Chương II Nghị định 131/2008/NĐ-CP tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư hướng dẫn Luật Luật sư: Đoàn luật sư
Số hiệu: | 131/2008/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 31/12/2008 | Ngày hiệu lực: | 01/02/2009 |
Ngày công báo: | 17/01/2009 | Số công báo: | Từ số 37 đến số 38 |
Lĩnh vực: | Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
28/11/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Đoàn luật sư là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư được thành lập tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản, hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải bằng nguồn thu từ phí thành viên, các khoản đóng góp của thành viên và nguồn thu hợp pháp khác.
2. Đoàn luật sư là thành viên của Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
3. Đoàn luật sư có Điều lệ để điều chỉnh các quan hệ nội bộ của Đoàn. Điều lệ Đoàn luật sư không được trái với Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam.
1. Tôn chỉ, mục đích hoạt động không trái Hiến pháp, pháp luật.
2. Có từ ba người sáng lập có Chứng chỉ hành nghề luật sư trở lên tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Có phương án về cơ cấu tổ chức, Điều lệ.
1. Hồ sơ thành lập Đoàn luật sư bao gồm:
a) Giấy đề nghị thành lập Đoàn luật sư;
b) Dự thảo Điều lệ Đoàn luật sư;
c) Dự thảo Báo cáo về phương hướng hoạt động của Đoàn luật sư;
d) Đề án tổ chức Đại hội thành lập Đoàn luật sư;
đ) Danh sách thành viên Đoàn luật sư kèm theo bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư.
2. Hồ sơ thành lập Đoàn luật sư do những người sáng lập Đoàn luật sư lập và gửi đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định hồ sơ và trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) về việc cho phép thành lập Đoàn luật sư.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định của Sở Tư pháp kèm theo hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Tư pháp về việc thành lập Đoàn luật sư tại địa phương. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có văn bản về việc thành lập Đoàn luật sư.
Sau khi có ý kiến nhất trí bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập Đoàn luật sư; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
1. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày quyết định cho phép thành lập Đoàn luật sư có hiệu lực, những người sáng lập Đoàn luật sư phải tổ chức Đại hội thành lập Đoàn luật sư; nếu quá thời hạn này mà không tổ chức Đại hội thì quyết định cho phép thành lập Đoàn luật sư không còn hiệu lực.
2. Nội dung chủ yếu của Đại hội thành lập Đoàn luật sư bao gồm:
a) Công bố quyết định cho phép thành lập Đoàn luật sư;
b) Thảo luận và biểu quyết thông qua Điều lệ Đoàn luật sư;
c) Bầu Ban Chủ nhiệm, Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật;
d) Thông qua Báo cáo về phương hướng hoạt động của Đoàn luật sư;
đ) Thông qua Nghị quyết Đại hội.
3. Kết quả Đại hội thành lập Đoàn luật sư phải được phê chuẩn theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này.
1. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày Điều lệ Đoàn luật sư được thông qua, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư gửi Sở Tư pháp hồ sơ đề nghị phê duyệt Điều lệ. Hồ sơ gồm có:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt Điều lệ;
b) Điều lệ và biên bản thông qua Điều lệ;
c) Nghị quyết Đại hội;
d) Văn bản nhất trí của Liên đoàn luật sư Việt Nam về nội dung Điều lệ.
2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị phê duyệt Điều lệ Đoàn luật sư, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định hồ sơ và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc phê duyệt Điều lệ Đoàn luật sư.
Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định của Sở Tư pháp kèm theo hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt hoặc từ chối phê duyệt Điều lệ Đoàn luật sư; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản.
3. Điều lệ Đoàn luật sư bị từ chối phê duyệt trong các trường hợp sau đây:
a) Có nội dung trái với quy định của Hiến pháp và pháp luật;
b) Có nội dung không phù hợp với quy định của Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam;
c) Quy trình, thủ tục thông qua Điều lệ không bảo đảm tính hợp lệ, dân chủ, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam.
4. Trong trường hợp Điều lệ Đoàn luật sư bị từ chối phê duyệt thì Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư phải tổ chức thực hiện việc sửa đổi nội dung Điều lệ hoặc tổ chức lại Đại hội để thông qua Điều lệ theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam.
5. Khi có sự sửa đổi, bổ sung nội dung của Điều lệ Đoàn luật sư thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày Điều lệ sửa đổi, bổ sung được thông qua, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư gửi Sở Tư pháp văn bản đề nghị kèm theo Điều lệ sửa đổi, bổ sung, biên bản thông qua Điều lệ sửa đổi, bổ sung, Nghị quyết Đại hội.
Việc phê duyệt Điều lệ sửa đổi, bổ sung được thực hiện theo quy định của Điều này.
6. Điều lệ Đoàn luật sư có hiệu lực kể từ ngày được phê duyệt.
1. Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu luật sư của Đoàn luật sư (sau đây gọi chung là Đại hội luật sư) là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn luật sư. Nhiệm kỳ Đại hội luật sư do Điều lệ Đoàn luật sư quy định nhưng không quá 5 năm, kể từ ngày kết thúc Đại hội nhiệm kỳ trước.
2. Đại hội luật sư được coi là hợp lệ nếu có ít nhất hai phần ba số thành viên của Đoàn luật sư hoặc hai phần ba số đại biểu được triệu tập tham gia.
Việc biểu quyết thông qua các quyết định, nghị quyết của Đại hội luật sư phải được quá một phần hai số đại biểu chính thức có mặt tán thành.
3. Chậm nhất ba mươi ngày trước ngày dự kiến tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, phương án xây dựng Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật nhiệm kỳ mới. Sở tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cho ý kiến về Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, phương án xây dựng Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật nhiệm kỳ mới.
4. Đại hội nhiệm kỳ của Đoàn luật sư có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổng kết, đánh giá về tổ chức, hoạt động của Đoàn luật sư nhiệm kỳ qua;
b) Thông qua phương hướng, nhiệm vụ, tổ chức, hoạt động của Đoàn luật sư trong nhiệm kỳ mới;
c) Bầu Ban Chủ nhiệm, Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư;
d) Xem xét việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ (nếu có);
đ) Các nội dung khác theo quy định của Điều lệ Đoàn luật sư.
1. Nội dung phê chuẩn kết quả Đại hội luật sư bao gồm:
a) Kết quả bầu Ban Chủ nhiệm, Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư;
b) Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội để bãi nhiệm và bầu mới hoặc bầu thay thế Chủ nhiệm, bầu bổ sung ủy viên Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật Đoàn luật sư.
2. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc Đại hội, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư phải gửi Sở Tư pháp báo cáo kết quả Đại hội, kèm theo biên bản bầu cử, danh sách trích ngang của Chủ nhiệm, các ủy viên Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư; Nghị quyết Đại hội.
Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả Đại hội, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ xem xét và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc phê chuẩn kết quả Đại hội của Đoàn luật sư.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê chuẩn hoặc từ chối phê chuẩn kết quả Đại hội; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản.
3. Kết quả bầu cử bị từ chối phê chuẩn trong các trường hợp sau đây:
a) Quy trình, thủ tục bầu cử không bảo đảm tính hợp lệ, dân chủ, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam, Điều lệ Đoàn luật sư;
b) Chức danh lãnh đạo được bầu không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam, Điều lệ Đoàn luật sư.
4. Nghị quyết Đại hội bị từ chối phê chuẩn trong các trường hợp sau đây:
a) Có nội dung trái với quy định của Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam, Điều lệ Đoàn luật sư.
b) Quy trình, thủ tục thông qua Nghị quyết không bảo đảm tính hợp lệ, dân chủ, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam, Điều lệ Đoàn luật sư.
5. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo về việc từ chối phê chuẩn Đại hội, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư phải tổ chức lại Đại hội để thực hiện việc bầu cử, việc thông qua, sửa đổi Nghị quyết theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam, Điều lệ Đoàn luật sư; quá thời hạn này mà không tổ chức lại Đại hội thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, quyết định việc giải thể Đoàn luật sư.
6. Trong trường hợp tổ chức Đại hội để bãi nhiệm và bầu mới hoặc bầu thay thế Chủ nhiệm, bầu bổ sung ủy viên Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc Đại hội, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư gửi Sở Tư pháp báo cáo kết quả Đại hội. Việc phê duyệt kết quả Đại hội được thực hiện theo quy định của Điều này.
1. Hàng năm Đoàn luật sư có trách nhiệm gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp, Liên đoàn luật sư Việt Nam báo cáo về tình hình tổ chức, hoạt động của Đoàn luật sư. Báo cáo được tính từ ngày 01 tháng 10 của năm trước đến ngày 30 tháng 9 của năm sau và gửi trước ngày 10 tháng 11 hàng năm.
Ngoài việc báo cáo theo định kỳ hàng năm, Đoàn luật sư báo cáo theo yêu cầu của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp hoặc Liên đoàn luật sư Việt Nam.
2. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quy định, quyết định, thông qua nghị quyết của Đoàn luật sư, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư có trách nhiệm gửi Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Liên đoàn luật sư Việt Nam quy định, quyết định, nghị quyết đó.
1. Trong trường hợp phát hiện hoặc khi có căn cứ cho rằng quy định, quyết định, nghị quyết của Đoàn luật sư trái với quy định của pháp luật về luật sư thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi một phần hoặc hủy bỏ toàn bộ quy định, quyết định, nghị quyết của Đoàn luật sư.
2. Trong trường hợp phát hiện hoặc khi có căn cứ cho rằng quy định, quyết định, nghị quyết của Đoàn luật sư trái với quy định của Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam thì Ban Thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam có quyền đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi một phần hoặc hủy bỏ toàn bộ quy định, quyết định, nghị quyết của Đoàn luật sư.
1. Ban Chủ nhiệm, Chủ nhiệm Đoàn luật sư bị bãi nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng các quy định của Điều lệ Đoàn luật sư, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình; xâm hại lợi ích của Đoàn luật sư;
b) Thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 5 của Nghị định này hoặc vi phạm nghiêm trọng các quy định khác của pháp luật;
c) Không còn sự tín nhiệm của ít nhất một phần hai số thành viên Đoàn luật sư;
d) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức tạm đình chỉ tư cách thành viên hoặc xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư;
đ) Bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư;
e) Bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Trong trường hợp Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b và c, khoản 1 của Điều này thì Ban Thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định đình chỉ hoạt động của Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư và yêu cầu Đoàn luật sư tổ chức Đại hội bất thường để bầu Ban Chủ nhiệm và Chủ nhiệm mới của Đoàn luật sư.
Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư tạm thời thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chủ nhiệm; Chủ tịch Hội đồng khen thưởng, kỷ luật tạm thời thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ nhiệm Đoàn luật sư cho đến khi bầu Ban Chủ nhiệm và Chủ nhiệm mới của Đoàn luật sư.
Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày có quyết định đình chỉ Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư, Chủ tịch Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư phải triệu tập Đại hội luật sư bất thường.
3. Trong trường hợp Chủ nhiệm Đoàn luật sư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 của Điều này thì Ban Thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định đình chỉ chức vụ Chủ nhiệm và yêu cầu Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư cử một Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư giữ chức vụ Quyền Chủ nhiệm Đoàn luật sư cho đến khi bầu Chủ nhiệm mới của Đoàn luật sư; trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cử, Quyền Chủ nhiệm Đoàn luật sư phải triệu tập Đại hội bất thường để bầu Chủ nhiệm mới của Đoàn luật sư.
4. Người bị bãi nhiệm có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện ra Tòa hành chính theo quy định của pháp luật.
1. Các chức danh lãnh đạo của Đoàn luật sư được miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Xin rút khỏi chức danh lãnh đạo;
c) Vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác mà không thể thực hiện được nhiệm vụ.
2. Việc miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của Đoàn luật sư được thực hiện theo quy định của Điều lệ.
1. Đoàn luật sư bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ ba luật sư thành viên của Đoàn luật sư;
b) Quá thời hạn sáu tháng kể từ ngày hết nhiệm kỳ mà không tổ chức Đại hội;
c) Không tổ chức lại Đại hội theo quy định tại khoản 5 Điều 12 của Nghị định này;
d) Hoạt động của Đoàn luật sư vi phạm nghiêm trọng pháp luật, Điều lệ Đoàn luật sư, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Trong trường hợp Đoàn luật sư bị giải thể theo quy định tại khoản 1 của Điều này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định giải thể Đoàn luật sư sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Việc thành lập lại Đoàn luật sư được thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 của Nghị định này.
Article 6. Legal status of Bar Associations
1. A Bar Association is established in a province or centrally run city, having the legal person status and its own seal and accounts, and operating on the principle of self-financing its activities with revenues from membership fees, members' contributions and other lawful revenue sources.
2. Bar Associations are members of provincial-level Fatherland Front organizations as provided in the Charter of Vietnam Fatherland Front.
3. Bar Associations have their own Charters to regulate their internal relations. The charter of a bar association must not be contrary to the Charter of the Vietnam Union of Bar Associations.
Article 7. Conditions for establishment of a Bar Association
1. Its guiding principles and operation purposes are not contrary to the Constitution and law.
It has at least three founding members possessing law practice certificates in each province or centrally run city.
2. It has a scheme on organizational structure and a charter.
Article 8. Procedures to permit the establishment of a Bar Association
1. A dossier for establishment of a Bar Association comprises:
a/ A written application for establishment of a Bar Association;
b/ The draft Charter of the Bar Association;
c/ The draft report on orientations for activities of the Bar Association;
d/ The scheme on organization of a bar association-founding congress;
e/ A list of members of the Bar Association, enclosed with copies of their law practice certificates.
2. The dossier for establishment of a Bar Association will be compiled and sent to a provincial-level Justice Service by its founding members. Within fifteen days from the date of receipt of a complete dossier, the provincial-level Justice Service shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the provincial-level Home Affairs Service in, examining the dossier and submitting it to the provincial-level People's Committee for permission for the establishment of the Bar Association.
Within five working days after receiving the written examination of the provincial-level Justice Service, the provincial-level People's Committee shall send a document to the Ministry of Justice on the establishment of a Bar Association in the locality. Within seven working days after the receipt of the document of the provincial-level People's Committee, the Ministry of Justice shall issue a document on the establishment of the Bar Association.
After obtaining the written agreement of the Justice Minister, the president of the provincial-level People's Committee shall decide to permit the establishment of the Bar Association; in case of refusal, he/she shall notify in writing the reason therefor. The refused applicant may lodge his/her complaint according to law.
Article 9. Bar association-founding congress
1. Within sixty days after a decision permitting the establishment of a Bar Association takes effect, the Bar Association founders shall organize a congress to found the Bar Association; past this time limit, if the congress is not organized, the decision permitting the establishment of the Bar Association ceases to be effective.
2. A Bar Association-founding congress covers the following principal activities:
a/ Announcement of the decision permitting the establishment of the Bar Association;
b/ Discussion on and voting to adopt the Charter of the Bar Association;
c/ Election of the Management Board, the Manager and the Commendation and Discipline Board;
d/ Adoption of the report on orientations for activities of the bar association;
e/ Adoption of the resolution of the congress.
3. The Bar Association-founding congress's results are subject to approval under Article 12 of this Decree.
Article 10. Approval of Bar Associations' Charters
1. Within seven working days after the Charter of a Bar Association is adopted, the Management Board of the Bar Association shall send to the provincial-level Justice Service a dossier requesting approval of the Charter. Such dossier comprises:
a/ A written request for approval of the Charter;
b/ The Charter and minutes for the adoption of the Charter;
c/ The congress's resolution;
d/ The written consent of the Vietnam Union of Bar Associations to the Charter's contents.
2. Within twenty days after the receipt of a complete dossier of request for approval of the Charter of a Bar Association, the provincial-level Justice Service shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the provincial-level Home Affairs Service in, appraising the dossier and proposing the provincial-level People's Committee to approve the Charter.
Within ten working days after the receipt of written appraisals of the provincial-level Justice Service together with the dossier, the provincial-level People's Committee president shall decide to approve or disapprove the Charter of the Bar Association; in case of refusal, he/she shall notify in writing the reasons therefor.
3. The Charter of a Bar Associations will be disapproved in the following cases:
a/ Its contents are contrary to the Constitution and law;
b/ Its contents are not in line with the Charter of the Vietnam Union of Bar Associations;
c/ The charter-approving order and procedures fail to ensure regularity, democracy, publicity and transparency as provided for by law and the Charter of the Vietnam Union of Bar Associations.
4. If a Bar Association's Charter is disapproved, its Management Board shall amend the Charter or reorganize the congress to adopt the Charter according to law and the Charter of the Vietnam Union of Bar Associations.
5. When a Bar Association's Charter is revised, the Management Board of such Bar Association shall, within seven working days after the revised Charter is adopted, send to the concerned provincial-level Justice Service a written request enclosed with the revised Charter, the minutes on the adoption of the revised Charter and the resolution of the congress.
Approval of the revised Charter shall comply with the provisions of this Article.
6. The charter of a Bar Association takes effect on the date of its approval.
Article 11. Term congress of a Bar Association
1. The plenary congress or delegate congress of lawyers of a Bar Association (below referred to as the lawyers' congress) is the supreme leading body of the Bar Association. The term of a lawyers' congress shall be specified in the bar association's Charter, but must not exceed 5 years after the term of the previous congress ends.
2. A lawyers' congress is regarded as valid if it is participated by at least two-thirds of the bar association's members or two-thirds of the convened delegates.
The approval of decisions and resolutions of lawyers' congresses must be voted for by more than half of the official participants.
3. At least thirty days before the date projected for organization of a term congress, the Bar Association's Management Board shall report to the provincial-level People's Committee on the plan on organization of the term congress, the scheme on establishment of the Management Board and the Commendation and Discipline Council of the new term. The provincial-level Justice Service shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the provincial-level Home Affairs Service in, appraising and submitting to the provincial-level People's Committee for consideration and comment the plan on organization of the term congress, the scheme on establishment of the Management Board and the Commendation and Discipline Council of the new term.
4. A Bar Association's term congress has the following tasks and powers:
a/ To review and assess the organization and operation of the Bar Association of the previous term;
b/ To adopt orientations, tasks, organization and activities of the Bar Association for the new term;
c/ To elect the Management Board, the Manager and the Commendation and Discipline Council of the Bar Association;
d/ To consider amendments or supplements to the Charter (if any);
e/ Other tasks and powers as provided for by the Bar Association's Charter.
Article 12. Approval of results of a lawyers' congress
1. The approval of results of a lawyers' congress covers the following contents:
a/ Results of election of the Management Board, the Manager and the Commendation and
Discipline Council of the Bar Association;
b/ The resolution of the Bar Association's term congress or congress to relieve from office and elect or replace the Manager, to additionally elect members of the Management Board or the Commendation and Discipline Council.
2. Within seven working days after a congress concludes, the Bar Association's Management Board shall send to the concerned provincial-level Justice Service a report on congress results, enclosed with the election minutes, a lists and resumes of the Manager and members of the Management Board and the Commendation and Discipline Council of the Bar Association; and the congress resolution.
Within ten working days after receiving the report on congress results, the provincial-level Justice Service shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the provincial-level Home Affairs Service in, considering and proposing to the provincial-level People's Committee to approve the results of the Bar Association's congress.
Within five working days after receiving the written report of the provincial-level Justice Service, the provincial-level People's Committee shall decide to approve or disapprove the congress results; in case of refusal, it shall notify in writing the reasons therefor.
3. Election results will be disapproved in the following cases:
a/ The election order and procedures fail to ensure regularity, democracy, publicity and transparency as provided for by law, the Charter of the Vietnam Union of Bar Associations and the charter of the Bar Association;
b/ The elected leaders fail to satisfy the criteria prescribed by the Charter of the Vietnam
Union of Bar Associations and the Charter of The Bar Association.
4. The congress resolution will be disapproved in the following cases:
a/ Its contents are contrary to the Constitution, law. Charter of the Vietnam Union of Bar Associations and Charter of the Bar Association.
b/ The resolution-approving order and procedures fail to ensure the regularity, democracy, publicity and transparency as provided for by law, the Charter of Vietnam Union of Bar Association and Charter of the Bar Association.
5. Within sixty days after receiving the written notice of disapproval of the congress results, the Management Board of the Bar Association shall reorganize the congress for election, adoption or amendment of resolutions according to law, the Charter of the Vietnam Union of Bar Associations and the Charter of the Bar Association; past this time limit, if such congress is not reorganized, the provincial-level People's Committee shall consider and decide on the dissolution of such Bar Association.
6. In case of reorganizing a congress for relief from office and new election or election for replacement of the Manager, additional election of a member of the Management Board or the Commendation and Discipline Council of a Bar Association, its Management Board shall, within seven working days after the conclusion of the congress, send to the provincial-level Justice Service a report on congress results. The approval of congress results must comply with the provisions of this Article.
Article 13. Regime of reporting, sending of regulations, decisions, resolutions of Bar Associations
1. Before November 10 every year, a Bar Association shall send to the provincial-level People's Committee, provincial-level Justice Service and the Vietnam Union of Bar Associations reports on its organization and activities from October 1 of the preceding year to September 30 of the current year.
In addition to annual reports, a Bar Association shall make reports at the request of the Ministry of Justice, provincial-level People's Committee, provincial-level Justice Service or Vietnam Union of Bar Associations.
2. Within seven working days after a Bar Association issues regulations or decisions or adopts resolutions, its Management Board shall send to the Ministry of Justice, the concerned provincial-level People's Committee and the Vietnam Union of Bar Associations such regulations, decisions or resolutions.
Article 14. Request for amendment or cancellation of regulations, decisions or resolutions of Bar Associations
1. If detecting or having grounds to believe that regulations, decisions or resolutions of a Bar Association are contrary to the law on lawyers, the provincial-level People's Committee may stop the implementation thereof and request partial amendment or cancellation of such regulations, decisions or resolutions.
2. If detecting or having grounds to believe that regulations, decisions or resolutions of a Bar Associations are contrary to the Charter of the Vietnam Union of Bar Associations, the Standing Committee of the Vietnam Union of Bar Associations may stop the implementation thereof and request partial amendment or cancellation of such regulations, decisions or resolutions.
Article 15. Relief from office of Management Boards or Managers of Bar Associations
1. The Management Board or Manager of a Bar Association shall be relieved from office in one of the following cases:
a/ They have committed especially serious violations of the provisions of the Charter of their Bar Association, the Charter of the Vietnam Union of Bar Associations while performing their tasks, exercising their powers or performing their responsibilities; infringing upon the interests of their Bar Association;
b/ They have committed prohibited acts defined in Article 5 of this Decree or seriously breached other provisions of law;
c/ They have no longer gained the confidence of at least half of the members of their Bar Association;
d/ They have been disciplined in the form of temporary deprivation of their membership capacity or depletion of their names from the list of lawyers of their Bar Association;
e/ They have been deprived of the right to use law practice certificates;
f/ They have been convicted and their sentences have taken effect.
2. If the Management Board of a Bar Association falls under one of the cases specified at Points a, b and c. Clause 1 of the Article, the Standing Committee of the Vietnam Union of Bar Associations shall propose the concerned provincial-level People's Committee to issue a decision to stop the operation of such Management Board and request the Bar Association concerned to organize an extraordinary congress to elect its new Management Board and Manager.
The Commendation and Discipline Council of the Bar Association shall temporarily undertake the tasks and powers of the Management, and the president of the Commendation and Discipline Council shall temporarily undertake the tasks and powers of the Manager of the Bar Association until the its new Management Board and Manager are elected.
Within sixty days after the decision to stop the operation of the Bar Association's Management Board is issued, the president of the Commendation and Discipline Council shall convene an extraordinary congress of lawyers.
3. If the Manager of a Bar Association falls under one of the cases defined in Clause 1 of this Article, the Standing Committee of the Vietnam Union of Bar Associations shall propose the concerned provincial-level People's Committee to issue a decision to suspend him/ her from such position and request the Management Board of such Bar Association to appoint a deputy manager of the Bar Association to work as acting Manager of the Bar Association until a new Manager is elected; within thirty days after the appointment, the acting Manager of the Bar Association shall convene an extraordinary congress to elect a new Manager of the Bar Association.
4. Persons relieved from office may lodge their complaints or lawsuits with administrative courts according to law.
Article 16. Relief from office of leading officials of Bar Associations
1. Leading officials of a Bar Association shall be relieved from office in the following cases:
a/ They have lost their civil act capacity or have had their civil act capacity restricted;
b/ They have applied to retire from their positions;
c/ They are unable to fulfill their tasks due to poor health or other reasons.
2. The relief from office of leading officials of a Bar Association from must comply with its Charter.
Article 17. Dissolution of Bar Associations
1. A Bar Association shall be dissolved in the following cases;
a/ It has fewer than three member lawyers;
b/ Past the six-month time limit after the end of its term, it still fails to organize a congress;
c/ It fails to reorganize a congress as provided for in Clause 5, Article 12 of this Decree;
d/ Its activities have seriously violated the law, its Charter or the Charter of the Vietnam Union of Bar Associations, adversely affecting national security, social order and safety and infringing upon the interests of the State, public interests, the lawful rights and interests of agencies or organizations or individuals.
2.If a Bar Association is dissolved under Clause 1 of this Article, the president of the concerned provincial-level People's Committee shall issue a decision to dissolve it after reaching agreement with the Justice Minister.
The re-establishment of a Bar Association must comply with Articles 7, 8 and 9 of this Decree.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 8. Thủ tục cho phép thành lập Đoàn luật sư
Điều 10. Phê duyệt Điều lệ Đoàn luật sư
Điều 11. Đại hội nhiệm kỳ của Đoàn luật sư
Điều 12. Phê chuẩn kết quả Đại hội luật sư
Điều 15. Bãi nhiệm Ban Chủ nhiệm, Chủ nhiệm Đoàn luật sư
Điều 20. Phê duyệt Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam
Điều 21. Đại hội nhiệm kỳ của Liên đoàn luật sư Việt Nam
Điều 22. Phê chuẩn kết quả Đại hội của Liên đoàn luật sư Việt Nam
Điều 25. Bãi nhiệm Hội đồng luật sư toàn quốc, Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam