Chương I Nghị định 125/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết về quản lý hoạt động bay: Quy định chung
Số hiệu: | 125/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 04/12/2015 | Ngày hiệu lực: | 26/01/2016 |
Ngày công báo: | 22/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1215 đến số 1216 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 125/2015/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý hoạt động bay quy định chi tiết về tổ chức, sử dụng vùng trời; cấp phép bay; phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự; quản lý hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay và quản lý hoạt động bay đặc biệt.
1. Tổ chức, sử dụng vùng trời trong hoạt động bay
- Theo Nghị định số 125, tổ chức vùng trời phục vụ hoạt động bay dân dụng bao gồm cả Khu vực trách nhiệm quản lý, điều hành bay. Tổ chức vùng trời phục vụ các hoạt động khác bao gồm: Vùng trời sân bay quân sự, các không vực, đường bay hoạt động quân sự; Khu vực cấm bay; Khu vực hạn chế bay; Khu vực nguy hiểm; Khu vực trách nhiệm sẵn sàng chiến đấu của các Sư đoàn không quân.
- Thiết lập, điều chỉnh, hủy bỏ, công bố khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay được Nghị định 125/2015 quy định như sau:
+ Bộ Quốc phòng thống nhất với Bộ GTVT việc thiết lập, điều chỉnh, hủy bỏ khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
+ Theo Nghị định số 125/2015/NĐ-CP, trong trường hợp quyết định cấm bay hoặc hạn chế bay tạm thời, Bộ Tổng Tham mưu thông báo ngay cho Quân chủng PK-KQ, Cục Hàng không và Trung tâm quản lý luồng không lưu; các quyết định trên có hiệu lực ngay. Trung tâm quản lý luồng không lưu thông báo ngay cho các đơn vị liên quan; Trung tâm Thông báo tin tức hàng không phát Điện văn thông báo hàng không phù hợp về khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay.
+ Cục Hàng không Việt Nam thông báo cho Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, các đơn vị liên quan và công bố trong Tập thông báo tin tức hàng không của Việt Nam về khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay đã được thiết lập, điều chỉnh và hủy bỏ.
2. Cấp phép bay
- Thời hạn nộp đơn đề nghị, thời hạn cấp, sửa đổi phép bay theo Nghị định 125 năm 2015:
+ Chậm nhất 10 ngày làm việc trước ngày dự kiến thực hiện phép bay đối với các chuyến bay thường lệ.
+ Chậm nhất 07 ngày làm việc trước ngày dự kiến thực hiện phép bay đối với: chuyến bay thử nghiệm, biểu diễn, thao diễn, huấn luyện; chuyến bay phục vụ nghiên cứu khoa học, kinh tế quốc dân, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch; chuyến bay của tàu bay quân sự nước ngoài.
+ Chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày dự kiến thực hiện phép bay trong các trường hợp: chuyến bay chuyên cơ nước ngoài chở khách mời của Đảng, Nhà nước; chuyến bay quốc tế thuê chuyến, tăng chuyến đến và đi từ Việt Nam; …
- Hiệu lực của phép bay được quy định tại Nghị định số 125/2015 về hoạt động bay:
+ Phép bay cho chuyến bay cất, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam có giá trị hiệu lực từ 12 giờ trước giờ dự kiến ghi trong phép bay đến 24 giờ sau giờ dự kiến cất, hạ cánh ghi trong phép bay.
+ Phép bay cho chuyến bay qua vùng trời Việt Nam có giá trị hiệu lực trong phạm vi từ 03 giờ trước giờ dự kiến ghi trong phép bay đến 72 giờ sau giờ dự kiến ghi trong phép bay.
3. Phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự
Phối hợp sử dụng vùng trời và quản lý, điều hành bay; sử dụng tần số thuộc nghiệp vụ hàng không dân dụng được Nghị định số 125/2015/NĐ-CP quy định như sau:
- Việc phối hợp sử dụng vùng trời và quản lý, điều hành bay thực hiện trên cơ sở sử dụng vùng trời linh hoạt giữa các hoạt động bay.
- Cục Hàng không phối hợp với Cục Tác chiến giao nhiệm vụ sử dụng hỗn hợp hệ thống thông tin, dẫn đường, giám sát, khí tượng hàng không, thông báo tin tức hàng không.
- Quân chủng PK-KQ và Cục Hàng không thống nhất sử dụng tần số thuộc nghiệp vụ hàng không dân dụng.
Nghị định 125 còn quy định việc quản lý hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay có hiệu lực từ ngày 26/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định chi tiết về tổ chức, sử dụng vùng trời; cấp phép bay; phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự; quản lý hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay và quản lý hoạt động bay đặc biệt tại Việt Nam.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến quản lý hoạt động bay tại Việt Nam.
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chương trình an toàn đường cất hạ cánh là các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối trong việc khai thác, sử dụng đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ để giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng của các trường hợp xâm nhập đường cất hạ cánh, chệch ra khỏi đường cất hạ cánh, sử dụng nhầm đường cất hạ cánh và các sự cố khác trên bề mặt khu hoạt động bay.
2. Đài kiểm soát tại sân bay là cơ sở được thiết lập để kiểm soát hoạt động tại khu vực di chuyển của tàu bay tại sân bay và hoạt động bay trong vùng trời sân bay.
3. Đường bay phục vụ hoạt động hàng không chung là khu vực hoặc một phần của khu vực có giới hạn về độ cao, chiều rộng và được thiết lập dưới dạng hành lang mà tại đó được cung cấp đầy đủ hoặc một phần dịch vụ không lưu cho hoạt động bay hàng không chung, nằm ngoài khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung.
4. Đường hàng không nội địa là đường hàng không nằm hoàn toàn trong vùng trời Việt Nam.
5. Đường hàng không quốc tế là đường hàng không nằm trong mạng lưới đường hàng không quốc tế của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, có ít nhất một điểm nằm ngoài vùng thông báo bay của Việt Nam và một điểm nằm trong vùng trời Việt Nam hoặc trong phần vùng thông báo bay trên biển quốc tế do Việt Nam quản lý.
6. Sân bay dự bị là sân bay mà một tàu bay có thể đến, hạ cánh khi không thể hoặc không nên đến, hạ cánh tại sân bay dự định hạ cánh, bao gồm:
a) Sân bay dự bị cất cánh là sân bay mà tại đó tàu bay có thể hạ cánh khi cần thiết ngay sau khi cất cánh và không thể sử dụng sân bay cất cánh;
b) Sân bay dự bị trên đường bay là sân bay mà tại đó tàu bay có thể hạ cánh sau khi gặp tình huống khẩn nguy hoặc bất thường trong quá trình bay đường dài;
c) Sân bay dự bị hạ cánh là sân bay mà tàu bay có thể đến khi không thể hoặc không nên hạ cánh tại sân bay dự định hạ cánh.
7. Sử dụng vùng trời linh hoạt là quá trình phối hợp giữa các cơ quan quản lý, điều hành bay dân dụng và quân sự trong quá trình quản lý vùng trời cấp chiến lược, quản lý vùng trời trước khi sử dụng và sử dụng vùng trời nhằm nâng cao khả năng thông qua của vùng trời và hiệu quả khai thác bay.
8. Trung tâm Quản lý điều hành bay quốc gia là cơ quan quản lý, điều hành bay trực thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân, có nhiệm vụ tổng hợp các hoạt động bay trong toàn quốc, tổ chức dự báo, thông báo, điều hành và quản lý các hoạt động bay; phối hợp hiệp đồng, thông báo, điều chỉnh các kế hoạch hoạt động bay trong vùng trời Việt Nam.
9. Trung tâm Quản lý điều hành bay khu vực là cơ quan quản lý, điều hành bay của Quân chủng Phòng không - Không quân, có nhiệm vụ tổng hợp các hoạt động bay, tổ chức dự báo, thông báo, điều hành và quản lý các hoạt động bay; phối hợp hiệp đồng, thông báo, điều chỉnh các kế hoạch hoạt động bay trong khu vực trách nhiệm.
10. Trung tâm kiểm soát đường dài là cơ sở được thiết lập nhằm thực hiện nhiệm vụ kiểm soát các chuyến bay có kiểm soát trong khu vực trách nhiệm.
11. Trung tâm quản lý luồng không lưu là cơ sở được thiết lập nhằm mục đích quản lý hoạt động bay hàng ngày trong khu vực trách nhiệm; phối hợp với cơ quan quản lý, điều hành bay liên quan bảo đảm an toàn, điều hòa và hiệu quả cho các hoạt động bay; điều chỉnh các hoạt động bay, đảm bảo luồng không lưu được an toàn, thông suốt bằng cách sử dụng tối đa năng lực điều hành bay phù hợp với lưu lượng bay trong từng khu vực cụ thể và năng lực điều hành bay đã được công bố.
12. Vùng trời cho hoạt động hàng không chung bao gồm khu vực bay, đường bay phục vụ hoạt động hàng không chung; đường hàng không và vùng trời sân bay.
13. Vùng trời không lưu là vùng trời có giới hạn xác định, được chỉ định theo thứ tự bảng chữ cái A, B, C, D, E, F và G, trong đó việc cung cấp dịch vụ không lưu và quy tắc bay được quy định cho từng loại chuyến bay cụ thể, bao gồm:
a) Vùng trời không lưu loại A là vùng trời chỉ cho phép thực hiện chuyến bay theo quy tắc bay bằng thiết bị (sau đây gọi chung là chuyến bay IFR); các chuyến bay được cung cấp dịch vụ điều hành bay và được điều hành phân cách với nhau;
b) Vùng trời không lưu loại B là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và chuyến bay theo quy tắc bay bằng mắt (sau đây gọi chung là chuyến bay VFR); các chuyến bay được cung cấp dịch vụ điều hành bay và được điều hành phân cách với nhau;
c) Vùng trời không lưu loại C là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và chuyến bay VFR; các chuyến bay được cung cấp dịch vụ điều hành bay; chuyến bay IFR được điều hành phân cách với chuyến bay IFR khác và chuyến bay VFR; chuyến bay VFR được điều hành phân cách với chuyến bay IFR và được thông báo về chuyến bay VFR khác;
d) Vùng trời không lưu loại D là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và chuyến bay VFR; các chuyến bay được cung cấp dịch vụ điều hành bay; chuyến bay IFR được điều hành phân cách với chuyến bay IFR khác và được thông báo về chuyến bay VFR; chuyến bay VFR được thông báo về các chuyến bay khác;
đ) Vùng trời không lưu loại E là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và chuyến bay VFR; chuyến bay IFR được cung cấp dịch vụ điều hành bay và được điều hành phân cách với chuyến bay IFR khác; các chuyến bay được thông báo về các chuyến bay khác theo điều kiện thực tế; vùng trời không lưu loại E không được sử dụng như là vùng trời có kiểm soát;
e) Vùng trời không lưu loại F là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và chuyến bay VFR; các chuyến bay IFR được cung cấp dịch vụ tư vấn không lưu; các chuyến bay được cung cấp dịch vụ thông báo bay nếu có yêu cầu;
g) Vùng trời không lưu loại G là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và chuyến bay VFR; các chuyến bay được cung cấp dịch vụ thông báo bay nếu có yêu cầu.
Article 1. Scope of regulation
This Decree details the organization and use of airspace; issues the flight permit; coordinated management of civil and military flight activities; management of flight activities at the airport or aerodrome and management of special flight activity management in Vietnam.
Article 2. Subjects of application
This Decree applies to the Vietnamese and foreign organizations and individuals pertaining to the flight activity management in Vietnam.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the following terms are construed as follows:
1. Safe runway program is the measures to ensure the absolute safety in operation and use of runway, taxiway and apron to reduce the number and seriousness of the cases of intrusion into the runway, skidding off the runway, wrong use of runway and other incidents on the surface of flight operation areas.
2. Control tower at aerodrome is the facility established to control the activities in the movement area of aircraft at the aerodrome and flight activities in the aerodrome airspace.
3. Flight path serving the joint aviation activities is the area or one part of area with restricted height, width and is established in the form of a corridor where all or a part of air traffic services for the joint aviation flight activities is provided and is outside the flight areas in service of joint aviation activities.
4. Domestic airway is the one which lies entirely within the airspace of Vietnam.
5. International airway is the one which lies in the international air route of the Asia - Pacific region and has at least one point outside the flight information region of Vietnam and one point inside the airspace of Vietnam or in the flight information region on international waters under the management of Vietnam.
6. Alternate aerodrome is the one where one aircraft can arrive and lands when it cannot or should not arrive or land on the intended arrival aerodrome, including:
a) The alternate departure aerodrome is the one where the aircraft can land as needed right after it takes off and cannot use the departure aerodrome;
b) The alternate aerodrome on the flight path is the aerodrome where the aircraft can land after it encounters the emergency or unusual circumstance during a long flight;
c) The alternate arrival aerodrome is the one where the aircraft can arrive when it cannot or should not land on the intended arrival aerodrome.
7. Flexible use of airspace is the process of coordination between the civil and military management and operation bodies during the management of strategic airspace and management of airspace before use and use of airspace in order to improve the airspace capacity and flight operation efficiency.
8. National Center for flight operation management is the body which manages and operates the flights of the Air and Air Defense Force and summarizes the flight activities in the country; forecasts and informs, operates and manages the flights; coordinates and cooperates, informs and modifies the flight plans in the airspace of Vietnam.
9. Area center for flight operation management is the body which manages and operates the flights of the Air and Air Defense Force and summarizes the flight activities; forecasts and informs, operates and manages the flights; coordinates and cooperates, informs and modifies the flight plans in the assigned areas.
10. Area control center is a facility which is established to control the controlled flights in the assigned areas.
11. Air traffic flow management Center is a facility which is established to control the daily flight activities in the assigned areas; coordinates with the relevant management and operation bodies to ensure the safety, regulation and effectiveness for the flight activities; modifies the flight activities to ensure the safety and smoothness for the air traffic flow by using a maximum of flight operation capacity in line with the flight flow in each specific area and the announced flight operation capacity.
12. Airspace for joint aviation activities consists of the flight area, flight path for joint aviation activities; airway and aerodrome airspace.
13. Air traffic airspace is the airspace with defined limit and is indicated by the alphabetical order A, B, C, D, E, F and G of which the provision of air traffic services and flight rules are specified for each specific flight, particularly:
a) Airspace type A is the airspace which only permits the flights by the instrument flight rules (hereafter referred to as IFR flights); the flights are provided with the flight operation services and are separately operated with each other;
b) Airspace type B is the airspace which only permits the flights by the visual flight rules (hereafter referred to as VFR flights); the flights are provided with the flight operation services and are separately operated from each other;
c) Airspace type C is the airspace which permits the IFR flights and VFR flights; the flights are provided with the flight operation services; the IFR flights are separately operated from the other IFR flights and VFR flights; the VFR flights are separately operated with the IFR flights and are informed of other VFR flights;
d) Airspace type D is the airspace which permits the IFR flights and VFR flights; the flights are provided with the flight operation services; the IFR flights are separately operated from the other IFR flights and are informed of other VFR flights; the VFR flights are informed of the other flights;
dd) Airspace type E is the airspace which permits the IFR flights and VFR flights; the IFR flights are provided with the flight operation services and are separately operated from the other IFR flights; the flights are informed of the other flights under the practical conditions; the airspace type E is not used as the controlled airspace;
e) Airspace type F is the airspace which permits the IFR flights and VFR flights; the IFR flights are provided with the air traffic advice services; the flights are provided with the flight information services if required;
g) Airspace type G is the airspace which permits the IFR flights and VFR flights; the flights are provided with the flight information services if required;