Chương I Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Bộ luật lao động lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam : Những quy định chung
Số hiệu: | 11/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 03/02/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2016 |
Ngày công báo: | 15/02/2016 | Số công báo: | Từ số 181 đến số 182 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 11/2016/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam về cấp giấy phép lao động cho lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam; việc trục xuất lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động.
1. Xác định công việc được sử dụng người lao động nước ngoài
Việc xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo Nghị định số 11:
- Người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Chủ tịch UBND cấp tỉnh nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc. Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì báo cáo Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
- Trường hợp người lao động nước ngoài tại các Khoản 4, 5 và 8 Điều 172 của Bộ luật Lao động và Điểm e, Điểm h Khoản 2 Điều 7 Nghị định 11/2016 thì NSDLĐ không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
2. Người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Điều 7 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định các trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trong đó có:
- Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định;
- Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam;
- Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam làm việc sau khi được Bộ Ngoại giao cấp phép, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác;
- Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
3. Cấp lại giấy phép lao động
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại theo Nghị định 11 năm 2016:
- Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại theo Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 11/2016/NĐ bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động.
- Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại theo Khoản 2 Điều 13 NĐ 11/2016 theo thời hạn của một trong các trường hợp tại Điều 11 Nghị định 11/2016/NĐ-CP nhưng không quá 02 năm.
4. Thu hồi Giấy phép lao động, trục xuất người lao động nước ngoài
Trình tự thu hồi giấy phép lao động được Nghị định số 11 năm 2016 quy định như sau:
- Đối với trường hợp tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 11 thì người sử dụng lao động thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài để nộp lại Sở Lao động đã cấp giấy phép lao động đó;
- Đối với trường hợp tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 11/2016/NĐ thì Giám đốc Sở Lao động đã cấp giấy phép lao động ra quyết định thu hồi và thông báo cho người sử dụng lao động để thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài và nộp lại Sở LĐTBXH;
- Sở Lao động có văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động gửi người sử dụng lao động.
Nghị định 11 còn quy định việc cấp giấy phép lao động đối với lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Nghị định 11/2016 có hiệu lực từ ngày 01/04/2016.
Văn bản tiếng việt
Nghị định này quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động về cấp giấy phép lao động cho lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam; việc trục xuất lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động.
1. Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài) theo các hình thức sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động;
b) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
c) Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
d) Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
đ) Chào bán dịch vụ;
e) Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
g) Tình nguyện viên;
h) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
i) Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
k) Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.
2. Người sử dụng người lao động nước ngoài, bao gồm:
a) Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Nhà thầu nước ngoài hoặc trong nước tham dự thầu, thực hiện hợp đồng;
c) Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập;
d) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
đ) Tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
e) Tổ chức sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
g) Văn phòng của dự án nước ngoài hoặc của tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
h) Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc của nhà thầu nước ngoài được đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật;
i) Các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
k) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
l) Hội, hiệp hội doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
m) Hộ kinh doanh, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
1. Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.
2. Tình nguyện viên là người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức tự nguyện và không hưởng lương để thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Chuyên gia là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài;
b) Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam; trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
4. Nhà quản lý, giám đốc điều hành là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức;
b) Giám đốc điều hành là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
5. Lao động kỹ thuật là người được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo.
This Decree provides detailed regulations for implementation of the Labor Code regarding the issuance of work permits to foreign citizens to work in Vietnam and the expulsion of foreign citizens who are working in Vietnam without the work permits.
1. Workers who are foreign citizens moving to Vietnam for employment (hereinafter referred to as the foreign workers) for the purpose of:
a) Executing the labor contracts; or
b) Complying with the company’s internal reassignments; or
c) Enforcing contracts or agreements on business, commerce, finance, banking, insurance, science and technology, culture, sports, education, vocational training and health; or
d) Providing services under contracts; or
dd) Offering services; or
e) Working for foreign non-governmental organizations or international organizations in Vietnam that have been granted with operating licenses in accordance with the Vietnam law; or
g) Working as volunteers; or
h) Taking charge of establishing the commercial presence; or
i) Working as managers, chief executive officers, experts, technicians; or
k) Participating in the execution of bid contracts and projects in Vietnam.
2. Employers of foreign workers include:
a) Enterprises operating in accordance with the Enterprise Law, the Investment Law or the International Treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory;
b) Foreign or Vietnamese contractors participating in the bidding or executing contracts;
c) Representative offices, branches of enterprises, agencies or organizations licensed by the competent authorities;
d) State agencies, political organizations, sociopolitical organizations, sociopolitical professional organizations, social organizations or socio-professional organizations;
dd) Foreign non-governmental organizations or international organizations in Vietnam;
e) Public services organizations established in accordance with the law;
g) Offices of foreign projects or international organizations in Vietnam;
h) Executive offices of foreign investors in business cooperation contracts or those of foreign contractors awarded operating licenses by the law;
i) Law-practicing organizations in Vietnam in accordance with the law;
k) Cooperatives and cooperative unions established and operated in accordance with the Law on cooperatives;
l) Business associations or business unions established in accordance with the law;
m) Business households or individuals licensed to do business in accordance with the law.
Article 3. Foreign workers being reassigned in the company, volunteers, experts, managers, chief executive officers and technicians
1. Foreign workers internally reassigned in the company are the managers, chief executive officers, experts and technicians of a foreign enterprise which has established a commercial presence in Vietnam, are temporarily reassigned within the same enterprise to its commercial presence in Vietnam and have been employed by the foreign enterprise for at least 12 months.
2. Volunteers are unpaid foreign workers who voluntarily work in Vietnam to implement the International Treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
3. An expert means a foreign worker who:
a) Has a document certifying that he/she is an expert of an overseas agency, organization or enterprise; or
b) Has a bachelor’s degree or equivalent or higher qualifications provided that he/she has worked at least 03 years in his/her training field in corresponding with the job position that he/she shall be appointed in Vietnam and other special cases upon the consideration and decision of the Prime Minister.
4. Managers and chief executive officers are considered as foreign workers, including:
a) Managers are persons in charge of managing the companies as regulated in Clause 18 Article 4 of the Enterprise Law or heads or vice-heads of agencies or organizations;
b) Chief executive officers are the heads who directly manage subordinate units of agencies, organizations or enterprises.
5. Technicians are workers who had undergone training in technique or other majors for at least 01 year and have worked for at least 03 years in their training fields.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Sử dụng người lao động nước ngoài
Điều 7. Trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Điều 8. Xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Điều 10. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động
Điều 12. Trình tự cấp giấy phép lao động