Chương VII Nghị định 130/2020/NĐ-CP: Xử lý vi phạm quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập
Số hiệu: | 130/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 30/10/2020 | Ngày hiệu lực: | 20/12/2020 |
Ngày công báo: | 10/11/2020 | Số công báo: | Từ số 1047 đến số 1048 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chính phủ ban hành Nghị định 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Cụ thể, người có nghĩa vụ kê khai mà kê khai không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý như sau:
(1) Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu HĐND mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử.
(2) Người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì không được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử vào chức vụ đã dự kiến.
(3) Người có nghĩa vụ kê khai không thuộc trường hợp (1), (2) mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức:
- Cảnh cáo;
- Hạ bậc lương;
- Giáng chức;
- Cách chức;
- Buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm;
Nếu được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch; trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật.
Nghị định 130/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/12/2020 và bãi bỏ Nghị định 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người có nghĩa vụ kê khai mà kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý theo quy định tại Điều 51 của Luật Phòng, chống tham nhũng.
2. Người có nghĩa vụ kê khai mà tẩu tán, che dấu tài sản, thu nhập, cản trở hoạt động kiểm soát tài sản, thu nhập, không nộp bản kê khai sau 02 lần được đôn đốc bằng văn bản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, bãi nhiệm, buộc thôi việc, giáng cấp bậc quân hàm, giáng cấp bậc hàm.
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thiếu trách nhiệm trong tổ chức việc kê khai, công khai bản kê khai, nộp bản kê khai thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức.
2. Người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, Tổ trưởng và thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập có hành vi vi phạm trong việc tiếp nhận bản kê khai, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập, tiến hành xác minh, kết luận xác minh, công khai kết quả xác minh thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.
3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ, không kịp thời yêu cầu của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
4. Các hành vi vi phạm quy định tại Điều 20, các khoản 1, 2 và 3 Điều này nếu cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Việc xử lý kỷ luật người có hành vi vi phạm là cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
2. Việc xử lý kỷ luật người có hành vi vi phạm làm việc trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân được thực hiện theo quy định về xử lý kỷ luật trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
3. Việc xử lý kỷ luật người có hành vi vi phạm là thành viên, hội viên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được thực hiện theo quy định của tổ chức đó.
1. Quyết định kỷ luật đối với người có hành vi vi phạm quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập được niêm yết công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người bị xử lý kỷ luật thường xuyên làm việc trong thời gian 15 ngày.
Ngoài việc niêm yết công khai, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật có thể lựa chọn thực hiện thêm hình thức thông báo tại Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm khác về kiểm soát tài sản, thu nhập phải được công khai theo quy định của pháp luật.
PENALTIES AGAINST ASSET, INCOME CONTROLLING VIOLATIONS
Article 20. Penalties against violations of declarants
1. Persons obliged to make declarations who fail to stay truthful or truthfully explain origin of additional assets and income shall be met with penalties depending on nature and severity of the violations according to Article 51 of Law on Anti-corruption.
2. Persons obliged to make declarations who disperse or conceal assets, income or obstruct financial, income control or refuse to submit declarations after being expedited twice in writing shall be met with warnings, reduced pay rate, demotion, dismissal or discharge after being expedited twice in writing depending on severity and nature of the violations.
Article 21. Penalties against other violations in asset, income control
1. Heads of agencies, organizations and entities which are irresponsible in organizing declaration, publicizing declaration or submitting declaration shall be met with reprimands, warnings or demotion depending on severity and nature.
2. Heads of asset, income controlling bodies, heads and members of asset, income controlling teams who commit violations in receiving declarations, managing and using databases on controlling assets, income, verifying, concluding verification or publicizing verification shall be met with reprimands, warnings, demotion or dismissal depending on nature and severity.
3. Agencies, organizations, entities and individuals that fail to adequately and promptly perform request of asset, income controlling bodies shall be met with administrative penalties or disciplinary actions as per the law depending on nature and severity.
4. Violations specified under Article 20, Clauses 1, 2, and 3 of this Article shall be criminally prosecuted in case of crimes constitution as per the law.
Article 22. Entitlement, procedures for disciplining persons committing violations regarding asset, income control
1. Disciplining individuals who are officials and employees committing violations shall conform to regulations and law on disciplining officials and employees.
2. Disciplining individuals working in People's Army, People’s Public Security committing violations shall comply with regulations and law on disciplining in the People’s Army, People’s Public Security.
3. Disciplining individuals who are members of political organizations, socio-political organizations committing violations shall conform to regulations of said organizations.
Article 23. Publicizing decisions on penalty
1. Decisions on disciplining persons committing violations on controlling assets, income shall be posted publicly in agencies, organizations and entities where the disciplined individuals regularly work for 15 days.
In addition to public posting, competent individuals capable of imposing disciplinary actions may choose to inform in officer and employee meetings of agencies, organizations or entities, or upload on websites of the agencies, organizations and entities.
2. Administrative penalties and criminal prosecution for other violations regarding controlling assets, income must be made public as per the law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực