên ngành huấn luyện;
d) Huấn luyện thực hành sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động: Người có trình độ từ cao đẳng chuyên ngành y trở lên và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trực tiếp tham gia công tác sơ cứu, cấp cứu hoặc có trình độ bác sĩ;
đ) Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp không thuộc điểm a, b, c Khoản này nhưng có ít nhất 04 năm làm công việc an toàn, vệ sinh lao động thì được huấn luyện thực hành theo quy định tại các điểm a, b, c Khoản này phù hợp với kinh nghiệm.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết chương trình khung huấn luyện cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, việc miễn giảm các nội dung huấn luyện đã học, việc tổ chức sát hạch và cấp giấy chứng nhận.
6. Định kỳ 5 năm, người huấn luyện phải tham dự khóa tập huấn cập nhật kiến thức, thông tin, chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động, trừ người huấn luyện thuộc điểm a Khoản 1 Điều này, người huấn luyện sơ cấp cứu.
7. Tổ chức thực hiện khóa huấn luyện người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động ghi sổ theo dõi và báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết quả khóa huấn luyện người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.”
8. Sửa đổi tiêu đề Mục 3 như sau: "Giấy chứng nhận huấn luyện, thẻ an toàn."
9. Sửa tiêu đề Điều 24 thành “Quản lý việc cấp giấy chứng nhận huấn luyện, thẻ an toàn” và bãi bỏ nội dung liên quan đến chứng chỉ chứng nhận về chuyên môn y tế lao động tại nội dung của Điều 24.
10. Sửa tiêu đề Điều 25 thành “Thời hạn cấp, cấp mới giấy chứng nhận huấn luyện, thẻ an toàn” và Khoản 1, 2 được sửa như sau:
"1. Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn có thời hạn 02 năm.
2. Trong vòng 30 ngày, trước khi Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn hết hạn, người sử dụng lao động lập danh sách những người được cấp kèm theo kết quả huấn luyện hoặc giấy tờ chứng minh việc cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định này gửi tổ chức huấn luyện hoặc doanh nghiệp tự huấn luyện theo quy định tại Điều 26 và Điều 29 Nghị định này. Nếu kết quả huấn luyện đạt yêu cầu thì được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn mới theo quy định tại Nghị định này."
“Điều 26. Phân loại tổ chức huấn luyện, điều kiện hoạt động và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động
1. Tổ chức huấn luyện được phân loại theo đặc điểm, tính chất phức tạp của đối tượng huấn luyện như sau:
a) Hạng A huấn luyện nhóm 4 và 6;
b) Hạng B huấn luyện nhóm 1,4, 5 và 6;
c) Hạng C huấn luyện nhóm 1, 2, 3, 4, 5 và 6.
2. Điều kiện tổ chức huấn luyện hạng A như sau:
a) Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có ít nhất 01 phòng học có diện tích ít nhất từ 30m2 trở lên;
b) Có ít nhất 02 người huấn luyện cơ hữu huấn luyện nội dung pháp luật, nội dung nghiệp vụ và 01 người huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động;
c) Có tài liệu huấn luyện phù hợp với đối tượng huấn luyện và được xây dựng theo chương trình khung huấn luyện quy định tại Nghị định này;
d) Máy, thiết bị, nhà xưởng, nơi huấn luyện đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 16 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
3. Điều kiện tổ chức huấn luyện hạng B như sau:
a) Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có ít nhất 01 phòng học có diện tích ít nhất từ 30m2 trở lên;
b) Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có máy, thiết bị, hóa chất, xưởng, khu thực hành bảo đảm yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện;
c) Có ít nhất 04 người huấn luyện cơ hữu huấn luyện nội dung pháp luật nội dung nghiệp vụ, trong đó có 01 người huấn luyện nội dung chuyên ngành, thực hành phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện, 01 người huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động;
d) Có tài liệu huấn luyện phù hợp với đối tượng huấn luyện và được xây dựng theo chương trình khung huấn luyện quy định tại Nghị định này.
4. Điều kiện tổ chức huấn luyện hạng C như sau:
a) Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có ít nhất 01 phòng học có diện tích ít nhất từ 30m2 trở lên;
b) Có hoặc hợp đồng thuê, liên kết để có máy, thiết bị, hóa chất, xưởng, khu thực hành bảo đảm yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện. Máy, thiết bị, vật tư, hóa chất, nơi huấn luyện thực hành phải bảo đảm yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật; khu huấn luyện thực hành bảo đảm diện tích ít nhất 300 m2;
c) Có ít nhất 04 người huấn luyện cơ hữu huấn luyện nội dung pháp luật nội dung nghiệp vụ, trong đó có 01 người huấn luyện nội dung chuyên ngành, thực hành phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện, 01 người huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động;
d) Có tài liệu huấn luyện phù hợp với đối tượng huấn luyện và được xây dựng theo chương trình khung huấn luyện quy định tại Nghị định này.”
“Điều 27. Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của tổ chức huấn luyện
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền tiếp nhận, cấp mới, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đối với các tổ chức huấn luyện sau đây:
a) Tổ chức huấn luyện do các bộ, ngành, cơ quan trung ương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc bộ, ngành, cơ quan trung ương quyết định thành lập;
b) Tổ chức huấn luyện Hạng C.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền tiếp nhận, cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đối với tổ chức huấn luyện hạng B, trừ tổ chức huấn luyện thuộc điểm a Khoản 1 Điều này.
3. Tổ chức huấn luyện hạng A tự công bố đủ điều kiện huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và gửi thông báo theo Mẫu số 03b Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ như sau:
a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Tiếp nhận thông báo tự công bố với tổ chức huấn luyện do các bộ, ngành, cơ quan trung ương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thuộc bộ, ngành, cơ quan trung ương quyết định thành lập;
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền tiếp nhận thông báo tự công bố đối với tổ chức huấn luyện hạng A trừ điểm a Khoản 1 Điều này không thuộc thẩm quyền của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.”
“Điều 28. Hồ sơ, thủ tục cấp mới, gia hạn, bổ sung, cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Hồ sơ cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động theo Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thuyết minh về quy mô huấn luyện và các điều kiện, giải pháp thực hiện theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Tài liệu huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (chỉ liệt kê danh mục theo Mẫu 02 Phụ lục II Nghị định này; xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thẩm định).
2. Hồ sơ gia hạn, cấp lại, cấp bổ sung, cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động bao gồm:
a) Trường hợp giấy chứng nhận hết hạn, tổ chức huấn luyện có văn bản đề nghị gia hạn giấy chứng nhận; nếu có thay đổi thông tin so với hồ sơ đã được cấp giấy chứng nhận thì cập nhật thông tin bổ sung theo mẫu hồ sơ cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện huấn luyện quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Trường hợp sửa đổi, bổ sung phạm vi hoạt động hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung phạm vi hoạt động theo Mẫu số 01 Phụ lục II; bản thuyết minh bổ sung thông tin về phạm vi huấn luyện thực hiện theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trường hợp giấy chứng nhận bị hỏng, mất thì có văn bản đề nghị cấp lại;
d) Trường hợp đổi tên tổ chức trong giấy chứng nhận thì có văn bản đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận và nộp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện huấn luyện bản chính.
3. Trình tự cấp mới, gia hạn, bổ sung, cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và công bố thông tin tổ chức huấn luyện như sau:
a) Tổ chức có nhu cầu cấp mới, gia hạn, bổ sung phạm vi hoạt động Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động hạng B, hạng C gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều này tới cơ quan có thẩm quyền để thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động, gia hạn, cấp lại, đổi tên tổ chức; nộp phí thẩm định theo quy định của Bộ Tài chính.
Hồ sơ đề nghị gia hạn, tổ chức huấn luyện gửi đến cơ quan có thẩm quyền chậm nhất 30 ngày trước khi hết thời hạn quy định trong Giấy chứng nhận.
b) Đối với tổ chức đủ điều kiện huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hạng A tự công bố gửi 01 bộ hồ sơ theo quy tại Điều này cho cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ tự công bố;
c) Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động; công bố trên cổng thông tin điện tử đối với tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện, đủ điều kiện hoạt động huấn luyện Hạng A tự công bố. Trường hợp không cấp hoặc không công bố thì phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động do bị hỏng, mất; cấp đổi tên tổ chức huấn luyện trong giấy chứng nhận đủ điều kiện huấn luyện, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành cấp lại giấy chứng đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện cho tổ chức huấn luyện đề nghị cấp lại.
4. Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, qua dịch vụ bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.”
14. Sửa đổi khoản 2 Điều 29 như sau:
“2. Trình tự xem xét, đánh giá điều kiện hoạt động của doanh nghiệp tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
a) Doanh nghiệp có nhu cầu tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hạng B, C lập 01 bộ hồ sơ chứng minh đủ điều kiện hoạt động như đối với tổ chức huấn luyện gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 27 Nghị định này. Đối với doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hạng A tự công bố đủ điều kiện tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trên trang thông tin điện tử hoặc thông báo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở;
b) Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tự huấn luyện Hạng B và C.
Hết thời hạn 25 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền không có thông báo về việc doanh nghiệp không bảo đảm đủ điều kiện hoạt động huấn luyện thì doanh nghiệp được tự huấn luyện trong phạm vi đã đề nghị.
c) Thời hạn đủ điều kiện tự huấn luyện hạng B, C là 5 năm. Trước khi hết thời hạn 30 ngày, nếu doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục tự huấn luyện thì doanh nghiệp gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét đánh giá lại đủ điều kiện hoạt động.”
15. Sửa đổi, bổ sung Điều 31 như sau:
“Điều 31. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động, đình chỉ hoạt động tự huấn luyện
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động huấn luyện hoặc thời hạn tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động theo quyết định xử phạt của cơ quan có thẩm quyền mà không khắc phục vi phạm dẫn đến bị xử phạt;
b) Tiến hành hoạt động huấn luyện trong thời gian bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động.
2. Tổ chức, doanh nghiệp tự công bố đủ điều kiện Huấn luyện hạng A bị đình chỉ tự huấn luyện nếu vi phạm quy định về điều kiện hoạt động huấn luyện.”
16. Sửa đổi điểm c Khoản 2 Điều 32 như sau:
“c) Hỗ trợ cho người lao động thông qua tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.”
17. Sửa Tiết thứ hai, điểm a, Khoản 2, Điều 33 như sau: “- Có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường lao động hoặc 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y học dự phòng”
18. Sửa Tiết thứ nhất điểm b Khoản 2 Điều 33 như sau: “- Trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên thuộc các lĩnh vực y tế, môi trường, hóa sinh;”
19. Sửa điểm a, b, c Khoản 3 Điều 33 như sau:
“a) Quan trắc yếu tố có hại trong môi trường lao động
Đảm bảo thực hiện được tối thiểu 70% yếu tố sau đây:
- Đo, thử nghiệm, phân tích tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm các yếu tố vi khí hậu, bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và bức xạ nhiệt;
- Đo, thử nghiệm, phân tích tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm yếu tố vật lý, bao gồm: ánh sáng, tiếng ồn, rung theo giải tần, phóng xạ, điện từ trường, bức xạ tử ngoại;
- Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp, bao gồm: yếu tố vi sinh vật, gây dị ứng, mẫn cảm, dung môi;
- Đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my: Đánh giá gánh nặng lao động thể lực; đánh giá căng thẳng thần kinh tâm lý; đánh giá Ec-gô-nô-my vị trí lao động;
- Lấy mẫu, bảo quản, đo, thử nghiệm tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm của bụi hạt, phân tích hàm lượng silic trong bụi, bụi kim loại, bụi than, bụi talc, bụi bông và bụi amiăng;
- Lấy mẫu, bảo quản, đo, thử nghiệm tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm của các yếu tố hóa học tối thiểu bao gồm NOx, SOx, CO, CO2, dung môi hữu cơ (benzen và đồng đẳng - toluen, xylen), thủy ngân, asen, TNT, nicotin, hóa chất trừ sâu.”
b) Có kế hoạch và quy trình bảo quản, sử dụng an toàn, bảo dưỡng và kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc quy định của nhà sản xuất nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền không quy định;
c) Có quy trình sử dụng, vận hành thiết bị lấy và bảo quản mẫu, đo, thử nghiệm và phân tích môi trường lao động.”
20. Sửa đổi Khoản 1 và Khoản 2 Điều 40 như sau:
"1. Chủ trì quản lý, hướng dẫn, kiểm tra về công tác cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động, huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc. Tổ chức tiếp nhận thông tin và công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế về thông tin của các đơn vị y tế cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động, thực hiện huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc theo thẩm quyền quản lý.
Chỉ đạo Sở Y tế thực hiện công tác quản lý, kiểm tra, tiếp nhận thông tin và công bố trên cổng thông tin điện tử của Sở Y tế về thông tin của các đơn vị y tế thực hiện huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc, cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.
Quy định việc huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc đối với cơ sở y tế từ tuyến huyện trở lên.
2. Quy định tài liệu, nội dung huấn luyện về y tế lao động, sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Chương trình khung chi tiết huấn luyện về y tế lao động, sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc, vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp."
21. Sửa đổi Khoản 2 Điều 44 như sau:
“2. Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động báo cáo bằng văn bản kết quả hoạt động về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có trụ sở chính và nơi có hoạt động và cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục Id ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời gửi thư điện tử tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo địa chỉ: antoanlaodong@molisa.gov.vn”
22. Thay thế mẫu “Danh sách phân công kiểm định viên” tại Phụ lục Ia của Nghị định số 44/2016/NĐ-CP bằng Mẫu số 06 “Danh sách kiểm định viên” quy định tại Phụ lục I của Nghị định này.
23. Thay thế Mẫu 01 và 02 tại Phụ lục II Nghị định số 44/2016/NĐ-CP bằng Mẫu 01, 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; bổ sung Mẫu 3b vào Phụ lục II Nghị định số 44/2016/NĐ-CP bằng Mẫu 03 Phụ lục I Nghị định này.
24. Thay thế Mục 5 Chương trình khung huấn luyện nhóm 5 tại Phụ lục IV Nghị định số 44/2016/NĐ-CP bằng Mục IV Chương trình khung huấn luyện nhóm 5 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
25. Thay thế Mẫu số 05 Phụ lục II của Nghị định số 44/2016/NĐ-CP bằng Mẫu số 04 Phụ lục I Nghị định này; thay thế Mẫu 09 Phụ lục II Nghị định số 44/2016/NĐ-CP bằng Mẫu số 05 Phụ lục I Nghị định này.
26. Bãi bỏ mẫu Danh mục tài liệu phục vụ hoạt động kiểm định quy định tại Phụ lục Ia Nghị định số 44/2016/NĐ-CP.
27. Bãi bỏ Biểu mẫu số 03 Phụ lục III Nghị định số 44/2016/NĐ-CP.
.
OCCUPATIONAL SAFETY AND HYGIENE
Article 1. Amendments to some Articles of the Government’s Decree No. 44/2016/ND-CP dated May 15, 2016 on guidelines for some Articles of the Law on Occupational Safety and Hygiene on occupational safety inspection, occupational safety and hygiene training and occupational environment monitoring
1. Article 4 is amended as follows:
“Article 4. Conditions for issuance of the certificate of eligibility for occupational safety inspection
1. An organization issued with the certificate of eligibility for occupational safety inspection must meet the following conditions:
a) Equipment for the inspection must comply with inspection procedures and national technical regulations on occupational safety and hygiene.
b) The organization must have at least 02 inspectors working under a contract with a term of at least 12 months to inspect each item that is covered by the certificate of eligibility for inspection applied for.
c) Technical staff of the organization must have at least 02 years’ experience of working as an inspector.
2. The conditions for equipment and personnel specified in Points a, b and c Clause 1 of this Article shall be only applied to an organization applying for issuance of the certificate of eligibility for occupational safety inspection.”
2. Clause 1 of Article 5 is amended as follows:
“1. An application for issuance of the certificate of eligibility for occupational safety inspection includes:
a) An application form;
b) A copy of the establishment decision if the applicant is a service provider;
c) A list of equipment and instruments serving the inspection;
d) A list of inspectors made using the form in the Appendix Ia hereof;
dd) One of the following documentary evidences for experience of the technical staff:
Copies of insurance book or documents
A copy of the employment contract;
A copy of the inspection record enclosed with the certificate of inspection result. ”
3. Point c Clause 2 of Article 5 is amended as follows:
“c) Documents mentioned in Points b, c, d and dd Clause 1 of this Article in the case of any change. ”
4. Article 8 is amended as follows:
“Article 8. Revocation of the certificate of eligibility for occupational safety inspection
1. A certificate of eligibility for occupational safety inspection shall be revoked in one of the following cases:
a) The organization fails to rectify the cause of the suspension of the certificate of eligibility for occupational safety inspection after the suspension period.
b) The organization carries out the inspection while the certificate of eligibility for occupational safety inspection is being suspended.
c) If the organization fails to satisfy the conditions specified in Article 4 of this Decree 6 months after the change to conditions for inspection as the basis for issuance of the certificate of eligibility for occupational safety inspection;
d) The organization carries out inspection during the period the conditions mentioned in Article 4 of this Decree fail to be satisfied;
dd) The documents included in the applications for issuance, extension and revocation of the certificate are forged;
e) The organization is dissolved or goes bankrupt.
2. 6 months after the effective date of the decision on revocation, the organization whose certificate is revoked as prescribed in Points a, b, c and dd Clause 1 of this Article shall apply for reissuance of the certificate of eligibility for occupational safety inspection.”
5. Article 17 is amended as follows:
“Article 17. Persons eligible to join the occupational safety and hygiene training course
1. Group 1: Heads of trading and production facilities and affiliated departments and branches; heads of production/trade/technical departments; managers of factories or equivalents; deputy heads trading and production facilities mentioned in this Clause responsible for occupational safety and hygiene.
2. Group 2: Persons responsible for occupational safety and hygiene, including full-time or part-time officials responsible for occupational safety and hygiene; supervisors directly overseeing occupational safety and hygiene in the workplace.
3. Group 3: Employees performing the tasks subject to strict requirements for occupational safety and hygiene, which are on the list of tasks subject to strict requirements for occupational safety and hygiene promulgated by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
4. Group 4: Employees other than those in Groups 1, 3, 5 and 6 mentioned in this Clause, including apprentices and interns working for employers.
5. Group 5: Persons providing healthcare services.
6. Group 6: Occupational safety and hygiene officers specified in Article 74 of the Law on Occupational Safety and Hygiene.”
6. Clause 4 of Article 19 is amended as follows:
“4. Group 5: The total training duration is at least 16 hours, including the examination duration.”
7. Article 22 is amended as follows:
“Article 22. Standards to be satisfied by occupational safety and hygiene trainers
1. A trainer providing training in polices and laws on occupational safety and hygiene must:
a) obtain at least a bachelor's degree and have at least 03 years' experience of developing policies and laws on and carrying out inspection and management of occupational safety and hygiene; or
b) obtain at least a degree of associate and have at least 04 years' experience of developing policies and laws on and carrying out inspection and management of occupational safety and hygiene;
2. A trainer providing professional training in occupational safety and hygiene and basic knowledge of occupational safety and hygiene must:
a) obtain at least a bachelor's degree and have at least 03 years' experience of developing policies and laws on occupational safety and hygiene and organizing the implementation thereof; or
b) obtain at least a degree of associate and have at least 04 years' experience of developing policies and laws on occupational safety and hygiene and organizing the implementation thereof; or
c) be in charge of occupational safety and hygiene at enterprises not mentioned in Points and b of this Clause and have at least 05 years’ experience working in the field of occupational safety and hygiene.
3. A specialized theory trainer must:
a) obtain at least a relevant bachelor's degree and have at least 03 years' experience of developing policies and laws on occupational safety and hygiene and organizing the implementation thereof; or
b) obtain at least a relevant degree of associate and have at least 04 years' experience of developing policies and laws on occupational safety and hygiene and organizing the implementation thereof.
4. Regarding provision of practice training:
a) A trainer providing practice training for group 2 must obtain at least a relevant degree of associate and be proficient at machinery, equipment, chemicals and practice-based tasks according to the training program;
b) A trainer providing practice training for group 3 must obtain at least a relevant Level 4 of VQF Diploma, have at least 03 years' experience of performing the tasks subject to strict requirements for occupational safety and hygiene or the tasks related to occupational safety and hygiene at a facility relevant to the training contents;
c) A trainer providing practice training for group 4 must obtain at least a relevant Level 4 of VQF Diploma in engineering or have at least 03 years' experience of performing the tasks related to the training contents;
d) A trainer providing training in occupational first aid and emergency aid must obtain at least a degree of associate in medicine and have at least 03 years’ experience of directly engaging in first aid and emergency aid or must be a doctor of medicine;
dd) A person who is in charge of occupational safety and hygiene at enterprises not mentioned in Points a, b and c of this Clause but has at least 04 years’ experience working in the field of occupational safety and hygiene is entitled to provide practice training as prescribed in Points a, b and c of this Clause relevant to his/her experience.
5. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall elaborate the training program tailored for occupational safety and hygiene trainers, exemption from trained contents, organization of tests and issuance of certificate.
6. Every 5 years, every trainer must join a refresher course to update knowledge, information, policies, laws, science and technology in respect of occupational safety and hygiene, except the trainer mentioned in Clause 1 of this Article and first aid trainer.
7. The organization of refresher course offered to occupational safety and hygiene trainers must be recorded and the course result must be reported to Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.”
8. Title of Section 3 is amended as follows: “Giấy chứng nhận huấn luyện, thẻ an toàn. ” (“Certificate of completion of training course and safety card.”)
9. Title of Article 24 is changed into “Quản lý việc cấp giấy chứng nhận huấn luyện, thẻ an toàn” (“Management of issuance of certificate of completion of training course and safety card”) and regulations on occupational health certificate specified in Article 24 are repealed.
10. Title of Article 25 is changed into “Thời hạn cấp, cấp mới giấy chứng nhận huấn luyện, thẻ an toàn” (“Time limit for issuing Certificate of completion of training course and safety card”) and Clauses 1 and 2 are amended as follows:
“1. The Certificate of completion of training course and safety card shall remain valid for 02 years.
2. Within 30 days before the expiration date of the certificate of completion of training course or safety card, the employer shall make a list of certificate holders enclosed with the training result or documentary evidences for updating of knowledge and skills in occupational safety and hygiene as prescribed in Clause 1 Article 21 of this Decree and submit them to the training organization or enterprise providing training itself prescribed in Articles 26 and 29 of this Decree. If the training result is satisfactory, a new certificate of completion of training course or new safety card shall be issued as prescribed in this Decree.”
11. Article 26 is amended as follows:
“Article 26. Classification of training organizations, conditions for operation and issuance of certificate of eligibility for provision of training
1. Training organizations shall be classified according to the characteristics and complexity of the persons eligible to be provided with training. To be specific:
a) Grade A training organizations provide training for groups 4 and 6;
b) Grade B training organizations provide training for groups 1, 4, 5 and 6;
c) Grade C training organizations provide training for groups 1, 2, 3, 4, 5 and 6.
2. A Grade A training organization must:
a) have or sign a lease or cooperation contract to have at least 01 classroom with an area of at least 30 m2;
b) have at least 02 full-time trainers providing training in laws and professional knowledge and 01 occupational first aid and emergency aid trainer;
c) have training documents that are suitable for the persons eligible to be provided with training and prepared according to the training program specified in this Decree;
d) have machinery, equipment, workshop and training area that ensure occupational safety and hygiene as prescribed in Clauses 1 and 2 Article 16 of the Law on Occupational Safety and Hygiene.
3. A Grade B training organization must:
a) have or sign a lease or cooperation contract to have at least 01 classroom with an area of at least 30 m2;
b) have or sign a lease or cooperation contract to have machinery, equipment, chemicals, workshop and practice area in accordance with occupational safety and hygiene requirements and training contents applied for.
c) have at least 04 full-time trainers providing training in laws and professional knowledge, two of whom are in charge of professional knowledge and practice training relevant to the training contents applied for and in charge of occupational first aid and emergency aid training;
d) have training documents that are suitable for the persons eligible to be provided with training and prepared according to the training program specified in this Decree.
4. A Grade C training organization must:
a) have or sign a lease or cooperation contract to have at least 01 classroom with an area of at least 30 m2;
b) have or sign a lease or cooperation contract to have machinery, equipment, chemicals, workshop and practice area in accordance with occupational safety and hygiene requirements and training contents applied for. Machinery, equipment, materials, chemicals and practice area must ensure occupational safety and hygiene requirements as prescribed by law. A practice area must have an area of at least 300 m2;
c) have at least 04 full-time trainers providing training in laws and professional knowledge, two of whom are in charge of professional knowledge and practice training relevant to the training contents applied for and in charge of occupational first aid and emergency aid training;
d) have training documents that are suitable for the persons eligible to be provided with training and prepared according to the training program specified in this Decree.”
12. Article 27 is amended as follows:
“Article 27. The power to receive application, and issue, reissue, extend and revoke the training organization’s certificate of eligibility for provision of training
1. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs has the power to receive applications, issue, reissue, extend and revoke the certificate of eligibility for provision of training of:
a) training organizations established by ministries, central government authorities, state groups and corporations affiliated to ministries and central government authorities;
b) Grade C training organizations.
2. The Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as “the province employment authority”) have the power to receive applications, issue, reissue, extend and revoke the certificate of eligibility for provision of training of Grade B training organizations, except for the training organizations specified in Point a Clause 1 of this Article.
3. The Grade A training organization shall send a declaration of eligibility for provision of training in occupational safety and hygiene according to the Form No. 03b in the Appendix II hereof to the receiving authority. To be specific:
a) The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall receive the declaration sent by training organizations established by ministries, central government authorities, state groups and corporations affiliated to ministries and central government authorities;
b) Province employment authorities shall receive the declaration sent by Grade A training organizations other than those specified in Point a Clause 1 of this Article within the power of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.”
13. Article 28 is amended as follows:
“Article 28. Application and procedures for issuance, extension, adjustment, reissuance and replacement of the occupational safety and hygiene training organization’s certificate of eligibility for provision of training
1. An application for issuance of the certificate of eligibility for provision of training includes:
a) An application form (Form No. 01 in the Appendix II hereof);
b) An explanation for training scope, conditions and solutions (Form No. 02 in the Appendix II hereof);
c) Occupational safety and hygiene training documents (listed using the Form No. 02 in the Appendix II hereof; produced at the request of the competent authority).
2. An application for extension, reissuance, adjustment and replacement of the certificate of eligibility for provision of training includes:
a) If the certificate expires, the training organization shall submit an application form for extension of the certificate. In the case of any change to the application for which the certificate has been issued, update additional information according to the application for issuance of new certificate for provision of training as prescribed in Clause 1 of this Article;
b) In the case of adjustment to the scope of operation, the application includes: an application form (Form No. 01 in the Appendix II hereof); an explanation for adjustment to the scope of training (Form No. 02 in the Appendix II hereof);
c) In case the certificate is damaged or lost, an application form for reissuance shall be submitted;
d) In the case of change of the organization's name specified in the certificate, it is required to submit an application form for replacement of the certificate and return the original certificate of eligibility for provision of training.
3. Procedures for issuance, extension, adjustment, reissuance and replacement of the certificate of eligibility for provision of occupational safety and hygiene training and publishing of information about the training organization are as follows:
a) The organization that wishes to apply for issuance, extension or adjustment to the scope of the certificate for provision of training at Grade B or C shall submit an application as prescribed in this Article to a competent authority for appraisal and issuance, extension or reissuance of the certificate of provision of training or renaming of the organization, and pay appraisal fees specified by the Ministry of Finance.
The training organization shall submit the application for extension to a competent authority within 30 days before the expiration date of the certificate.
b) The training organization that has sent a declaration of eligibility for provision of training in occupational safety and hygiene at Grade A shall submit an application as prescribed in this Article to a competent authority.
c) Within 25 working days from the receipt of the satisfactory application, the competent authority shall carry out appraisal and issue the certificate of eligibility for provision of training and publish the organization that has been issued with the certificate of eligibility for provision of training or sent the declaration of eligibility for provision of training at grade A on its web portal. In the case of rejection of the application or the declaration, a response and explanation shall be provided in writing.
Within 10 working days from the receipt of the application form for reissuance of the certificate of provision of training in the case of damage or loss, and for replacement of the certificate of provision of training in the case of renaming of the training organization, the competent authority shall reissue the certificate to the applicant.
4. The application shall be submitted to the competent authority, whether directly or by post or through online public service web portal.”
14. Clause 2 of Article 29 is amended as follows:
“2. Procedures for considering and assessing conditions for provision of training to be satisfied by the enterprise that provides training in occupational safety and hygiene itself are as follows:
a) The enterprise that wishes to provide training in occupational safety and hygiene at Grade B or C itself shall send a declaration of eligibility for provision of training as if the training organization sends the declaration to the competent authority as prescribed in Article 27 of this Decree. The enterprise eligible to provide training in occupational safety and hygiene at Grade A itself shall publish the declaration of eligibility for self-training in occupational safety and hygiene on its website or send it to the employment authority of the province where the enterprise is located.
b) Within 25 working days from the receipt of the satisfactory application, the competent authority shall consider issuing the certificate of eligibility for self-training at Grade B and Grade C.
After the aforementioned time limit, if the competent authority does not give any response of enterprise’s ineligibility for provision of training, the enterprise is entitled to provide training itself within the registered scope.
c) The certificate of eligibility for self-training at Grade B and Grade C shall remain valid for 5 years. 30 days before the expiration date of the certificate, the enterprise that wishes to keep providing training itself shall send a declaration of eligibility for self-training to the competent authority for re-consideration.
15. Article 31 is amended as follows:
“Article 31. Revocation of the certificate of eligibility for provision of training and suspension of self-training
1. A certificate of eligibility for provision of training shall be revoked in one of the following cases:
a) The organization fails to take any remedial action after the period of time over which the certificate of eligibility for provision of training is suspended according to the competent authority’s decision to impose penalties.
b) The organization provides training while the certificate of eligibility for provision of training is being suspended.
2. Any organization or enterprise that sends the declaration of eligibility for self-training at Grade A shall have its self-training suspended if committing violations against regulation on provision of training.”
16. Point c Clause 2 of Article 32 is amended as follows:
“c) Provide assistance for employees through an occupational safety and hygiene training organization.”
17. The second sub-point Point a Clause 2 of Article 33 is amended as follows: “- have at least 02 years' experience of working in the field of occupational environment monitoring or 03 years' experience of working in the field of preventive medicine”
18. The first sub-point Point b Clause 2 of Article 33 is amended as follows: “- Obtain at least a Level 4 of VQF Diploma in medicine, environment or biochemistry;"
19. Points a, b and c Clause 3 of Article 33 are amended as follows:
“a) Monitor harmful elements of the occupational environment
70% of the following elements must be completed:
- Measurement, testing and analysis of microclimate elements, including temperature, humidity, wind speed and thermal radiation on the site and in the laboratory;
- Measurement, testing and analysis of physical elements, including light, noise, vibration frequency, radiation, electromagnetic field and ultraviolet radiation on the site and in the laboratory;
- Assessment of occupational exposure elements, including microorganisms, allergy, sensitivity and solvent;
- Assessment of occupational burden and some ergonomics indicators: physical occupational burden, neuropsychological burden and ergonomic occupational position.
- Collection of sample, storage, measurement and testing of dust on the site and analysis of dust in the laboratory, analysis of concentration of silica in dust, metal dust, coal dust, talc dust, cotton dust and asbestos dust;
- Collection of sample, storage, measurement and testing of chemical elements, including NOx, SOx, CO, CO2, organic solvents (benzene and homologues - toluene, xylene), mercury, arsenic, TNT, nicotine and pesticide on the site, and analysis thereof in the laboratory.”
b) Adopt a plan and procedure for storage, use, maintenance, inspection and calibration of equipment in accordance with regulations of the competent authority or the manufacturer if the competent authority does not lay down any regulations;
c) Adopt a procedure for use and operation of equipment for collecting and storing samples, measurement, testing and analysis of occupational environment.”20. Clauses 1 and 2 of Article 40 are amended as follows:
“1. Take charge of managing, providing guidelines and inspecting the issuance of certificates of occupational health, first aid and emergency aid training in the workplace. Receive information and publish information about healthcare facilities issuing the occupational health certificate and providing training in first aid and emergency aid in the workplace on the website of the Ministry of Health.
Direct Departments of Health to manage, inspect, receive information and publish information about healthcare facilities providing training in first aid and emergency aid in the workplace and issuing the occupational health certificate on their website.
Introduce regulations on the provision of first aid and emergency aid in the workplace for healthcare facilities of districts or higher level.
2. Introduce regulations on training documents and contents concerning occupational health, first aid and emergency aid in the workplace. Cooperate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in designing a detailed training program concerning occupational health, first aid and emergency aid in the workplace, occupational safety and hygiene and occupational diseases.”
21. Clause 2 of Article 44 is amended as follows:
“2. Before December 15, the occupational safety inspecting organization shall submit a report on the occupational safety inspection to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, employment authority of the province where the organization’s headquarters is located and the organization operates and the authority that has the power to issue the certificate of eligibility for occupational safety inspection according to the Form in the Appendix Id hereof and send an email to antoanlaodong@molisa.gov.vn”
22. The Form “List of assigned inspectors” in the Appendix Ia of the Decree No. 44/2016/ND-CP is replaced with the Form No. 06 “List of inspectors” in the Appendix I of this Decree.
23. The Forms No. 01 and 02 in the Appendix II of the Decree No. 44/2016/ND-CP are replaced with the Forms No. 01 and 02 in the Appendix I enclosed with this Decree. The Form No. 03 in the Appendix I of this Decree is added as the Form No. 3b in the Appendix II of the Decree No. 44/2016/ND-CP.
24. Section 5 of the training program designed for group 5 specified in the Appendix IV of the Decree No. 44/2016/ND-CP is replaced with Section IV of the training program designed for group 5 specified in the Appendix I of this Decree.
25. The Forms No. 05 and No. 09 in the Appendix II of the Decree No. 44/2016/ND-CP are replaced with the Forms No. 04 and No. 05 in the Appendix I of this Decree respectively.
26. The form of list of documents serving inspection in the Appendix Ia of the Decree No. 44/2016/ND-CP is repealed.
27. The Form No. 03 in the Appendix III of the Decree No. 44/2016/ND-CP is repealed.
Article 2. Repeal of Clause 2 Article 9; Clause 4 Article 11; Point d Clause 2 and Point b Clause 3 Article 12; Clauses 3 and 6 Article 15; Point c Clause 5 Article 18; Clause 3 Article 24 of the Government’s Decree No. 44/2016/ND-CP dated May 15, 2016 on guidelines for some Articles of the Law on Occupational Safety and Hygiene on occupational safety inspection, occupational safety and hygiene training and occupational environment monitoring