Chương II Nghị định 109/2016/NĐ-CP: Cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề
Số hiệu: | 109/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/07/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 17/02/2017 | Số công báo: | Từ số 143 đến số 144 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 109/2016/NĐ-CP hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề y và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh với các quy định về hồ sơ, thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề y, giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
1. Cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề khám chữa bệnh
2. Điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
3. Cấp chứng chỉ hành nghề y, Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trực tuyến
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc cấp chứng chỉ hành nghề áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Cấp lần đầu chứng chỉ hành nghề.
b) Cấp điều chỉnh chứng chỉ hành nghề khi có thay đổi nội dung trong chứng chỉ hành nghề, bao gồm:
- Bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề khi người hành nghề đề nghị thêm kỹ thuật chuyên môn thuộc chuyên khoa khác với phạm vi hoạt động chuyên môn đã được cấp trong chứng chỉ hành nghề;
- Thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề khi người hành nghề đề nghị thay đổi kỹ thuật chuyên môn thuộc chuyên khoa khác với phạm vi hoạt động chuyên môn đã được cấp trong chứng chỉ hành nghề;
- Thay đổi họ và tên, ngày tháng năm sinh trong chứng chỉ hành nghề.
2. Việc cấp lại chứng chỉ hành nghề áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Chứng chỉ hành nghề bị thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật khám bệnh, chữa bệnh;
b) Chứng chỉ hành nghề bị mất hoặc hư hỏng.
1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, cụ thể như sau:
a) Văn bằng chuyên môn y;
b) Văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tương đương trình độ đại học nhưng phải kèm theo giấy chứng nhận đã qua đào tạo bổ sung theo ngành, chuyên ngành phù hợp với thời gian đào tạo ít nhất là 12 tháng tại cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được coi là tương đương với văn bằng bác sỹ và được cấp chứng chỉ hành nghề với chức danh là bác sỹ;
c) Văn bằng cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học và phải kèm theo chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo chuyên ngành kỹ thuật y học về xét nghiệm với thời gian đào tạo ít nhất là 3 tháng hoặc văn bằng đào tạo sau đại học về chuyên khoa xét nghiệm;
d) Giấy chứng nhận là lương y hoặc giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.
Trường hợp mất các văn bằng chuyên môn trên thì phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc bản sao hợp lệ giấy chứng nhận thay thế bằng tốt nghiệp do cơ sở đào tạo nơi đã cấp văn bằng chuyên môn đó cấp.
3. Giấy xác nhận quá trình thực hành theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc bản sao hợp lệ các văn bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú, bác sỹ chuyên khoa I, bác sỹ chuyên khoa II, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
4. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 6 Điều 23 và khoản 5 Điều 25 Nghị định này cấp.
5. Phiếu lý lịch tư pháp.
6. Sơ yếu lý lịch tự thuật theo Mẫu 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này có xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi công tác đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đang làm việc trong cơ sở y tế tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoặc sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú đối với những người xin cấp chứng chỉ hành nghề không làm việc cho cơ sở y tế nào tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
7. Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn.
1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn y phù hợp với các đối tượng hành nghề quy định tại Điều 17 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
3. Giấy xác nhận quá trình thực hành:
a) Trường hợp thực hành tại Việt Nam thực hiện theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Trường hợp thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì trong giấy xác nhận quá trình thực hành của người có thẩm quyền của cơ sở đó phải bảo đảm các nội dung sau đây: Họ và tên người thực hành; ngày, tháng, năm sinh; địa chỉ cư trú; số hộ chiếu (ngày cấp, nơi cấp); văn bằng chuyên môn; năm tốt nghiệp; nơi thực hành; thời gian thực hành; nhận xét về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người thực hành đó.
4. Bản sao hợp lệ giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp.
5. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau đây:
a) Giấy chứng nhận biết tiếng Việt thành thạo đối với người nước ngoài đăng ký sử dụng tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh;
b) Giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch của người phiên dịch phù hợp với ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh và hợp đồng lao động của người phiên dịch với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người hành nghề đó làm việc;
c) Đối với người nước ngoài đăng ký sử dụng ngôn ngữ không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ để khám bệnh, chữa bệnh:
- Giấy chứng nhận sử dụng thành thạo ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng theo quy định tại Điều 17 Nghị định này để khám bệnh, chữa bệnh;
- Giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch của người phiên dịch ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 18 Nghị định này và hợp đồng lao động của người phiên dịch với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người hành nghề đó làm việc.
6. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp hoặc giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nước ngoài cấp mà thời điểm cấp giấy chứng nhận sức khỏe tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề không quá 12 tháng.
7. Lý lịch tư pháp (áp dụng đối với trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động).
8. Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn.
1. Hồ sơ đề nghị cấp bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề đã được cấp;
c) Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị bổ sung;
d) Giấy xác nhận quá trình thực hành theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này phù hợp với văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn.
2. Hồ sơ đề nghị cấp thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn theo Mẫu 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị thay đổi;
c) Bản gốc chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp;
d) Giấy xác nhận quá trình thực hành quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này;
đ) Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn.
3. Hồ sơ đề nghị thay đổi họ và tên, ngày tháng năm sinh trong chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Đơn đề nghị thay đổi họ và tên, ngày tháng năm sinh, theo Mẫu 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng minh thay đổi họ và tên, ngày tháng năm sinh của người hành nghề;
c) Bản gốc chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp;
d) Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn.
1. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với người bị mất hoặc bị hư hỏng hoặc bị thu hồi chứng chỉ hành nghề theo quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 29 Luật khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề trong trường hợp bị thu hồi theo quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 29 Luật khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 09 Phụ lục I đối với người Việt Nam hoặc theo Mẫu 10 Phụ lục I đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận đã cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Các giấy tờ quy định tại các khoản 2, 4, 5, 6 và 7 Điều 5 Nghị định này đối với người Việt Nam; các giấy tờ quy định tại các khoản 2, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 6 Nghị định này đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
1. Việc nộp hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề theo quy định tại các điều 5, 6, 7 và 8 Nghị định này được thực hiện như sau:
a) Người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 26 Luật khám bệnh, chữa bệnh gửi 01 bộ hồ sơ về Bộ Y tế;
b) Người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề làm việc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý của Sở Y tế, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Y tế.
2. Trường hợp người hành nghề đã được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp chứng chỉ hành nghề nhưng tại thời điểm đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề, người hành nghề thay đổi nơi làm việc thì nộp hồ sơ như sau:
a) Người hành nghề đang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế nộp hồ sơ về Sở Y tế nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó đặt trụ sở;
b) Người hành nghề đang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế nộp hồ sơ về Bộ Y tế.
3. Trường hợp người hành nghề không làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào tại thời điểm đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề thì nộp hồ sơ về Sở Y tế, nơi đăng ký thường trú để đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề.
1. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế (sau đây gọi tắt là cơ quan tiếp nhận hồ sơ) cấp cho người đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, cụ thể như sau:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi ngay cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề Phiếu tiếp nhận hồ sơ;
b) Trường hợp hồ sơ gửi theo đường bưu điện thì trong thời hạn 02 ngày, tính từ thời điểm nhận được hồ sơ (tính theo dấu bưu điện đến), cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi Phiếu tiếp nhận cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề;
2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tiến hành thẩm định hồ sơ và có biên bản thẩm định.
3. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề.
4. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải ghi cụ thể những tài liệu cần bổ sung, nội dung cần sửa đổi.
b) Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề phải sửa đổi, bổ sung theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi hồ sơ bổ sung về cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ bổ sung cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề.
c) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiếp tục thực hiện thủ tục theo quy định tại các khoản 2, 3 và điểm a khoản 4 Điều này. Trường hợp hồ sơ bổ sung vẫn chưa hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiếp tục hướng dẫn người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề hoàn thiện hồ sơ.
d) Trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ đã có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mà trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản yêu cầu nhưng người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề không bổ sung, sửa đổi hồ sơ thì phải thực hiện lại từ đầu hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề.
5. Quản lý chứng chỉ hành nghề:
a) Chứng chỉ hành nghề do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp theo Mẫu 01 Phụ lục III, do Giám đốc Sở Y tế cấp theo Mẫu 02 Phụ lục III và Quyết định bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề do Bộ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế cấp theo Mẫu 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Mã ký hiệu chứng chỉ hành nghề thực hiện theo Mẫu 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
b) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tự in chứng chỉ hành nghề để cấp theo mẫu quy định tại điểm a khoản này, bảo đảm tính liên tục của số chứng chỉ hành nghề trong quá trình cấp và mỗi người hành nghề chỉ có một số chứng chỉ hành nghề.
c) Sở Y tế tiếp tục sử dụng phôi chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế cấp đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016.
1. Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế thành lập Hội đồng tư vấn về cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề (sau đây gọi tắt là Hội đồng tư vấn) theo quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
2. Chủ tịch Hội đồng tư vấn có trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng quy chế hoạt động của Hội đồng tư vấn để trình Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
1. Người hành nghề chỉ được làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Người hành nghề chỉ được đăng ký làm người phụ trách một khoa của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Không được đồng thời làm người phụ trách từ hai khoa trở lên trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đồng thời làm người phụ trách khoa của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
3. Người hành nghề chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể kiêm nhiệm phụ trách một khoa trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề đã được cấp.
4. Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đăng ký làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài giờ.
5. Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước không được đăng ký làm người đứng đầu của bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử tham gia quản lý, điều hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phần vốn của Nhà nước.
6. Người hành nghề đã đăng ký làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đăng ký hành nghề ngoài giờ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
7. Người hành nghề được đăng ký hành nghề tại một hoặc nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không được đăng ký hành nghề cùng một thời gian tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau và tổng thời gian làm ngoài giờ không quá 200 giờ theo quy định của Bộ luật lao động. Người hành nghề phải bảo đảm hợp lý về thời gian đi lại giữa các địa điểm hành nghề đã đăng ký.
8. Người hành nghề đã đăng ký hành nghề ở một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ luân phiên người hành nghề, khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc thực hiện kỹ thuật chuyên môn theo hợp đồng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với nhau thì không phải đăng ký hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này.
1. Việc đăng ký hành nghề do người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lập theo Mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Nội dung đăng ký hành nghề:
a) Địa điểm hành nghề: Ghi rõ tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đăng ký hành nghề;
b) Thời gian hành nghề: Ghi cụ thể thời gian hành nghề: Giờ trong ngày, ngày trong tuần hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và bảo đảm hợp lý về thời gian đi lại giữa các địa điểm hành nghề của người hành nghề đã đăng ký quy định tại điểm a khoản này;
c) Chức danh, vị trí chuyên môn của người hành nghề: Danh sách người đăng ký hành nghề phải ghi rõ chức danh mà người hành nghề được phân công đảm nhiệm là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật hoặc người phụ trách khoa hoặc vị trí chuyên môn đảm nhiệm khác của người hành nghề.
3. Trường hợp danh sách đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có người hành nghề đang hành nghề tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì việc đăng ký hành nghề của người hành nghề đó phải ghi rõ thời gian, địa điểm, vị trí chuyên môn của người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác đó.
1. Thời điểm đăng ký hành nghề:
a) Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp giấy phép hoạt động thì việc đăng ký hành nghề cho người hành nghề được thực hiện cùng thời điểm cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
b) Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động, nếu có thay đổi về nhân sự thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi thay đổi, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó phải thông báo đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận văn bản đăng ký hành nghề quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tiếp nhận văn bản đăng ký hành nghề trong trường hợp thay đổi người hành nghề:
a) Bộ Y tế tiếp nhận việc đăng ký hành nghề của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế;
b) Sở Y tế tiếp nhận việc đăng ký hành nghề của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trụ sở đóng trên địa bàn quản lý, trừ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại điểm a khoản này.
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi cấp giấy phép hoạt động hoặc nhận được danh sách thay đổi về người hành nghề quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này, Sở Y tế theo thẩm quyền tiếp nhận đăng ký người hành nghề quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 Nghị định này phải gửi danh sách người hành nghề về Bộ Y tế.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi cấp giấy phép hoạt động hoặc nhận được danh sách thay đổi về người hành nghề quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này, Bộ Y tế theo thẩm quyền tiếp nhận đăng ký người hành nghề quy định tại điểm a khoản 2 Điều 14 Nghị định này về Sở Y tế nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có người đăng ký hành nghề đặt trụ sở.
3. Việc đăng tải danh sách đăng ký người hành nghề được thực hiện như sau:
a) Bộ Y tế đăng tải danh sách đăng ký người hành nghề trên toàn quốc với đầy đủ các thông tin quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này lên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế;
b) Sở Y tế đăng tải danh sách đăng ký người hành nghề với đầy đủ các thông tin quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này theo thẩm quyền tiếp nhận đăng ký người hành nghề quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 Nghị định này lên Trang thông tin điện tử của Sở Y tế.
1. Tiếp nhận người thực hành:
a) Người thực hành phải có đơn đề nghị thực hành theo Mẫu 01 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này và bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế gửi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đăng ký thực hành;
b) Sau khi nhận được đơn đề nghị thực hành, nếu đồng ý tiếp nhận, người đứng đầu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ký hợp đồng thực hành với người thực hành theo Mẫu 02 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Phân công người hướng dẫn thực hành:
Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ra quyết định phân công người hướng dẫn thực hành theo Mẫu 03 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này. Một người hướng dẫn thực hành chỉ được hướng dẫn tối đa là 5 người thực hành trong cùng một thời điểm.
3. Người hướng dẫn thực hành phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ hành nghề;
b) Có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với văn bằng của người thực hành, có trình độ đào tạo tương đương hoặc cao hơn người thực hành và có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh liên tục từ 3 năm trở lên.
4. Trách nhiệm của người hướng dẫn thực hành:
a) Hướng dẫn thực hành khám bệnh, chữa bệnh cho người thực hành;
b) Nhận xét về kết quả thực hành và chịu trách nhiệm về nội dung nhận xét của mình;
c) Chịu trách nhiệm trong trường hợp người thực hành gây sai sót chuyên môn trong quá trình thực hành, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh do lỗi của người hướng dẫn thực hành.
5. Cấp giấy xác nhận quá trình thực hành: Sau khi có nhận xét bằng văn bản của người hướng dẫn thực hành đối với người thực hành, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp Giấy xác nhận quá trình thực hành theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Người hành nghề được công nhận biết tiếng Việt thành thạo trong khám bệnh, chữa bệnh khi được cơ sở giáo dục quy định tại Điều 19 Nghị định này kiểm tra và công nhận, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Trường hợp người hành nghề đăng ký ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ hoặc tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh thì phải được cơ sở giáo dục quy định tại Điều 19 Nghị định này kiểm tra để công nhận người hành nghề thành thạo ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Các trường hợp được công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác trong khám bệnh, chữa bệnh mà không phải qua kiểm tra khi người hành nghề có một trong các tiêu chí sau đây:
a) Có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành y trở lên do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là tiếng Việt hoặc là ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh;
b) Có chứng chỉ đã hoàn thành các khóa đào tạo chuyên ngành y với thời gian đào tạo tối thiểu từ 12 tháng trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là tiếng Việt hoặc là ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh;
c) Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học chuyên ngành tiếng Việt hoặc ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.
Các văn bằng, chứng chỉ quy định tại các điểm a, b khoản này phải được cấp trong thời gian không quá 05 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ.
1. Người được công nhận đủ trình độ phiên dịch ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh khi được cơ sở giáo dục quy định tại Điều 19 Nghị định này kiểm tra để công nhận, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp được công nhận mà không phải qua kiểm tra khi người phiên dịch có một trong các tiêu chí sau đây:
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành y trở lên do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch;
b) Có chứng chỉ đã hoàn thành các khóa đào tạo chuyên ngành y với thời gian đào tạo tối thiểu từ 12 tháng trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch;
c) Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành y trở lên hoặc lương y và bằng tốt nghiệp đại học ngoại ngữ phù hợp với ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch.
Các văn bằng, chứng chỉ quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều này phải được cấp trong thời gian không quá 05 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ.
3. Một người phiên dịch chỉ được làm phiên dịch cho một người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại cùng một thời điểm mà người hành nghề đó đang khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh.
Cơ sở giáo dục được kiểm tra và công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Là trường đại học chuyên ngành y của Việt Nam.
2. Có khoa hoặc bộ môn ngoại ngữ của một trong các ngôn ngữ sau đây: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
3. Có ngân hàng đề thi để kiểm tra và công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh.
1. Hồ sơ:
a) Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng minh việc thành lập và hoạt động của cơ sở giáo dục;
b) Giấy tờ chứng minh có khoa hoặc bộ môn ngoại ngữ quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này và danh sách giảng viên làm việc toàn thời gian của khoa hoặc bộ môn ngoại ngữ;
c) Ngân hàng đề thi được sử dụng để kiểm tra, công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh của ít nhất một trong các ngôn ngữ: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
2. Trường hợp Cơ sở giáo dục đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện để kiểm tra, công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh đề nghị bổ sung thêm ngôn ngữ để kiểm tra, công nhận thì hồ sơ thực hiện theo quy định tại các điểm b và c khoản này.
3. Thủ tục:
a) Cơ sở giáo dục gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm tra và công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi tắt là kiểm tra ngôn ngữ) theo quy định tại khoản 1 Điều này về Bộ Y tế;
b) Khi nhận được hồ sơ, Bộ Y tế gửi cho cơ sở giáo dục Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu 01 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ, Bộ Y tế phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kiểm tra ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh cho cơ sở giáo dục theo Mẫu 02 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối thì phải có văn bản nêu rõ lý do;
d) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho cơ sở giáo dục nêu rõ những nội dung phải sửa đổi bổ sung để hoàn chỉnh hồ sơ.
đ) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kiểm tra ngôn ngữ cho cơ sở giáo dục theo Mẫu 02 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này; nếu không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
e) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kiểm tra ngôn ngữ cho cơ sở giáo dục, Bộ Y tế đăng tải công khai tên cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận lên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.
1. Hồ sơ đề nghị kiểm tra và công nhận thành thạo ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu 01 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hạn sử dụng;
c) Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
2. Hồ sơ đề nghị công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Đơn đề nghị công nhận biết thành thạo tiếng Việt hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Mẫu 02 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Các giấy tờ quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều này;
c) Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này đối với trường hợp đề nghị công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác để khám bệnh, chữa bệnh; văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này đối với người đề nghị công nhận có đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh.
3. Thủ tục kiểm tra và công nhận:
a) Người đề nghị công nhận gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này tới cơ sở giáo dục quy định tại Điều 19 Nghị định này;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ sở giáo dục phải kiểm tra và cấp giấy chứng nhận theo Mẫu 03 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 17, khoản 1 Điều 18. Kết quả kiểm tra phải được niêm yết công khai.
4. Thủ tục công nhận:
a) Người đề nghị công nhận gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tới cơ sở giáo dục quy định tại Điều 19 Nghị định này;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ sở giáo dục phải cấp giấy chứng nhận đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17, khoản 2 Điều 18 Nghị định này. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
ISSUANCE AND REISSUANCE OF PRACTICE CERTIFICATES
Section 1. COMPOSITION OF APPLICATIONS AND PROCEDURES FOR ISSUANCE AND REISSUANCE OF PRACTICE CERTIFICATES
Article 4. Cases eligible for issuance and/or reissuance of practice certificates
1. Procedures for issuance of a practice certificate apply to the following cases:
a) Initial issuance of a practice certificate.
b) Issuance of a modified practice certificate in case of change in contents of an issued practice certificate, including:
- Supplementation of practice scope on the practice certificate when the practitioner applies for supplementation of a practice scope of a speciality different from the practice scope specified in the practice certificate;
- Change in practice scope on the practice certificate when the practitioner applies for change in the practice scope of a speciality different from the expertise scope specified in the practice certificate;
- Change in name or date of birth on the practice certificate.
2. Procedures for reissuance of practice certificates apply to the following cases:
a) The practice certificate is revoked according to regulations on clause 1 Article 29 of the Law on Medical examination and treatment;
b) The practice certificate is lost or damaged.
Article 5. Composition of an application for the practice certificate applicable to Vietnamese citizens
1. The Form No. 01 in Annex I enclosed with this Decree.
2. A valid copy of qualifications suitable for the practice scope applying for the practice certificate. To be specific:
a) A medical degree;
b) A bachelor’s degree in medicine issued by a foreign authority and recognized by the Ministry of Education and Training to be equal to a university’s degree enclosed with the certificate of completion of an additional professional course which lasts at least 12 months and lawfully held by a Vietnamese training institution according to regulations of the Minister of Health. The combination of such documents is equal to a medical certificate; their owner shall be issued with a practice certificate with doctor’s title;
c) A bachelor’s degree in chemistry, biology or pharmacy of university level enclosed with a certificate of completion of a medical training in testing which lasts at least 3 months or a certificate of post-graduated education in testing;
d) A certificate of traditional medicine practitioner or a certificate of owner of herbal remedies or treatment methods issued by the Minister of Health or the Director of a Department of Health.
If any of such qualification is lost, a certificate of graduation or a valid copy of the replacing document of the certificate of graduation issued by the issuer of such qualification shall be presented.
3. The form No. 02 in Annex I enclosed with this Decree or valid copies of qualifications of resident physician, level I medical specialist, level II medical specialist, excluding traditional medicine practitioners or owner of herbal remedies or treatment methods.
4. A certificate of health issued by a healthcare facility specified in clause 6 Article 23 and clause 5 Article 25 of this Decree.
5. A criminal record.
6. The form No. 03 in the Annex I enclosed with this Decree which is verified by the head of his/her office, applicable to applicants working at medical facilities by the time of application submission, or by People’s Committee of the commune where he/she resides, applicable to applicants not working for any healthcare facilities by the time of application submission.
7. 2 4x6 photos having white background which was made within 06 months before the date of submission.
Article 6. Composition of an application for an initial practice certificate applicable to foreigners and overseas Vietnamese citizens
1. The Form No. 04 in Annex I enclosed with this Decree.
2. Valid copies of qualifications suitable for professions specified in Article 17 of the Law on Medical examination and treatment.
3. A certificate of completion of internship:
a) The form No. 02 in Annex I enclosed with this Decree, applicable to internship performed in Vietnam;
b) If the internship is performed overseas, the certificate of completion of practice issued by a competent person shall contain the following information: full name of the intern; date of birth; resident address; passport number (date of issue, place of issue); qualifications; year of graduation; place of internship; time of internship; assessment of his/her professional capacity and professional ethics.
4. A valid copy of work permit issued by a Vietnamese labor-affair authority.
5. A valid copy of any of the following documents:
a) A certificate of proficiency in Vietnamese, applicable to foreigners registering to use Vietnamese when providing healthcare services;
b) A certificate of translators qualified for translation in healthcare suitable for the language the practitioner registered to use when providing healthcare services and a labor contract of the translator with the healthcare facility where he/she is working;
c) Regarding foreigners registering to use their native languages when providing healthcare services:
- A certificate of proficiency in the language that the practitioner registered to use according to regulations in Article 17 of this Decree;
- A certificate of translators qualified for translation in healthcare suitable for the language the practitioner registered to use when providing healthcare services as prescribed in Article 18 of this Decree and a labor contract of the translator with the healthcare facility where he/she is working.
6. A certificate of health suitable for providing healthcare services issued by an eligible healthcare facility or a certificate of health issued by a foreign healthcare facility within 12 months from the date of application submission.
7. A criminal record (applicable to persons not subject to issuance of work permits).
8. 2 4x6 photos having white background which was made within 06 months before the date of submission.
Article 7. Composition of applications for modification of practice certificates
1. An application for supplementation to the practice scope on the practice certificate shall include:
a) The form No. 05 in Annex I enclosed with this Decree;
b) A valid copy of the issued practice certificate;
c) A valid copy of qualifications suitable for the practice scope to be modified;
d) A certificate of completion of internship specified in clause 3 Article 5 of this Decree suitable for the qualifications.
2. An application for change in the practice scope on the practice certificate shall include:
a) The form No. 06 in Annex I enclosed with this Decree;
b) A valid copy of qualifications suitable for the practice scope to be modified;
c) The original of the issued practice certificate;
d) A certificate of completion of internship specified in clause 3 Article 5 of this Decree;
dd) 2 4x6 photos having white background which was made within 06 months before the date of submission.
3. An application for change in name and/or date of birth on the practice certificate shall include:
a) The form No. 07 in Annex I enclosed with this Decree;
b) A valid copy of documents proving the change in name and/or date of birth of the practitioner;
c) The original of the issued practice certificate;
d) 2 4x6 photos having white background which was made within 06 months before the date of submission.
Article 8. Composition of applications for reissuance of practice certificates
1. An application for reissuance of a practice certificate which is lost or damaged or revoked according to regulations in points a and b clause 1 Article 29 of the Law on Medical examination and treatment shall include:
a) The Form No. 08 in Annex I enclosed with this Decree;
b) 2 4x6 photos having white background which was made within 06 months before the date of submission.
2. An application for reissuance of a practice certificate which is revoked according to regulations in points c, d, dd e and g clause 1 Article 29 of the Law on Medical examination and treatment shall include:
a) The form No. 09 in Annex I, applicable to Vietnamese citizens or the form No. 10 in Annex I, applicable to foreigners or overseas Vietnamese citizens, enclosed with this Decree;
b) A certificate of consecutive updating of medical knowledge according to regulations of the Minister of Health;
c) Papers and documents specified in clauses 2, 4, 5, 6 and 7 Article 5 of this Decree, applicable to Vietnamese citizens; papers and documents specified in clauses 2, 4, 5, 6, 7 and 8 Article 6 of this Decree, applicable to foreigners and overseas Vietnamese citizens.
Article 9. Submission of applications for issuance/reissuance of practice certificates
1. The submission of an application for issuance/reissuance of a practice certificate specified in Articles 5, 6, 7 and 8 of this Decree shall be carried out as follows:
a) The applicant for issuance/reissuance of a practice certificate of cases specified in points a, b and c clause 1 Article 26 of the Law on Medical examination and treatment shall send 01 set of application to the Ministry of Health;
b) The applicant for issuance/reissuance of a practice certificate who is working at a healthcare facility under the management of the Department of Health, excluding cases specified in point a of this clause shall send 01 set of application to the Department of Health.
2. If the practitioner having a practice certificate issued by the Ministry of Health or the Department of Health changes his/her workplace, the application for issuance/reissuance of a practice certificate shall be submitted as follows:
a) Any practitioner working at a healthcare facility under the management of the Department of Health shall send the application to the Department of Health of the province where such healthcare facility is located;
b) Any practitioner working at a healthcare facility under the management of the Ministry of Health shall send the application to the Ministry of Health.
3. If the healthcare practitioner is not working for a healthcare facility by the time of application for issuance/reissuance of the practice certificate, the application shall be sent to the Department of Health of the province where he/she registers the permanent residence.
Article 10. Procedures for issuance/reissuance and management of practice certificates
1. After receiving an application for issuance/reissuance of a practice certificate, the Ministry of Health or the Department of Health (hereinafter referred to as application-receiving authority) shall issue an application receipt note using the form specified in Annex II enclosed with this Decree. To be specific:
a) If the application is submitted directly at the application-receiving authority and satisfactory according to regulation, the application-receiving authority shall give the applicant an application receipt note;
b) If the application is sent by post, then within 02 days from the day on which the application is received (pursuant to the coming postmark), the application-receiving authority shall send the receipt note to the applicant;
2. Within 20 days from the date written on the Receipt note, the application-receiving authority shall conduct the inspection of the application and make an appraisal record).
3. If the application is satisfactory, within 10 working days from the day on which the appraisal record is issued, the application-receiving authority shall issue/reissue the practice certificate.
4. Regarding unsatisfactory applications:
a) Within 05 working days from the day on which the appraisal record is issued, the application-receiving authority shall send the applicant a written notification containing a request for completion of the application. Such notification must specify the documents subject to supplementation and those subject to modification.
b) After receiving the request for completion of the application, the applicant shall comply with the request and send the revised application to the application-receiving authority. The application-receiving authority shall send the Receipt note for the revised application to the applicant.
c) The application-receiving authority shall continue the procedures as prescribed in clauses 2 and 3 and point a clause 4 of this Article. If the revised application is still unsatisfactory, the application-receiving authority shall continue guiding the applicant on the completion of the application.
d) If the applicant fails to make supplementation or modification of the application within 60 days from the day on which the application-receiving authority’s request for completion of the application is received, the procedures for issuance/reissuance of the practice certificate shall be re-conducted.
5. Management of practice certificates:
a) The practice certificate shall be issued by the Minister of Health using the form No. 01 in Annex III and the Decision on supplementation of practice scope on the practice certificate shall be issued by the Minister of Health or the Director of the Department of Health using the form No. 03 in Annex III enclosed with this Decree. The code of the practice certificate shall be in accordance with the form No. 04 in Annex III enclosed with this Decree; the practice scope specified on the practice certificate shall be conformable to the guidance of the Minister of Health.
b) Application-receiving authorities shall themselves print the samples of practice certificates using the form specified in point a of this clause, ensure the continuity of numbers of the practice certificates during the issuance and ensure that each practitioner is issued with no more than one practice certificate.
c) Departments of Health shall use the samples of practice certificates issued by the Ministry of Health until December 31, 2016.
Article 11. Advisory councils for issuance/reissuance of practice certificates
1. The Minister of Health or the Director of the Department of Health shall establish an advisory council for issuance/reissuance of practice certificates (hereinafter referred to as Advisory council) according to regulations in clause 4 Article 28 of the Law on Medical examination and treatment.
2. The Chairperson of the Advisory council shall direct the establishment and sending of the operation regulation for the Advisory council to the Minister of Health or the Director of the Department of Health for approval and implementation.
Section 2. REGISTRATION OF HEALTHCARE PRACTICE
Article 12. Rules for registration of healthcare practice
1. A healthcare practitioner shall work as a chief physician of only one healthcare facility.
2. A healthcare practitioner shall register to work as a person taking charge of only one department of one healthcare facility. A healthcare practitioner must not take charge of more than one department of one or multiple healthcare facilities.
3. A healthcare practitioner being the chief physician of a healthcare facility may also take charge of a department of such facility in accordance with the practice scope specified in the issued practice certificate.
4. A healthcare practitioner working at a healthcare facility may register to being a chief physician of a healthcare facility which operates overtime.
5. A healthcare practitioner working at a state-owned healthcare facility must not register to be the head of a private hospital or a healthcare facility established and operated according to the Law on Enterprise or the Law on Cooperatives unless he/she is appointed by a competent authority to participate in the management and/or direction of a state-owned healthcare facility.
6. Any healthcare practitioner having registered to work as a chief physician of a healthcare facility may register to work overtime at another healthcare facility.
7. Any healthcare practitioner may register to work at one or multiple healthcare facilities, provided that he/she does not register to work in a period of time at multiple healthcare facilities and the total amount of overtime work does not exceed 200 hours as prescribed in the Labor Code. The healthcare practitioner must ensure the reasonability of the travel between the registered places of practice.
8. If a healthcare practitioner having registered to work at a healthcare facility carries out healthcare activities in an alternate mode between humanitarian healthcare and healthcare on contract between healthcare facilities, he/she is not required to registered to practice at such facilities.
Article 13. Registration of healthcare practice
1. The registration of practice shall be carried out by the chief physician of the healthcare facility using the form specified in Annex IV enclosed with this Decree.
2. Contents of practice registration:
a) Place of practice: name and address of the healthcare facility for practice;
b) Practice period: time of practice: time and days of a week when the practitioner works at each healthcare facility which ensure the convenience in travelling between the facilities that he/she has registered as prescribed in point a of this clause;
c) Titles and professional positions of the practitioner: the List of persons registering practice must contain their titles (chief physicians or other positions).
3. If a practitioner on the abovementioned list is practicing at another healthcare facility, his/her registration of practice must contain time, location and his/her professional position at such facility.
Article 14. Procedures for registration of healthcare practice
1. Time of practice registration:
a) Regarding healthcare facilities applying for operation licenses, the registration of practice for practitioners shall be carried out at the time of application for operation licenses;
b) Regarding healthcare facilities having operation licenses which have changes in staff members, within 10 working days from the day on which the change is made, the chief physician working for such healthcare facilities shall notify the authority receiving the application for practice registration specified in clause 2 of this Article.
2. Receipt of application for practice registration in case of change in practitioners:
a) The Ministry of Health is responsible for receiving applications for practice registration from healthcare facilities affiliated to the Ministry of Health;
b) Departments of Health are responsible for receiving applications for practice registration of healthcare facilities located in the areas under their management, excluding healthcare facilities specified in point a of this clause.
Article 15. Management of practice registration information
1. Within 05 working days from the day on which the operation license or the updated list of practitioners specified in clause 1 Article 14 of this Decree is received, the Department of Health shall, within their competence, receive the application for practice registration specified in point b clause 2 Article 14 of this Decree and send the list of practitioners to the Ministry of Health.
2. Within 05 working days from the day on which the operation license or the updated list of practitioners specified in clause 1 Article 14 of this Decree is received, the Ministry of Health shall, within their competence, receive the application for practice registration specified in point a clause 2 Article 14 of this Decree and send such application and list to the Department of Health where the healthcare facility is headquartered.
3. Publication of list of applicants:
a) The Ministry of Health shall post the list of applicants which fully contains the information specified in Annex IV enclosed with this Decree on its website;
b) Departments of Health shall post the list of applicants which fully contains the information specified in Annex IV enclosed with this Decree according to their registration-receiving competence provided for in point b clause 2 Article 14 of this Decree on their websites.
Section 3. PRACTICE FOR ISSUANCE OF PRACTICE CERTIFICATE
Article 16. Organization of internship
1. Acceptance of intern:
a) The intern shall send an application for practice using the form No. 01 of Annex V enclosed with this Decree and valid copies of healthcare-related qualifications to the healthcare facility where he/she registered the internship;
b) After receiving the application for internship, if the application is approved, the head of the healthcare facility shall conclude an internship contract with the intern using the form No. 02 of Annex V enclosed with this Decree.
2. Assignment of internship instructors:
Head of the healthcare facility shall issue a decision on assignment of practice instructors using the form No. 03 in Annex V enclosed with this Decree. An intern instructor may provide instruction for no more than 5 interns at once.
3. Any internship instructors shall satisfy the following requirements:
a) Having a practice certificate;
b) Having practice scope suitable for the qualification of the intern, having training level equivalent to or higher than that of the intern and having practiced healthcare for at least 3 consecutive years.
4. Responsibilities of internship instructors:
a) Provide interns with guidance on healthcare internship;
b) Assess the internship results and take responsibility for their assessment;
c) Take responsibility in case the intern makes professional mistake during the internship process that affects the patient's health and such mistake is caused due to the instructor's fault.
5. Issuance of certificate of completion of internship: After receiving the assessment by the internship instructor of the intern, the head of the healthcare facility shall issue a certificate of completion of internship using the form No. 02 of Annex I enclosed with this Decree.
Section 4. CRITERIA FOR RECOGNITION OF PROFICIENCY IN VIETNAMESE OR ANOTHER LANGUAGE OR ELIGIBILITY FOR MAKING TRANSLATION IN HEALTHCARE
Article 17. Criteria for recognition of proficiency in Vietnamese or another language or eligibility for making translation in healthcare
1. A practitioner shall be recognized being proficient in Vietnamese used in healthcare if he/she has been tested and recognized by an educational institution specified in Article 19 of this Decree, excluding cases specified in clause 3 of this Article.
2. If the practitioner registers a non-native language or Vietnamese as the language to be used in healthcare activities, he/she shall be tested and recognized by an educational institution specified in Article 19 of this Decree to be proficient in the registered language, excluding cases specified in clause 3 of this Article.
3. A practitioner shall be eligible for being recognition proficient in Vietnamese or another language in healthcare if he/she has any of the following qualifications:
a) A medical degree of intermediate level or higher level issued by a Vietnamese or foreign lawful training institution with the training program conducted in Vietnamese or the language which the practitioner registers to use in healthcare;
b) A certificate of completion of a medical training course which lasts at least 12 months and is conducted in Vietnamese or the language which the practitioner registers to use in healthcare;
c) A university degree in Vietnamese or the language the practitioner registers to use in healthcare issued by a Vietnamese or foreign lawful training institution.
Qualifications specified in points a and b of this clause shall be issued within 05 years before the date of application submission.
Article 18. Criteria for recognition of eligibility for making translation in healthcare
1. A practitioner shall be recognized being eligible for making translation in healthcare if he/she has been tested and recognized by an educational institution specified in Article 19 of this Decree, excluding cases specified in clause 2 of this Article.
2. A translator may be recognized eligible for making translation if he/she has any of the following qualifications:
a) A medical degree of intermediate level or higher level issued by a Vietnamese or foreign lawful training institution with the training program conducted in Vietnamese or the language which the translator registers to make translation in;
b) A certificate of completion of a medical training course which lasts at least 12 months and is conducted in Vietnamese or the language which the translator registers to make translation in;
c) A medical degree of intermediate level or higher level or a certificate of traditional medicine practitioner and a university degree of foreign language suitable for the language the translator registers to make translation in.
Qualifications specified in points a and b clause 2 of this Article shall be issued within 05 years before the date of application submission.
3. A person shall works as the translator of only one healthcare practitioner who is providing healthcare for a patient at a time.
Article 19. Requirements for educational institutions entitled to examine and recognize the proficiency in Vietnamese or another language or eligibility for making translation in healthcare
An educational institution shall be entitled to examine and recognize the proficiency in Vietnamese or another language or eligibility for making translation in healthcare if it fully satisfy the following requirements:
1. Being a university of medicine of Vietnam.
2. Having a foreign language faculty or subject in any of the following languages: English, French, Russian, Chinese, Japanese and Korean.
3. Having a bank of exam questions for testing and recognizing proficiency in Vietnamese or good command of another language or qualification for translation in healthcare.
Article 20. Composition of application and procedures for issuance of the certificate of educational institution eligible for examining and recognizing the proficiency in Vietnamese or another language or eligibility for making translation in healthcare
1. Composition of an application:
a) Valid copies of documents proving the establishment and operation of the educational institution;
b) Documents proving that the educational institution has the foreign-language faculty or subject specified in clause 2 Article 19 of this Decree and the list of lecturers working full-time for the faculty or the subject;
c) A bank of exam questions for testing and recognizing proficiency in Vietnamese or good command of another language or qualification for translation in healthcare of at least one of the languages: English, French, Russian, Chinese, Japanese and Korean.
2. If an educational institution which has the certificate of eligibility for examining and recognizing the proficiency in Vietnamese or another language or eligibility for making translation in healthcare applies for addition to languages for examination and recognition, then the application shall be conformable to regulations in points b and c of this clause.
3. Procedures:
a) The educational institution shall send 01 set of application for a certificate of eligibility for examining and recognizing the proficiency in Vietnamese or another language or eligibility for making translation in healthcare (hereinafter referred to as language examination) according to regulations in clause 1 of this Article to the Ministry of Health;
b) After receiving the application, the Ministry of Health shall give the educational institution a receipt note using the form No. 01 in the Annex enclosed with this Decree;
c) Within 15 days from the day on which the application is received, if it is satisfactory, the Ministry of Health shall issue a certificate of eligibility for examining language in healthcare to the educational institution using the form No. 02 in Annex VI enclosed with this Decree. If the application is rejected, an explanation shall be made;
d) If the application is unsatisfactory, within 5 working days from the date written on the application receipt note, the application-receiving authority shall send a written notification to the educational institution containing the instruction for completion.
dd) Within 15 days from the day on which the revised application is received, the application-receiving authority shall issue the educational institution with a Certificate of eligibility for examining language using the form No. 02 in Annex VI enclosed with this Decree; if the application is rejected, a written response containing explanation shall be sent.
e) Within 10 days from the date of issue of the Certificate of eligibility for examining language, the Ministry of Health shall post the name of the educational institution issued with the certificate on its website.
Article 21. Composition of and procedures for application for examination and recognition of the proficiency in Vietnamese or another language or eligibility for making translation in healthcare
1. An application for examination and recognition of proficiency in a language in healthcare shall include:
a) The form No. 01 in Annex VII enclosed with this Decree;
b) A valid copy of the effective ID card or passport;
c) 2 4x6 photos having white background which have been made within 06 months before the date of submission.
2. An application for recognition of proficiency in Vietnamese or another language or eligibility for making translation in healthcare shall include:
a) The form No. 02 in Annex VII enclosed with this Decree;
b) Documents specified in points b and c clause 1 of this Article;
c) Valid copies of qualifications specified in clause 3 Article 17 of this Decree, applicable to application for recognition of proficiency in Vietnamese or another language in healthcare, or qualifications specified in clause 2 Article 18 of this Decree, applicable to application for recognition of eligibility for making translation in healthcare.
3. Procedures for examination and recognition:
a) The applicant shall send 01 set of application specified in clause 1 of this Article to an educational institution specified in Article 19 of this Decree;
b) Within 30 days from the day on which the satisfactory application is received, the educational institution shall conduct examination and issue the certificate using the form No. 03 in Annex VII enclosed with this Decree to persons specified in clauses 1 and 2 Article 17 and clause 1 Article 18. Results of examination shall be published.
4. Recognition procedures:
a) The applicant shall send 01 set of application specified in clause 2 of this Article to an educational institution specified in Article 19 of this Decree;
b) Within 10 working days from the day on which the satisfactory application is received, the educational institution shall issue the certificate to persons specified in clause 3 Article 17 and clause 2 Article 18 of this Decree. If the application is rejected, a written response containing explanation shall be sent.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Các trường hợp cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề
Điều 7. Hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh chứng chỉ hành nghề
Mục 1. ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 22. Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Điều 23. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện
Điều 24. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh xá thuộc lực lượng Công an nhân dân
Điều 25. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa
Điều 26. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa
Điều 27. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng chẩn trị y học cổ truyền
Điều 28. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng xét nghiệm
Điều 29. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chẩn đoán hình ảnh, phòng X-Quang
Điều 30. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với nhà hộ sinh
Điều 31. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám, tư vấn và điều trị dự phòng
Điều 32. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp
Điều 34. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà
Điều 36. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ kính thuốc
Điều 37. Điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ thẩm mỹ
Điều 38. Điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage)
Điều 39. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với trạm y tế cấp xã, trạm xá