Chương I Nghị định 130/2020/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 130/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 30/10/2020 | Ngày hiệu lực: | 20/12/2020 |
Ngày công báo: | 10/11/2020 | Số công báo: | Từ số 1047 đến số 1048 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chính phủ ban hành Nghị định 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Cụ thể, người có nghĩa vụ kê khai mà kê khai không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý như sau:
(1) Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu HĐND mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử.
(2) Người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì không được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử vào chức vụ đã dự kiến.
(3) Người có nghĩa vụ kê khai không thuộc trường hợp (1), (2) mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức:
- Cảnh cáo;
- Hạ bậc lương;
- Giáng chức;
- Cách chức;
- Buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm;
Nếu được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch; trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật.
Nghị định 130/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/12/2020 và bãi bỏ Nghị định 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, bao gồm:
a) Điểm b khoản 2 Điều 31 về trình tự, thủ tục yêu cầu, thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai để phục vụ việc xác minh tài sản, thu nhập;
b) Điều 35 về Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập và việc thực hiện kê khai;
c) Điểm b khoản 3 Điều 36 về người làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phải kê khai tài sản, thu nhập hằng năm;
d) Khoản 1, 2 và 5 Điều 39 về thời điểm, hình thức và việc tổ chức công khai bản kê khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; công khai bản kê khai tài sản, thu nhập của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và người dự kiến bầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
đ) Điểm d khoản 1 Điều 41 về tiêu chí lựa chọn người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập được xác minh theo kế hoạch hằng năm và việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập;
e) Điều 54 về bảo vệ, lưu trữ, khai thác, cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập;
g) Điểm g, điểm h khoản 1 Điều 94 về xử lý kỷ luật đối với người vi phạm quy định về nghĩa vụ trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm; vi phạm quy định về thời hạn kê khai tài sản, thu nhập hoặc vi phạm quy định khác về kiểm soát tài sản, thu nhập.
2. Một số biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng về kiểm soát tài sản, thu nhập phù hợp với phân cấp quản lý cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam được quy định tại Quy chế phối hợp giữa các Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định tại Điều 30 của Luật Phòng, chống tham nhũng.
1. Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập.
2. Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập (sau đây gọi là người có nghĩa vụ kê khai).
3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong kiểm soát tài sản, thu nhập.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kiểm soát tài sản, thu nhập là hoạt động do Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập thực hiện theo quy định của pháp luật để biết rõ về tài sản, thu nhập, biến động về tài sản, thu nhập, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm của người có nghĩa vụ kê khai nhằm phòng ngừa tham nhũng, phục vụ công tác cán bộ, kịp thời phát hiện tham nhũng, ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng.
2. Kê khai tài sản, thu nhập là việc ghi rõ ràng, đầy đủ, chính xác các loại tài sản, thu nhập, biến động tài sản, thu nhập phải kê khai, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Công khai bản kê khai tài sản, thu nhập là việc công bố bản kê khai tài sản, thu nhập (sau đây gọi tắt là bản kê khai) theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và Điều 11, 12, 13 của Nghị định này.
4. Giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm là việc người có nghĩa vụ kê khai tự giải thích, chứng minh về việc hình thành tài sản, thu nhập tăng thêm so với lần kê khai liền trước đó.
5. Xác minh tài sản, thu nhập là việc kiểm tra, làm rõ nội dung kê khai và xem xét, đánh giá, kết luận của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định này về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai và tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm.
1. Hoạt động kiểm soát tài sản, thu nhập phải bảo đảm minh bạch, khách quan, công bằng; được thực hiện đúng thẩm quyền, đúng đối tượng, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; không xâm phạm quyền tài sản của người có nghĩa vụ kê khai.
2. Mọi vi phạm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc kiểm soát tài sản, thu nhập phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời theo quy định của pháp luật.
Nghiêm cấm việc sử dụng không đúng mục đích thông tin, dữ liệu trong kiểm soát tài sản, thu nhập.
3. Việc thực hiện các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập và xử lý hành vi kê khai, giải trình không trung thực phải căn cứ vào bản kê khai, việc giải trình và Kết luận xác minh được thực hiện theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Nghị định này.
1. This Decree elaborates Law on Anti-Corruption regarding controlling assets and income of persons holding titles and powers in agencies, organizations and entities, including:
a) Point b Clause 2 Article 31 on procedures for requesting and following up request for providing information on assets and income of individuals obliged to make declarations serving confirmation of assets and income;
b) Article 35 on forms of asset, income declarations and declaration of assets, income;
c) Point b Clause 3 Article 36 on persons operating in personnel organization, management of public finance or public assets or persons directly meeting and dealing with issues of agencies, organizations entities that subject to annual asset and income declaration;
d) Clauses 1, 2, and 5 Article 39 on time, format and organization of publicizing declarations in agencies, organizations and individuals; publicizing declarations of assets and income of persons expected to hold managerial positions in agencies, organizations and entities and persons potentially elected to hold managerial positions in state enterprises;
dd) Point d Clause 1 Article 41 on criteria for selecting persons obliged to declare assets and income verified according to annual plans and development, approval of annual plans for verifying assets and income of asset and income controlling bodies;
e) Article 54 on protection, preservation, extraction and provision of national database information on controlling assets and income;
g) Points g and h Clause 1 Article 94 on disciplining persons violating trustworthiness obligations in declaring assets and income, and explaining origins of additional assets and income; persons violating regulations on deadline for declaring assets and income or other regulations on controlling assets and income.
2. Implementation measures for Law on Anti-corruption regarding controlling assets and income shall conform to officer management decentralization of Communist Party of Vietnam under Regulations on cooperation among asset and income controlling bodies according to Article 30 of Law on Anti-corruption.
1. Asset, income controlling bodies.
2. Persons obliged to declare assets and income (hereinafter referred to as “persons obliged to make declarations”).
3. Relevant agencies, organizations, entities and individuals in controlling assets and income.
Article 3. Term interpretation
In this Decree, terms below are construed as follows:
1. “asset, income control” refers to operations of asset, income controlling bodies conducted according to regulations and law to clarify assets, income, fluctuation in terms of assets, income, origin of additional assets, income of persons obliged to make declaration to prevent corruption, serve officer operation, promptly detect corruption, prevent dispersion of assets of corruption and recall assets of corruption.
2. “declaration of assets, income” refers to clear, adequate and accurate depiction of assets, income, fluctuation of assets, income to be declared, origin of additional assets, income using the form attached to this Decree.
3. “publicizing declarations of assets, income” refers to publicizing declarations of assets, income (hereinafter referred to as “declarations”) according to Law on Anti-corruption and Articles 11, 12, and 13 of this Decree.
4. “explanation for origin of additional assets, income” refers to explanation and clarification of persons obliged to make declarations regarding formation of additional assets, income compared to the previous declaration.
5. “verification of assets, income” refers to clarification of declaration and consideration, assessment and conclusion of asset, income controlling bodies according to procedures regulated under Law on Anti-corruption and this Decree regarding credibility, adequacy and coherence of declarations and credibility in explaining origin of additional assets, income.
Article 4. Principles of controlling assets, income
1. Asset, income control must ensure transparency, objectivity and fairness; be performed within competence, on the right subjects with the right procedures as per the law; not violate property rights of persons obliged to make declarations.
2. All violations of agencies, organizations and individuals in controlling assets, income must be stringently and promptly dealt with as per the law.
Ban the use of information and data for wrong purposes in controlling assets, income.
3. Implementation of asset, income control measures and penalties against untruthful declarations and explanation must rely on written declarations, explanation and verification conclusion implemented according to Law on Anti-corruption in 2018 and this Decree.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 6. Việc yêu cầu cung cấp thông tin của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập
Điều 10. Người có nghĩa vụ kê khai hằng năm
Điều 11. Việc công khai bản kê khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị
Điều 15. Phê duyệt và thực hiện kế hoạch xác minh
Điều 19. Khai thác, cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập