Chương III Nghị định 105/2004/NĐ-CP kiểm toán độc lập: Doanh nghiệp kiểm toán
Số hiệu: | 105/2004/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 30/03/2004 | Ngày hiệu lực: | 21/04/2004 |
Ngày công báo: | 06/04/2004 | Số công báo: | Số 3 |
Lĩnh vực: | Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
03/01/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật theo các hình thức: Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
2. Việc thành lập, tổ chức, quản lý và hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán phải tuân theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và theo quy định của Nghị định này.
3. Doanh nghiệp nhà nước kiểm toán, công ty cổ phần kiểm toán và công ty trách nhiệm hữu hạn đã thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp từ trước ngày Nghị định này có hiệu lực được phép chuyển đổi theo một trong ba hình thức doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn 3 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
4. Khi thay đổi tên gọi, thay đổi trụ sở, lĩnh vực hành nghề, danh sách kiểm toán viên, thì chậm nhất là 10 ngày sau khi thực hiện việc thay đổi, doanh nghiệp kiểm toán phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính.
1. Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp kiểm toán, hoạt động theo sự uỷ quyền của doanh nghiệp kiểm toán, phù hợp với lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp kiểm toán.
2. Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về thành lập chi nhánh và người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán phải là kiểm toán viên hành nghề có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Nghị định này.
3. Doanh nghiệp kiểm toán phải chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh kiểm toán do mình thành lập ra.
1. Doanh nghiệp kiểm toán được đăng ký thực hiện các dịch vụ kiểm toán sau:
a) Kiểm toán báo cáo tài chính;
b) Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuế;
c) Kiểm toán hoạt động;
d) Kiểm toán tuân thủ;
đ) Kiểm toán nội bộ;
e) Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành (kể cả báo cáo tài chính hàng năm);
g) Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án;
h) Kiểm toán thông tin tài chính;
i) Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước.
2. Doanh nghiệp kiểm toán được đăng ký thực hiện các dịch vụ khác sau:
a) Tư vấn tài chính;
b) Tư vấn thuế;
c) Tư vấn nguồn nhân lực;
d) Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin;
đ) Tư vấn quản lý;
e) Dịch vụ kế toán;
g) Dịch vụ định giá tài sản;
h) Dịch vụ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán;
i) Các dịch vụ liên quan khác về tài chính, kế toán, thuế theo quy định của pháp luật;
k) Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính.
3. Doanh nghiệp kiểm toán không được đăng ký kinh doanh và kinh doanh các ngành, nghề không liên quan với các dịch vụ quy định tại khoản 1, 2 Điều này.
1. Doanh nghiệp kiểm toán chỉ được thành lập khi có ít nhất 3 kiểm toán viên có Chứng chỉ hành nghề kiểm toán, trong đó ít nhất có một trong những người quản lý doanh nghiệp kiểm toán phải là kiểm toán viên có Chứng chỉ hành nghề.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp kiểm toán phải thông báo với Bộ Tài chính việc thành lập doanh nghiệp kiểm toán và danh sách kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
3. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp kiểm toán phải thường xuyên đảm bảo có ít nhất 3 kiểm toán viên hành nghề. Sau 6 tháng liên tục doanh nghiệp kiểm toán không đảm bảo điều kiện này thì phải ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán.
1. Thực hiện các dịch vụ đã được ghi trong Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; từ chối thực hiện dịch vụ khi xét thấy không đủ điều kiện và năng lực hoặc vi phạm nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.
2. Thuê chuyên gia trong nước và nước ngoài để thực hiện hợp đồng dịch vụ hoặc hợp tác kiểm toán với các doanh nghiệp kiểm toán khác theo quy định của pháp luật.
3. Thành lập chi nhánh theo quy định tại Điều 21 của Nghị định này, hoặc đặt cơ sở hoạt động ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia các tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán; tham gia là thành viên của tổ chức kiểm toán quốc tế.
5. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu kế toán và các tài liệu, thông tin cần thiết khác có liên quan đến hợp đồng dịch vụ.
6. Kiểm tra, xác nhận các thông tin kinh tế, tài chính có liên quan đến đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị. Đề nghị các đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giám định về mặt chuyên môn hoặc làm tư vấn khi cần thiết.
7. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp.
1. Hoạt động theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Thực hiện đúng những nội dung theo hợp đồng đã ký kết với khách hàng.
3. Bồi thường thiệt hại do lỗi mà kiểm toán viên của mình gây ra cho khách hàng trong khi thực hiện dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ liên quan khác.
4. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên hoặc trích lập Quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính để tạo nguồn chi trả bồi thường thiệt hại do lỗi của doanh nghiệp gây ra cho khách hàng. Chi phí mua bảo hiểm hoặc trích lập Quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của Bộ Tài chính.
5. Trong quá trình kiểm toán, nếu phát hiện đơn vị được kiểm toán có hiện tượng vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán thì doanh nghiệp kiểm toán có nghĩa vụ thông báo với đơn vị được kiểm toán hoặc ghi ý kiến nhận xét vào báo cáo kiểm toán.
6. Cung cấp hồ sơ, tài liệu kiểm toán theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
1. Trực tiếp quản lý hoạt động nghề nghiệp của kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm dân sự đối với các hoạt động nghề nghiệp do kiểm toán viên thực hiện liên quan đến doanh nghiệp kiểm toán.
2. Mọi dịch vụ cung cấp cho khách hàng đều phải lập hợp đồng dịch vụ hoặc văn bản cam kết theo quy định của pháp luật về hợp đồng và theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
3. Thực hiện đầy đủ các điều khoản ghi trong hợp đồng dịch vụ đã ký kết.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước khách hàng và người sử dụng kết quả kiểm toán và các dịch vụ đã cung cấp.
5. Tự tổ chức kiểm soát chất lượng hoạt động và chịu sự kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của Bộ Tài chính hoặc của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán.
1. Không thông báo danh sách kiểm toán viên hành nghề kiểm toán với Bộ Tài chính;
2. Đang cung cấp dịch vụ ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, dịch vụ kiểm toán nội bộ, định giá tài sản, tư vấn quản lý, tư vấn tài chính hoặc đã thực hiện các dịch vụ trên trong năm trước cho khách hàng.
3. Thành viên Ban lãnh đạo của doanh nghiệp kiểm toán có quan hệ kinh tế, tài chính với đơn vị được kiểm toán hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột với thành viên Ban lãnh đạo hoặc kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;
4. Đơn vị được kiểm toán có những yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp hoặc trái với yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán hoặc trái với quy định của pháp luật;
1. Thông đồng, móc nối với đơn vị được kiểm toán để làm sai lệch nội dung báo cáo tài chính;
2. Mua hoặc nhận biếu tặng bất kỳ loại cổ phiếu nào, không phân biệt số lượng là bao nhiêu của đơn vị được kiểm toán;
3. Mua trái phiếu hoặc các tài sản khác của đơn vị được kiểm toán;
4. Gợi ý hoặc nhận thù lao dưới bất kỳ hình thức nào ngoài phí kiểm toán và các khoản chi phí ghi trong hợp đồng hoặc lợi dụng vị trí của doanh nghiệp để thu được các lợi ích khác;
5. Dùng lợi ích vật chất, quan hệ với bên thứ ba, hối lộ, gây sức ép, mua chuộc đối với đơn vị được kiểm toán khi cung cấp dịch vụ hoặc tìm kiếm khách hàng;
6. Chấp nhận thực hiện công việc thu nợ cho đơn vị được kiểm toán;
7. Cho bên khác sử dụng tên doanh nghiệp kiểm toán của mình để thực hiện các hoạt động nghề nghiệp;
8. Các hoạt động khác trái với quy định của pháp luật.
1. Công việc kiểm toán độc lập do các kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán thực hiện. Khi kết thúc công việc kiểm toán, kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải lập báo cáo kiểm toán, trong đó ghi rõ ý kiến về kết quả kiểm toán.
2. Báo cáo kiểm toán phải độc lập, khách quan, trung thực, có chữ ký của kiểm toán viên hành nghề thực hiện kiểm toán và kiểm toán viên là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán hoặc người được uỷ quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật ký tên, đóng dấu. Kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước đơn vị được kiểm toán về ý kiến kiểm toán của mình.
3. Một trong hai chữ ký của kiểm toán viên trên báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm toán nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam hoặc chưa được thành lập ở Việt Nam phải là người Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 30 của Nghị định này.
1. Công việc kiểm toán độc lập do các kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán thực hiện. Khi kết thúc công việc kiểm toán, kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải lập báo cáo kiểm toán, trong đó ghi rõ ý kiến về kết quả kiểm toán.
2. Báo cáo kiểm toán phải độc lập, khách quan, trung thực, có chữ ký của kiểm toán viên hành nghề thực hiện kiểm toán và kiểm toán viên là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán hoặc người được uỷ quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật ký tên, đóng dấu. Kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước đơn vị được kiểm toán về ý kiến kiểm toán của mình.
3. Một trong hai chữ ký của kiểm toán viên trên báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm toán nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam hoặc chưa được thành lập ở Việt Nam phải là người Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 30 của Nghị định này.
Tổ chức kiểm toán ở nước ngoài chưa thành lập chi nhánh tại Việt Nam được thực hiện kiểm toán tại Việt Nam trong các trường hợp dưới đây, trừ khi có quy định khác trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tham gia ký kết hoặc gia nhập:
1. Sau khi kết nạp một doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam làm thành viên thì thực hiện kiểm toán dưới tên của tổ chức nước ngoài và tổ chức thành viên.
