Chương II Nghị định 119/2014/NĐ-CP hướng dẫn bộ luật lao động luật dạy nghề lao động đi làm việc ở nước ngoài khiếu nại tố cáo: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Số hiệu: | 119/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 11/02/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/02/2015 |
Ngày công báo: | 06/01/2015 | Số công báo: | Từ số 23 đến số 24 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/04/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tăng quyền cho người khiếu nại về lao động
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 119/2014/NĐ-CP; theo đó, bổ sung nhiều quyền cho người khiếu nại về lao động hơn trước (so với Nghị định 04/2005/NĐ-CP). Đơn cử:
Người khiếu nại có quyền được biết, đọc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập.
Yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định, hành vi bị khiếu nại.
Đưa ra chứng cứ và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó.
Ngoài ra, người khiếu nại có quyền khởi kiện tại Tòa án khi không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại.
Nghị định 119 có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động; tổ chức, cá nhân dạy nghề; tổ chức, cá nhân đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 15, Khoản 1 Điều 16, Khoản 1 Điều 17 Nghị định này.
2. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc quá thời hạn quy định tại Điều 19 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại thực hiện khiếu nại lần hai theo quy định sau đây:
a) Đối với khiếu nại về lao động, người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định này;
b) Đối với khiếu nại về dạy nghề, người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định này;
c) Đối với khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định này.
3. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc quá thời hạn quy định tại Điều 27 Nghị định này thì người khiếu nại có quyền khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại và văn bản liên quan hoặc khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
1. Khiếu nại thực hiện bằng hình thức gửi đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp, được quy định như sau:
a) Khiếu nại bằng hình thức gửi đơn thì trong đơn khiếu nại ghi rõ nội dung sau đây: ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại (nếu có) và yêu cầu giải quyết khiếu nại. Đơn khiếu nại do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ;
b) Khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại đầy đủ nội dung khiếu nại theo quy định tại Điểm a Khoản này và yêu cầu người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản.
2. Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì thực hiện như sau:
a) Khiếu nại bằng hình thức gửi đơn thì trong đơn ghi đầy đủ nội dung quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, có chữ ký của những người khiếu nại và cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại;
b) Khiếu nại trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và đề nghị cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận khiếu nại ghi lại đầy đủ nội dung khiếu nại theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này và yêu cầu người đại diện ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản.
3. Trường hợp khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và thực hiện khiếu nại theo quy định của Nghị định này.
1. Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 180 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi của người sử dụng lao động, của tổ chức, cá nhân dạy nghề, của tổ chức, cá nhân đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bị khiếu nại.
2. Thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại Điều 19 Nghị định này hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định đó.
3. Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
1. Người khiếu nại có quyền rút khiếu nại ở bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
2. Việc rút khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; đơn xin rút khiếu nại phải gửi đến người giải quyết khiếu nại.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn xin rút khiếu nại của người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại ra quyết định về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại và gửi cho người rút khiếu nại.
1. Quyết định, hành vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
2. Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp.
3. Người đại diện không hợp pháp.
4. Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại.
5. Thời hiệu khiếu nại theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 7 Nghị định này đã hết mà không có lý do theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định này.
6. Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày, kể từ ngày có văn bản thông báo người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại.
7. Khiếu nại đã có quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật.
8. Khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án.
1. Người khiếu nại có quyền sau đây:
a) Tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho người khác khiếu nại;
b) Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;
c) Được biết, đọc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại; trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người bị khiếu nại theo quy định của pháp luật;
d) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp nội dung thông tin, tài liệu đó; trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người bị khiếu nại theo quy định của pháp luật;
đ) Yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định, hành vi bị khiếu nại;
e) Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó;
g) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại do việc thi hành quyết định, hành vi bị khiếu nại;
h) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
i) Rút khiếu nại theo quy định tại Điều 8 Nghị định này;
k) Khiếu nại lần hai;
l) Khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án:
a) Người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự trong trường hợp sau đây:
- Khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động; tổ chức, cá nhân dạy nghề; tổ chức, cá nhân đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
- Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại Điều 22 Nghị định này;
- Đã hết thời hạn quy định tại Điều 19 Nghị định này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết.
b) Người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính trong trường hợp sau đây:
Khi không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Điều 30 Nghị định này;
Đã hết thời hạn quy định tại Điều 27 Nghị định này mà khiếu nại lần hai không được giải quyết.
3. Người khiếu nại có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện khiếu nại theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này;
b) Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
4. Người khiếu nại thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Người bị khiếu nại có quyền sau đây:
a) Đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định, hành vi bị khiếu nại;
b) Được biết, đọc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại lần hai thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người bị khiếu nại theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp nội dung thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu và giao cho người giải quyết khiếu nại lần hai để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người bị khiếu nại theo quy định của pháp luật;
d) Nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
2. Người bị khiếu nại có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện việc giải quyết khiếu nại lần đầu theo thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 15, Khoản 1 Điều 16, Khoản 1 Điều 17 Nghị định này;
b) Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;
c) Chấp hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;
d) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai yêu cầu;
đ) Giải trình về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định, hành vi bị khiếu nại khi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai yêu cầu;
e) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
3. Người bị khiếu nại thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Người giải quyết khiếu nại lần đầu có quyền sau đây:
a) Yêu cầu người khiếu nại, những người có liên quan đến việc khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu làm cơ sở để giải quyết khiếu nại;
b) Quyết định áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.
2. Người giải quyết khiếu nại lần đầu có nghĩa vụ sau đây:
a) Tiếp nhận khiếu nại và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 18 Nghị định này;
b) Giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của mình bị khiếu nại;
c) Tổ chức đối thoại với người khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 23 Nghị định này;
đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết khiếu nại của mình;
e) Cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung khiếu nại khi người khiếu nại yêu cầu;
g) Cung cấp hồ sơ giải quyết khiếu nại khi người giải quyết khiếu nại lần hai hoặc Tòa án yêu cầu.
3. Người giải quyết khiếu nại lần đầu thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Người giải quyết khiếu nại lần hai có quyền sau đây:
a) Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu làm cơ sở để giải quyết khiếu nại;
b) Quyết định áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp theo quy định tại Điều 25 Nghị định này;
c) Trưng cầu giám định làm căn cứ giải quyết khiếu nại.
2. Người giải quyết khiếu nại lần hai có nghĩa vụ sau đây:
a) Tiếp nhận, thụ lý, lập hồ sơ vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết;
b) Kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại;
c) Tổ chức đối thoại giữa người khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Ra quyết định và công bố quyết định giải quyết khiếu nại;
đ) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại khi người khiếu nại, người bị khiếu nại yêu cầu;
e) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, hồ sơ giải quyết khiếu nại lần hai khi Tòa án yêu cầu.
3. Người giải quyết khiếu nại lần hai thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Luật sư, trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý có quyền sau đây:
a) Tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại theo đề nghị của người khiếu nại;
b) Thực hiện quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại khi đã nhận ủy quyền;
c) Xác minh, thu thập chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại theo yêu cầu của người khiếu nại và cung cấp chứng cứ cho người giải quyết khiếu nại;
d) Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người bị khiếu nại theo quy định của pháp luật.
2. Luật sư, trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý có nghĩa vụ sau đây:
a) Xuất trình thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý và quyết định phân công trợ giúp pháp lý, giấy yêu cầu giúp đỡ về pháp luật hoặc giấy ủy quyền của người khiếu nại;
b) Thực hiện đúng nội dung, phạm vi mà người khiếu nại đã ủy quyền.
3. Luật sư, trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi của mình bị khiếu nại.
2. Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 19 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết.
1. Người đứng đầu cơ sở dạy nghề có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi của mình bị khiếu nại.
2. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi cơ sở dạy nghề đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về dạy nghề khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 19 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết.
1. Người đứng đầu tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi của mình bị khiếu nại.
2. Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 19 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết.
1. Thụ lý giải quyết khiếu nại về lao động
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của mình, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính;
b) Trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác chuyển đến, ngoài việc thông báo theo quy định tại Điểm a Khoản này, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến.
2. Thụ lý giải quyết khiếu nại về dạy nghề
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của mình, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi cơ sở dạy nghề đặt trụ sở chính;
b) Trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác chuyển đến, ngoài việc thông báo theo quy định tại Điểm a Khoản này, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến.
3. Thụ lý giải quyết khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của mình, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước;
b) Trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác chuyển đến, ngoài việc thông báo theo quy định tại Điểm a Khoản này, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến.
4. Khi thụ lý giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải ra quyết định thụ lý giải quyết khiếu nại.
1. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
2. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
1. Trong thời hạn quy định tại Điều 19 Nghị định này, người giải quyết khiếu nại lần đầu tự mình hoặc giao cho bộ phận chuyên môn tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại.
2. Việc kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời.
3. Người có trách nhiệm kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại có quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Yêu cầu người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và chứng cứ về nội dung khiếu nại;
b) Yêu cầu người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan giải trình bằng văn bản về nội dung khiếu nại;
c) Triệu tập người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Trưng cầu giám định làm căn cứ giải quyết khiếu nại;
đ) Tiến hành biện pháp kiểm tra, xác minh khác theo quy định của pháp luật;
e) Báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh và chịu trách nhiệm về kết quả xác minh.
4. Báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh gồm nội dung chính sau đây:
a) Đối tượng kiểm tra, xác minh;
b) Thời gian tiến hành kiểm tra, xác minh;
c) Người tiến hành kiểm tra, xác minh;
d) Nội dung kiểm tra, xác minh;
đ) Kết quả kiểm tra, xác minh;
e) Kết luận và kiến nghị nội dung giải quyết khiếu nại;
g) Nội dung khác (nếu có).
1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại phải gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ.
2. Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại; kết quả kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình.
3. Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; biên bản đối thoại được lưu vào hồ sơ giải quyết khiếu nại.
4. Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
1. Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải có nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại;
c) Nội dung khiếu nại;
d) Kết quả kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại;
đ) Kết quả đối thoại (nếu có);
e) Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
g) Kết luận nội dung khiếu nại; giải quyết vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;
h) Việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại (nếu có);
i) Quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án.
3. Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì người giải quyết khiếu nại lần đầu căn cứ vào kết luận nội dung khiếu nại để ra quyết định giải quyết khiếu nại cho từng người hoặc ra quyết định giải quyết khiếu nại kèm theo danh sách những người khiếu nại.
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định sau đây:
a) Đối với quyết định giải quyết khiếu nại về lao động: Gửi người khiếu nại, Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động bị khiếu nại đặt trụ sở chính;
b) Đối với quyết định giải quyết khiếu nại về dạy nghề: Gửi người khiếu nại, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi cơ sở dạy nghề bị khiếu nại đặt trụ sở chính;
c) Đối với quyết định giải quyết khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Gửi người khiếu nại, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước.
2. Trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác chuyển đến, ngoài việc gửi quyết định giải quyết khiếu nại theo Khoản 1 Điều này, người giải quyết khiếu nại phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến.
1. Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm:
a) Đơn khiếu nại hoặc văn bản ghi nội dung khiếu nại;
b) Thông báo thụ lý giải quyết khiếu nại;
c) Quyết định thụ lý giải quyết khiếu nại;
d) Tài liệu, chứng cứ thu thập trong quá trình giải quyết khiếu nại;
đ) Báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại;
e) Kết quả giám định (nếu có);
g) Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);
h) Quyết định giải quyết khiếu nại;
i) Tài liệu khác có liên quan.
2. Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số theo trình tự thời gian và được lưu giữ theo quy định của pháp luật.
3. Hồ sơ giải quyết khiếu nại quy định tại Khoản 1 Điều này được chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết khi có yêu cầu.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyết định, hành vi bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định, hành vi đó. Thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết khiếu nại. Quyết định tạm đình chỉ phải được gửi cho người khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan và những người có trách nhiệm thi hành khác. Khi xét thấy lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì phải hủy bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ đó.
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại.
2. Trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác chuyển đến, ngoài việc thông báo cho người khiếu nại theo quy định tại Khoản 1 Điều này, người giải quyết khiếu nại lần hai phải thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến.
3. Trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
1. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
2. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý.
1. Trong thời hạn quy định tại Điều 27 Nghị định này, người giải quyết khiếu nại lần hai tự mình hoặc giao cho bộ phận chuyên môn tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại. Việc kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 20 Nghị định này.
2. Ngoài quyền và nghĩa vụ của người có trách nhiệm kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại quy định tại Khoản 3 Điều 20 Nghị định này, người có trách nhiệm kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại lần hai có quyền, nghĩa vụ yêu cầu người bị khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu và chứng cứ về nội dung khiếu nại; giải trình bằng văn bản về nội dung khiếu nại.
1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, nếu xét thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại giữa người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Việc tổ chức đối thoại lần hai thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
1. Người giải quyết khiếu nại lần hai phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.
2. Ngoài nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định này, quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải có nội dung:
a) Kết quả giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu (nếu có);
b) Quyền khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại và văn bản liên quan, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
3. Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì người giải quyết khiếu nại lần hai căn cứ vào kết luận nội dung khiếu nại để ra quyết định giải quyết khiếu nại cho từng người hoặc ra quyết định giải quyết khiếu nại kèm theo danh sách những người khiếu nại.
1. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật được quy định như sau:
a) Sau 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai hoặc không khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 10 Nghị định này;
b) Đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì sau 45 ngày, kể từ ngày ra quyết định mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai hoặc không khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật được quy định như sau:
a) Sau 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định mà người khiếu nại không khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định này;
b) Đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì sau 45 ngày, kể từ ngày ra quyết định mà người khiếu nại không khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại phải được thi hành ngay sau khi có hiệu lực pháp luật.
1. Người giải quyết khiếu nại.
2. Người khiếu nại.
3. Người bị khiếu nại.
4. Người có quyền, nghĩa vụ liên quan.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Người giải quyết khiếu nại trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan chức năng có biện pháp để bảo đảm việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; tổ chức thi hành hoặc chủ trì, phối hợp với tổ chức, cơ quan hữu quan thực hiện biện pháp nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; kiến nghị cơ quan, tổ chức khác giải quyết những vấn đề liên quan đến việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có).
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền để thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật khi được yêu cầu.
COMPLAINT AND COMPLAINT SETTLEMENT
1. When there are the grounds that the decisions and behavior of employers, organizations and individuals involved in vocational traning, sending Vietnamese employees working abroad under contract are illegal and directly infringe on the legal rights and interests of the complainants, such complainants shall make sending Vietnamese employees working abroad under contract complaint for the first time to the complaint settlers as stipulated in Clause 1, Article 15, Clause 1, Article 16, Clause 1, Article 17 of this Decree.
2. Where the complainants do not agree with the decision on complaint settlement as stipulated in Clause 1 of this Article or if exceeding the time limit specified in Article 19 of this Decree but the complaints have not settled, such complainants shall make a complaint for the second time under the following provisions:
a) For complaint about labor, the complainant shall make a complaint to the complaint settler specified in Clause 2, Article 15 of this Decree;
b) For complaint about vocational traning, the complainant shall make a complaint to the complaint settler specified in Clause 2, Article 16 of this Decree;
c) For complaint about the activity of sending Vietnamese employees working abroad under contract, the complainant shall make a complaint to the complaint settler specified in Clause 2, Article 17 of this Decree;
3. Where the complainans does not agree with decision on complaint settlement as stipulate in Clause 2 of this Article or exceeding the time limit specified in Article 27 of this Decree, the complainant has the right to make a complaint as stipulated by the Complaint Law and other relevant documents or initiate sending Vietnamese employees working abroad under contract suit a Court as stipulated under Point b, Clause 2, Article 10 of this Decree.
1. The complaint is made in the form of sending a complaint petition or making a direct complaint as provided for as follows:
a) For form of sending complaint petition, specify the content: date, month, year, name, address of the complainant; name and address of organ, organization or individual to be complained; content, reason for complaint, documents related to the content of complaint (if any) and request the settlement of complaint. The complaint petition must be signed by the complainant or must press his/her finger-print;
b) For form of direct complaint, the person receiving the complainant shall instruct the complainant to write the petition or shall write all contents of complaint as stipulated under Point a of this Clause and the complainant to sign or press his/her finger-print in the document.
2. Where some persons make a complaint about one content, follow these instructions:
a) For form of sending complaint petition, write all contents specified under Point a, Clause of this Article with the signature of complainants and appoint a representative for presentation upon requirement of the complaint settler;
b) For form of direct complaint, the competent authorities shall meet and require the representative to present the content of complaint; the complaint receiver shall record all contents of complaint as stipulated under Point a, Clause 1 of this Article and require the representative to sign or press his/her finger-print in the document.
3. Where the complaint is made through the representative, this representative must have paper to demonstrate the legality of representation and make a complaint under the provisions of this Decree.
Article 7. Statute of limitations of complaint
1. The first statute of limitations is 180 days from the date the complainant receives or knows the decision or behavior of the employer, organization or individual providing vocational training, organization or individual sending Vietnamese employees working abroad under contract complained.
2. The second statute of limitations is 30 days from the end date of time limit specified in Article 19 of this Decree or from the date of receiving the first decision on complaint settlement but the complainant has not agreed with such decision.
3. Where the complainant is unable to exercise the right to complaint in accordance with the statute of limitations specified in Clause 1 and 2 of this Article due to illness, natural disaster, sabotage, business travelling, study in remote area or other objective impediments, the duration of such impediment shall not be included in the statute of limitations.
Article 8. Withdrawal of complaint petition
1. The complainant has the right to withdraw his/her complaint petition at any time during the complaint and complaint settlement.
2. The withdrawal of complaint must be done in petition signed or pressed with finger-print of the complainant. The petition for withdrawal of complaint must be sent to the complaint settler.
3. Within 30 working days after receiving the petition for withdrawal of complaint from the complainant, the complaint settler shall issue sending Vietnamese employees working abroad under contract decision on suspending the complaint settlement and send it to the complainant.
Article 9. Complaint not eligible for handling and settlement under this Decree
1. Decision or behavior is not directly related to the legal rights and interests of the complainant.
2. The complainant has no capacity for civil acts and without legal representative.
3. The representative is not legal.
4. The complaint petition has no signature or finger-print of the complainant.
5. The statute of limitations as stipulated in Clause 1 and 2, Article 7 of this Decree is over without any reason as stipulated un Clause 3, Article 7 of this Decree.
6. There is a document of the competent authorities to notify the suspension of complaint settlement but after 30 days from the date of notice document, the complainant does not continue his/her complaint.
7. The complaint has a decision of settlement with legal effect.
8. The complaint has been handled by the Court or settled by a judgment or decision of the Court, except for decision on suspension of case settlement from the Court.
Section 2. RIGHTS AND OBLIGATIONS OF THE COMPLAINANT, COMPLAINEE, LAWYER, LEGAL AID AND LEGAL ASSISTANT
Article 10. Rights and obligations of the complainant
1. The complainant has the following rights:
a) Makes a complaint by himself/herself or authorizes another person to make a complaint;
b) Joins the dialogue or authorizes a legal representative to joint the dialogue;
c) Knows, reads, duplicates or copies documents or evidences which the complaint settler has collected for complaint settlement except for information and documents of state secret or secret of the complainee as prescribed by law;
d) Requests relevant individuals, organs or organizations that are keeping and managing information and documents related the content of complaint to provide the content of such information and documents except for information and documents of state secret or secret of the complainee as prescribed by law;
dd) Requests the complaint settler to apply urgent measures to prevent potential consequence due to the enforcement of complained decision or bahavior.
e) Presents evidence of complaint and explains his/her opinions about such evidence;
g) Is restored his/her legal rights or interests that have been infringed due to the enforcement of complained decision or bahavior.
h) Is compensated for damages as prescribed by law;
i) Withdraws his/her complaint as stipulated in Article 8 of this Decree;
k) Make a second complaint;
l) Initiates a suit at the Court as stipulated in Clause 2 of this Article.
2. Right to initiate a suit at the Court:
a) The complainant has the right to initiate a suit at the Court as prescribed by the Civil Procedure Law in the following cases:
- When there are the grounds that the decision or behavior of the employer, organization or individual involved in vocational traning; organization or individual sending Vietnamese employees working abroad under contract is illegal and directly infringes to the complainant’s legal rights and interests.
- The complainant does not agree with the first decision on complaint settlement as stipulated in Article 22 of this Decree;
- The time limit specified in Article 19 of this Decree is over but the first complaint has not been settled.
b) The complainant has the right to initiate a suit at the Court under the provisions of the Administrative Procedure Law in the following cases:
The complainant does not agree with the second decision on complaint settlement as stipulated in Article 30 of this Decree;
The time limit specified in Article 27 of this Decree is over but the second complaint has not been settled.
3. The complainant has the following obligations:
a) Makes a complaint as per the order and procedures specified in this Decree;
b) Honestly presents the case and gives evidence of the complaint; provides relevant information and documents to the complaint settler; takes responsibility before law for the presented contents and supply of such information and documents;
c) Strictly comply with the decision on complaint settlement with legal effect.
4. The complainant shall exercise his/her rights and obligations as prescribed by law.
Article 11. Rights and obligations of the complainee
1. The complainee has the following rights:
a) Gives evidence of legality of complained decision or behavior;
b) Knows, reads, duplicates documents or copies evidence which the second complaint settler has collected for complaint settlement except for information and documents of state secret or secret of the complainee as prescribed by law;
c) Requests the relevant individuals, organs and organizations that are storing and managing information and documents related to the content of complaint to provide such information and documents within 05 working days, from the date of request and deliver them to the second complaint settler for complaint settlement except for information and documents of state secret or secret of the complainee as prescribed by law;
d) Receives the second decision on complaint settlement.
2. The complainee has the following obligations:
a) Carries out the first complaint settlement under the authority specified in Clause 1, Article 15, Clause 1, Article 16, Clause 1, Article 17 of this Decree;
b) Joins the dialogue or authorizes a legal representative to joint the dialogue;
c) Abides by the decision on verifying the content of complaint of individual or organ with authority to settle the complaint for the second time;
d) Provides information and documents related to the content of complaint within 05 working days after the request of the person with authority to settle the complaint for the second time.
dd) Makes explanation about the legality and properness of decision or beavior upon requirement from the person with authority to settle the complaint for the second time.
e) Strictly comply with the decision on complaint settlement with legal effect.
3. The complainee shall exercise his/her rights and obligations as prescribed by law.
Article 12. Rights and obligations of the first complaint settler
1. The first complaint settler has the following rights:
a) Requires the complainant and other persons related to the complaint to provide information, documents and evidence within 05 days from the requirement date as basis for complaint settlement;
b) Decides the application and cancellation of urgent measures as stipulated in Article 25 of this Decree.
2. The first complaint settler has the following obligations:
a) Receives the complaint and give a written notice of the handling of complaint settlement to individual, organ or organization under the provisions in Article 18 of this Decree;
b) Settles the complaint related to his/her complained decision or behavior;
c) Organizes dialogue with the complainant and relevant organ, organization and individual;
d) Sends the decision on complaint settlement to the relevant organ, organization and individual as stipulated in Article 23 of this Decree;
dd) Takes responsibility before law for his/her complaint settlement;
e) Provides information, documents and evidence related to the content of complaint upon the complainant’s request;
g) Provides dossier of complaint settlement upon the requirement of the second complaint settler or the Court.
3. The first complaint settler shall exercise other rights and obligations as prescribed by law.
Article 13. Rights and obligations of the second complaint settler
1. The second complaint settler has the following rights:
a) Requires the complainant, complainee and relevant organization, organ and individual to provide information, documents and evidence within 05 working days from the date of requirement as a basis for complaint settlement;
b) Decides the application and cancellation of urgent measures as stipulated in Article 25 of this Decree.
c) Holds an inspection as a basis for complaint settlement.
2. The second complaint settler has the following obligations:
a) Receives, handles and prepares dossier of complaint under his/her settlement authority;
b) Checks and verifies the content of complaint;
c) Organizes dialogue between the complainant, complainee and other relevant organs, organizations and individual;
d) Issues decision and announces decision on complaint settlement;
dd) Provides information and documents related to the content of complaint upon request from the complainant or complainee;
e) Provides information and documents related to the content of complaint and dossier of complaint settlement for the second time upon requirement from the Court.
3. The second complaint settler shall exercise other rights and obligations as prescribed by law.
Article 14. Rights and obligations of lawyer, legal aid and legal assistant
1. The lawyer, legal aid and legal assistant have the following rights:
a) Participate in the course of complaint settlement as requested by the complainant;
b) Exercise the complainant’s rights and obligations upon being authorized.
c) Verify and collect evidence related to the content of complaint as requested by the complainant and provides evidence to the complaint settler;
d) Study dossier of case, duplicate or copy documents and evidence related to the content of complaint to protect the complainant’s legal rights and interests except for information and documents of state secret or secret of the complainee as prescribed by law;
2. The lawyer, legal aid and legal assistant have the following obligations:
a) Present lawyer card, legal aid card and legal assistant card and assignment decision on legal assistance, request for legal assistance or power-of-attorney of the complainant;
b) Properly exercise the content and scope authorized by the complainant.
3. The lawyer, legal aid and legal assistant shall exercise other rights and obligations as prescribed by law.
Section 3: AUTHORITY TO SETTLE COMPLAINT
Article 15. Authority to settle labor complaint
1. The employer has the authority to settle the complaint for the first time for his/her complained decision or behavior.
2. Chief Inspector of Department of Labour - Invalids and Social Affairs where the employer’s head office is located has the authority to settle the complaint for the second time for labor complaint when the complainant does not agree with the first decision on complaint settlement as stipulated in Clause 1 of this Article or at the end of time limit specified in Article 19 of this Decree but the complaint has not been settled.
Article 16. Authority to settle vocational traning complaint
1. The head of vocational training establishment has the authority to settle the complaint for the first time for his/her complained decision or behavior.
2. Director of Department of Labour - Invalids and Social Affairs where the head office of vocational training establishment is located has the authority to settle the complaint for the second time for vocational training complaint when the complainant does not agree with the first decision on complaint settlement as stipulated in Clause 1 of this Article or at the end of time limit specified in Article 19 of this Decree but the complaint has not been settled.
Article 17. Authority to settle complaint about activity of sending Vietnamese employees working abroad under contract
1. The head of organization sending Vietnamese employees working abroad under contract has the authority to settle complaint for the first time for his/her complained decision or behavior.
2. The Director of Department of Overseas Labor has the authority to settle complaint for the second time for complaint about sending Vietnamese employees working abroad under contract when the complainant does not agree with the first decision on complaint settlement as stipulated in Clause 1 of this Article or at the end of time limit specified in Article 19 of this Decree but the complaint has not been settled.
Section 4: ORDER, PROCEDURES AND TIME LIMIT FOR FIRST COMPLAINT SETTLEMENT
Article 18. Handling of first complaint settlement
1. Handling of complaint settlement about labor
a) Within 07 working days after receiving the complaint under the settlement authority, the first complaint settler shall handle the complaint settlement and notify in writing of the handling of complaint settlement to the complainant and the Chief Inspector of Department of Labour - Invalids and Social Affairs where the employer’s head office is located;
b) Where the complaints are transferred from other organizations, organs or individuals, in addition to giving a notice as specified under Point a of this Clause, the first complaint settler must notify in writing of the handling of complaint settlement to the organizations, organs or individuals that have transferred such complaints.
2. Handling of complaint settlement about vocational traning
a) Within 07 working days after receiving the complaint under the settlement authority, the first complaint settler shall handle the complaint settlement and notify in writing of the handling of complaint settlement to the complainant and the Director of Department of Labour - Invalids and Social Affairs where the employer’s head office is located;
b) Where the complaints are transferred from other organizations, organs or individuals, in addition to notice as specified under Point a of this Clause, the first complaint settler must notify in writing of the handling of complaint settlement to the organizations, organs or individuals that have transferred such complaints.
3. Handling of complaint settlement about activity of sending Vietnamese employees working abroad under contract
a) Within 07 working days after receiving the complaint under the settlement authority, the first complaint settler shall handle the complaint settlement and notify in writing of the handling of complaint settlement to the complainant and the Director of Department of Overseas Labor;
b) Where the complaints are transferred from other organizations, organs or individuals, in addition to notice as specified under Point a of this Clause, the first complaint settler must notify in writing of the handling of complaint settlement to the organizations, organs or individuals that have transferred such complaints.
4. When handling the complaint settlement, the person having the authority to settle the complaint must issue a decision on handling of complaint settlement.
Article 19. Time limit for first complaint settlement
1. The time limit for first complaint settlement shall not exceed 30 and 45 days for complex cases days from the handling day.
2. The time limit for first complaint settlement shall not exceed 45 and 60 days for complex cases days from the handling day in remote areas.
Article 20. Checking and verification of content of first complaint
1. Within the time limit specified in Article 19 of this Decree, the first complaint settler shall check and verify the content of complaint by himself/herself or require the professional division to do so.
2. The checking and verification of content of complaint must ensure the objectiveness, accuracy and timeliness.
3. The person responsible for checking and verifying the content of complaint has the following rights and obligations:
a) Requires the complainant and relevant organization, organ and individual to provide information, documents and evidence of content of complaint;
b) Requires the complainant and relevant organization, organ and individual to explain in writing the content of complaint;
c) Summons the complainant and relevant organization, organ and individual;
d) Holds an inspection as a basis for complaint settlement.
dd) Conducts other measures of checking and verification as prescribed by law;
e) Makes a report on result of checking and verification and takes responsibility for the result of verification.
4. The result of checking and verification includes the following main contents:
a) Subject of checking and verification;
b) Time of checking and verification;
c) Person carrying out the checking and verification;
d) Contents of of checking and verification;
dd) Result of of checking and verification;
e) Conclusion and recommendation of complaint settlement;
g) Other contents (if any)
Article 21. Organization of first dialogue
1. During the course of first complaint settlement, if the request of the complainant and the result of checking and verification are still different, the complainant must meet and talk with the complainant, the person having relevant rights and obligations and other organizations, organs and individuals to clarify the contents of complaint and requirement the complainant and solution to complaint settlement. The dialogue must be conducted publicly and democratically.
2. During the dialogue, the complaint settler shall specify the content of dialogue, result of checking and verification of content of complaint. The persons participating in the dialogue have the right to express their opinions and give evidence related to the complaint and their requirements.
3. The dialogue must be recorded. The record must have the opinions of the participants, result of dialogue with signatures and finger-prints of participants. The record of dialogue shall be kept in the dossier of complaint settlement.
4. The result of dialogue is one of the ground for complaint settlement.
Article 22. Decision on the first complaint settlement
1. The first complaint settler must issue a decision on complaint settlement.
2. The decision on the first complaint settlement must have the following main contents:
a) Date, month and year of decision;
b) Name and address of complainant and complainee;
c) Content of complaint;
d) Result of checking and verification of content of complaint;
dd) Result of dialogue (if any);
e) Legal grounds for complaint settlement;
g) Conclusion of content of complaint and specific settlement of problem in the content of complaint;
h) Compensation for damage for the victim (if any);
i) Right to second complaint and right to initiate a suit at the Court.
3. Where some persons make a complaint about the same content, the first complaint settler shall, based on the conclusion of content of complaint, issue a decision on complaint settlement for each person or issue a decision on complaint settlement enclosed with the list of complainants.
Article 23. Sending the decision on the first complaint settlement
1. Within 03 working days from the date of decision on complaint settlement, the first complaint settler is responsible for sending the decision on complaint settlement under the following provisions:
a) For a decision on complaint settlement related to labor: Send it to the complainant, Chief Inspector of Department of Labour - Invalids and Social Affairs where the complained employer’s head office is located;
b) For a decision on complaint settlement related to vocational traning: Send it to the complainant, Director of Department of Labour - Invalids and Social Affairs where the complained vocational traning establishment’s head office is located;
c) For a decision on activitiy of sending Vietnamese employees working abroad under contract : Send it to the complainant and the Director of Department of Overseas Labor.
2. Where the complaints are transferred from other organizations, organs or individuals, in addition to sending the decision on complaint settlement as stipulated in Clause of this Article, the complaint settler must send the decision on complaint settlement to the organizations, organs or individuals that have transferred such complaints.
Article 24. Dossier of first complaint settlement
1. The complaint settlement must be documented. The dossier of complaint settlement includes:
a) Complaint petition or document recording the content of complaint;
b) Notice of handling of complaint settlement;
c) Decision on handling of complaint settlement;
d) Documents and evidence collected during the course of complaint settlement;
dd) Report on result of checking and verification of content of complaint;
e) Result of inspection (if any);
g) Record of dialogue (if any);
h) Decision on complaint settlement;
i) Other relevant documents.
2. The dossier of complaint settlement must be numbered in the order of time and stored in accordance with regulation of law.
3. The dossier of complaint settlement specified in Clause 1 of this Article shall be transferred to the person having the authority to settle the complaint for the second time or a Court upon requirement.
Article 25. Application of urgent measures
During the course of complaint settlement, if seeing that the enforcement of complained decision or behavior shall cause irremediable consequences, the complaint settler shall issue a decision on suspending the enforcement of such decision or behavior. The duration of suspension shall not exceed the remaining time of the time limit for complaint settlement. The suspension decision must be sent to the complainant, the persons having relevant rights and obligations and other persons responsible for execution. When seeing that the reason for suspension is no longer valid, the complaint settler must cancel such suspension decision immediately.
Section 5: ORDER AND PROCEDURES FOR SECOND COMPLAINT SETTLEMENT
Article 26. Handling of second complaint settlement
1. Within 07 working days after receiving the complaint under the settlement authority, the second complaint settler shall handle the complaint settlement and notify in writing of the handling of complaint
2. Where the complaints are transferred from other organizations, organs or individuals, in addition to giving a notice as specified in Clause 1 of this Article, the second complaint settler must notify in writing of the handling of complaint settlement to the organizations, organs or individuals that have transferred such complaints.
3. State the reasons in case of failure to handle the case.
Article 27. Time limit for second complaint settlement
1. The time limit for second complaint settlement shall not exceed 30 and 45 days for complex cases days from the handling day.
2. The time limit for second complaint settlement shall not exceed 45 and 60 days for complex cases days from the handling day in remote areas.
Article 28. Checking and verification of content of second complaint
1. Within the time limit specified in Article 27 of this Decree, the second complaint settler shall check and verify the content of complaint by himself/herself or require the professional division to do so. The checking and verification of content of complaint shall comply with the provisions in Clause 2, 3 and 4, Article 20 of this Decree.
2. In addition to the rights and obligations of the person responsible for checking and verification of contents of complaint specified in Clause 3, Article 20 of this Decree, the person responsible for checking and verification of contents of second complaint has the rights and obligations to require the complainee to provide information, documents and evidence of the content of complaint and explain in writing the content of complaint.
Article 29. Organization of second dialogue
1. During the course of second settlement of complaint, if deemed necessary, the complaint settler shall organize a dialogue between the complainant, complainee, persons having relevant rights and obligations and relevant organizations and individuals.
2. The organization of second dialogue shall comply with the provisions in Article 21 of this Decree.
Article 30. Decision on the second complaint settlement
1. The second complaint settler shall issue a decision on complaint settlement.
2. In addition to the content specified in Clause 2, Article 22 of this Decree, the decision on the second complaint settlement must have the following contents:
a) The result of complaint settlement of the first complaint settler (if any);
b) The right to complaint under the provisions of the Complaint Law and other relevant documents and the right to initiate a suit of administrative cases at the Court.
3. Where some persons make a complaint about the same content, the second complaint settler shall, based on the conclusion of content of complaint, issue a decision on complaint settlement for each person or issue a decision on complaint settlement enclosed with the list of complainants.
Article 31. Sending the decision on the second complaint settlement
Within 03 working days from the date of decision on complaint settlement, the second complaint settler is responsible for sending the decision on complaint settlement to the complainant, complainee, person having relevant rights and obligations, organizations, organs or individuals transferring the complaint.
Article 32. Dossier of second complaint settlement
The dossier of second complaint settlement is prepared as stipulated in Article 24 of this Decree including the dossier of first complaint settlement (if any).
Section 6. DECISION ON COMPLAINT SETTLEMENT WITH LEGAL EFFECT AND ENFORCEMENT
Article 33. Decision on complaint settlement with legal effect
1. The decision on the first complaint settlement takes legal effect with the following provisions:
a) After 30 days from the date of decision but the complainant does not make a second complaint or not initiate a suit at the Court as stipulated under Point a, Clause 2, Article 10 of this Decree;
b) After 45 days for remote areas from the date of decision but the complainant does not make a second complaint or not initiate a suit at the Court as stipulated under Point a, Clause 2, Article 10 of this Decree;
2. The decision on the second complaint settlement takes legal effect with the following provisions:
a) After 30 days from the date of decision but the complainant does not initiate a suit at the Court as stipulated under Point b, Clause 2, Article 10 of this Decree;
b) After 45 days for remote areas from the date of decision but the complainant does not initiate a suit at the Court as stipulated under Point b, Clause 2, Article 10 of this Decree;
3. The decision on complaint settlement must be enforced right after its legal effect.
Article 34. Persons having obligations and responsibilities for implementation of decision on complaint settlement with legal effect
1. Complaint settler.
2. Complainant.
3. Complainee.
4. Persons having relevant rights and obligations.
5. Relevant organs, organizations and individuals.
Article 35. Enforcement of decision on complaint settlement with legal effect
1. The complaint settlers within their duty and power is responsible for directing organs, organizations and individuals under their management to enforce the decision on complaint settlement with legal effect. In case of necessity, the complaint settlers may request the competent authorities to take measures to ensure the enforcement of decision on complaint settlement with legal effect; hold the enforcement or take charge and coordinate with the relevant organizations and organs to take measures in order to restore the complainant’s legal rights and interests; request other organizations and organs to settle the issues related the enforcement of decision on complaint settlement (if any).
2. Within their duties and power, the relevant organs, organizations and individuals must comply with the decision of the competent authorities to enforce the decision on complaint settlement with legal effect; coordinate with the competent organs, organizations and individuals in enforcement of decision on complaint settlement with legal effect.