Chương III Nghị định 107/2008/NĐ-CP xử phạt hành chính hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu gian lận thương mại: Thẩm quyền và thủ tục xử phạt
Số hiệu: | 107/2008/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/09/2008 | Ngày hiệu lực: | 21/10/2008 |
Ngày công báo: | 06/10/2008 | Số công báo: | Từ số 557 đến số 558 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt hành chính các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này ở địa phương theo quy định tại Điều 28 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt hành chính các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này ở địa phương theo quy định tại Điều 29 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt hành chính các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này ở địa phương theo quy định tại Điều 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
2. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường
Người có thẩm quyền của cơ quan Quản lý thị trường quy định tại Điều 37 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 có quyền xử phạt hành chính các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý của mình và các hành vi vi phạm hành chính về giá hàng hóa, dịch vụ trên thị trường theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá.
3. Thẩm quyền xử phạt hành chính của cơ quan Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Thanh tra chuyên ngành
a) Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an cấp tỉnh, Giám đốc Công an cấp tỉnh và Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ có quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn và lĩnh vực quản lý của ngành theo quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 31 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
b) Người có thẩm quyền của cơ quan Thanh tra chuyên ngành có quyền xử phạt hành chính các hành vi quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn và lĩnh vực quản lý của ngành theo quy định tại Điều 38 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
c) Người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan có quyền xử phạt hành chính các hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn và lĩnh vực quản lý của mình theo quy định tại Điều 32, Điều 33 và Điều 34 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 42 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
2. Việc ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 41 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
1. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
2. Việc định giá hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính làm căn cứ cho việc xác định mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 63 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vị phạm hành chính trong hoạt động thương mại.
Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
SANCTIONING COMPETENCE AND PROCEDURES
Article 14.- Sanctioning competence
1. Sanctioning competence of People's Committees of all levels
a/ Presidents of commune-level People's Committees may administratively sanction acts of violation prescribed in this Decree in localities under Article 28 of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
b/ Presidents of district-level People's Committees may administratively sanction acts of violation specified in this Decree in localities under Article 29 of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
c/ Presidents of provincial-level People's Committees may administratively sanction acts of violation specified in this Decree in localities under Article 30 of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations.
2. Sanctioning competence of market management bodies
Competent persons of market management bodies specified in Article 37 of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations may administratively sanction acts of violation specified in this Decree in localities under their management and acts of administrative violation in goods and service market prices under the Government's decree on sanctioning of administrative violations in pricing.
3. Administrative sanctioning competence of police, customs, border guard, coast guard and branch inspectorate bodies
a/ Chiefs of district-level police offices, heads of provincial-level investigative police sections for economic management order- and position-related crimes, directors of provincial-level police offices and the director of the Investigative Police Department for Economic Management Order-And Position-Related Crimes may administratively sanction acts of violation specified in this Decree in localities under their management according to Clauses 4,5, 6 and 7, Article 31 of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
b/ Competent persons of branch inspectorates may administratively sanction acts of violation specified in this Decree in localities and domains under branches' management according to Article 38 of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
c/ Competent persons of the Border Guard. Coast Guard and Customs may administratively sanction acts of smuggling or illegally transporting goods across the border specified in this Decree in localities and domains under their management according to Articles 32, 33 and 34 of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 15.- Principles for determining sanctioning competence and authorization
1. Principles for determining competence of administrative sanctioning are set under Article 42 of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
2. Authorization of administrative sanctioning complies with Article 41 of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 16.- Procedures for sanctioning, handling material evidence and means used in administrative violations and implementing sanctioning decisions
1. Procedures for administrative sanctioning, handling material evidence and means used in administrative violations and implementing administrative sanctioning decisions-comply with the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
2. The pricing of goods involved and material evidence and means used in administrative violations which serves as a basis for determining fine levels and sanctioning competence for administrative violations comply with Article 63 of the Government's Decree No. 06/2008/ND-CP of January 16, 2008. on administrative sanctioning ofviolations in commercial activities.
Article 17.- Application of measures to stop administrative violations and ensure administrative sanctioning
The application of measures to stop administrative violations and ensure administrative sanctioning comply with the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the 2(X)8 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.