Chương 3 Nghị định 117/2010/NĐ-CP: Ban quản lý; hạt kiểm lâm; trung tâm cứu hộ, bảo tồn, phát triển sinh vật trong khu rừng đặc dụng; vùng đệm
Số hiệu: | 117/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 24/12/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2011 |
Ngày công báo: | 09/01/2011 | Số công báo: | Từ số 29 đến số 30 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Ban quản lý khu rừng đặc dụng được thành lập ở vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài, sinh cảnh có diện tích trên 5.000 ha.
2. Trường hợp trên địa bàn cấp tỉnh có nhiều khu rừng đặc dụng không đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 của Điều này mà chưa thành lập Ban quản lý thì thành lập một Ban quản lý chung.
3. Trường hợp trên địa bàn cấp tỉnh có một khu rừng đặc dụng không đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 của Điều này mà đã có Ban quản lý thì tiếp tục duy trì hoạt động, nếu chưa thành lập Ban quản lý thì giao cho cơ quan kiểm lâm quản lý.
4. Ban quản lý các khu di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng, các tổ chức khoa học, đào tạo về lâm nghiệp được Nhà nước giao quản lý các khu rừng cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học có trách nhiệm tổ chức quản lý khu rừng đó, không thành lập Ban quản lý khu rừng đặc dụng.
1. Ban quản lý rừng đặc dụng được thành lập theo quy định tại Điều 50 của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Điều 44 của Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các quy định có liên quan của Nhà nước.
2. Các khu rừng đặc dụng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập bao gồm cả hợp phần bảo tồn biển, đất ngập nước nội địa thì Ban quản lý khu rừng đặc dụng đó tiếp tục quản lý hợp phần bảo tồn biển, đất ngập nước nội địa mà không phải thành lập Ban quản lý khu bảo tồn biển hoặc Ban quản lý khu bảo tồn vùng đất ngập nước nội địa mới.
3. Thẩm quyền thành lập Ban quản lý khu rừng đặc dụng
a) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập Ban quản lý khu rừng đặc dụng do Bộ trực tiếp tổ chức quản lý.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Ban quản lý khu rừng đặc dụng do địa phương quản lý.
1. Ban quản lý khu rừng đặc dụng có Giám đốc và các Phó giám đốc.
Đối với khu rừng đặc dụng có Hạt Kiểm lâm thì Giám đốc Ban quản lý đồng thời là Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm.
2. Tùy theo điều kiện cụ thể, khu rừng đặc dụng được tổ chức tối đa các đơn vị:
a) Hạt Kiểm lâm;
b) Phòng Tổ chức, Hành chính;
c) Phòng Kế hoạch, Tài chính;
d) Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế;
đ) Phòng Bảo tồn biển, đất ngập nước đối với khu rừng đặc dụng có hợp phần bảo tồn biển, đất ngập nước nội địa;
e) Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ môi trường rừng;
g) Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật.
3. Biên chế công chức của Ban quản lý khu rừng đặc dụng thực hiện theo quy định của pháp luật.
Ban quản lý khu rừng đặc dụng được chủ động thực hiện chế độ hợp đồng lao động theo quy định hiện hành của Nhà nước, trong đó ưu tiên tiếp nhận lao động là người địa phương. Lương hợp đồng được Nhà nước chi trả theo chế độ hiện hành.
1. Giải thể Ban quản lý trong các trường hợp sau:
a) Khu rừng đặc dụng được chuyển loại quy định tại Điều 15 của Nghị định này thành khu rừng thực nghiệm, nghiên cứu khoa học.
b) Sau khi điều chỉnh khu rừng đặc dụng quy định tại Điều 17 của Nghị định này mà phần còn lại của khu rừng đó không còn đáp ứng tiêu chí quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
c) Chuyển toàn bộ hoặc chuyển một phần khu rừng đặc dụng sang mục đích sử dụng khác theo quy định tại Điều 18 mà phần còn lại của khu rừng đó không còn đáp ứng tiêu chí quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
2. Cơ quan quyết định thành lập khu rừng đặc dụng quy định tại Điều 13 của Nghị định này là cơ quan thẩm quyền quyết định giải thể Ban quản lý khu rừng đặc dụng và tổ chức giải quyết các vấn đề sau giải thể theo quy định của pháp luật.
