Chương IV Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân: Sao lưu, phục hồi dữ liệu căn cước công dân và quản lý thẻ căn cước công dân
Số hiệu: | 137/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 31/12/2015 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2016 |
Ngày công báo: | 14/01/2016 | Số công báo: | Từ số 67 đến số 68 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 137/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước công dân với các quy định về thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; phục hồi dữ liệu quốc gia về dân cư và căn cước công dân; cấu trúc số định danh cá nhân, trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân;…
Nghị định 137 gồm 5 Chương, 21 Điều. Thứ tự các Chuơng như sau:
- Quy định chung
- Xây dựng, thu thập, cập nhật, chỉnh sửa, kết nối , chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
- Cấu trúc, trình tự, thủ tục cấp, hủy số định danh cá nhân
- Sao lưu, phục hồi dữ liệu căn cước công dân và quản lý thẻ Căn cước công dân
- Điều khoản thi hành
Nghị định số 137/2015 có những điểm đáng chú ý sau:
- Về hình thức khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
+ Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thông qua các hình thức sau, theo Nghị định 137/2015/CP:
Kết nối mạng viễn thông, mạng máy tính với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
Qua cổng thông tin điện tử do cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư quy định;
Văn bản yêu cầu.
+ Nghị định số 137/2015/NĐ-CP quy định công dân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua việc giải quyết thủ tục hành chính, văn bản yêu cầu khai thác thông tin hoặc thông qua dịch vụ viễn thông.
- Trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú theo Nghị định 137 năm 2015
+ Công dân đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân thì khi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân, cơ quan quản lý căn cước công dân có trách nhiệm thu thập, chuyển các thông tin về công dân theo Khoản 1 Điều 9 Luật Căn cước công dân cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an; trong đó ít nhất phải có các thông tin tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 137/2015 và các thông tin dưới đây để cấp số định danh cá nhân:
Nơi thường trú;
Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ, quan hệ với chủ hộ.
+ Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an kiểm tra thông tin của công dân, cấp và chuyển ngay số định danh cá nhân cho cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân.
Nghị định 137 có hiệu lực từ ngày 15/02/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
SAO LƯU, PHỤC HỒI DỮ LIỆU CĂN CƯỚC CÔNG DÂN VÀ QUẢN LÝ THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN
Điều 17. Sao lưu, phục hồi dữ liệu căn cước công dân
1. Dữ liệu căn cước công dân được sao lưu dự phòng và lưu trữ, quản lý tại cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an.
2. Phục hồi dữ liệu căn cước công dân sẽ được thực hiện khi có sự cố xảy ra làm hỏng dữ liệu đang hoạt động.
Các thiết bị lưu trữ dữ liệu căn cước công dân bị lỗi, hư hỏng khi giao cho tổ chức, cá nhân bảo hành, sửa chữa phải có cán bộ chuyên môn trong ngành Công an giám sát và được sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an; khi thay thế thiết bị lưu trữ phải giữ lại thiết bị cũ để quản lý.
Điều 18. Người được cấp thẻ Căn cước công dân
Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã đăng ký thường trú được cấp thẻ Căn cước công dân. Cơ sở để tính tuổi căn cứ vào ngày, tháng, năm sinh của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; trường hợp thông tin về ngày, tháng, năm sinh của người đó chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì căn cứ vào giấy khai sinh bản chính hoặc sổ hộ khẩu để xác định ngày, tháng, năm sinh của người đó.
Điều 19. Thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân
1. Thu hồi thẻ Căn cước công dân:
a) Cơ quan quản lý căn cước công dân các cấp có thẩm quyền thu hồi thẻ Căn cước công dân theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Căn cước công dân sau khi nhận được thông báo về việc công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam và chuyển về tàng thư căn cước công dân;
b) Việc thu hồi thẻ Căn cước công dân phải được lập biên bản, giao cho người bị thu hồi thẻ một bản và có sổ sách theo dõi; thẻ Căn cước công dân bị thu hồi được bảo quản và lưu giữ chung cùng hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân tại tàng thư căn cước công dân.
2. Tạm giữ thẻ Căn cước công dân:
a) Thủ trưởng cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định việc tạm giữ thẻ Căn cước công dân trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 28 Luật Căn cước công dân;
b) Việc tạm giữ thẻ Căn cước công dân phải lập thành biên bản, giao cho người bị tạm giữ thẻ một bản và có sổ sách theo dõi;
c) Công dân được trả lại thẻ Căn cước công dân khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Việc trả lại thẻ phải lập thành biên bản và giao cho người nhận lại thẻ một bản.
1. Dữ liệu căn cước công dân được sao lưu dự phòng và lưu trữ, quản lý tại cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an.
2. Phục hồi dữ liệu căn cước công dân sẽ được thực hiện khi có sự cố xảy ra làm hỏng dữ liệu đang hoạt động.
Các thiết bị lưu trữ dữ liệu căn cước công dân bị lỗi, hư hỏng khi giao cho tổ chức, cá nhân bảo hành, sửa chữa phải có cán bộ chuyên môn trong ngành Công an giám sát và được sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an; khi thay thế thiết bị lưu trữ phải giữ lại thiết bị cũ để quản lý.
Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã đăng ký thường trú được cấp thẻ Căn cước công dân. Cơ sở để tính tuổi căn cứ vào ngày, tháng, năm sinh của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; trường hợp thông tin về ngày, tháng, năm sinh của người đó chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì căn cứ vào giấy khai sinh bản chính hoặc sổ hộ khẩu để xác định ngày, tháng, năm sinh của người đó.
1. Thu hồi thẻ Căn cước công dân:
a) Cơ quan quản lý căn cước công dân các cấp có thẩm quyền thu hồi thẻ Căn cước công dân theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Căn cước công dân sau khi nhận được thông báo về việc công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam và chuyển về tàng thư căn cước công dân;
b) Việc thu hồi thẻ Căn cước công dân phải được lập biên bản, giao cho người bị thu hồi thẻ một bản và có sổ sách theo dõi; thẻ Căn cước công dân bị thu hồi được bảo quản và lưu giữ chung cùng hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân tại tàng thư căn cước công dân.
2. Tạm giữ thẻ Căn cước công dân:
a) Thủ trưởng cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định việc tạm giữ thẻ Căn cước công dân trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 28 Luật Căn cước công dân;
b) Việc tạm giữ thẻ Căn cước công dân phải lập thành biên bản, giao cho người bị tạm giữ thẻ một bản và có sổ sách theo dõi;
c) Công dân được trả lại thẻ Căn cước công dân khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Việc trả lại thẻ phải lập thành biên bản và giao cho người nhận lại thẻ một bản.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực