Chương 1: Nghị định 134/2003/NĐ-CP Những quy định chung
Số hiệu: | 134/2003/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 14/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 04/12/2003 |
Ngày công báo: | 19/11/2003 | Số công báo: | Số 187 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2009 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh) về một số nguyên tắc chung, hình thức, thẩm quyền, thủ tục và việc áp dụng một số biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính.
Thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính tại Điều 2 của Pháp lệnh bao gồm thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính cụ thể, hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với từng hành vi vi phạm hành chính; quy định khung và mức tiền phạt trong trường hợp phạt tiền; quy định các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính.
Việc xác định khung và mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính được căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi đó.
Một số nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 3 của Pháp lệnh được quy định cụ thể như sau:
1. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định:
Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính được quy định cụ thể trong các văn bản luật của Quốc hội, pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và nghị định của Chính phủ. Các văn bản do Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành để chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền không được quy định hành vi vi phạm hành chính và hình thức, mức xử phạt;
2. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần:
a) Một hành vi vi phạm đã được người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt hoặc đã lập biên bản để xử phạt thì không được lập biên bản, ra quyết định xử phạt lần thứ hai đối với chính hành vi đó nữa. Trong trường hợp hành vi vi phạm vẫn tiếp tục được thực hiện mặc dù đã bị người có thẩm quyền xử phạt ra lệnh đình chỉ thì bị áp dụng tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 8 Điều 9 của Pháp lệnh;
b) Một hành vi vi phạm hành chính đã được người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt thì không đồng thời áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác quy định tại Điều 22 của Pháp lệnh đối với hành vi đó;
c) Trong trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm bị chuyển hồ sơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự mà trước đó đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì người đã quyết định xử phạt phải huỷ bỏ quyết định xử phạt; nếu chưa ra quyết định xử phạt thì không xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đó;
3. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi đó và người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà ra quyết định xử phạt đối với từng người cùng thực hiện vi phạm hành chính;
4. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 2 Điều 56 của Pháp lệnh.
Những trường hợp không xử lý vi phạm hành chính theo khoản 6 Điều 3 của Pháp lệnh được quy định cụ thể như sau:
1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa;
2. Phòng vệ chính đáng là hành vi của một người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên;
3. Người thực hiện hành vi do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó;
4. Trường hợp người thực hiện vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Người chưa thành niên vi phạm hành chính mà gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường được thực hiện theo quy định tại Điều 40 của Luật Hôn nhân và Gia đình và các khoản 2, 3 Điều 611 của Bộ luật Dân sự.
Những tình tiết tăng nặng tại các khoản 1 và 2 Điều 9 của Pháp lệnh được quy định cụ thể như sau:
1. Vi phạm có tổ chức là trường hợp có hai người trở lên câu kết chặt chẽ với nhau, cố ý cùng thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
2. Vi phạm nhiều lần trong cùng lĩnh vực là trường hợp thực hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực mà trước đó đã vi phạm nhưng chưa bị xử phạt và chưa hết thời hiệu xử phạt;
3. Tái phạm trong cùng lĩnh vực là trường hợp đã bị xử phạt nhưng chưa hết thời hạn một năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành của quyết định xử phạt mà lại thực hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực đã bị xử phạt;
"Lĩnh vực" quy định tại khoản này được hiểu là các lĩnh vực quản lý nhà nước được quy định tại từng nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính.
Thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 11 của Pháp lệnh được quy định như sau:
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu qua một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt (tức là từ ngày thực hiện xong các nghĩa vụ, yêu cầu ghi trong quyết định xử phạt hoặc từ ngày quyết định xử phạt được cưỡng chế thi hành) hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt quy định tại Điều 69 của Pháp lệnh mà không thực hiện hành vi vi phạm trong cùng lĩnh vực trước đây đã bị xử phạt thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đó.
Thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác theo khoản 2 Điều 11 của Pháp lệnh được quy định như sau:
Cá nhân đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính, nếu qua hai năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý (tức là từ ngày hết hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc hết hạn chấp hành tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh và quản chế hành chính) hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử lý quy định tại các Điều 73, 82, 91, 100 và Điều 108 của Pháp lệnh mà không thực hiện hành vi vi phạm thuộc đối tượng bị áp dụng một trong các biện pháp xử lý hành chính khác quy định tại khoản này thì được coi như chưa bị áp dụng biện pháp đó.
1. Thời hạn, thời hiệu trong Pháp lệnh được quy định theo tháng hoặc theo năm thì khoảng thời gian đó được tính theo tháng, năm dương lịch, bao gồm cả ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động.
2. Thời hạn trong Pháp lệnh được quy định theo ngày thì khoảng thời gian đó được tính theo ngày làm việc, không bao gồm ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động.
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm và ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền; trong trường hợp vụ việc vi phạm không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền, thì có trách nhiệm lập biên bản theo đúng mẫu quy định và chuyển kịp thời tới người có thẩm quyền xử phạt.
2. Người có thẩm quyền xử phạt hành chính lạm dụng chức vụ, quyền hạn, sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không nghiêm minh vi phạm hành chính; thiếu trách nhiệm để quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính; không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính; ra quyết định xử lý vi phạm hành chính trái pháp luật, có lỗi trong việc không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn quy định tại Điều 56 của Pháp lệnh, nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Regulation scope
This Decree details the implementation of a number of articles of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations (hereinafter called the Ordinance for short) regarding some general principles, forms, competence, procedures and the application of a number of preventive measures to ensure the handling of administrative violations.
Article 2.- Competence to define acts of administrative violation
The competence to define acts of administrative violation in Article 2 of the Ordinance shall cover the competence to define specific acts of administrative violation, principal sanctioning forms, additional sanctioning forms, remedial measures applicable to each act of administrative violation; to prescribe the fine bracket and levels in case of fining; to prescribe preventive measures to ensure the handling of administrative violations.
The determination of bracket and levels of fine on administrative violation acts shall be based on the nature and seriousness of such acts.
Article 3.- Some principles for handling of administrative violations
Some principles for handling of administrative violations in Clauses 2, 3 and 4, Article 3 of the Ordinance are specified as follows:
1. Individuals and organizations shall be sanctioned for administrative violations only when they commit administrative violation acts prescribed by law:
Individuals and organizations shall be sanctioned for administrative violations only when they commit administrative violation acts specified in laws of the National Assembly, ordinances of the National Assembly Standing Committee and decrees of the Government. The documents issued by the Prime Minister, ministers, heads of ministerial-level agencies, Peoples Councils or Peoples Committees to direct, guide and organize the implementation of handling of administrative violations according to competence must not prescribe administrative violation acts and sanctioning forms as well as levels;
2. An administrative violation act shall be sanctioned only once:
a) For a violation act which the person with sanctioning competence has already issued a decision to sanction or made a written record for sanctioning thereof, the second record or the second decision to sanction it must not be made. In cases where the violation act keeps being committed even though the person with sanctioning competence has ordered the cessation thereof, the aggravating circumstances prescribed in Clause 8 of Article 9 of the Ordinance shall apply;
b) An administrative violation act for which the person with sanctioning competence has issued a sanctioning decision shall not be subject to the simultaneous application of other administrative handling measures prescribed in Article 22 of the Ordinance;
c) In cases where violation acts show signs of criminal offense and the dossiers proposing the penal liability examination have been transferred, for which the decisions on sanctioning of administrative violations were previously issued, the persons who have issued such sanctioning decisions must abrogate the sanctioning decisions; if the sanctioning decisions have not yet been issued, such acts shall not be administratively sanctioned;
3. If many persons commit one administrative violation act, each of the violators shall be sanctioned for such act and the person with sanctioning competence shall base himself/herself on the nature and seriousness of the violation, the personal identification of the violators, the aggravating circumstances, the extenuating circumstances to issue sanctioning decisions against each of the violators;
4. A person who commits many administrative violation acts shall be sanctioned for every violation act as provided for in Clause 2, Article 56 of the Ordinance.
Article 4.- Cases of not handling administrative violations
Cases of not handling administrative violations under Clause 6, Article 3 of the Ordinance are specified as follows:
1. Emergency circumstances are circumstances of persons who, as wishing to avoid a danger which actually threatens the interests of the State, agencies, organizations, legitimate rights and interests of their own of or other persons, have no other alternatives than causing a damage smaller than the damage which needs to be precluded;
2. Legitimate self-defense means acts of a person who, because of protecting the interests of the State, agencies and/or organizations, protecting the legitimate rights and interests of their own or of other persons, resist in a necessary manner the persons who are committing acts of infringing upon the above-said interests;
3. Persons who commit acts due to unexpected incidents, namely in cases where they cannot foresee or are not compelled to foresee the consequences of such acts;
4. Persons commit administrative violations while suffering mental diseases or other ailments, which deprive them of the capability to be aware of, or the capability to control, their acts.
Article 5.- Liability to pay compensations for damage caused by minors administrative violations
For minors who commit administrative violations which cause damage, the liability to pay compensations shall comply with the provisions in Article 40 of the Marriage and Family Law and Clauses 2 and 3, Article 611 of the Civil Code.
Article 6.- Aggravating circumstances
The aggravating circumstances in Clauses 1 and 2, Article 9 of the Ordinance are specified as follows:
1. Committing violations in an organized manner means the cases where two or more persons collude with each other and intentionally commit acts of administrative violations;
2. Committing violations many times in the same domains means the cases where administrative violations are committed in the domains where violations were previously committed, but not yet sanctioned while the statute of limitations for sanction has not yet expired;
3. Recidivism in the same domains means the cases where sanctions have been imposed but the time limit of one year as from the date of completely serving the sanctioning decisions or the date of expiry of the statute of limitations for execution of the sanctioning decisions has not yet expired, administrative violations are again committed in the domains where sanctions were imposed;
The domains prescribed in this Clause are understood as the State management domains defined in each decree of the Government on sanctioning administrative violations.
Article 7.- The time limit for being considered not yet sanctioned for administrative violations
The time limit for being considered not yet sanctioned for administrative violations according to Clause 1, Article 11 of the Ordinance is prescribed as follows:
Individuals and organizations sanctioned for administrative violations, that, if past one year as from the date of completely serving the sanctioning decisions (namely the date of fulfilling the obligations and requirements inscribed in the sanctioning decisions or the date the sanctioning decisions are coercively executed) or from the date of expiry of the statute of limitations for execution of the sanctioning decisions prescribed in Article 69 of the Ordinance, do not commit violation acts in the same domains where they were previously sanctioned, shall be considered not yet administratively sanctioned for such acts.
Article 8.- The time limit for being considered not yet subject to the application of other administrative handling measures
The time limit for being considered not yet subject to the application of other administrative handling measures is specified as follows:
Individuals to whom the measures of education at communes, wards, townships, being sent to reformatories, education camps or medical establishments, administrative probation have been applied, and who, if past two years as from the date of completely serving the sanctioning decisions (namely the date of expiry of the time limit for education at communes, wards, townships or expiry of the time limit for serving the decisions at reformatories, education camps, medical establishments and administrative probation) or from the date of expiry of the statute of limitations for execution of the handling decisions prescribed in Articles 73, 82, 91, 100 and 108 of the Ordinance, do not commit violation acts subject to the application of one of other administrative handling measures prescribed in this Clause, shall be considered not yet subject to the application of such measures.
Article 9.- Ways of calculating time limits, statute of limitations in handling administrative violations
1. If the time limits and statute of limitations in the Ordinance are prescribed in months or years, such duration shall be calculated in calendar months or years, including holidays defined by the Labor Code.
2. If the time limits in the Ordinance are prescribed in days, such duration shall be calculated in working days, excluding holidays defined by the Labor Code.
Article 10.- Responsibilities of competent persons in the handling of administrative violations
1. Upon the detection of administrative violations, the persons competent to sanction administrative violations must order the immediate cessation of the violation acts and issue sanctioning decisions according to their competence; in cases where the violations do not fall under or fall beyond their jurisdiction, they shall have to make records thereon strictly according to a set form and transfer them in time to persons with sanctioning competence.
2. If the persons competent to sanction administrative violations abuse their positions and powers, harass for bribes, tolerate, cover up, fail to handle or improperly handle administrative violations; fail to strictly abide by the regulations in the applications of preventive measures to assure the handling of administrative violations; unlawfully issue decisions to sanction administrative violations; are at fault in not issuing decisions to sanction administrative violations within the time limits prescribed in Article 56 of the Ordinance, but not to the extent of being examined for penal liability, shall be disciplined according to law provisions on officials and public employees.