Chương 2: Nghị định 134/2003/NĐ-CP Hình thức, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
Số hiệu: | 134/2003/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 14/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 04/12/2003 |
Ngày công báo: | 19/11/2003 | Số công báo: | Số 187 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2009 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Việc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo Điều 16 của Pháp lệnh được quy định như sau:
1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là hình thức xử phạt bổ sung, được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề là các loại giấy tờ do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật để cho phép tổ chức, cá nhân đó kinh doanh, hoạt động, hành nghề trong một lĩnh vực nhất định hoặc sử dụng một loại công cụ, phương tiện nhất định. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề quy định tại Điều này không bao gồm giấy đăng ký kinh doanh, các loại chứng chỉ gắn với nhân thân người được cấp không có mục đích cho phép hành nghề;
2. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề được áp dụng có thời hạn hoặc không thời hạn và được quy định đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể, tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm đó. Thời hạn bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề và các trường hợp cụ thể bị áp dụng tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề được quy định tại các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.
Việc tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính theo Điều 17 của Pháp lệnh được quy định như sau:
1. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là hình thức xử phạt bổ sung, được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính. Thủ tục và các trường hợp cụ thể bị áp dụng tịch thu tang vật, phương tiện được quy định tại các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước;
2. Không áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật phương tiện trong trường hợp tang vật, phương tiện bị tổ chức, cá nhân vi phạm chiếm đoạt, sử dụng trái phép mà phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, người sử dụng hợp pháp. Trong trường hợp tang vật là văn hoá phẩm độc hại, hàng giả không có giá trị sử dụng, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng thì bị xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 61 của Pháp lệnh.
Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 42 của Pháp lệnh được quy định cụ thể như sau:
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương;
2. Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực có thẩm quyền xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước;
3. Thẩm quyền xử phạt của các chức danh theo quy định của Pháp lệnh trong từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:
a) Thẩm quyền phạt tiền được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định cho mỗi hành vi vi phạm hành chính;
b) Thẩm quyền áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được xác định căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước quy định cho chức danh có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với một hành vi vi phạm cụ thể. Trường hợp Pháp lệnh quy định thẩm quyền tịch thu theo trị giá của tang vật, phương tiện vi phạm thì phải căn cứ vào giá trị thực tế của tang vật, phương tiện vi phạm để xác định thẩm quyền;
c) Thẩm quyền áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề được xác định căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước. Đối với hành vi vi phạm có quy định áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì chức danh nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đó cũng có quyền xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề đối với người vi phạm; trường hợp luật có quy định khác thì theo quy định của luật. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người đã ra quyết định xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề về việc đã áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
d) Thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được xác định căn cứ vào Pháp lệnh quy định chức danh đó có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả; đồng thời căn cứ vào hành vi vi phạm cụ thể có quy định việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định trong các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước;
đ) Trong trường hợp mức tiền phạt, trị giá tang vật phương tiện bị tịch thu hoặc một trong các hình thức xử phạt hoặc biện pháp khắc phục hậu quả không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền thì người đang thụ lý vụ việc vi phạm phải kịp thời chuyển vụ việc vi phạm đó đến người có thẩm quyền xử phạt.
Việc ủy quyền xử lý vi phạm hành chính theo Điều 41 của Pháp lệnh được quy định như sau:
1. Việc ủy quyền xử lý vi phạm hành chính do các chức danh quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh chỉ được thực hiện đối với cấp phó trực tiếp. Việc ủy quyền chỉ được thực hiện bằng văn bản và trong trường hợp cấp trưởng vắng mặt;
2. Cấp phó được cấp trưởng ủy quyền có quyền xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền của cấp trưởng mà mình được uỷ quyền và phải chịu trách nhiệm về quyết định xử lý vi phạm hành chính do mình thực hiện. Người được uỷ quyền không được ủy quyền tiếp cho bất kỳ cá nhân nào khác.
Chapter II
FORMS OF, AND COMPETENCE FOR, SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Article 11.- Deprivation of the right to use licenses, professional practice certificates
The deprivation of the right to use licenses, professional practice certificates as provided for in Article 16 of the Ordinance is stipulated as follows:
1. Deprivation of the right to use licenses, professional practice certificates is an additional sanctioning form and applied together with principal sanctioning forms in cases where individuals or organizations seriously violate the regulations on the use of licenses, professional practice certificates. Licenses and professional practice certificates are papers granted by competent State bodies or persons to organizations or individuals under the provisions of law to permit such organizations or individuals to do business, operate or practice their professions in certain domains or to use certain instruments, means. The licenses and certificates of professional practice prescribed in this Article do not cover business registration papers, certificates associated to the personal identity of grantees not for the purpose of permitting the professional practice;
2. Deprivation of the right to use licenses, professional practice certificates shall be applied definitely or indefinitely to specific violation acts, depending on the nature and seriousness of such violation acts. The duration of depriving of the right to use licenses, professional practice certificates and specific cases of deprivation of the right to use licenses, professional practice certificates are prescribed in the Governments decrees on sanctioning administrative violations in each domain of State management.
Article 12.- Confiscation of material evidences, means used to commit administrative violations
The confiscation of material evidences, means used in the commission of administrative violations under Article 17 of the Ordinance is stipulated as follows:
1. The confiscation of material evidences, means used for commission of administrative violations is an additional sanctioning form and applied together with principal sanctioning forms. The procedures for, and specific cases of, application of the confiscation of material evidences, means are prescribed in the Governments decrees on sanctioning administrative violations in each domain of State management;
2. The sanctioning form of confiscation of material evidences, means shall not apply in cases where the materials and/or means have been illegally appropriated and used, and must be returned to their lawful owners, managers or users. In cases where material evidences are harmful cultural products, fake goods of no use value and/or articles causing harms to human health, domestic animals or crops, they shall be handled according to the regulations in Clause 2, Article 61 of the Ordinance.
Article 13.- Determining the competence to sanction administrative violations
The principles for determining the competence to sanction administrative violations under Article 42 of the Ordinance are specified as follows:
1. The presidents of the Peoples Committees at all levels are competent to sanction acts of administrative violation in the State management domains in their respective localities;
2. Title holders with competence to sanction administrative violations of State management bodies according to branches, domains are competent to sanction administrative violation acts specified in the Governments decrees on sanctioning administrative violations in each domain of State management;
3. The sanctioning competence of title holders under the provisions of the Ordinance in each specific case is determined as follows:
a) The competence to impose fines is determined on the basis of the maximum level of the fine bracket prescribed for each administrative violation act;
b) The competence to apply form of confiscation of material evidences, means used for commission of administrative violations is determined on the basis of legal documents on sanctioning administrative violations in each domain of State management, prescribed for title holders competent to confiscate material evidences, means of administrative violations for a specific violation act. In cases where the Ordinance prescribes the confiscating competence according to value of material evidences, violating means, such competence must be determined on basis of the practical value of the material evidence or violating means;
c) The competence to apply the form of depriving the right to use licenses, professional practice certificates is determined on the basis of the legal documents on sanctioning administrative violations in each domain of State management. For violation acts subject to the sanctioning form of depriving the right to use licenses, professional practice certificates as provided for, the persons competent to administratively sanction such acts shall be also competent to sanction the violators by depriving them of the right to use licenses, professional practice certificates; where it is otherwise provided for by law, the provisions of law shall apply. Within three days after the date of issuing the sanctioning decisions, the persons who have issued the sanctioning decisions must notify in writing the agencies which have granted licenses, professional practice certificates of the application of the sanctioning form of depriving of the right to use licenses, certificates of professional practices;
d) The competence to apply remedial measures is determined on the basis of the Ordinance prescribing persons competent to apply remedial measures; and at the same time on specific violation acts which, according to regulations, are subject to the application of remedial measures prescribed in the Governments decrees on sanctioning administrative violations in each domain of State management;
dd) In cases where the fine levels, the value of confiscated material evidences or means or one of the sanctioning forms or remedial measures do not fall or fall beyond the jurisdiction of the persons who are processing the violation cases, they shall have to promptly transfer such violation cases to persons with sanctioning competence.
Article 14.- Authorization to handle administrative violations
The authorization to handle administrative violations under Article 41 of the Ordinance is prescribed as follows.
1. The authorization of persons defined in Article 41 of the Ordinance to handle administrative violations shall only be made for the immediate deputies. The authorization shall only be made in writing and in cases where the heads are absent.
2. The deputies authorized by their heads are entitled to sanction administrative violations according to their heads competence authorized to them and must bear responsibility for their own decisions on handling of administrative violations. The authorized persons must not further authorize any other persons.