Chương 3: Nghị định 134/2003/NĐ-CP Một số biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
Số hiệu: | 134/2003/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 14/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 04/12/2003 |
Ngày công báo: | 19/11/2003 | Số công báo: | Số 187 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2009 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo Điều 49 của Pháp lệnh được quy định như sau:
1. Việc khám nơi cất giấu tang vật phương tiện vi phạm hành chính chỉ do những người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định tại Điều 49 của Pháp lệnh;
2. Nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là địa điểm mà tại đó, người vi phạm cất giấu hiện vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính. Nếu người vi phạm cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong người thì áp dụng biện pháp khám người theo quy định tại Điều 47 của Pháp lệnh;
3. Trong trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là nơi ở thì người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh chỉ được tiến hành khám sau khi đã có sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có tang vật, phương tiện được cất giấu.
Nơi ở quy định tại Điều này là địa điểm dùng để cư trú thường xuyên cho cá nhân hoặc hộ gia đình có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú; có đăng ký phương tiện, nếu phương tiện là nơi cư trú thường xuyên của cá nhân, hộ gia đình;
4. Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện đều phải lập biên bản theo đúng mẫu quy định.
Thủ tục bảo lãnh hành chính theo Điều 50 của Pháp lệnh được quy định như sau:
1. Bảo lãnh hành chính do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định trong thời gian xem xét việc áp dụng một trong các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh. Bảo lãnh hành chính được giao cho gia đình hoặc tổ chức xã hội nơi đối tượng cư trú thực hiện. Trong trường hợp người được bảo lãnh là người chưa thành niên thì bảo lãnh hành chính được giao cho cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó thực hiện;
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định về việc giao việc bảo lãnh hành chính cho gia đình, tổ chức xã hội nơi đối tượng cư trú; trong quyết định phải ghi rõ: ngày, tháng, năm quyết định; họ, tên, chức vụ của người quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được giao bảo lãnh hoặc tên, địa chỉ của tổ chức xã hội được giao bảo lãnh; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được bảo lãnh; lý do của việc giao bảo lãnh; thời hạn bảo lãnh; trách nhiệm của người được bảo lãnh, trách nhiệm của người hoặc tổ chức nhận bảo lãnh và trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú; chữ ký của người quyết định giao bảo lãnh. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ra quyết định, quyết định giao bảo lãnh được gửi cho người hoặc tổ chức nhận bảo lãnh, người được bảo lãnh và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người được bảo lãnh cư trú để tổ chức thực hiện;
3. Thời hạn bảo lãnh hành chính do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định, tối đa không quá 35 ngày đối với trường hợp người được bảo lãnh thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở chữa bệnh và tối đa không quá 50 ngày đối với trường hợp người được bảo lãnh thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục. Việc bảo lãnh hành chính chấm dứt khi hết thời hạn ghi trong quyết định giao bảo lãnh. Trong trường hợp chưa hết thời hạn bảo lãnh mà đã có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì thời hạn bảo lãnh chấm dứt vào thời điểm đối tượng được đưa đi chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.
1. Trong thời gian bảo lãnh hành chính, gia đình, tổ chức xã hội được giao bảo lãnh hành chính có trách nhiệm:
a) Giám sát, quản lý không để người được bảo lãnh tiếp tục vi phạm pháp luật;
b) Bảo đảm sự có mặt của người được bảo lãnh tại nơi cư trú khi có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh;
c) Báo cáo kịp thời với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người được giao bảo lãnh để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong trường hợp người được bảo lãnh bỏ trốn hoặc có các hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian bảo lãnh.
2. Trong thời gian bảo lãnh hành chính, người được bảo lãnh hành chính có trách nhiệm:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về tạm trú, tạm vắng. Khi đi ra khỏi địa bàn xã, phường, thị trấn phải thông báo cho gia đình, tổ chức xã hội được giao bảo lãnh biết về địa chỉ nơi đến, thời gian tạm trú tại đó;
b) Có mặt kịp thời tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã khi được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã yêu cầu.
3. Trong thời gian bảo lãnh hành chính, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người được bảo lãnh hành chính cư trú có trách nhiệm:
a) Thông báo cho gia đình, tổ chức xã hội được giao bảo lãnh và người được bảo lãnh về quyền và nghĩa vụ của họ trong thời gian bảo lãnh;
b) Thực hiện các biện pháp hỗ trợ gia đình, tổ chức xã hội được giao bảo lãnh trong việc quản lý, giám sát người được bảo lãnh tại nơi cư trú;
c) Khi được thông báo về việc người được bảo lãnh bỏ trốn khỏi nơi cư trú hoặc có hành vi vi phạm pháp luật, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã phải báo cáo ngay cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định bảo lãnh để có biện pháp xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
Chapter III
A NUMBER OF MEASURES TO PREVENT ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND ENSURE THE HANDLING THEREOF
Article 15.- Search of places where material evidences and/or means of administrative violations are concealed
The search of places where material evidences and/or means of administrative violations are concealed under Article 49 of the Ordinance is prescribed as follows:
1. The search of places where material evidences and/or means of administrative violations are concealed shall be carried out only by competent persons in strict accordance with the provisions in Article 49 of the Ordinance;
2. Places where material evidences and/or means of administrative violations are hidden are places where the violators conceal articles, money, commodities, means of administrative violations. If violators conceal material evidences and/or means of administrative violations in their bodies, the measures of body search shall apply under the provisions in Article 47 of the Ordinance.
3. In cases where places of concealing material evidences and/means of administrative violations are the residential places, the competent persons defined in Article 45 of the Ordinance shall conduct the search only after getting the written consents of the presidents of the district-level Peoples Committees of the localities where material evidences and/or means of administrative violations are hidden.
The residential places prescribed in this Article are places used for regular residence of individuals or households with permanent residence books or temporary residence registration; with means registration if the means are places of regular residences of individuals or households;
4. All cases of searching places of concealing material evidences and/or means must be recorded in writing strictly according to a set form.
Article 16.- Procedures for administrative bail
The procedures for administrative bail under Article 50 of the Ordinance is prescribed as follows:
1. The administrative bail shall be decided by district-level Peoples Committee presidents during the time of considering the application of one of the measures of sending into reformatories, education camps or medical establishments. The administrative bail shall be assigned to families or social organizations in localities where the subjects reside for implementation. In cases where the bailed persons are juveniles, the administrative bail shall be given to their fathers, mothers or guardians for implementation;
2. The district-level Peoples Committee presidents shall issue decisions on assignment of administrative bail to families or social organizations in localities where the subjects reside; the decisions must clearly state: dates of issuance of decisions; full names and positions of decision issuers; full names, birth dates and residence places of the persons assigned to bail or the names and addresses of the social organizations assigned to bail; reasons for bail assignment; the bail duration; responsibilities of the bailees, responsibilities of the bailers or bailing organizations and responsibility of the commune-level Peoples Committees of places of residence of the subjects; signature of the persons who decide on bail assignment. Within 5 days after the issuance of the decisions, the bail assigning decisions shall be sent to persons or organizations undertaking to bail, the bailees and the commune-level Peoples Committees of the localities where the bailees reside for implementation organization.
3. The administrative bail time limits shall be decided by the district-level Peoples Committee presidents, but must not exceed 35 days for cases the bailees are subjects to be sent into reformatories or medical establishments, or 50 days for cases the bailees are subjects to be sent to education camps. The administrative bail shall terminate upon the expiry of the time limits inscribed in the bail assignment decisions. In cases where the bail duration has not yet expired but the decisions on application of administrative handling measures are issued, the bail duration shall end at the time the subjects are sent to serve the administrative handling measures at reformatories or sent to education camps or medical establishments.
Article 17.- Responsibilities of organizations and individuals during the administrative bail
1. During the administrative bail, the families and social organizations assigned the administrative bail shall have the responsibilities:
a) To supervise and manage the bailees so that they do not continue their law violations;
b) To ensure the bailees presence at their residence places when there are decisions to send them to reformatories, education camps or medical establishments;
c) To promptly report to the presidents of the commune-level Peoples Committees of the localities where the bail assignees reside so that the commune-level Peoples Committee presidents report to the district-level Peoples Committee presidents on the escape or commission of law-breaking acts of bailees during the bailing duration.
2. During the administrative bail, the bailees shall have the responsibilities:
a) To strictly abide by the law provisions on temporary residence, temporary absence. When leaving communes, wards or townships, to notify the families or social organizations assigned with bail of the destination and the duration of temporary residence therein;
b) To be promptly present at the offices of the commune-level Peoples Committees when so requested by the presidents thereof.
3. During the administrative bail, the presidents of the commune-level Peoples Committees of the localities where the bailees reside shall have the responsibilities:
a) To notify the families or social organizations assigned to bail and the bailees of their respective rights and obligations in the bail duration;
b) To apply measures to support families or social organizations assigned to bail for managing and supervising the bailees at their places of residence;
c) When notified of the bailees escape from their residence places or acts of law violations, the commune-level Peoples Committee presidents must immediately report such to the district-level Peoples Committee presidents who have issued decisions on bail for timely handling measures according to law provisions.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực