Chương I Nghị định 128/2020/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 128/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 19/10/2020 | Ngày hiệu lực: | 10/12/2020 |
Ngày công báo: | 04/11/2020 | Số công báo: | Từ số 1027 đến số 1028 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Những trường hợp không xử phạt VPHC trong lĩnh vực hải quan
Ngày 19/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 128/2020/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Theo đó, quy định những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, gồm:
- Các trường hợp không xử phạt theo quy định tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
- Các trường hợp được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn theo quy định tại Khoản 4 Điều 29 Luật Hải quan 2014.
- Các trường hợp người khai hải quan thực hiện theo văn bản hướng dẫn, quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế theo Khoản 11 Điều 16 Luật Quản lý thuế.
- Trường hợp hàng hoá gửi vào Việt Nam không phù hợp với hợp đồng theo Điều 39 Luật Thương mại 2005 đã được người gửi hàng, người vận tải, người nhận hàng hoặc người đại diện hợp pháp thông báo theo quy định.
Xem nội dung chi tiết tại Nghị định 128/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền xử phạt; thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục hải quan;
b) Vi phạm các quy định của pháp luật về kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
c) Vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Vi phạm các quy định của pháp luật khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Đối với các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh xảy ra trong lĩnh vực hải quan thì áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
4. Các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực hải quan không được quy định tại Nghị định này mà được quy định tại các văn bản pháp luật khác thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các văn bản đó.
1. Tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các Điều 27, 28, 29, 30, 31, 32 Nghị định này.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
4. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác;
c) Tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
đ) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
e) Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế:
a) Đối với vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thì thời hiệu xử phạt là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm;
b) Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng hoặc số tiền thuế trốn, số tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế.
2. Thời hiệu xử phạt đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến theo quy định tại Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều này.
Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
4. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, tổ chức, cá nhân bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
2. Cảnh cáo áp dụng đối với cá nhân từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.
3. Mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức:
a) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
b) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 10 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân;
c) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế quy định tại các Điều 9, 14 Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cả cá nhân và tổ chức;
d) Hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
c) Buộc thực hiện việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định;
d) Buộc loại bỏ bao bì, nhãn hàng hóa đã thay đổi do hành vi vi phạm; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn hàng hóa trước khi đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
e) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
g) Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn, số tiền thuế thiếu;
h) Buộc nộp đủ số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng;
i) Buộc dán tem “Vietnam duty not paid” theo quy định.
1. Các trường hợp không xử phạt theo quy định tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Hàng hóa, phương tiện vận tải được đưa vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng thì phải thông báo với cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa, phương tiện vận tải đó phải được đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau khi các yếu tố nêu trên được khắc phục.
2. Các trường hợp được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Hải quan năm 2014 không bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Các trường hợp người khai hải quan thực hiện theo văn bản hướng dẫn, quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 16 Luật Quản lý thuế.
4. Trường hợp hàng hoá gửi vào Việt Nam không phù hợp với hợp đồng theo quy định tại Điều 39 Luật Thương mại năm 2005 (trừ hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng giả, phế liệu không thuộc Danh mục được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất) nhưng đã được người gửi hàng, người vận tải, người nhận hàng hoặc người đại diện hợp pháp của người gửi hàng, người vận tải, người nhận hàng thông báo bằng văn bản (nêu rõ lý do) kèm theo các chứng từ liên quan tới Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa khi chưa đăng ký tờ khai hải quan.
GENERAL
1. This Decree provides for administrative offences, penalties, fines, remedial measures; the power to impose penalties; the procedures for imposing penalties; implementation of measures for preventing administrative customs offences and ensuring the imposition of penalties for administrative customs offences.
2. Customs offences in this Decree include:
a) Offences against law regulations on customs procedures;
b) Offences against regulations of law on customs inspection, customs supervision and customs control;
c) Administrative offences against regulations on administration of tax on exports and imports;
d) Offences against other regulations of law on exports and imports.
3. Regarding customs offences against management of exported, imported and transited goods, vehicles entering and leaving Vietnam, vehicles in transit, regulations on penalties for customs offences shall apply.
4. The administrative customs offences that are specified in other legislative documents and are not specified in this Decree, the former shall apply.
1. Domestic and foreign organizations and individuals that commit administrative customs offences within the territory of the Socialist Republic of Vietnam unless otherwise prescribed by the international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
2. The persons who have the power to make records on administrative offences, implement measures for preventing administrative offences and ensuring the imposition of penalties for administrative offences and the persons who have the power to impose penalties for administrative offences specified in Articles 27 to 32 hereof.
3. Other organizations and individuals involved in imposing penalties for administrative offences specified in this Decree.
4. Organizations specified in Clause 1 of this Article include:
a) Enterprises, branches and representative offices established and operating under Vietnam’s laws; branches and representative offices of foreign enterprises operating in Vietnam;
b) Cooperatives, cooperative unions and artels;
c) Public service providers;
d) Social organizations, socio-political organizations, socio-professional organizations;
dd) Regulatory authorities committing offences which are not related to their assigned state management duties;
e) Other organizations prescribed by law.
1. The mitigating factors specified in Article 9 of the Law on Penalties for Administrative Vioklations 2012.
2. The value of exhibits of offences does not exceed 50% the minimum fine of the fine bracket.
Article 4. Prescriptive time limits for imposing penalties for administrative customs offences
1. Prescriptive time limits for imposing penalties for offences against tax administration:
a) The prescriptive time limit for imposition of penalties for tax evasion that is not liable to criminal prosecution, understatement of tax payable or overstatement of tax eligible for refund, remission or cancellation is 05 years from the day on which the offence is committed;
b) After the aforementioned prescriptive time limits expire, the taxpayer will not incur penalties but still has to fully pay the outstanding tax, the evaded tax, the incorrectly reduced, exempted or refunded tax plus (+) late payment interest that have accrued over the last 10 years before the day on which the offence is discovered.
2. The prescriptive time limits for imposing penalties for other customs offences is similar to that in Article 6 of the Law on Penalties for Administrative Vioklations 2012, except for the cases specified in Clause 1 of this Article.
3. The prescriptive time limits for imposing penalties for administrative offences that are requested by proceeding agencies as specified in Article 63 of the Law on Penalties for Administrative Vioklations 2012 shall apply Point a Clause 1, and Clause 2 of this Article.
The period during which the case is examined by the proceeding agency is included in the prescriptive time limit for imposing penalties.
4. If the offender deliberately avoid or obstruct the imposition of penalties during the time limits specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article, the prescriptive time limit for imposing penalties shall begin again when the avoidance or obstruction is stopped.
Article 5. Penalties and remedial measures
1. For each administrative customs offence, the offender shall incur a main penalty being a warning or a fine.
2. Warnings shall be imposed on persons from 14 to under 16 years of age who commit any offence specified in this Decree.
3. Fines imposed upon individuals and organizations:
a) The fines mentioned in Chapter II of this Decree are imposed upon organizations. The fines imposed upon an individual is 1/2 of those imposed upon an organization, except for the cases specified in Points b and c Clause 2 of this Clause;
b) The fines for the offences specified in Article 10 of this Decree are imposed upon individuals;
c) The fines for administrative offences against tax administration specified in Articles 9 and 14 of this Decree are imposed upon both individuals and organizations;
d) Household businesses and households shall incur the same penalties as those incurred by individuals for committing administrative offences specified in this Decree.
4. Additional penalties:
Confiscation of exhibits of offences.
5. Remedial measures:
One or more of the following remedial measures may be enforced:
a) Enforced removal from the territory of the Socialist Republic of Vietnam or enforced re-export of exhibits and instrumentalities used for committing administrative offences;
b) Enforced removal from the territory of the Socialist Republic of Vietnam or enforced re-export of exhibits and instrumentalities used for committing administrative offences at the border checkpoint of import;
c) Enforced transport of goods in transit, transshipped goods, goods involved in the merchanting trade transactions, goods being moved to another custom post outside the checkpoint area, temporarily imported goods at correct border checkpoint or route;
d) Enforced discard of goods packages or labels that are changed because of the offences; enforced removal of the illegal elements of the goods before they are removed from the territory of the Socialist Republic of Vietnam;
dd) Enforced destruction of goods or items detrimental to human, animal and plant health and the environment, and indecent materials;
e) Enforced payment of an amount equal to the value of the exhibits that have been sold, concealed and disguised or destroyed against the law.
g) Enforced full payment of outstanding tax;
h) Enforced payment of tax incorrectly exempted, reduced, refunded or cancelled;
i) Enforced sticking of the “Vietnam duty not paid” stamp as prescribed.
Article 6. Cases in which penalties for administrative customs offences are exempt
1. The cases in which penalties are not imposed according to Article 11 of the Law on Penalties for Administrative Vioklations 2012.
Customs authority or other competent authorities must be notified of the goods and vehicles that are imported to the Socialist Republic of Vietnam due to an unexpected event or force majeure event; such goods and vehicles must be removed from the Socialist Republic of Vietnam after the event is over.
2. Cases in which the additional declaration is permissible within the time limit specified in Clause 4 Article 29 of the Law on Customs 2014.
3. Cases in which customs declarants comply with guidelines and decisions of tax authorities and/or competent authorities on determination of their tax liabilities as specified in Clause 11 Article 16 of the Law on Tax Administration.
4. Cases in which goods sent to Vietnam are not conformable with the contract as prescribed in Article 39 of the Law on Commerce 2005 (except for goods banned from import, goods suspended from import, counterfeit goods, and waste which are not included in the List of waste permitted for import as production materials) but have been notified in writing (with reasons clearly specified) and enclosed with relevant documents by the consignor, the carrier and the consignee or legal representative of such consignor, carrier and consignee to the Director of the Sub-department of Customs where goods are stored before the customs declaration is registered.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 6. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 29. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của hải quan
Điều 33. Thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt
Điều 34. Miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 5. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
Điều 26. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính
Điều 28. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Điều 29. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của hải quan
Điều 30. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng
Điều 31. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển
Điều 33. Thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt
Điều 34. Miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan