Chương 1 Nghị định 121/2013/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 121/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 10/10/2013 | Ngày hiệu lực: | 30/11/2013 |
Ngày công báo: | 28/10/2013 | Số công báo: | Từ số 705 đến số 706 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Vi phạm hành chính, Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phạt nặng chủ đầu tư thi công sai quy định
Từ ngày 30/11, chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng sai nội dung giấy phép được cấp sẽ bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 10 dến 20 triệu đồng đối với nhà ở riêng lẻ đô thị, tăng gấp đôi so với trước dây (5 đến 10 triệu đồng).
Đối với nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, chỉ bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ năm trăm nghìn đến 1 triệu đồng, giảm so với trước đây (1 đến 2 triệu đồng).
Đối với các công trình phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc phải lập dự án đầu tư xây dựng, mức phạt là từ 30 đến 50 triệu đồng.
Đây là nội dung được quy định tại Nghị định 121/2013/NĐ-CP .
Trường hợp tái phạm đối với hành vi nói trên (sau khi đã có biên bản VPHC), nếu trước đây chỉ bị phạt từ 300 đến 500 triệu đồng thì theo quy định mới, chủ đầu tư sẽ bị phạt từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép XD (nếu có).
Văn bản tiếng việt
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật (trong đô thị, khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở, khu công nghiệp, khu kinh tế và khu công nghệ cao); quản lý phát triển nhà và công sở.
2. Nghị định này được áp dụng đối với:
a) Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quy định tại Khoản 1 Điều này xảy ra trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác;
b) Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
3. Nghị định này không áp dụng đối với cơ quan nhà nước, cán bộ công chức, viên chức thuộc trường hợp quy định tại Điều 1 của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
1. Mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành kịp thời công minh, triệt để và đúng trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
2. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm nhiều công trình hạng mục công trình mà chủ đầu tư, nhà thầu có hành vi vi phạm hành chính giống nhau đối với nhiều công trình, hạng mục công trình thì hành vi vi phạm tại mỗi công trình, hạng mục công trình vi phạm được xác định là một hành vi vi phạm hành chính.
1. Mức phạt tiền tối đa được quy định như sau:
a) Trong lĩnh vực hoạt động xây dựng là 1.000.000.000 đồng;
b) Trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở là 300.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VI Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Khoản 2 Điều 21; Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 38 và Khoản 4 Điều 56 Nghị định này.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh bất động sản, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng là 01 năm.
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, quản lý phát triển nhà và công sở là 02 năm.
3. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Khi người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện có vi phạm hành chính mà vi phạm hành chính này đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày dự án được bàn giao, đưa vào sử dụng;
b) Khi người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện có vi phạm hành chính mà vi phạm hành chính này đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do cơ quan có thẩm quyền chuyển đến thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều này. Thời gian cơ quan có thẩm quyền thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
4. Trong thời hiệu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
1. Các hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 24 tháng.
3. Các biện pháp khắc phục hậu quả:
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường;
c) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính;
đ) Buộc phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị (sau đây viết tắt là Nghị định số 180/2007/NĐ-CP);
e) Các biện pháp khác được quy định tại Nghị định này.
Article 1. Scope of adjustment and subjects of application
1. This Decree provides for acts of administrative violation, forms and levels of sanction, remedial measures, authority to make records and sanction administrative violations in activities of construction, real estate business, operation, production, business of building materials; management of technical infrastructure (in urban areas, new urban areas, housing development projects, industrial parks, economic zones and high-tech zones); management of housing and office development;
2. This Decree applies to:
a) Vietnamese or foreign organizations and individuals have acts of administrative violations in the fields specified in Clause 1 of this Article occurring in the territory of the Socialist Republic of Vietnam, unless otherwise specified in the international treaty of which Vietnam is a member;
b) Agency and person having the authority to impose sanction and organizations and individuals related to the sanction of administrative violation under the provisions of this Decree;
3. This Decree does not apply to the state agencies, cadres, public servants and officials subject to the case specified in Article 1 of Decree No. 81/2013/ND-CP dated July 19, 2013 of the Government detailing a number of articles and implementation measure of the Law on handling of administrative violation.
Article 2. Principles of sanction of administrative violation
1. Any act of administrative violation must be detected in a timely manner and stop it immediately. The sanction of administrative shall be conducted promptly, impartially, thoroughly with proper order and procedures specified in this Decree. Any consequence caused by administrative violation must be remedied under regulations of law.
2. For works construction investment project including works, works items of which the investor and contractor have the same acts of administrative violation for works and works items, then the act of violation at each works or works item shall be determined as one act of administrative violation;
1. The maximum level is regulated as follows:
a) In the field of construction is 1,000,000,000 dong;
b) In the field of real estate business, operation, production and business of building materials, management of technical infrastructure, management of housing and office development: 300,000,000 dong.
2. The level of fine specified from Chapter II to Chapter VI of this Decree is the one applied to the organizations, except for cases specified in Clause 1, Clause 2, Article 21; Point a and b, Clause 1, Article 28 and Clause 4, Article 56 of this Decree.
3. For the same act of administrative violation, the level of fine imposed for individuals is equal to one half of that imposed for organizations;
Article 4. Statute of limitations for sanctioning administrative violations
1. The statute of limitations for sanctioning administrative violations in real estate business, management of infrastructure works, production and business of building materials is 01 year;
2. The statute of limitations for sanctioning administrative violations in activities of construction and mining of minerals as building materials, management of housing and office development is 02 years;
3. The time for calculating the statute for administrative violations is regulated as follows:
a) When competent persons who are on duty detect the administrative violation which has ended, then the statute of limitations is calculated from the date of termination of act of violation. For works construction investment projects, the time of termination of act of violation is the date when the project is handed over and put into use;
b) When competent persons who are on duty detect the administrative violation which is being carried out, then the statute of limitations is calculated from the time of detecting act of violation;
c) In case of sanction of administrative violation against organizations and individuals transferred by the competent authority, the statute of limitations for sanction of administrative violation shall apply under the provisions in Clause 1 and 2, Point a and b, Clause 3 of this Article. The time when the competent authority handles and reviews the case shall be included in the statute of limitations for sanction of administrative violation;
4. Within the statute of limitations specified in Clause 1 and 2 of this Article, if organizations and individuals committing acts of violation intentionally evades or obstruct the sanction of competent authority, then the stature of limitations of administrative violation shall be re-calculated from the time of termination of evading or obstructing acts of sanction;
Article 5. Forms of sanction and remedial measures
1. Main forms of sanction:
a) A caution;
b) A fine;
2. Additional sanction: Depriving the right to use permit or certificate of practice with term or suspending operation from 06 to 24 months.
3. Remedial measures:
For each act of administrative violation, in addition to application of form of sanction, organizations and individuals committing acts of violation shall also be subject to one or many remedial measures as follows:
a) Coercively restoring the initial condition;
b) Coercively taking remedial measures of environmental pollution;
c) Coercively rectifying the false or misleading information;
d) Coercively surrendering the illegal benefits obtained due to administrative violation;
dd) Coercively demolishing the construction works, parts of construction works in violation as stipulated in Decree No. 180/2007/ND-CP of the Government detailing and guiding the implementation of a number of articles of the construction Law on handling of violations of urban construction order (hereinafter referred to as Decree No. 180/2007/ND-CP);
e) Other measures are specified in this Decree.