Chương 4: Nghị định 134/2003/NĐ-CP Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Số hiệu: | 134/2003/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 14/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 04/12/2003 |
Ngày công báo: | 19/11/2003 | Số công báo: | Số 187 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2009 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Đình chỉ hành vi vi phạm theo Điều 53 của Pháp lệnh được quy định như sau:
Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định đình chỉ ngay hành vi vi phạm. Quyết định đình chỉ có thể là quyết định bằng văn bản hoặc quyết định thể hiện bằng lời nói, còi, tín hiệu hoặc các hình thức khác tuỳ từng trường hợp vi phạm cụ thể.
Việc áp dụng thủ tục xử phạt đơn giản theo Điều 54 của Pháp lệnh được quy định như sau:
1. Xử phạt theo thủ tục đơn giản quy định tại Điều 54 của Pháp lệnh là trường hợp xử phạt, theo đó người có thẩm quyền xử phạt không lập biên bản mà ra quyết định xử phạt tại chỗ. Những trường hợp được tiến hành xử phạt theo thủ tục đơn giản bao gồm:
a) Hành vi vi phạm hành chính mà mức phạt quy định là cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng;
b) Nhiều hành vi vi phạm hành chính do một người thực hiện mà hình thức và mức phạt quy định đối với mỗi hành vi này đều là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng;
2. Trong trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản, người có thẩm quyền không lập biên bản mà quyết định xử phạt tại chỗ. Quyết định xử phạt phải thể hiện bằng văn bản theo mẫu quy định. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt do Bộ Tài chính phát hành. Trong trường hợp không nộp tiền phạt tại chỗ, cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn được quy định tại khoản 1 Điều 58 của Pháp lệnh.
Việc lập biên bản vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 55 của Pháp lệnh được quy định như sau:
1. Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ có trách nhiệm lập biên bản theo đúng mẫu quy định đối với vi phạm hành chính mà mình phát hiện và chuyển kịp thời tới người có thẩm quyền xử phạt. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Pháp lệnh;
2. Trong trường hợp người lập biên bản không có thẩm quyền xử phạt thì thủ trưởng của người đó là người có thẩm quyền xử phạt cũng phải ký tên vào biên bản; trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh trước khi ký biên bản.
Thời hạn ra quyết định xử phạt theo Điều 56 của Pháp lệnh được quy định như sau:
1. Đối với vụ việc đơn giản, hành vi vi phạm rõ ràng, không cần xác minh thêm thì phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải theo đúng mẫu quy định;
2. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp như tang vật, phương tiện cần giám định, cần xác định rõ đối tượng vi phạm hành chính hoặc những tình tiết phức tạp khác thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản;
3. Trong trường hợp xét thấy cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì chậm nhất là 10 ngày, trước khi hết thời hạn được quy định tại khoản 2 Điều này, người có thẩm quyền xử phạt phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản; thời gian gia hạn không quá 30 ngày;
4. Trừ quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, người có thẩm quyền không được ra quyết định xử phạt trong các trường hợp sau đây:
a) Đã hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đã hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 2 Điều này mà không xin gia hạn hoặc đã xin gia hạn nhưng không được cấp có thẩm quyền cho phép gia hạn;
c) Đã hết thời hạn được cấp có thẩm quyền gia hạn;
5. Trong trường hợp không ra quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền vẫn có thể ra quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh và tịch thu tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành, lưu thông.
Việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 64 của Pháp lệnh được quy định như sau:
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Sau khi ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải giao quyết định cho người bị xử phạt hoặc thông báo cho họ đến nhận; thời điểm người bị xử phạt nhận được quyết định xử phạt được coi là thời điểm được giao quyết định quy định tại Điều 64 của Pháp lệnh;
2. Nếu cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì bị cưỡng chế thi hành;
3. Trường hợp đã qua một năm, mà người có thẩm quyền không thể giao quyết định xử phạt đến người bị xử phạt do người đó không đến nhận và không xác định được địa chỉ của họ hoặc lý do khách quan khác thì người đã ra quyết định xử phạt ra quyết định đình chỉ thi hành các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả ghi trong quyết định đối với người đó, trừ hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; đối với tang vật, phương tiện vi phạm đang bị tạm giữ thì áp dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 61 của Pháp lệnh; nếu cần áp dụng biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh hoặc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng, thì người có thẩm quyền phải tổ chức thực hiện các biện pháp này. Ngân sách nhà nước chi trả cho việc thực hiện các biện pháp này hoặc được trừ vào tiền bán tang vật, phương tiện bị tịch thu (nếu có).
Quyết định buộc khắc phục hậu quả trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
1. Trong trường hợp quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh hoặc quá thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại Điều 21 của Nghị định này, người có thẩm quyền không được ra quyết định xử phạt, nhưng vẫn có thể quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả;
2. Quyết định buộc khắc phục hậu quả phải bằng văn bản theo đúng mẫu quy định. Trong quyết định phải ghi rõ: ngày, tháng, năm quyết định; họ, tên, chức vụ của người quyết định; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm hành chính; những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; lý do không áp dụng hình thức xử phạt; các biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng; thời hạn thi hành quyết định khắc phục hậu quả; chữ ký của người ra quyết định.
Việc xác định mức trung bình của khung tiền phạt theo khoản 2 Điều 57 của Pháp lênh được quy định như sau:
Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu cộng với mức tối đa.
Nơi nộp tiền phạt theo Điều 58 của Pháp lệnh được quy định như sau:
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước theo quy định tại Điều 57 của Pháp lệnh, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt tại chỗ và những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
2. Tại những vùng xa xôi, hẻo lánh, trên sông, trên biển, những vùng mà việc đi lại gặp khó khăn hoặc ngoài giờ hành chính thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.
"Vùng xa xôi, hẻo lánh" là những vùng thuộc miền núi, hải đảo và những nơi khác không có hoặc cách quá xa kho bạc nhà nước;
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể việc thu và nộp tiền phạt trong những trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều này.
Việc trả lại giấy tờ hoặc tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định phạt tiền trong trường hợp được hoãn chấp hành quyết định theo khoản 4 Điều 65 của Pháp lệnh được quy định như sau:
1. Trong trường hợp cá nhân được hoãn chấp hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 65 của Pháp lệnh thì người đó được nhận lại giấy phép lưu hành phương tiện, giấy phép lái xe, giấy tờ cần thiết khác có liên quan hoặc tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại khoản 3 Điều 57 của Pháp lệnh;
2. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm trả lại cho người được hoãn chấp hành quyết định phạt tiền các giấy tờ hoặc tang vật, phương tiện bị tạm giữ quy định tại khoản 1 Điều này khi quyết định hoãn chấp hành quyết định phạt tiền có hiệu lực thi hành.
Việc chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành theo Điều 68 của Pháp lệnh được quy định như sau:
1. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính ở đơn vị hành chính thuộc tỉnh này nhưng cư trú, đóng trụ sở ở tỉnh khác và không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành; nếu nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở không có cơ quan cùng cấp thì quyết định xử phạt được chuyển đến Uỷ ban nhân dân cấp huyện để tổ chức thi hành;
2. Trong trường hợp vi phạm xảy ra ở địa bàn cấp huyện thuộc phạm vi một tỉnh ở miền núi, hải đảo hoặc những vùng xa xôi, hẻo lánh khác mà việc đi lại gặp khó khăn và cá nhân, tổ chức vi phạm không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành.
1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử phạt được đóng dấu cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi đó.
2. Đối với quyết định xử phạt của người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh thì dấu được đóng lên 1/3 (một phần ba) chữ ký về phía bên trái chữ ký của người có thẩm quyền quyết định xử phạt.
3. Đối với quyết định xử phạt của những người có thẩm quyền xử phạt mà không có quyền đóng dấu trực tiếp thì quyết định xử phạt được đóng dấu cơ quan của người ra quyết định xử phạt vào góc trái tại phần trên cùng của quyết định, nơi ghi tên cơ quan xử phạt và số, ký hiệu của quyết định xử phạt.
Trả lại hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính theo Điều 63 của Pháp lệnh được quy định như sau:
1. Trong trường hợp hồ sơ vụ vi phạm đã được chuyển cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 62 của Pháp lệnh, nhưng xét thấy hành vi vi phạm không đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm mà có dấu hiệu vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải ra quyết định trả lại hồ sơ vụ vi phạm cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định phải gửi trả hồ sơ vụ vi phạm đó cùng với quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt;
2. Người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt đối với vụ việc vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn sau đây:
a) Nếu trước khi chuyển vụ việc vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự mà người có thẩm quyền xử phạt đã xin gia hạn thời hạn xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 21 của Nghị định này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trả lại hồ sơ vụ vi phạm;
b) Nếu trước khi chuyển vụ việc vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự mà người có thẩm quyền xử phạt chưa xin gia hạn thời hạn xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 21 của Nghị định này, thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trả lại hồ sơ vụ việc vi phạm. Trong trường hợp xét thấy cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người đang thụ lý vụ việc vi phạm có thể xin gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 21 của Nghị định này.
Việc chuyển hồ sơ của người thuộc vụ án hình sự không bị khởi tố bị can để xử lý vi phạm hành chính theo Điều 65 của Pháp lệnh được quy định như sau:
Trong trường hợp người có hành vi vi phạm thuộc vụ án hình sự đã bị khởi tố nhưng không bị khởi tố bị can mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đang thụ lý vụ án đó phải ra quyết định chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Hồ sơ vụ vi phạm bao gồm: bản sao biên bản về vụ vi phạm, quyết định đình chỉ điều tra đối với đối tượng, tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm (nếu có) và bản sao các tài liệu khác liên quan trực tiếp đến người vi phạm đó.
1. Sau khi tiến hành tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm thì người đã ra quyết định tạm giữ phải mời đại diện cơ quan tài chính cùng cấp để xem xét, định giá tang vật phương tiện vi phạm. Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại khó định giá hoặc chưa có ý kiến thống nhất giữa người có thẩm quyền quyết định tịch thu và đại diện cơ quan tài chính thì người đã có thẩm quyền quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm phải lập hội đồng định giá tang vật, phương tiện vi phạm với sự tham gia của đại diện Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh và đại diện các cơ quan có liên quan để định giá.
Nếu trị giá tang vật, phương tiện vi phạm thuộc thẩm quyền tịch thu của người đã ra quyết định tạm giữ thì người đó quyết định tịch thu; trong trường hợp trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vượt quá thẩm quyền tịch thu của người đã quyết định tạm giữ tang vật thì phải chuyển vụ việc vi phạm đến người có thẩm quyền.
Trị giá tang vật, phương tiện bị tịch thu được xác định theo quy định tại Điều này cũng là căn cứ để xem xét, quyết định việc chuyển giao tang vật, phương tiện vi phạm cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản cấp tỉnh hoặc giao cho cơ quan tài chính cấp huyện bán đấu giá theo quy định tại Điều 33 của Nghị định này.
2. Việc xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này phải theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày ra quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, cơ quan ra quyết định phải gửi quyết định tịch thu và thông báo đến cơ quan tài chính cùng cấp. Riêng đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người có thẩm quyền tịch thu phải xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 61 của Pháp lệnh và theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính và các ngành liên quan tổ chức xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đó như sau:
a) Đối với tang vật là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quí, kim loại quí thì chuyển giao cho kho bạc nhà nước; những giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan tới tài sản thì chuyển giao cho cơ quan tài chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Đối với các tang vật, phương tiện khác như: vũ khí; công cụ hỗ trợ; vật có giá trị lịch sử, văn hoá; bảo vật quốc gia; cổ vật; hàng lâm sản quí hiếm và các tài sản khác thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật;
c) Đối với các tang vật, phương tiện đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao cho cơ quan nhà nước có chức năng quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính tổ chức chuyển giao cho cơ quan nhà nước có chức năng quản lý, sử dụng.
Việc bàn giao và tiếp nhận các tang vật, phương tiện theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này phải được tiến hành theo quy định của pháp luật về bàn giao và tiếp nhận tài sản nhà nước;
d) Đối với các tang vật, phương tiện là hàng hoá, vật phẩm không được bán đấu giá thì xử lý theo đúng quy định về loại hàng hoá, vật phẩm đó;
e) Đối với các tang vật, phương tiện bị tịch thu, bán sung quỹ nhà nước, thì phải chuyển giao để bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Việc chuyển giao tang vật, phương tiện quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này phải được lập thành biên bản. Biên bản bàn giao tang vật, phương tiện phải ghi rõ: ngày, tháng, năm bàn giao; người bàn giao; người nhận; chữ ký của người giao, người nhận; số lượng, tình trạng (chất lượng) tang vật, phương tiện bị tịch thu; trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện bị tịch thu.
Hồ sơ bàn giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho cơ quan tiếp nhận, xử lý tài sản và Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh gồm: quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước; các giấy tờ, tài liệu liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan.
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu để sung công quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 61 của Pháp lệnh thì người đã ra quyết định tịch thu có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. Căn cứ vào giá trị tang vật, phương tiện được xác định theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định tịch thu, người đã quyết định tịch thu phải chuyển giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho cơ quan có trách nhiệm để bán đấu giá theo quy định sau đây:
1. Nếu tang vật, phương tiện của một vụ vi phạm có giá trị dưới 10.000.000 đồng thì người đã quyết định tịch thu phải giao cho cơ quan tài chính cấp huyện để tổ chức bán đấu giá;
2. Nếu tang vật, phương tiện của vụ việc vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên thì người quyết định tịch thu phải giao cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh nơi có tang vật, phương tiện bị tịch thu để tổ chức bán đấu giá.
Việc định giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để chuyển giao bán đấu giá phải phù hợp với giá thị trường có tang vật, phương tiện bị tịch thu, xử lý. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm để bán đấu giá các tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 và 2 Điều này;
3. Việc chuyển giao tang vật, phương tiện cho cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ: ngày, tháng, năm bàn giao; người bàn giao; người nhận; chữ ký của người giao, người nhận; số lượng, tình trạng tang vật, phương tiện bị tịch thu; trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện bị tịch thu để bán đấu giá. Hồ sơ bàn giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá bao gồm: quyết định tịch thu tang vật, phương tiện; các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp (nếu có); văn bản định giá tang vật, phương tiện và biên bản bàn giao tang vật, phương tiện đó;
4. Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hàng hoá cồng kềnh hoặc có số lượng lớn mà Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh hoặc cơ quan tài chính cấp huyện không có nơi cất giữ thì sau khi thực hiện xong thủ tục chuyển giao có thể ký hợp đồng bảo quản tài sản với nơi đang giữ tang vật, phương tiện đó. Chi phí cho việc thực hiện hợp đồng được thanh toán từ số tiền bán đấu giá tang vật, phương tiện thu được sau khi bán đấu giá theo quy định tại khoản 5 Điều này;
5. Khi tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu đã được chuyển giao cho cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá thì thủ tục bán đấu giá tài sản đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
1. Số tiền thu được từ việc bán đấu giá tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước phải được nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan tài chính tại kho bạc nhà nước cùng cấp sau khi trừ các khoản chi phí cho vận chuyển, giao nhận, bảo quản và phí bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ liên quan đến công tác xác minh, điều tra, mua tin, bắt giữ, cung cấp tin phát hiện, xử lý vi phạm, xử lý tài sản (phân loại, định giá) và các chi phí khác có liên quan đến quản lý xử lý tài sản. Số tiền còn lại được nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật về phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành.
Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Chapter VI
PROCEDURES FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Article 18.- Stopping of violation acts
Stopping violation acts under Article 53 of the Ordinance is prescribed as follows:
Upon detection of administrative violations, the persons with sanctioning competence must issue decisions to immediately stop the violation acts. The stoppage decisions can be written decisions or decisions expressed orally, by whistle, signals or other forms, depending on each specific violation case.
Article 19.- Simple sanctioning procedures
The application of simple sanctioning procedures under Article 54 of the Ordinance is prescribed as follows:
1. Sanctioning according to simple procedures prescribed in Article 54 of the Ordinance means cases of sanction thereby the persons with sanctioning competence do not make records thereon but issue decisions to sanction on spot. Cases where the simple sanctioning procedures shall apply cover:
a) Administrative violation acts subject to the prescribed sanctioning level of caution or fines of up to VND 100,000;
b) Many administrative violation acts are committed by one person and the sanctioning form and level prescribed for each of these acts is caution or fine of up to VND 100,000;
2. In cases of sanctioning according to the simple procedures, the competent persons shall not make records thereon but decide to sanction on spot. The sanctioning decisions must be made in writing according to a set form. The sanctioned individuals and organizations may pay fines on spot to persons with sanctioning competence and receive the fine receipts issued by the Finance Ministry. In cases of not paying fines on spot, the violating individuals and organizations shall pay fines at the State treasuries within the time limits prescribed in Clause 1, Article 58 of the Ordinance.
Article 20.- Making records on administrative violations
The making of records on administrative violations under Clause 1, Article 55 of the Ordinance is prescribed as follows:
1. The competent persons on duty shall have to make records according to set forms on the administrative violations they have detected, and transfer them to competent persons for sanctioning. The records must contain all signatures prescribed in Clause 3, Article 55 of the Ordinance;
2. In cases where the record makers are not competent to sanction, their bosses who have the sanctioning competence must also sign the records; in case of necessity, verification shall be made before signing the records.
Article 21.- Time limits for issuance of sanctioning decisions
The time limits for issuance of sanctioning decisions under Article 56 of the Ordinance are prescribed as follows:
1. For simple cases, obvious violation acts, which need not be further verified, the sanctioning decisions must be issued within 10 days as from the date the records on the administrative violation acts are made. The decisions on sanctioning of administrative violations must comply with the set form;
2. For cases involving many complicated circumstances such as material evidences, means which need to be expertized, the subjects committing administrative violations or other complicated circumstances need to be clearly identified, the time limit for issuance of sanctioning decisions shall be 30 days as from the date of making the records;
3. Where deeming it necessary to have more time for verification, gathering of evidences, within 10 days before the expiry of the time limit prescribed in Clause 2 of this Article, the persons with sanctioning competence must report to their immediate bosses thereon in writing in order to apply for extension; the extension must be made in writing; the extension duration shall not exceed 30 days;
4. Except for decisions to apply the sanctioning form of expulsion, the competent persons must not issue sanctioning decisions in the following cases:
a) The time limit prescribed in Clause 1 of this Article has expired;
b) The time limit for issuance of sanctioning decisions prescribed in Clause 2 of this Article has expired but the extension thereof has not been applied for, or has already been applied for but rejected by competent authorities;
c) The duration extended by competent authority has expired;
5. In case of not issuing sanctioning decisions, the competent persons still can issue decisions to apply remedial measures prescribed in Clause 3, Article 12 of the Ordinance and confiscate material evidences of the administrative violations, which are banned from circulation.
Article 22.- Abiding by decisions on sanctioning of administrative violations
The observance of decisions on sanctioning of administrative violation under Article 64 of the Ordinance is stipulated as follows:
1. The sanctioned individuals and organizations must abide by the decisions on sanctioning of administrative violations within 10 days as from the date they are handed the sanctioning decisions, except otherwise provided for by law. After issuing the sanctioning decisions, the persons with sanctioning competence must hand the decisions to the sanctioned persons or notify them to come and get them; the time the sanctioned persons receive the sanctioning decisions shall be considered the time of handing the decisions as provided for in Article 64 of the Ordinance.
2. If sanctioned individuals or organizations refuse to voluntarily abide by the decisions within the time limit prescribed in Clause 1 of this Article, they shall be forced to abide by them;
3. In cases where past one year the competent persons cannot hand the sanctioning decisions to sanctioned persons as the latter have not come to receive them and their addressed cannot be identified or for other objective reasons, the persons who have issued the sanctioning decisions shall issue decisions to stop the application of sanctioning forms and remedial measures inscribed in the decisions against such persons, except for the form of confiscation of material evidences and/or means of administrative violations; for material evidences and/or means of violation, which are being temporarily seized, the regulations in Clause 4, Article 61 of the Ordinance shall apply; if it is necessary to apply measures to redress the environmental pollution, stop epidemic spread or to destroy articles causing harms to human health, domestic animals and/or crops, the competent persons shall have to organize the application of these measures. The expenses for the application of these measures shall be covered by the State budget or subtracted from the proceeds from the sale of confiscated material evidences and/or means (if any).
Article 23.- Deciding to coerce the overcoming of consequences in case of non-issuance of decisions to sanction administrative violations
Deciding to coerce the overcoming of consequences in case of non-issuance of decisions to sanction administrative violations is stipulated as follows:
1. In cases where the statute of limitations for sanctioning of administrative violations as provided for in Article 10 of the Ordinance or the time limit for issuing sanctioning decisions as provided for in Article 21 of this Decree has expired, the competent persons must not issue sanctioning decisions but still can decide to apply remedial measures;
2. Decisions to coerce the overcoming of consequences must be made in writing strictly according to a set form. The decisions must clearly state: the dates of issuance of the decisions; the full names and positions of the decision makers; the full names, addresses and occupations of the violators or the names and addresses of the violating organizations; acts of administrative violation; circumstances involved in the settlement of violation cases; articles, clauses of the applicable legal documents; the reasons for non-application of sanctioning forms; the applicable remedial measures; time limits for execution of decisions on remedial measures; the signatures of the decision issuers.
Article 24.- Determining the average level of the fine bracket
The determination of the average level of the fine bracket under Clause 2, Article 57 of the Ordinance is stipulated as follows:
When imposing fines, the specific fine level for an act of administrative violation involving aggravating or extenuating circumstances shall be the average level of the fine bracket prescribed for such act. The average level of the fine bracket is determined by halving the total of the minimum level and the maximum level.
Article 25.- Fine payment venues
The fine payment venues prescribed in Article 58 of the Ordinance are prescribed as follows:
1. The sanctioned individuals and organizations must pay fines at State treasuries as provided for in Article 57 of the Ordinance, except for cases of on-spot payment of fines and cases prescribed in Clause 2 of this Article;
2. In remote, far-flung areas, on rivers or the sea, in difficultly accessible regions, or outside the working hours, the sanctioned individuals and organizations may pay fines to persons with sanctioning competence.
The remote, far-flung areas mean mountainous areas, islands or other places where the State treasuries are not available or far away;
3. The Finance Ministry shall specify the fine collection and payment for cases prescribed in Clause 2 of this Article.
Article 26.- Return of papers or material evidences, means temporarily seized to ensure the execution of fining decisions in cases of postponing the execution of such decisions
The return of papers or material evidences, means temporarily seized to ensure the execution of fining decisions in cases of postponing the execution of such decisions as provided for in Clause 4, Article 65 of the Ordinance is stipulated as follows:
1. In cases where individuals are entitled to postpone the execution of fining decisions as under the provisions in Article 65 of the Ordinance, they can receive back papers for circulation of means, driving licenses, other relevant necessary papers or material evidences, means, which have been temporarily seized to ensure the execution of the fining decisions as provided for in Clause 3, Article 57 of the Ordinance;
2. The persons with sanctioning competence shall have to return to the persons entitled to postpone the execution of fining decisions the temporarily- seized papers or material evidences/means prescribed in Clause 1 of this Article when the decisions to postpone the execution of fining decisions take effect.
Article 27.- Transferring administratively sanctioning decisions for execution
The transfer of administratively sanctioning decisions for execution under Article 68 of the Ordinance is prescribed as follows:
1. In cases where individuals or organizations that have commit administrative violations in administrative units of one province but reside or headquarter in another province and have no conditions to abide by the sanctioning decisions at places where they are sanctioned, the sanctioning decisions shall be transferred to the agencies of the same level in the localities where such individuals reside or such organizations are headquartered for the organization of execution thereof; if in localities where such individuals reside or such organizations are headquartered, the agencies of the same level are not available, the sanctioning decisions shall be transferred to the district-level Peoples Committees for the organization of execution thereof;
2. In cases where violations are committed within districts of a province in mountainous, island or remote, far-flung regions difficult to access and the violating individuals and/or organizations have no conditions to abide by the sanctioning decisions at places where they are sanctioned, the decisions shall be transferred to the agencies of the same level in localities where such individuals reside or such organizations are headquartered for the organization of execution.
Article 28.- The stamping of administratively sanctioning decisions
1. The administratively sanctioning decisions of persons with sanctioning competence shall be affixed with the stamps of the agencies of the persons competent to sanction such acts.
2. The sanctioning decisions of the persons with sanctioning competence, defined in Article 41 of the Ordinance shall be affixed with stamps on 1/3 (one third) of the signature to the left of the signatures of the persons with the sanctioning competence.
3. For sanctioning decisions of the persons having the sanctioning competence but not the right to directly stamp the decisions, the sanctioning decisions shall be affixed with the stamps of the agencies of the persons who have issued the sanctioning decisions at the left top corner of the decisions, where the sanctioning agencies and the serial numbers and codes of the sanctioning decisions are inscribed.
Article 29.- Return of dossiers on violation cases for administrative sanction
The return of dossiers on violation cases for administrative sanction under Article 63 of the Ordinance is stipulated as follows:
1. In cases where the dossiers on violation cases have already been transferred to competent criminal procedure agencies under the provisions in Clause 1, Article 62 of the Ordinance, but the violation acts are deemed as having no adequate signs of criminal offense but signs of administrative violations, the competent persons of the criminal procedure agencies shall have to issue decisions to return the dossiers on the violation cases to the persons competent to sanction administrative violations and within three days as from the date of issuance of such decisions have to return the dossiers on such violation cases together with the decisions to the persons with sanctioning competence;
2. The persons with sanctioning competence shall have to issue decisions to sanction the violation cases prescribed in Clause 1 of this Article within the following time limits:
a) If before transferring the violation cases to the criminal procedure agencies the persons with sanctioning competence has already applied for extension of the sanctioning time limits as provided for in Clause 3, Article 21 of this Decree, the time limit for issuing the sanctioning decisions shall be no more than 10 days as from the date of receiving the decisions on return of dossiers on the violation cases;
b) If before transferring the violation cases to the criminal procedure agencies the persons with sanctioning competence has not yet applied for extension of the sanctioning time limit as provided for in Clause 3, Article 21 of this Decree, the time limit for issuing the sanctioning decisions shall be no more than 15 days as from the date of receiving the decisions on the return of dossiers on the violation cases. In cases where it is deemed necessary to have more time for verification and gathering of evidences, the persons who are processing the violation cases may apply for extension of the time limit of issuing sanctioning decisions as provided for in Clause 3, Article 21 of this Decree.
Article 30.- Transfer of dossiers on subjects in criminal cases, who are not prosecuted as defendants, for administrative handling
The transfer of dossiers on persons in criminal cases, who are not prosecuted as defendants, for administrative handling under Article 65 of the Ordinance is stipulated as follows:
In cases where persons committed violation acts in the already constituted criminal cases, who are not prosecuted as defendants but their violation acts show signs of administrative violation, the competent persons of the criminal procedure agencies processing such cases must issue decisions to transfer the violation cases to persons having competence to sanction administrative violations. The dossiers on the violation cases shall include the copies of the records on the violation cases, the decisions to stop the investigation against the subjects, material evidences, means used for commission of the violations (if any) and the copies of other documents directly related to such violators.
Article 31.- Valuation of material evidences, means of administrative violations
1. After temporarily seizing the material evidences, means of administrative violations, if deeming it necessary to apply the measure of confiscating the material evidences, means of violation, the persons who have issued the temporary seizure decisions must invite representatives of the finance agencies of the same level for examination and valuation of material evidences and/or means of violation. In cases where the material evidences and/or means are of the types whose values are difficult to be determined or where agreement has not yet been reached between the persons competent to decide on the confiscation and the representatives of the finance agencies, the persons having the competence to decide on the confiscation of material evidences, means of violation shall have to set up councils for valuation of material evidences and/or means of violations, with the participation of representatives of the provincial-level auction centers and representatives of the concerned agencies for valuation.
If the value of material evidences and/or means falls within the confiscating competence of the persons who have issued the temporary seizure decisions, such persons shall decide on the confiscation; in cases where the value of material evidences and/or means of violation goes beyond the confiscating competence of the persons who have issued the temporary seizure decisions, the violation cases must be transferred to competent persons.
The value of confiscated material evidences and/or means shall be determined in accordance with the provisions of this Article, which shall also serve as basis for considering and deciding on the transfer of material evidences, means of violation to the provincial-level auction centers or the district-level finance agencies for auction according to regulations in Article 33 of this Decree.
2. The valuation of material evidences, means of violations, provided for in Clause 1 of this Article, must comply with the guidance of the Finance Minister.
Article 32.- Handling of material evidences, means, which are confiscated for administrative violation into the State fund
1. Within 5 days after issuing decisions on confiscation of material evidences, means of administrative violations into the State fund, the decision- issuing agencies shall have to send the confiscation decisions and notices to the finance agencies of the same level. Particularly for material evidences of administrative violations, which are perishable commodities, and/or articles, the persons with confiscating competence must handle them according to regulations in Clause 3, Article 61 of the Ordinance and under the guidance of the Finance Minister.
2. Within 10 days after the issuance of decisions on confiscation of material evidences and/or means of administrative violations, the agencies which have issued the confiscating decisions shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the finance agencies and the concerned agencies in, handling of such material evidences and/or means of administrative violations as follows:
a) Material evidences being Vietnamese currency, foreign currencies, valuable certificates, gold, silver, gemstones, precious metals shall be transferred to State treasuries; papers, documents and vouchers related to assets shall be transferred to the provincial/municipal finance agencies;
b) For other material evidences and means such as weapons, support instruments, objects of historic and/or cultural value, national treasures, antiques, rare and precious forest products and other assets, they shall be transferred to specialized State management agencies for management and handling according to law provisions;
c) For material evidences and/or means to be transferred to functional State agencies for management and use under decisions already issued by competent authorities, the agencies which have issued the confiscating decisions shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the finance agencies in, organizing the transfer thereof.
The hand-over and reception of material evidences and/or means as prescribed at Points a, b and c, Clause 2 of this Article must be carried out in accordance with law provisions on hand-over and reception of State properties;
d) Material evidences and/or means being commodities and/or articles, which must not be auctioned, shall he handled strictly according to the regulations on such kinds of commodities and/or articles;
dd) Material evidences and/or means confiscated and auctioned for State fund shall be transferred for auction under the provisions of law on property auction.
The transfer of material evidences and/or means as provided for in Clauses 1 and 2 of this Article must be recorded in writing. The records on hand-over of material evidences and/or means must be clearly inscribed with the day, month and year of transfer; the transferors, the transferees; the signatures of the transferors and the transferees; the volumes and conditions (quality) of the confiscated material evidences, means; responsibility to preserve the confiscated material evidences, means.
The dossiers on hand-over of material evidences, means of administrative violations to agencies which receive and handle properties and provincial-level auction service centers shall include: the decisions on confiscation for State fund; papers and documents related to ownership, lawful use right (if any) and other relevant materials.
Article 33.- Transfer of material evidences, means of administrative violations for auction
For material evidences and means of violations confiscated for public fund as provided for in Clause 1, Article 61 of the Ordinance, the persons who have issued the confiscating decisions shall have to preserve such material evidences and means. Basing themselves on the value of material evidences and/or means, determined under the provisions in Article 31 of this Decree, within 10 days as from the date of issuance of confiscating decisions, the persons who have decided on the confiscation must transfer the material evidences and/or means of administrative violations to the responsible agencies for auction according to the following regulations:
1. If the material evidences and/or means of a violation case are valued at below VND 10,000,000, the person who has decided on the confiscation thereof must hand them over to the district-level finance agency for auction;
2. If the material evidences and/or means of a violation case are valued at VND 10,000,000 or higher, the person who has decided on the confiscation thereof must hand them over to the provincial-level auction service center in the localities where the material evidences and/or means are confiscated for auction.
The valuation of material evidences and/or means of administrative violations before they are transferred for auction must be based on the market prices of the confiscated and handled material evidences and/or means. The Finance Minister shall guide the determination of the reserve prices for auction of material evidences and/or means prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article;
3. The transfer of material evidences and means to responsible agencies for auction must be recorded in writing. The records must be clearly inscribed with: the dates of transfer; the transferors; the transferees; the signatures of the transferors and the transferees; the quantity and conditions of the confiscated material evidences and/or means; responsibility to preserve the material evidences and/or means confiscated for auction. The dossiers on hand-over of material evidences and/or means of administrative violations to responsible agencies for auction shall include: the decisions on confiscation of material evidences and/or means; papers, documents related to the ownership, lawful use right (if any); written valuation of material evidences and/or means and the records on hand-over of such material evidences and/or means;
4. In cases where material evidences, means of administrative violations are cumbersome commodities or in great quantity while the provincial-level finance auction service centers or the district-level finance agencies have no place to store them, after the transfer procedures are completed, contracts can be signed with the establishments which are keeping such material evidences and/or means for the preservation thereof. The expenses for the performance of such contracts shall be covered by the proceeds from the auction of material evidences and/or means after the auction is conducted according to the provisions in Clause 5 of this Article;
5. When the confiscated material evidences and/or means of administrative violations are transferred to responsible agencies for auction, the procedures for the auction of such properties shall comply with the law provisions on property auction.
Article 34.- Management of proceeds from auction of confiscated material evidences and/or means of administrative violations for remittance into the State fund
1. The proceeds from the auction of material evidences and/or means confiscated for State fund must be remitted into the custody accounts of the finance agencies at the State treasuries of the same level after subtracting the expenses for transportation, transfer, preservation and auction according to law provisions.
2. The finance agencies of all levels shall have to clear all reasonable and regular expenses related to the work of verification, investigation, purchase of information, seizure, supply of detecting information, handling of violations, handling of assets (classification and valuation) and other expenses related to the management and handling of properties. The remainder shall be remitted into the State budget according to the current law provisions on State budget decentralization.
The Finance Minister shall guide the implementation of the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article.