1. Thành lập Hạt Kiểm lâm tại vườn quốc gia; đối với khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài, sinh cảnh có diện tích từ 15.000 héc-ta trở lên.
2. Thẩm quyền thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng do địa phương quản lý sau khi có văn bản thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Biên chế Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng thuộc biên chế công chức nhà nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng theo quy định hiện hành với định biên tối đa 500 ha rừng đặc dụng có 01 công chức kiểm lâm.
4. Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập chịu sự quản lý nghiệp vụ, trang, thiết bị chuyên ngành của Cục Kiểm lâm; Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập chịu sự quản lý nghiệp vụ, trang, thiết bị chuyên ngành của Chi cục Kiểm lâm.
1. Giải thể Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng khi đã giải thể Ban quản lý khu rừng đặc dụng đó.
2. Cơ quan quyết định thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng quy định tại Khoản 2, Điều 28 của Nghị định này là cơ quan thẩm quyền quyết định giải thể Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng và tổ chức giải quyết các vấn đề sau giải thể theo quy định của pháp luật.
1. Trong các Vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài, sinh cảnh, Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật chỉ được đặt tại phân khu hành chính, dịch vụ.
2. Thành lập, giải thể các Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
1. Tiếp nhận, cứu hộ các loài bản địa hoặc các loài phù hợp với sinh cảnh tự nhiên của khu rừng đặc dụng hoặc các loài được phép nghiên cứu khoa học trong đề tài do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nuôi cứu hộ, nuôi bán hoang dã nhằm mục đích tái thả sinh vật về môi trường tự nhiên và phục vụ nghiên cứu khoa học.
3. Nghiên cứu, duy trì giống gốc, cung cấp nguồn giống cho phát triển gây nuôi theo quy định hiện hành của Nhà nước.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, quy định cụ thể về tổ chức, hoạt động cứu hộ, nghiên cứu phát triển sinh vật; tái thả động vật sau cứu hộ; cung ứng nguồn giống cho phát triển gây nuôi.
1. Phạm vi vùng đệm gồm khu vực rừng, đất có dân cư sinh sống, đất ngập nước, khu vực biển tiếp giáp ranh giới ngoài hoặc nằm trong phạm vi ranh giới khu rừng đặc dụng, có chức năng ngăn chặn, giảm nhẹ sự xâm hại đối với khu rừng đặc dụng bằng các biện pháp quản lý, bảo tồn gắn với các hoạt động nâng cao sinh kế cho cộng đồng dân cư và phát triển kinh tế xã hội bền vững.
2. Vùng đệm được xác định đồng thời với việc lập dự án thành lập khu rừng đặc dụng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể về tiêu chí xác định vùng đệm.
3. Phạm vi ranh giới của vùng đệm phải được xác định rõ trên bản đồ và thực địa.
4. Vùng đệm được quy hoạch sử dụng tài nguyên, đất đai phù hợp với mục tiêu ngăn chặn, giảm nhẹ sự xâm hại đối với khu rừng đặc dụng, đồng thời nâng cao sinh kế cho cộng đồng dân cư và phát triển kinh tế xã hội bền vững.
1. Dự án đầu tư vùng đệm được quản lý phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư.
2. Ban quản lý khu rừng đặc dụng và các tổ chức được giao quản lý khu rừng đặc dụng lập dự án và là chủ đầu tư dự án đầu tư vùng đệm phù hợp với quy định của pháp luật.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện trách nhiệm như sau:
a) Tuyên truyền, vận động nhân dân trong vùng đệm thực hiện các biện pháp ngăn chặn xâm hại vào khu rừng đặc dụng.
b) Quản lý, sử dụng tài nguyên rừng đúng quy định hiện hành của Nhà nước và quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng được duyệt.
c) Phối hợp với Ban quản lý khu rừng đặc dụng tổ chức triển khai thực hiện dự án đầu tư vùng đệm.
2. Ban quản lý khu rừng đặc dụng có trách nhiệm
a) Tổ chức các biện pháp thu hút cộng đồng dân cư vùng đệm tham gia quản lý khu rừng đặc dụng và thực hiện dự án đầu tư vùng đệm.
b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã lập và tổ chức thực hiện dự án đầu tư vùng đệm.
3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hoặc có các hoạt động trong vùng đệm có trách nhiệm, quyền tham gia thực hiện, phối hợp quản lý dự án đầu tư vùng đệm.
MANAGEMENT UNITS; RANGER UNITS; AND WILDLIFE RESCUE, CONSERVATION AND DEVELOPMENT CENTERS IN SPECIAL-USE FORESTS; BUFFER ZONES
Section 1. SPECIAL-USE FOREST MANAGEMENT UNITS
Article 24. Conditions for establishing a special-use forest management unit
1. A special-use forest management unit may be established for a national park, nature reserve or species/habitat conservation zone of over 5,000 ha.
2. For a provincial-level locality with many special-use forests without a management unit which fail to satisfy the conditions specified in Clause 1 of this Article, a common management unit shall be established.
3. For a provincial-level locality with one special-use forest with an operating management unit which fails to satisfy the conditions specified in Clause 1 of this Article, this management unit may continue operation. If having no management unit, this forest shall be assigned to a ranger unit for management.
4. Management units of historical-cultural
relics and scenic places and forestry scientific and training institutions assigned by the State to manage landscape forests and scientific research and experimentation forests shall themselves manage such forests without establishing special-use forest management units.
Article 25. Establishment of a special-use forest management unit
1. A special-use forest management unit shall be established under Article 50 of the Law on Forest Protection and Development, Article 44 of the Government's Decree No. 23/2006/ND-CP, on implementation of the Law on Forest Protection and Development, and relevant state regulations.
2. For special-use forests already established under decisions of competent state agencies which embrace also sea or wetland conservation components, their management units shall continue managing such components without establishing new management units for sea or wetland conservation components.
3. Competence to establish special-use forest management units
a/ The Minister of Agriculture and Rural Development may establish management units of special-use forests under its management;
b/ Provincial-level People's Committee chairpersons may establish management units of locally managed special-use forests.
Article 26. Organizational structure of a special-use forest management unit
1. A special-use forest management unit has a director and deputy directors.
For a special-use forest with a ranger unit, the director of its management unit shall concurrently act as the head of the ranger unit.
2. Depending on the specific conditions of each special-use forest, the following units may be organized:
a/ A ranger unit;
b/ The organization-administrative division;
c/ The finance-planning division;
d/ The science and international cooperation division;
e/ The division for sea and wetland conservation, for special-use forests with sea and inland wetland conservation components;
f/ The environmental education and forest environmental service center;
g/ The rescue, conservation and development center.
3. The payroll of a special-use forest management unit complies with law.
A special-use forest management unit may employ contractual laborers under current state regulations, giving priority to local laborers. Contractual salaries shall be paid by the State under current regulations.
Article 27. Dissolution of a special-use forest management unit
1. A special-use forest management unit shall be dissolved in the following cases:
a/ The special-use forest zone is transformed under Article 15 of this Decree into a scientific research and experimentation forest zone;
b/ After being adjusted under Article 17 of this Decree, the special-use forest zone no longer satisfies the criteria specified in Article 5 of this Decree;
c/ After being wholly or partly changed for other use purposes under Article 18, the special-use forest zone no longer satisfies the criteria specified in Article 5 of this Decree.
2. Agencies which establish special-use forests defined in Article 13 of this Decree have the competence to dissolve special-use forest management units and shall settle post-dissolution matters under law.
Section 2. SPECIAL-USE FOREST RANGER UNITS
Article 28. Establishment of special-use forest ranger units
1. Ranger units shall be established for national parks, nature reserves or species/habitat conservation zones of 15,000 ha or more in area.
2. Competence to establish special-use forest ranger units
a/ The Ministry of Agriculture and Rural Development may establish ranger units for special-use forests under its management;
b/ Provincial-level People's Committees may establish ranger units for locally managed special-use forests after obtaining the written agreement of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
3. The payroll of a special-use forest ranger unit is included in the state employee payroll assigned by a competent state agency to the special-use forest management unit under current regulations, with no more than 1 ranger officer per 500 ha of special-use forest.
4. Special-use forest ranger units established under decisions of the Ministry of Agriculture and Rural Development have their professional operations and equipment managed by the Ranger Department. Special-use forest ranger units established under decisions of provincial-level People's Committees have their professional operations and equipment managed by provincial-level Ranger Departments.
Article 29. Dissolution of special-use forest ranger units
1. The ranger unit of a special-use forest zone shall be dissolved when the management unit of such zone is dissolved.
2. Agencies which establish special-use forest ranger units defined in Clause 2, Article 28 of this Decree have the competence to dissolve special-use forest ranger units and shall settle post-dissolution matters under law.
Section 3. WILDLIFE RESCUE, CONSERVATION AND DEVELOPMENT CENTERS IN SPECIAL-USE FORESTS
Article 30. Establishment and dissolution conditions
In national parks, nature serves and species/habitat conservation zones, wildlife rescue, conservation and development centers may be located only in service-administrative sub-zones.
Rescue, conservation and development centers shall be established and dissolved under current state regulations.
Article 31. Functions and tasks
1. To receive and salvage indigenous species or species suitable to natural habitats of special-use forests or species permitted for scientific research under approved projects.
2. To conduct salvage and semi-wild rearing for releasing organisms into their natural habitats and for scientific research,
3. To research and maintain prototype varieties and breeds and supply breeds and varieties for breeding development undercurrent state regulations.
4. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall guide and specify rescue and development research of organisms; release of rescued animals; and supply of varieties and breeds for breeding development.
Article 32. Identification of buffer zones
1. A buffer zone embraces the inhabited forest and land area, submerged land and sea area adjacent to the outside boundary or within the boundary of a special-use forest zone, which functions to prevent and mitigate encroachment upon the zone through managerial and conservation measures combined with activities to improve livelihood for communities, and sustainable socio-economic development.
2. A buffer zone shall be identified simultaneously with the formulation of the special-use forest zone establishment project. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall specify criteria for identifying a buffer zone.
3. A buffer zone's boundary must be clearly delineated on the map and in the field.
4. A buffer zone shall be planned with natural resources and land for preventing and mitigating encroachment upon the special-use forest zone and concurrently improving livelihood for communities, and sustainable socio-economic development.
Article 33. Investment projects in buffer zones
1. Investment projects in buffer zones shall be managed under the law on investment project management.
2. Special-use forest management units and organizations assigned to manage special-use forests shall formulate investment projects in buffer zones and act as their investors under law.
Article 34. Buffer zone management responsibilities
1. Provincial-level People's Committees shall direct district- and commune-level People's Committees in:
a/ Mobilizing people in buffer zones to take measures to prevent encroachment upon special-use forests;
b/ Managing and using forest resources under state current regulations and approved forest protection and development plans;
c/ Coordinating with special-use forest management units to implement investment projects in buffer zones.
2. Special-use forest management units shall:
a/ Involve communities in buffer zones in managing special-use forests and implementing investment projects in buffer zones;
b/ Coordinating with commune-level People's Committees in formulating and implementing investment projects in buffer zones.
3. Organizations, households, individuals and communities that reside or carry out activities in buffer zones have the responsibility and right to join in implementing and managing investment projects in buffer zones.