Chương 2 Nghị định 124/2008/NĐ-CP: Căn cứ và phương pháp tính thuế
Số hiệu: | 124/2008/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 11/12/2009 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2009 |
Ngày công báo: | 24/12/2008 | Số công báo: | Từ số 693 đến số 694 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Căn cứ tính thuế là thu nhập tính thuế trong kỳ và thuế suất.
Kỳ tính thuế thực hiện theo quy định tại Điều 5 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và quy định của pháp luật quản lý thuế.
Doanh nghiệp được lựa chọn kỳ tính thuế theo năm dương lịch hoặc năm tài chính nhưng phải đăng ký với cơ quan thuế trước khi thực hiện.
1. Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định như sau:
Thu nhập tính thuế |
= |
Thu nhập chịu thuế |
- |
Thu nhập được miễn thuế |
+ |
Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định |
2. Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế |
= |
Doanh thu |
- |
Chi phí được trừ |
+ |
Các khoản thu nhập khác |
Doanh nghiệp có nhiều hoạt động kinh doanh thì thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh là tổng thu nhập của tất cả các hoạt động kinh doanh. Trường hợp nếu có hoạt động kinh doanh bị lỗ thì được bù trừ số lỗ vào thu nhập chịu thuế của các hoạt động kinh doanh có thu nhập do doanh nghiệp tự lựa chọn. Phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động kinh doanh còn thu nhập.
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế, không được bù trừ vào thu nhập hoặc lỗ của các hoạt động kinh doanh khác.
3. Việc xác định thu nhập chịu thuế đối với một số hoạt động sản xuất, kinh doanh được quy định như sau:
a) Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn (trừ thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại điểm b khoản này) được xác định bằng tổng số tiền thu theo hợp đồng chuyển nhượng trừ (-) giá mua phần vốn được chuyển nhượng, trừ (-) chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng;
b) Đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định bằng giá bán trừ (-) giá mua của chứng khoán được chuyển nhượng, trừ (-) các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng chứng khoán;
c) Đối với thu nhập từ bản quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ được xác định bằng tổng số tiền thu được trừ (-) giá vốn hoặc chi phí tạo ra quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ được chuyển giao, trừ (-) chi phí duy trì, nâng cấp, phát triển quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ được chuyển giao và các khoản chi được trừ khác;
d) Đối với thu nhập về cho thuê tài sản được xác định bằng doanh thu cho thuê trừ (-) các khoản trích khấu hao cơ bản, chi phí duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản, chi phí thuê tài sản để cho thuê lại (nếu có) và các chi phí khác được trừ liên quan đến việc cho thuê tài sản;
đ) Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản (trừ bất động sản) bằng số tiền thu từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản trừ (-) giá trị còn lại của tài sản ghi trên sổ sách kế toán tại thời điểm chuyển nhượng, thanh lý và các khoản chi phí được trừ liên quan đến việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản;
e) Thu nhập từ hoạt động bán ngoại tệ bằng tổng số tiền thu từ bán ngoại tệ trừ (-) giá mua của số lượng ngoại tệ bán ra (không bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính, chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn trước hoạt động sản xuất kinh doanh);
g) Chênh lệch do đánh giá lại tài sản cố định khi góp vốn là phần chênh lệch giữa giá trị đánh giá lại với giá trị còn lại của tài sản cố định, được phân bổ theo số năm còn được trích khấu hao của tài sản cố định đánh giá lại tại doanh nghiệp góp vốn.
Đối với tài sản cố định được điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, là phần chênh lệch giữa giá trị đánh giá lại so với giá trị ghi trên sổ sách kế toán hoặc so với giá trị còn lại của tài sản cố định.
Đối với tài sản không phải là tài sản cố định là phần chênh lệch giữa giá đánh giá lại với giá trị ghi trên sổ sách kế toán;
h) Các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài là tổng các khoản thu nhập trước thuế.
4. Thu nhập từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được xác định theo từng hợp đồng dầu khí.
1. Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm (-) về thu nhập chịu thuế được xác định theo công thức quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này.
2. Doanh nghiệp có lỗ thì được chuyển lỗ sang năm sau; số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian được chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
3. Lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải được hạch toán riêng và chỉ được bù trừ với thu nhập chịu thuế của hoạt động này, thời gian chuyển lỗ tối đa không quá 5 năm liên tục, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế thực hiện theo quy định tại Điều 8 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
1. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với doanh nghiệp kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế thì doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp là doanh thu không có thuế giá trị gia tăng. Đối với doanh nghiệp kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng thì doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
2. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hóa bán ra là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.
Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ.
3. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:
a) Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp được xác định theo giá bán hàng hóa trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp, trả chậm;
b) Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, tiêu dùng nội bộ được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi, biếu, tặng, tiêu dùng nội bộ;
c) Đối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu về hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa;
d) Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước;
đ) Đối với hoạt động tín dụng, hoạt động cho thuê tài chính là tiền lãi cho vay, doanh thu về cho thuê tài chính phải thu phát sinh trong kỳ tính thuế;
e) Đối với hoạt động kinh doanh sân gôn là tiền bán thẻ hội viên, bán vé chơi gôn và các khoản thu khác trong kỳ tính thuế;
g) Đối với hoạt động vận tải là toàn bộ doanh thu cước vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý phát sinh trong kỳ tính thuế;
h) Đối với điện, nước sạch là số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng;
i) Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm là số tiền phải thu về phí bảo hiểm gốc; phí dịch vụ đại lý (bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%); phí nhận tái bảo hiểm; thu hoa hồng tái bảo hiểm và các khoản thu khác về kinh doanh bảo hiểm trừ (-) các khoản hoàn hoặc giảm phí bảo hiểm, phí nhận tái bảo hiểm, các khoản hoàn hoặc giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm;
Trường hợp đồng bảo hiểm, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là tiền thu phí bảo hiểm gốc được phân bổ theo tỷ lệ đồng bảo hiểm chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Đối với hợp đồng bảo hiểm thỏa thuận trả tiền theo từng kỳ thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là số tiền phải thu phát sinh trong từng kỳ.
k) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt được nghiệm thu. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì doanh thu tính thuế không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị;
l) Đối với hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh mà không thành lập pháp nhân:
- Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thì doanh thu tính thuế là doanh thu của từng bên được chia theo hợp đồng;
- Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng sản phẩm thì doanh thu tính thuế là doanh thu của sản phẩm được chia cho từng bên theo hợp đồng;
- Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận trước thuế thì doanh thu để xác định thu nhập trước thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng.
m) Đối với dịch vụ casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh giải trí có đặt cược là số tiền thu từ hoạt động này bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt trừ (-) số tiền đã trả thưởng cho khách;
n) Đối với kinh doanh chứng khoán là các khoản thu từ dịch vụ môi giới, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, phát hành chứng chỉ quỹ, dịch vụ tổ chức thị trường và các dịch vụ chứng khoán khác theo quy định của pháp luật;
o) Đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí là toàn bộ doanh thu bán dầu, khí theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng trong kỳ tính thuế;
p) Đối với dịch vụ tài chính phái sinh là số tiền thu từ việc cung ứng các dịch vụ tài chính phái sinh thực hiện trong kỳ tính thuế;
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể quy định tại Điều này và đối với một số trường hợp đặc thù khác.
1. Trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Đối với các trường hợp: mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra; mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công trực tiếp bán ra; mua đất, đá, cát, sỏi của người dân tự khai thác trực tiếp bán ra; mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt, mua đồ dùng, tài sản của hộ gia đình, cá nhân đã qua sử dụng trực tiếp bán ra và dịch vụ mua của cá nhân không kinh doanh phải có chứng từ thanh toán chi trả tiền cho người bán và Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp kinh doanh ký và chịu trách nhiệm.
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Một số trường hợp được quy định như sau:
a) Các khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường;
Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ (-) phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
b) Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo công thức sau:
Chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam trong kỳ tính thuế |
= |
Doanh thu tính thuế của cơ sở thường trú tại Việt Nam trong kỳ tính thuế |
x |
Tổng số chi phí quản lý kinh doanh của công ty ở nước ngoài trong kỳ tính thuế |
Tổng doanh thu của công ty ở nước ngoài, bao gồm cả doanh thu của các cơ sở thường trú ở các nước khác trong kỳ tính thuế |
c) Phần chi vượt mức theo quy định về trích lập dự phòng;
d) Phần trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của Bộ Tài chính, bao gồm: khấu hao đối với ôtô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ôtô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe; khấu hao của tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách, kinh doanh du lịch, khách sạn;
đ) Các khoản trích trước vào chi phí không đúng với quy định của pháp luật;
Các khoản trích trước bao gồm: trích trước về sửa chữa lớn tài sản cố định theo chu kỳ, các khoản trích trước đối với hoạt động đã hạch toán doanh thu nhưng còn tiếp tục phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, các khoản trích trước khác theo quy định của Bộ Tài chính;
e) Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp; lãi vay vốn để triển khai thực hiện các hợp đồng tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí;
g) Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới (không bao gồm hoa hồng môi giới bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, hoa hồng đại lý bán hàng đúng giá); chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ. Đối với doanh nghiệp mới thành lập từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập;
Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định trên đây; đối với hoạt động thương mại không bao gồm giá mua hàng hóa bán ra.
h) Phần chi phí được phép thu hồi vượt quá tỷ lệ quy định tại hợp đồng dầu khí được duyệt; trường hợp hợp đồng dầu khí không quy định về tỷ lệ thu hồi chi phí thì phần chi phí vượt trên 35% không được tính vào chi phí được trừ;
Các chi phí không được tính vào chi phí thu hồi gồm:
- Các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Chi phí phát sinh trước khi hợp đồng dầu khí có hiệu lực, trừ trường hợp đã được thỏa thuận trong hợp đồng dầu khí hoặc theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
- Các loại hoa hồng dầu khí và các khoản chi khác không tính vào chi phí thu hồi theo hợp đồng;
- Lãi đối với khoản đầu tư cho tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí;
- Tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại.
i) Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác không được tính vào chi phí theo quy định của Bộ Tài chính;
k) Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế;
l) Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế; chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về chi phí được trừ và không được trừ quy định tại Điều này.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 10 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
1. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 15 Nghị định này.
2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50%. Căn cứ vào vị trí, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ, Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Tài nguyên quý hiếm khác quy định tại khoản này bao gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm.
1. Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân (x) với thuế suất; trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập đối với thu nhập phát sinh ở nước ngoài thì được trừ số thuế thu nhập đã nộp, nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với kinh doanh bất động sản bằng thu nhập từ kinh doanh bất động sản nhân (x) với thuế suất 25%.
3. Đối với doanh nghiệp quy định tại điểm c, d khoản 2 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam, cụ thể như sau:
a) Dịch vụ: 5%, riêng trường hợp cung ứng dịch vụ có gắn với hàng hóa thì hàng hóa được tính theo tỷ lệ 1%;
b) Tiền bản quyền: 10%;
c) Thuê tàu bay (kể cả thuê động cơ, phụ tùng tàu bay), tàu biển: 2%;
d) Thuê máy móc, thiết bị phương tiện vận tải (trừ quy định tại điểm c khoản này): 5%;
đ) Lãi tiền vay: 10%;
e) Chuyển nhượng chứng khoán: 0,1%;
g) Xây dựng, vận tải, tái bảo hiểm ra nước ngoài và hoạt động khác: 2%.
4. Đối với hoạt động khai thác dầu khí có quy định việc hạch toán doanh thu, chi phí bằng ngoại tệ trong hợp đồng thì thu nhập tính thuế và số thuế phải nộp được xác định bằng ngoại tệ.
1. Doanh nghiệp nộp thuế tại địa phương nơi đóng trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc ở địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với địa phương nơi đóng trụ sở chính thì số thuế được tính nộp ở nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất.
Số thuế thu nhập doanh nghiệp tính nộp ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc được xác định bằng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ của doanh nghiệp nhân (x) với tỷ lệ giữa chi phí phát sinh tại cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc với tổng chi phí của doanh nghiệp.
Việc nộp thuế quy định tại khoản này không áp dụng đối với công trình, hạng mục công trình hay cơ sở xây dựng hạch toán phụ thuộc.
Việc phân cấp, quản lý, sử dụng nguồn thu về thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Đơn vị hạch toán phụ thuộc các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành có thu nhập ngoài hoạt động kinh doanh chính thì nộp thuế tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có hoạt động kinh doanh đó.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn về nơi nộp thuế quy định tại Điều này.
TAX BASES AND TAX CALCULATION METHODS
Tax bases include taxed income in a tax period and tax rate.
Tax period is specified in Article 5 of the Law on Enterprise Income Tax and the provisions of the law on tax administration.
Enterprises may choose to apply a tax period according to a calendar year or fiscal year and must register it with tax agencies before application.
Article 6.- Determination of taxed incomes
1. Taxed income in a tax period shall be determined as follows:
Taxed income = Taxable income - (Tax-exempt income + Losses carried forward under regulations)
2. Taxable income shall be determined as follows:
Taxable income = (Turnover - Deductible expenses) + Other incomes
For an enterprise conducting different business activities, taxable income from production and business activities is the total of incomes from all business activities. If a business activity makes losses, the enterprise may offset such losses with the taxable income of an income-generating business activity selected by the enterprise. The remaining income after loss offsetting is subject to the rate of enterprise income tax on income-generating business activities.
Income from real estate transfer must be separately accounted for tax declaration and payment and must not be included in incomes or used to offset losses made by other business activities.
3. Taxable incomes from some production and business activities shall be determined as follows:
a/ For income from capital transfer (excluding income from securities transfer specified at Point b of this Clause), taxable income is the total sum of money collected under a transfer contract minus (-) the purchase price of the transferred capital amount, minus (-) expenses for the transfer;
b/ For income from securities transfer, taxable income is the selling price minus (-) the purchase price of the transferred securities, minus (-) expenses for the transfer;
c/ For income from intellectual property copyright or technology transfer, taxable income is the total collected sum of money minus (-) the cost or expense for creating the transferred intellectual property right or technology, minus (-) the expense for maintaining, upgrading or developing the transferred intellectual property right or technology, and other deductible expenses;
d/ For income from asset lease, taxable income is the lease turnover minus (-) basic depreciation, expense for asset renovation, repair or maintenance, expense for lease of assets for sublease (if any) and other deductible expenses related to the lease;
dd/ For income from transfer or liquidation of assets (except real estate), taxable income is the sum of money collected from asset transfer or liquidation minus (-) the residual book value of assets at the time of transfer or liquidation and deductible expenses related to the transfer or liquidation;
e/ For income from foreign currency sales, taxable income is the total sum of money collected from foreign currency sales minus (-) the purchase price of the quantity of sold foreign currencies (excluding foreign exchange difference resulting from the re-valuation of monetary items of foreign currency origin at the end of a fiscal year or foreign exchange difference arising in the course of capital construction investment before production and business activities are carried out);
g/ For difference resulting from the re-valuation of fixed assets upon capital contribution, taxable income is the difference between the re-valuated value and the residual value of fixed assets, and shall be allocated to the number of years during which depreciation may be made for the re-valuated fixed assets at capital contributing enterprises.
For fixed assets transferred upon separation, split, consolidation, merger or transformation of enterprises, taxable income is the difference between the re-valuated value and the book value or the residual value of fixed assets.
For assets other than fixed assets, taxable income is the difference between the re-valuated value and the book value;
h/ For incomes received from overseas production, business or service activities, taxable income is the total of pre-tax incomes.
4. Incomes from oil and gas exploration and extraction activities shall be determined based on each oil and gas contract.
Article 7.- Determination and carrying forward of losses
1. Loss arising in a tax period is the negative (-) taxable income amount to be determined according to the formula specified in Clause 2, Article 6 of this Decree.
2. Loss-suffering enterprises may carry forward their losses to the subsequent year; these losses may be offset with taxable income. The maximum duration for carrying forward losses is five consecutive years, counting from the year following the year the losses arise.
3. Losses from real estate transfer must be separately accounted and may only be offset with this activity’s taxable income. The maximum duration for carrying forward losses is five consecutive years, counting from the year following the year the losses arise.
Turnover used for calculating taxable income is specified in Article 8 of the Law on Enterprise Income Tax.
1. Turnover used for calculating taxable income is the total of sales, processing remunerations and service charges, including also subsidies and surcharges enjoyed by enterprises, regardless of whether money has been collected or not.
For enterprises declaring and paying value-added tax according to the tax credit method, turnover used for calculating enterprise income tax is exclusive of value-added tax. For enterprises declaring and paying value-added tax according to the method of calculation of tax based directly on added value, turnover used for calculating enterprise income tax is inclusive of value-added tax.
2. The time of determining turnover used for calculating taxable income for sold goods is the time of transfer of the right to own or use goods to purchasers.
The time of determining turnover used for calculating taxable income for services is the time of completing the provision of services to purchasers or the time of making service provision invoices.
3. Turnover used for calculating taxable income in some cases is specified as follows:
a/ For goods sold by installment payment, it shall be determined based on the lump-sum selling price, excluding installment or deferred payment interests;
b/ For goods and services used for barter, donation or internal consumption, it shall be determined based on the selling price of products, goods or services of the same or similar categories at the time of barter, donation or internal consumption;
c/ For goods processing activities, it is the proceeds from processing activities, including remuneration, expenses for fuel, power and auxiliary materials, and other expenses;
d/ For asset lease, it is the rental paid periodically by the lessee under the lease contract. In case the lessee advances the rental for many years, it shall be allocated to the number of years for which the rental has been advanced;
dd/ For credit or financial leasing activities, it is receivable loan interest or financial lease turnover arising in a tax period;
e/ For golf course business activities, it is the proceeds from the sale of membership cards and golf playing tickets and other revenues in a tax period;
g/ For transportation activities, it is the whole turnover from freights for passenger, cargo and luggage transportation arising in a tax period;
h/ For electricity and clean water supply activities, it is the sum of money indicated on the value-added invoice;
i/ For insurance or re-insurance business activities, it is the receivable sum of principal insurance premiums; agency service charges (including those for loss survey, indemnity consideration, claim for a third party to pay indemnities, disposal of goods subject to 100% indemnity); re-insurance undertaking charges; re-insurance commissions; and other revenues minus (-) refunded or reduced insurance premiums, re-insurance undertaking charges and refunded or reduced re-insurance transfer commissions;
In case of co-insurance, turnover used for calculating taxable income is principal insurance premiums allocated according to the co-insurance ratio, exclusive of value-added tax.
For insurance policies containing an agreement on periodical payment of premiums, it is the receivable sum of money arising in each period.
k/ For construction and installation activities, it is the value of the work, work item or work volume tested upon take-over. If construction or installation activities do not involve the supply of materials, machinery and equipment, it is exclusive of the value of materials, machinery or equipment;
l/ For business activities conducted under business cooperation contracts without the establishment of legal persons:
- If parties to a business cooperation contract divide business results based on the sales turnover of goods or services, it is the turnover divided to each party under the contract;
- If parties to a business cooperation contract divide business results based on products, it is the turnover of products divided to each party under the contract;
- If parties to a business cooperation contract divide business results based on pre-tax profits, it is the goods or service sales under the contract.
m/ For casino, prize-winning video game or betting entertainment business services, it is the excise tax-inclusive proceeds from these services minus (-) prizes already paid to customers;
n/ For securities trading, it is the proceeds from securities brokerage, dealing, issuance underwriting and investment consultancy, investment fund management, fund certificate issuance, market organization and other securities services under law;
o/ For oil and gas prospecting, exploration and extraction activities, it is the whole oil and gas sales turnover under arms length contracts in a tax period.
p/ For derivative financial services, it is the proceeds from the provision of derivative financial services in a tax period;
The Ministry of Finance shall specify this Article and some other specific cases.
Article 9.- Deductible and non-deductible expenses upon determination of taxable incomes
1. Except for the expenses specified in Clause 2 of this Article, enterprises may deduct any expenses which fully meet the following conditions:
a/ They are actually paid for production and business activities;
b/ They are accompanied with adequate invoices and documents as prescribed by law.
In case of purchase of agricultural, forestry or fishery products from producers or fishermen; purchase of handicraft products made of jute, sedge, bamboo, leaf, rattan, straw, coconut husk or shell or materials taken from agricultural products, from craftsmen; purchase of soil, rock, sand or gravel from local mining inhabitants; purchase of scraps from individual collectors or second-hand domestic appliances from households or individuals, and purchase of services from non-business individuals, there must be documents of payment to sellers and lists of goods or services signed by responsible at-law representatives or authorized persons of enterprises.
2. Non-deductible expenses upon determination of taxable incomes provided for in Clause 2, Article 9 of the Law on Enterprise Income Tax are specified as follows:
a/ Expenses not fully satisfying the conditions specified in Clause 1 of this Article, except the uncompensated value of losses caused by natural disasters, epidemics, fires or other force majeure circumstances;
Uncompensated value of losses caused by natural disasters, epidemics, fires or other force majeure circumstances is the total value of losses minus (-) the value which must be compensated by insurance enterprises or other organizations or individuals under law.
b/ The business administration expense allocated by an overseas enterprise to its Vietnam-based permanent establishment in excess of the prescribed level shall be calculated according to the following formula:
Business administration expense allocated by an overseas company to its Vietnam-based permanent establishment in a tax period |
= |
Taxed turnover of Vietnam-based permanent establishment in a tax period |
x |
Total business administration expenses of the overseas company in a tax period |
Total turnover of the overseas company, including turnovers of permanent establishments based in other countries in a tax period |
c/ Expense in excess of the prescribed level of deduction for the setting up of provisions;
d/ Fixed asset depreciation made in contravention of the Finance Ministry’s regulations, including depreciation for passenger cars of 9 seats or less (except cars used for commercial transportation of passengers or for tourist or hotel business) corresponding to the historical cost in excess of VND 1.6 billion/car; depreciation for civil aircraft or yachts not used for commercial cargo or passenger transportation or for tourist or hotel business;
dd/ Advanced expenses in contravention of law;
Advanced expenses include those for regular overhaul of fixed assets; those for activities of which turnover has been accounted but contractual obligations have not yet been fulfilled; and other advanced expenses under the Finance Ministry’s regulations.
e/ Loan interests paid corresponding to insufficient charter capital amount to be contributed according to the schedule indicated in the enterprises charter; interests on loans for the performance of oil and gas prospecting, exploration and extraction contracts;
g/ Expense for advertisement, marketing, sales promotion and brokerage commissions (excluding insurance brokerage commissions under the law on insurance business or commissions for agents selling goods at set prices); expense for reception, protocol and conferences; expense in support of marketing and payment discount; expense for press agencies newspapers given as presents or gifts directly related to production and business activities, in excess of 10% of total deductible expenses. For enterprises established on or after January 1, 2009, such expense is in excess of 15% of total deductible expenses for the first 3 years from the date of establishment.
Total deductible expenses exclude the expenses specified above; for trade activities, total deductible expenses exclude purchasing prices of sold goods.
h/ Recovered expenses in excess of the ratio set in approved oil and gas contracts; if an oil and gas contract does not set the ratio of recoverable expenses, the expense in excess of 35% must not be included in deductible expenses;
Expenses which may not be included in recoverable expenses include:
- Expenses specified in Clause 2, Article 9 of the Law on Enterprise Income Tax;
- Expenses arising before oil and gas contracts come into force, except those agreed under oil and gas contracts or decided by the Prime Minister;
- Oil and gas commissions and other expenses not included in recoverable expenses under contracts;
- Interests on investments in prospecting, exploration and development of oil and gas fields and oil and gas extraction;
- Fines and damages.
i/ Credited input value-added tax, enterprise income tax and other taxes, charges, fees and revenues not allowed to be accounted as expenses under the Finance Ministry’s regulations;
k/ Expenses not corresponding to taxed turnover;
k/ Foreign exchange rate difference resulting from the re-valuation of monetary items of foreign currency origin at the end of a tax period; foreign exchange rate difference arising in the course of capital construction investment.
The Ministry of Finance shall specify deductible and non-deductible expenses mentioned in this Article.
Enterprise income tax rates are specified in Article 10 of the Law on Enterprise Income Tax.
1. The enterprise income tax rate is 25%, except the cases specified in Clause 2, this Article, and Article 15, of this Decree.
2. The enterprise income tax rate applicable to activities of prospecting, exploring and extracting oil and gas and other precious and rare natural resources in Vietnam is between 32% and 50%. Based on the location, mining conditions and reserves of mines, the Prime Minister shall, at the proposal of the Minister of Finance, decide on a specific tax rate applicable to each project or business establishment.
Other precious and rare natural resources mentioned in this Clause include platinum, gold, silver, tin, tungsten, antimony, gems and rare earths.
Article 11.- Tax calculation method
1. An enterprise income tax amount payable in a tax period is equal to taxed income multiplied by (x) the tax rate; in case an enterprise has paid income tax on incomes arising overseas, the paid tax amount may be subtracted but must not exceed the enterprise income tax amount payable under the Law on Enterprise Income Tax.
2. The payable enterprise income tax amount applicable to real estate trading is income from real estate trading multiplied by (x) the tax rate of 25%.
3. For enterprises defined at Points c and d, Clause 2, Article 2 of the Law on Enterprise Income Tax, the payable enterprise income tax amount is the percentage (%) of the sales turnover of goods and services in Vietnam, specifically:
a/ Services: 5%, goods supplied together with services: 1%;
b/ Copyright royalties: 10%;
c/ Charter of aircraft (including aircraft engines or spare parts) or seagoing ships: 2%;
d/ Hire of machinery, equipment or means of transport (except those specified at Point c of this Clause): 5%;
dd/ Loan interests: 10%;
e/ Securities transfer: 0.1%;
g/ Offshore construction, transportation or re-insurance, and other activities: 2%.
4. For oil and gas extraction under contracts indicating the accounting of turnover and expenditures in a foreign currency, taxed income and payable tax amount shall be calculated in such foreign currency.
Article 12.- Places for tax payment
1. Enterprises shall pay tax in localities where they are headquartered. For an enterprise that has a dependent cost-accounting production establishment operating in a province or centrally run city other than the locality where it is headquartered, the tax amount shall be calculated and paid in the locality where the enterprise is headquartered and the locality where its production establishment is based.
The enterprise income tax amount calculated and paid in a province or centrally run city where the dependent cost-accounting production establishment is based is the enterprise income tax amount payable by the enterprise in a period multiplied by (x) the ratio between expenses incurred by the production establishment and total expenses incurred by the enterprise.
Tax payment specified in this Clause is not applicable to works, work items or dependent cost-accounting construction establishments.
The decentralization, management and use of enterprise income tax revenues must comply with the State Budget Law.
2. Dependent cost-accounting units of enterprises practicing cost-accounting in the whole system that have incomes from activities other than their major business activities shall pay tax in provinces or centrally run cities where other activities are carried out.
3. The Ministry of Finance shall guide places for tax payment referred to this Article.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực