Chương 4 Nghị định 110/2004/NĐ-CP: Quản lý Nhà nước về công tác văn thư
Số hiệu: | 110/2004/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 08/04/2004 | Ngày hiệu lực: | 02/05/2004 |
Ngày công báo: | 17/04/2004 | Số công báo: | Số 9 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
05/03/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nội dung quản lý nhà nước về công tác văn thư bao gồm:
1. Xây dựng, ban hành và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác văn thư;
2. Quản lý thống nhất về nghiệp vụ công tác văn thư;
3. Quản lý nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác văn thư;
4. Quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức văn thư; quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong công tác văn thư;
5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về công tác văn thư;
6. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác văn thư;
7. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn thư.
1. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác văn thư theo những nội dung quy định tại Điều 27 của Nghị định này.
Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện quản lý nhà nước về công tác văn thư.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
a) Căn cứ quy định của pháp luật, ban hành và hướng dẫn thực hiện các chế độ, quy định về công tác văn thư;
b) Kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về công tác văn thư đối với các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của mình; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về công tác văn thư theo thẩm quyền;
c) Tổ chức, chỉ đạo việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác văn thư;
d) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức văn thư; quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong công tác văn thư;
đ) Tổ chức sơ kết, tổng kết về công tác văn thư trong phạm vi ngành, lĩnh vực và địa phương.
1. Căn cứ khối lượng công việc, các cơ quan, tổ chức phải thành lập phòng, tổ văn thư hoặc bố trí người làm văn thư (sau đây gọi chung là văn thư cơ quan).
2. Văn thư cơ quan có những nhiệm vụ cụ thể sau:
a) Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến;
b) Trình, chuyển giao văn bản đến cho các đơn vị, cá nhân;
c) Giúp Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính hoặc người được giao trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến;
d) Tiếp nhận các dự thảo văn bản trình người có thẩm quyền xem xét, duyệt, ký ban hành;
đ) Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày; ghi số và ngày, tháng; đóng dấu mức độ khẩn, mật;
e) Đăng ký, làm thủ tục phát hành, chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi;
g) Sắp xếp, bảo quản và phục vụ việc tra cứu, sử dụng bản lưu;
h) Quản lý sổ sách và cơ sở dữ liệu đăng ký, quản lý văn bản; làm thủ tục cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường cho cán bộ, công chức, viên chức;
i) Bảo quản, sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức và các loại con dấu khác.
STATE MANAGEMENT OVER WORK OF RECORDS AND ARCHIVES
Article 27. Content of state management over work of records and archives
The content of state management over work of records and archives includes:
1. Developing, issuing, directing and guiding the implementation of legal normative documents on work of records and archives;
2. Uniformly managing the operation of work of records and archives;
3. Managing scientific research and scientific and technological application in work of records and archives;
4. Managing the training and retraining to cadres, public servants and officers performing work of records and archives; managing the emulation and commendation in work of records and archives;
5. Carrying out the inspection, examination and settlement of complaints, denunciations and handling of law violation on work of records and archives;
6. Organizing preliminary and final summary of work of records and archives;
7. Carrying out the international cooperation in the field of records and archives;
Article 28. Responsibility for management over work of records and archives
1. The Ministry of Home Affairs shall take responsibility before the Government for state management over the work of records and archives in accordance with the provisions specified in Article 27 of this Decree.
The State Records Management and Archives Department of Vietnam shall assist the Minister of Home Affairs in implementation of state management over the work of records and archives;
2. Within their duties and powers, the Ministries, ministerial-level organs, governmental organs, central organs of political organizations, social-political organizations, social organizations, occupational-social organizations, economic organizations and People’s Committees at all levels shall:
a) Based on regulations of law, issue and guide the implementation of regulations on work of records and archives;
b) Inspect the compliance with regulations on work of records and archives of organs or organizations under their management; deal with complaints, denunciations and handle law violation regarding the work of records and archives;
c) Organize and direct the scientific and technological research and application to the work of records and archives;
d) Organize the training and retraining to cadres, public servants and officers performing work of records and archives; manage the emulation and commendation in work of records and archives;
dd) Organize the preliminary and final summary of work of records and archives within sectors, fields and localities;
Article 29. Organization and duties of record and archive section of organ or organization
1. Based on the volume of work, the organs or organizations should establish their record and archive section or group or arrange persons to perform the work of records and archives (hereafter referred to as record and archive section of organ);
2. The record and archive section of organ has the following duties:
a) Receives and registers the arriving documents;
b) Presents and transfers documents to other units and individuals;
c) Assists the Chief of Office, Head of Administrative Department or the person assigned with tasks to follow up and urge the processing of arriving documents;
d) Receives the draft documents to be presented to the competent person for review, approval and signing for promulgation;
dd) Checks the formula, form and presentation techniques, numbering, date and with seal of urgency and confidentiality.
e) Registers and performing procedures for promulgation, transfer and follows the transfer of issued documents;
g) Performs the filing, storage for lookup and use of kept copies;
h) Manages books and database; registers and manages documents; performs the procedures for issue of letter of introduction and travel warrant to cadres, public servants and officers;
i) Protects and uses the seals of organ or organization and other types of seal.
Article 30. The person arranged to perform work of records and archives must have professional criteria of scale of public servant in the field of records and archives as prescribed by law.