Chương 3 Nghị định 123/2008/NĐ-CP: Khấu trừ, hoàn thuế
Số hiệu: | 123/2008/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 08/12/2008 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2008 |
Ngày công báo: | 23/12/2008 | Số công báo: | Từ số 691 đến số 692 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Luật Thuế giá trị gia tăng
1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:
a. Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ;
b. Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh số chịu thuế giá trị gia tăng so với tổng doanh số hàng hóa, dịch vụ bán ra.
Thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu thuế giá trị gia tăng thì được khấu trừ toàn bộ.
Thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định trong các trường hợp sau đây không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định: tài sản cố định chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh; tài sản cố định là nhà làm trụ sở văn phòng và các thiết bị chuyên dùng phục vụ hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh chứng khoán, các bệnh viện, trường học; tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.
Tài sản cố định là ôtô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ôtô sử dụng cho vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng sẽ không được khấu trừ.
c. Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng thì không được khấu trừ, trừ trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản này.
d. Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh mua vào để sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại quy định tại khoản 19 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ.
đ. Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí được khấu trừ toàn bộ.
e. Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung; thời gian để kê khai, khấu trừ bổ sung tối đa là sáu tháng, kể từ thời điểm phát sinh sai sót.
g. Số thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định
2. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:
a. Có hóa đơn giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng hàng hóa ở khâu nhập khẩu, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp mua dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này.
b. Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng.
Đối với hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị trên 20 triệu đồng, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ, hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã khấu trừ.
Hàng hóa, dịch vụ mua vào phương thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng; trường hợp sau khi bù trừ mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới 20 triệu đồng, nhưng mua nhiều lần trong cùng ngày có tổng giá trị trên 20 triệu đồng thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
c. Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện nêu tại điểm a, b khoản này còn phải đáp ứng đủ điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
Việc hoàn thuế giá trị gia tăng thực hiện theo quy định tại Điều 13 Luật Thuế giá trị gia tăng
1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng nếu trong ba tháng liên tục trở lên có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
2. Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm. Trường hợp, nếu số thuế giá trị gia tăng lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.
3. Cơ sở kinh doanh đang hoạt động (trừ các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành) thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư cơ sở sản xuất mới thành lập tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, nếu có số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng. Cơ sở kinh doanh phải kê khai, lập hồ sơ hoàn thuế riêng đối với trường hợp này.
4. Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng.
5. Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết hoặc có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa.
6. Hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo:
a. Đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại: chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án được hoàn lại số thuế giá trị gia tăng đã trả đối với hàng hóa, dịch vụ mua ở Việt Nam để sử dụng cho chương trình, dự án.
b. Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn thuế giá trị gia tăng đã trả của hàng hóa, dịch vụ đó.
7. Đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về Ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng
8. Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm theo quy định của pháp luật.
1. Người nộp thuế kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng tại địa phương nơi sản xuất, kinh doanh.
2. Người nộp thuế kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải nộp thuế giá trị gia tăng tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất và địa phương nơi đóng trụ sở chính.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể quy định tại Điều này.
Article 9.- Credit of input value-added tax
Input value-added tax credit is specified in Article 12 of the Law on Value-Added Tax.
1. Business establishments which pay value-added tax according to the tax credit method are entitled to input value-added tax credit as follows:
a/ Input value-added tax on goods or services used for the production or trading of goods or services subject to value-added tax may be wholly credited;
b/ For goods or services used for the production and trading of goods or services both subject and not subject to value-added tax, only the input value-added tax amount on goods or services used for the production and trading of goods or services subject to value-added tax may be credited. Business establishments shall separately account creditable and non-creditable input value-added tax amounts; if separate accounting cannot be conducted, the creditable input tax shall be calculated based on the ratio (%) between the turnover subject to value-added tax and the total turnover of sold goods or services.
The input value-added tax on fixed assets used for the production and trading of goods or services both subject and not subject to value-added tax may be wholly credited.
The input value-added tax on fixed assets in the following cases shall not be credited but shall be included in historical cost of fixed assets: special-purpose fixed assets used for the manufacture of weapons and military equipment for security and defense purposes; fixed assets being houses used as working offices and special-purpose equipment for credit activities of credit institutions, re-insurance businesses, life insurance enterprises, securities trading enterprises, hospitals or schools; civil aircraft and yachts not for commercial transportation of cargo or passengers, or for tourist or hotel business.
For fixed assets being passenger cars of 9 seats or less (except cars for commercial transportation of cargo or passengers, or for tourist or hotel business) which are valued at over VND 1.6 billion, the input value-added tax amount corresponding to the amount in excess of VND 1.6 billion will not be credited.
c/ The input value-added tax on goods or services used for die production and trading of goods or services not subject to value-added tax is not credited, except for cases specified at Points d and e of this Clause.
d/ The value-added tax on goods or services purchased by business establishments for the production and trading of goods or services provided to foreign organizations or individuals or international organizations used as humanitarian aid or non-refundable aid specified in Clause 19, Article 5 of the Law on Value-Added Tax is wholly credited.
e/ The input value-added tax on goods or services used for prospecting, exploring and developing oil and gas fields is wholly credited.
h/ The input value-added tax arising in a month shall be declared and credited upon the determination of the payable tax amount of that month. In case a business establishment detects errors in the declared or credited input value-added tax amount, additional declaration and credit may be conducted; the time limit for additional declaration and credit is 6 months from the time of detecting errors.
h/ Business establishments may account the non-creditable input value-added tax amount as an expense for calculating enterprise income tax or include it in the historical cost of fixed assets.
2. Conditions for input value-added tax credit:
a/ Having an value-added invoice of purchased goods or services or a document proving the payment of value-added tax on goods at the stage of importation, and a document proving the value-added tax payment in case of service purchase specified in Clause 2, Article 2 of this Decree.
b/ Having a via-bank payment document of purchased goods or services, except goods or services valued at under VND 20 million upon each purchase.
For goods or services purchased by deferred or installment payment, which are valued at over VND 20 million, business establishments shall, based on goods or service purchase contracts, value-added invoices and via-bank payment documents, declare and credit the input value-added tax. In case of non-availability of via-bank payment documents because the contractual payment time is not due. business establishments may still declare and credit the input value-added tax. As of the contractual payment time, if via-bank payment documents are unavailable, business establishments are not entitled to input value-added tax credit but shall declare and readjust the credited amount of input value-added tax.
For goods or services purchased by clearing between the value of purchased goods or services and the value of sold goods or services, such clearing is also regarded as via-bank payment. After clearing, if the remaining value paid in cash is VND 20 million or more, tax credit is allowed only for cases in which via-bank payment documents are available.
In case goods or services valued at under VND 20 million are purchased from a supplier many times in a day, bringing the total value of purchased goods or services to over VND 20 million, tax credit is allowed only for cases in which via-bank payment documents are available.
c/ Exported goods and services, apart from the conditions specified at Points a and b of this Clause, must also fully satisfy the conditions specified at Point c, Clause 1, Article 6 of this Decree.
Article 10.- Value-added tax refund
Value-added tax refund is specified in Article 13 of the Law on Value-Added Tax.
1. Business establishments which pay tax according to the tax credit method and have some input value-added tax amount not yet fully credited for three consecutive months will be refunded such value-added tax amount.
2. For new business establishments under investment projects which have registered business and registered to pay value-added tax according to the tax credit method, or oil and gas field-prospecting, exploring and developing projects which are being invested and do not yet operate, and have an investment period of one year or longer, they are entitled to value-added tax refund on a yearly basis for goods or services used for investment. When the accumulated amount of value-added tax on goods or services purchased for investment reaches VND 200 million or more, it will also be refunded.
3. For operating business establishments (except enterprises making cost-accounting according to the whole sector) paying value-added tax according to the tax credit method and having investment projects on new production units in provinces or centrally run cities other than those where they are headquartered, which are being invested and do not yet operate and register business and tax payment, they will be refunded value-added tax on goods or services purchased for such investment when it reaches VND 200 million or more. In this case, business establishments shall make separate tax declarations and tax refund dossiers.
4. Business establishments which export goods or services in a month and have a non-credited input value-added tax amount of VND 200 million or more will be refunded such tax amount in the month.
5. Business establishments making tax. finalization upon separation, split, dissolution, bankruptcy or ownership transformation; assignment, sale, contracting or lease of state enterprises will be refunded the input value-added tax amount not yet fully credited or the overpaid value-added tax amount.
6. Value-added tax refund for programs and projects funded with non-refundable official assistance development (ODA), non-refundable aid or humanitarian aid:
a/ For non-refundable ODA-funded projects: Their owners or principal contractors or organizations designated by foreign donors 10 manage programs or projects will be refunded the paid value-added tax amount on goods or services purchased in Vietnam for such programs or projects.
b/ Vietnamese organizations using humanitarian aid of foreign organizations or individuals for purchasing goods or services for non-refundable aid- or humanitarian aid-funded programs or projects in Vietnam will be refunded the paid value-added tax on such goods or services.
7. Beneficiaries of diplomatic privileges or immunities under the Ordinance on Diplomatic Privileges and Immunities that purchase goods or services in Vietnam for personal use will be refunded the paid value-added tax indicated on the added-value invoice or payment document indicating the payment price inclusive of value-added tax.
8. Business establishments are entitled to value-added tax refund if they have competent agencies decisions on tax refund handling under law.
Article 11.- Places for tax payment
1. Taxpayers shall declare and pay value-added tax in localities where they carry out production and business activities.
2. Taxpayers that declare and pay value-added tax according to the tax credit method and have dependent cost-accounting' production establishments based in provinces or centrally run cities other than those where they are headquartered shall pay value-added tax both in localities where their production establishments are based and localities where they are headquartered.
The Ministry of Finance shall specify this
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thống kê và sử dụng thông tin thống kê
Điều 13. Hệ thống thông tin thống kê quốc gia
Điều 3. Đối tượng không chịu thuế
Điều 5. Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng
Điều 7. Phương pháp khấu trừ thuế
Điều 8. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
Điều 9. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào