Chương VI Nghị định 107/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp: Điều kiện kinh doanh dịch vụ công nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp
Số hiệu: | 107/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/07/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 10/10/2016 | Số công báo: | Từ số 1097 đến số 1098 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 107/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp gồm: đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật và công nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp.
Nghị định 107 quy định cụ thể điều kiện kinh doanh, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận, trình tự cấp Giấy chứng nhận đối với các hoạt động:
- Kinh doanh dịch vụ thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Kinh doanh dịch vụ kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Kinh doanh dịch vụ giám định chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Kinh doanh dịch vụ chứng nhận sản phẩm, hệ thống quản lý;
- Kinh doanh dịch vụ công nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp;
Theo đó, điều kiện kinh doanh dịch vụ thử nghiệm như sau, theo Nghị định số 107/2016:
+ Là tổ chức thành lập hợp pháp.
+ Có hệ thống quản lý và năng lực đáp ứng TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành.
+ Có ít nhất 04 thử nghiệm viên chính thức, nếu bổ sung lĩnh vực thử nghiệm thì phải có ít nhất 02 thử nghiệm viên tương ứng với lĩnh vực bổ sung, được đào tạo về TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành.
+ Có máy móc, thiết bị, dụng cụ thử nghiệm, đo lường phù hợp.
Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo Nghị định 107/NĐ-CP gồm:
+ Đơn đăng ký hoạt động thử nghiệm;
+ Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
+ Danh sách thử nghiệm viên và các chứng chỉ, tài liệu liên quan;
+ Danh sách máy móc, thiết bị, dụng cụ thử nghiệm, đo lường phục vụ hoạt động thử nghiệm.
+ Tài liệu chứng minh năng lực hoạt động thử nghiệm và Mẫu phiếu kết quả thử nghiệm.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định, theo Nghị định 107/2016 như sau:
+ Là tổ chức được thành lập hợp pháp.
+ Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng TCVN ISO 9001:2008 hoặc các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế đối với kiểm định chuyên ngành.
+ Có ít nhất 04 kiểm định viên chính thức, trường hợp bổ sung lĩnh vực thì phải có ít nhất 02 kiểm định viên chính thức tương ứng với lĩnh vực bổ sung, được đào tạo về TCVN ISO 9001:2008.
+ Có máy móc, thiết bị, dụng cụ theo quy trình kiểm định.
Nghị định số 107 quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sử dụng gồm:
+ Đơn đăng ký hoạt động kiểm định;
+ Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
+ Danh sách kiểm định viên, máy móc, thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động kiểm định;
+ Tài liệu chứng minh năng lực hoạt động kiểm định kèm theo mẫu chứng nhận kiểm định.
Nghị định 107/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/7/2016.
Văn bản tiếng việt
1. Là đơn vị sự nghiệp khoa học, được thành lập theo hình thức của tổ chức khoa học và công nghệ và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ.
2. Người thành lập, quản lý, điều hành tổ chức công nhận không được thành lập, quản lý, tham gia quản lý, điều hành hoặc làm đại diện theo pháp luật của tổ chức đánh giá sự phù hợp.
3. Có cơ cấu tổ chức, hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17011:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17011:2004.
4. Đáp ứng yêu cầu và điều kiện của một trong các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế quy định về hoạt động công nhận tương ứng với chương trình công nhận đăng ký.
Trong vòng 03 năm kể từ ngày thành lập, tổ chức công nhận phải xây dựng năng lực đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản này để trở thành thành viên ký kết tham gia thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế đối với các chương trình công nhận tương ứng.
5. Có ít nhất 03 chuyên gia đánh giá chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), gồm 01 chuyên gia đánh giá trưởng trong mỗi chương trình công nhận và phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên và có ít nhất 04 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực kỹ thuật, trong đó đối với chuyên gia đánh giá trưởng, có ít nhất 02 năm kinh nghiệm liên quan đến quản lý chất lượng, đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp tương ứng; đối với chuyên gia đánh giá, có ít nhất 01 năm kinh nghiệm liên quan đến quản lý chất lượng, đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp tương ứng;
b) Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học và đạt yêu cầu về đánh giá công nhận theo các tiêu chuẩn phiên bản hiện hành (ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17020, ISO 15189, ISO/IEC 17021, ISO/IEC 17065, ISO/IEC 17024 và các tiêu chuẩn tương đương khác) phù hợp với chương trình công nhận đăng ký;
c) Có kinh nghiệm thực hiện ít nhất 05 cuộc đánh giá công nhận theo các tiêu chuẩn công nhận phiên bản hiện hành (ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17020, ISO 15189, ISO/IEC 17021, ISO/IEC 17065, ISO/IEC 17024 và các tiêu chuẩn tương đương khác) dưới sự giám sát của chuyên gia đánh giá trưởng đã được phê duyệt;
d) Chuyên gia đánh giá công nhận tổ chức thử nghiệm, tổ chức hiệu chuẩn, tổ chức giám định phải đáp ứng các yêu cầu khác quy định trong hướng dẫn ILAC-G11:07 của Hiệp hội công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC).
Trường hợp bổ sung lĩnh vực hoạt động công nhận, phải có ít nhất 02 chuyên gia chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) tương ứng với mỗi lĩnh vực hoạt động công nhận đăng ký bổ sung, đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản này.
1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động công nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp.
2. Trường hợp cấp mới, hồ sơ gồm:
a) Đơn đăng ký hoạt động công nhận theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ;
c) Hệ thống tài liệu (tài liệu, quy trình đánh giá và các tài liệu khác liên quan) đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Điều 21 Nghị định này;
d) Thuyết minh về cơ cấu tổ chức và trách nhiệm của từng vị trí trong cơ cấu tổ chức;
đ) Bản kế hoạch thực hiện hoặc kết quả thực hiện chương trình thử nghiệm thành thạo, so sánh liên phòng; danh sách các tổ chức thử nghiệm thành thạo được tổ chức công nhận thừa nhận đối với chương trình công nhận đăng ký;
e) Bằng chứng chứng minh về việc đáp ứng yêu cầu và điều kiện của tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế, cụ thể như sau:
Trường hợp tổ chức công nhận là thành viên ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế, tổ chức công nhận nộp tài liệu chứng minh việc ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau này kèm theo chương trình công nhận;
Trường hợp tổ chức công nhận chưa là thành viên ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế, tổ chức công nhận nộp bản cam kết xây dựng năng lực đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế để trở thành thành viên ký kết tham gia thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của các tổ chức này trong vòng 03 năm kể từ khi thành lập;
g) Danh sách chuyên gia đánh giá trưởng, chuyên gia đánh giá, chuyên gia kỹ thuật theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và kèm theo các tài liệu gồm: Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động; bản sao chứng chỉ đào tạo (chuyên môn, hệ thống quản lý) tương ứng, kinh nghiệm công tác và tài liệu chứng minh kinh nghiệm đánh giá thực tế đối với từng chuyên gia;
h) Mẫu quyết định công nhận, chứng chỉ công nhận và dấu (logo) công nhận của tổ chức.
3. Trường hợp cấp bổ sung, sửa đổi, hồ sơ gồm:
a) Đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi hoạt động công nhận theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp;
c) Các tài liệu chứng minh yêu cầu bổ sung, sửa đổi.
4. Trường hợp cấp lại, hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận bị hư hỏng (nếu có) đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng.
5. Trước khi Giấy chứng nhận hết thời hạn hiệu lực 60 ngày, nếu có nhu cầu tiếp tục tham gia hoạt động công nhận, tổ chức công nhận lập 01 bộ hồ sơ như đối với trường hợp cấp mới quy định tại khoản 2 Điều này và gửi về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Tổ chức công nhận lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 22 Nghị định này và nộp theo một trong các hình thức sau:
1. Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, bản sao các chứng chỉ, tài liệu quy định tại Điều 22 Nghị định này chưa được chứng thực thì phải có bản chính để đối chiếu.
2. Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, tổ chức công nhận phải nộp bản sao đã được chứng thực các chứng chỉ, tài liệu quy định tại Điều 22 Nghị định này.
3. Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thì thực hiện theo hình thức dịch vụ công trực tuyến.
1. Trường hợp cấp mới:
a) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức công nhận sửa đổi, bổ sung;
b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm tổ chức đoàn đánh giá và cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức công nhận theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận không quá 05 năm kể từ ngày cấp.
2. Trường hợp cấp bổ sung, sửa đổi:
a) Giấy chứng nhận được cấp bổ sung, sửa đổi áp dụng đối với trường hợp tổ chức công nhận bổ sung, mở rộng, thu hẹp phạm vi công nhận;
b) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức công nhận sửa đổi, bổ sung;
c) Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức công nhận theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận ghi theo thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động công nhận đã được cấp.
3. Trường hợp cấp lại:
a) Giấy chứng nhận được cấp lại áp dụng đối với trường hợp tổ chức công nhận có Giấy chứng nhận còn hiệu lực nhưng bị mất, hư hỏng hoặc thay đổi tên, địa chỉ của tổ chức;
b) Trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận, tổ chức công nhận có nhu cầu đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận, tổ chức công nhận lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Nghị định này và gửi về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận cho tổ chức công nhận. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận ghi theo thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận đã được cấp.
1. Là thành viên ký kết tham gia thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế.
2. Trước khi thực hiện công nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp tại Việt Nam, tổ chức công nhận có trách nhiệm thông báo với Bộ Khoa học và Công nghệ (Việt Nam) trước 01 tháng.
3. Trong thời hạn 03 tháng sau khi thực hiện đánh giá công nhận tại Việt Nam, tổ chức công nhận có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thực hiện đến Bộ Khoa học và Công nghệ (Việt Nam).
4. Tổ chức công nhận nước ngoài có hoạt động công nhận ở Việt Nam không tuân thủ các quy định tại Điều này thì bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.
CONDITIONS FOR PROVISION OF THE SERVICE OF ACCREDITATION OF CONFORMITY ASSESSMENT ORGANIZATIONS
Article 21. Conditions for an organization to provide the service of accreditation of conformity assessment organizations
1. Being a scientific non-business unit that is established as a science and technology organization and has registered its operation under the law on science and technology.
2. The person establishing, managing or administering the accreditation organization neither establishes, manages, participates in the management of, administer nor acts as an at-law representative of, the conformity assessment organization.
3. Having an organizational structure and control system and operational capacity meeting the requirements of national standard TCVN ISO/IEC 17011:2007 or international standard ISO/IEC 17011:2004.
4. Meeting the requirements and conditions of one of regional or international accreditation organizations on accreditation operations corresponding to the registered accreditation program.
Within 3 years after its establishment, an accreditation organization shall build its capacity to meet the conditions prescribed in this Clause so as to become a signatory to an agreement on mutual recognition of conformity assessment results of regional or international organizations for corresponding accreditation programs.
5. Having at least 3 official assessors (public employees or employees working under contracts with a term of 12 months or longer or with an indefinite term), including 1 chief assessor for each accreditation program, who must satisfy the following conditions:
a/ Holding a university or higher degree and having at least 4 years of work experience in a technical field, including at least 2 years in quality control and capacity assessment at a relevant conformity assessment organization, for chief assessors; or at least 1 year in quality control and capacity assessment at a relevant conformity assessment organization, for assessors;
b/ Having been trained in and possessing a certificate of training and satisfaction of accreditation assessment requirements according to current standards (ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17020, ISO 15189, ISO/IEC 17021, ISO/IEC 17065, ISO/IEC 17024 and other equivalent standards) relevant to the registered accreditation program;
c/ Having been engaged in at least 5 accreditation assessments according to current accreditation standards (ISO/IEC 17025, 1SO/IEC 17020, ISO 15189, ISO/IEC 17021, ISO/IEC 17065, ISO/IEC 17024 and other equivalent standards) under the supervision of an approved chief assessor;
d/ Meeting other requirements set out in Guideline ILAC-G11:07 of the International Laboratory Accreditation Cooperation (ILAC), for assessors of testing, calibration and assessment organizations.
In case of adding an area of accreditation, having at least 2 official assessors (public employees or employees working under contracts with a term of 12 months or longer or with an indefinite term) corresponding to the added area of accreditation, who must satisfy the conditions prescribed in this Clause.
Article 22. Dossier for grant of an accreditation operation registration certificate
1. Dossier-receiving agency:
The Directorate for Standards, Metrology and Quality shall assist the Minister of Science and Technology in receiving registration dossiers of conformity assessment organization accreditation.
2. For grant of a new certificate, a dossier must comprise:
a/ A written request for accreditation operation registration, made according to Form No. 11 provided in the Appendix to this Decree;
b/ The registration certificate of science and technology operations;
c/ Documents (documents, assessment process and other relevant documents) meeting the requirements of the corresponding standard prescribed in Article 21 of this Decree;
d/ A description of the organizational structure and responsibilities of each post in this structure;
dd/ A plan on, or results of, implementation of proficiency testing and interlaboratory comparison programs; a list of proficiency testing organizations accredited by an accreditation organization for the registered accreditation program;
e/ Evidence of satisfaction of the requirements and conditions of a regional or an international accreditation organization, specifically as follows:
In case the accreditation organization is a signatory to an agreement on mutual recognition of conformity assessment results of regional or international accreditation organizations, it shall submit documents proving its signing of such agreement together with the accreditation program;
In case the accreditation organization is not a signatory to an agreement on mutual recognition of conformity assessment results of regional or international accreditation organizations, it shall submit a written commitment to building its capacity to meet the requirements and conditions of a regional or an international accreditation organization so as to become a signatory to an agreement on mutual recognition among these organizations within 3 years after its establishment;
g/ A list of chief assessors, assessors and technical experts, made according to Form No. 12 provided in the Appendix to this Decree, together with a copy of the recruitment decision or labor contract; copies of relevant training certificates (expertise, control system), evidence of work experience and documents proving the practical assessment experience of each person;
h/ Forms of the accreditation decision and accreditation certificate, and accreditation mark (logo) of the organization.
3. For grant of a modified certificate, a dossier must comprise:
a/ A written request for addition and modification of accreditation operations, made according to Form No. 14 provided in the Appendix to this Decree;
b/ The original certificate;
c/ Documents proving the modification requirement.
4. For re-grant of a certificate, a dossier must comprise:
a/ An application for re-grant of a certificate, made according to Form No. 15 provided in the Appendix to this Decree;
b/ The original certificate (if any), in case it is damaged.
5. Sixty days before its certificate expires, if wishing to continue its accreditation operations, an accreditation organization shall make 1 dossier as in the case of application for a new certificate prescribed in Clause 2 of this Article and submit it to the Directorate for Standards, Metrology and Quality.
Article 23. Methods of dossier submission
An accreditation organization shall make a dossier as prescribed in Article 22 of this Decree and submit it:
1. Directly at the head office of the Directorate for Standards, Metrology and Quality. In this case, uncertified copies of the certificates and documents prescribed in Article 22 of this Decree shall be accompanied by their originals for comparison.
2. By post. In this case, certified copies of the certificates and documents prescribed in Article 22 of this Decree are required. Or
3. Via the e-portal of the Directorate for Standards, Metrology and Quality, using the online public service.
Article 24. Order of grant of an accreditation operation registration certificate
1. For grant of a new certificate:
a/ If the dossier is incomplete as prescribed, within 5 working days after receiving it, the Directorate for Standards, Metrology and Quality shall request in writing the accreditation organization to modify and supplement the dossier;
b/ If the dossier is valid and complete, within 10 working days after receiving it, the Ministry of Science and Technology shall organize an assessment team and grant a certificate to the accreditation organization, made according to Form No. 13 provided in the Appendix to this Decree;
c/ The validity of a certificate is 5 years at most counting from the date of its grant.
2. For grant of a modified certificate:
a/ A modified certificate may be granted to an accreditation organization that adds, expands or narrows the scope of its accreditation operation;
b/ If the dossier is incomplete as prescribed, within 5 working days after receiving it, the Directorate for Standards, Metrology and Quality shall request in writing the accreditation organization to modify and supplement the dossier;
c/ If the dossier is valid and complete, within 10 working days after receiving it, the Ministry of Science and Technology shall grant a certificate to the accreditation organization, made according to Form No. 13 provided in the Appendix to this Decree;
d/ The validity of a modified certificate is the same as that of the original one.
3. For re-grant of a certificate:
a/ A valid certificate may be re-granted if it is lost or damaged or the name or address of the holding accreditation organization is changed;
b/ Within the validity duration of its certificate, an accreditation organization wishing to have this certificate re-granted shall make a dossier for re-grant of a certificate as prescribed in Clause 4, Article 22 of this Decree and send it to the Directorate for Standards, Metrology and Quality;
c/ If the dossier is valid and complete, within 5 working days after receiving it, the Ministry of Science and Technology shall re-grant a certificate to the accreditation organization. In case of ineligibility for re-grant, the Directorate for Standards, Metrology and Quality shall notify such in writing, clearly stating the reason;
d/ The validity of a re-granted certificate is the same as that of the original one.
Article 25. Accreditation organizations established overseas eligible to carry out accreditation operations in Vietnam
1. Being a signatory to an agreement on mutual recognition of conformity assessment results of regional or international accreditation organizations.
2. One month before performing conformity assessment in Vietnam, an accreditation organization shall notify such to Vietnam’s Ministry of Science and Technology.
3. Within 3 months after performing conformity assessment in Vietnam, an accreditation organization shall send a report on its performance to Vietnam’s Ministry of Science and Technology.
4. A foreign accreditation organization carrying out accreditation operations in Vietnam that fails to comply with this Article shall be handled in accordance with Vietnamese law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực