Chương I Nghị định 107/2008/NĐ-CP xử phạt hành chính hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu gian lận thương mại: Quy định chung
Số hiệu: | 107/2008/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/09/2008 | Ngày hiệu lực: | 21/10/2008 |
Ngày công báo: | 06/10/2008 | Số công báo: | Từ số 557 đến số 558 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Nghị định này quy định về xử phạt hành chính đối với:
a) Hành vi đầu cơ hàng hóa; găm hàng; tăng giá quá mức; đưa tin thất thiệt về thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ;
b) Hành vi vi phạm về kê khai giá, đăng ký giá, niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ;
c) Hành vi xuất lậu hoặc vận chuyển trái phép thóc, gạo, xăng, dầu, lâm sản, khoáng sản qua biên giới;
d) Hành vi gian lận về đo lường, đóng gói hàng hóa và chất lượng hàng hoá, dịch vụ.
2. Việc xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Nghị định này chỉ được áp dụng:
a) Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá theo quy định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ được công bố áp dụng trong phạm vi cả nước và các hàng hoá, dịch vụ khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được công bố áp dụng trong phạm vi địa phương;
b) Trong trường hợp thị trường có biến động bất thường về cung cầu, giá cả hàng hóa, dịch vụ do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác khi được Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá trong phạm vi cả nước, từng khu vực hoặc được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá trong phạm vi địa phương.
3. Các vụ vi phạm về đầu cơ hàng hóa, xuất lậu hoặc vận chuyển trái phép xăng, dầu, thóc gạo, lâm sản, khoáng sản qua biên giới quy định tại Điều 4, Điều 10 và Điều 11 Nghị định này nếu hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp cơ quan tố tụng hình sự có quyết định không truy cứu trách nhiệm hình sự thì việc xử phạt hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 10 và Điều 11 Nghị định này.
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
3. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 và khoản 1 Điều 7 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
Nguyên tắc xử phạt; các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng; thời hiệu và thời hạn xử phạt; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; cách tính thời hạn, thời hiệu; áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả; trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
Article 1.- Scope of regulation
1. This Decree provides for the administrative sanctioning of:
a/ Acts of speculating goods; hoarding goods; excessively hiking prices; spreading false information on market and goods and service prices;
b/ Acts of violation of regulations on declaring, registering and quoting goods and service prices;
c/ Acts of illegally exporting or transporting across the border paddy, rice, petrol, oil, forest products and minerals;
d/ Frauds in goods measuring and packing and goods and service quality.
2. The administrative sanctioning of acts of violation specified in Articles 4, 5, 6 and 7 of this Decree is applicable only:
a/ To goods and services on the list of goods and services subject to price valorization to be applied nationwide under the Government's regulations or the Prime Minister's decisions and other goods and services to be applied within localities under decisions of presidents of provincial-level People's Committees;
b/ In case of an abnormal market fluctuation in goods and service supply-demand balance and prices caused by natural disasters, fires, epidemics or wars, or other unexpected circumstances when the Prime Minister or the Minister of Finance announces national- or regional-level application of price valorization measures or presidents of provincial-level People's Committees announce local application of price valorization measures.
3. Dossiers of violation cases of goods speculation, illegal cross-border export or transportation of petrol, oil. paddy, rice, forest products and minerals specified in Articles 4. 10 and 11 of this Decree involving goods valued at VND 100.000.000 or more and showing signs of crimes shall be forwarded to competent criminal procedure-conducting bodies for penal liability examination. When criminal procedure-conducting bodies decide not to examine these violations for penal liability, administrative sanctioning thereof complies with Articles 4, 10 and 11 of this Decree.
Article 2.- Subjects of application
1. Vietnamese organizations and individuals that commit acts of administrative violation specified in this Decree.
2. Foreign organizations and individuals that commit acts of administrative violation specified in this Decree in the Vietnamese territory, unless otherwise provided for by treaties to which Vietnam is a contracting party.
3. Minors who commit acts of administrative violation specified in this Decree shall be sanctioned under Point a. Clause 1, Article 6 and Clause 1. Article 7 of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 3.- Application of provisions on administrative sanctioning
Sanctioning principles; extenuating or aggravating circumstances; statute of limitations and time limits for sanctioning; durations for violators to be regarded as having never been sanctioned; methods of determining time limits and statute of limitations; application of administrative sanctioning forms and remedies; and competent persons' responsibilities in administrative sanctioning comply with the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.