2. Hợp tác với một doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam trong từng cuộc kiểm toán riêng lẻ thì báo cáo kiểm toán phải có chữ ký của doanh nghiệp kiểm toán của Việt Nam.
3. Nếu muốn thực hiện độc lập một cuộc kiểm toán ở Việt Nam và lưu hành báo cáo kiểm toán ở Việt Nam thì phải được Bộ Tài chính chấp thuận cho từng cuộc kiểm toán.
Doanh nghiệp kiểm toán và chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
1. Tự chấm dứt hoạt động;
2. Bị thu hồi Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
3. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
1. Doanh nghiệp kiểm toán được thu phí dịch vụ kiểm toán cho dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Phí dịch vụ kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán và đơn vị được kiểm toán thỏa thuận trong hợp đồng kiểm toán theo căn cứ sau đây:
a) Nội dung, khối lượng và tính chất công việc được xác định trong hợp đồng kiểm toán;
b) Thời gian và điều kiện làm việc của kiểm toán viên sử dụng để thực hiện dịch vụ;
c) Trình độ, kinh nghiệm và uy tín của kiểm toán viên, của doanh nghiệp kiểm toán;
d) Trường hợp cơ quan nhà nước quy định mức phí kiểm toán thì căn cứ vào mức phí kiểm toán theo quy định đối với từng loại hình dịch vụ kiểm toán.
2. Doanh nghiệp kiểm toán và đơn vị được kiểm toán có thể thỏa thuận áp dụng một trong các phương thức tính phí dịch vụ kiểm toán sau đây:
a) Theo giờ làm việc của kiểm toán viên hành nghề và mức phí một giờ;
b) Theo từng dịch vụ kiểm toán với mức phí trọn gói;
c) Theo từng dịch vụ kiểm toán với mức phí tính theo tỷ lệ phần trăm (%) của giá trị hợp đồng, giá trị dự án;
d) Theo hợp đồng kiểm toán nhiều kỳ với mức phí cố định từng kỳ.
3. Căn cứ vào quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này, doanh nghiệp kiểm toán và khách hàng thỏa thuận mức phí cho các loại dịch vụ khác.
Article 20.- Auditing enterprises
1. Auditing enterprises are established and operate according to law provisions in forms of partnership, private enterprise and enterprise under the Law on Foreign Investment in Vietnam.
2. The establishment, organization, management and operation of auditing enterprises must comply with the provisions of the enterprise legislation and the provisions of this Decree.
3. State-run auditing enterprises, joint-stock auditing companies and limited liability auditing companies, which have been established and commenced their operation under the provisions of the enterprise legislation before the effective date of this Decree, may be transformed into one of the three enterprise forms prescribed in Clause 1 of this Article within three years as from the effective date of this Decree.
4. When changing their names, relocating their headquarters, or changing their practice domains or the list of auditors, the auditing enterprises shall, within 10 days after effecting the changes, have to notify such in writing to the Finance Ministry.
Article 21.- Branches of auditing enterprises
1. Branches of auditing enterprises are their attached units operating under the authorization of such auditing enterprises, within the practice domains stated in the business registration certificates of the auditing enterprises.
2. Auditing enterprises' branches are set up and operate according to the law provisions on setting up of branches, and the heads of auditing enterprises' branches must be practicing auditors who satisfy all criteria and conditions prescribed in this Decree.
3. Auditing enterprises must be responsible for the activities of the auditing branches they have set up.
Article 22.- Services to be provided
1. Auditing enterprises may register to provide the following audit services:
a/ Financial statement audit;
b/ Financial statement audit for taxation purpose and tax settlement;
c/ Operation audit;
d/ Compliance audit;
e/ Internal audit;
f/ Audit of completed investment capital settlement reports (including annual financial statements);
g/ Project settlement report audit;
h/ Financial information audit;
i/ Verification of financial information on the basis of pre-agreed procedures.
2. Auditing enterprises may register to provide the following other services:
a/ Financial consultancy;
b/ Tax consultancy;
c/ Human resource consultancy;
d/ Information technology application consultancy;
e/ Management consultancy;
f/ Accounting service;
g/ Asset valuation service;
h/ Service of fostering and updating financial, accounting and auditing knowledge;
i/ Other relevant financial, accounting and tax services as prescribed by law;
j/ Service of reviewing financial statements.
3. Auditing enterprises must not register and conduct business in domains and trades irrelevant to the services prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 23.- Conditions for establishment and operation of auditing enterprises
1. An auditing enterprise shall be established only when it has at least three auditors having audit practice certificates, and at least one of its managers must be an auditor having the practice certificate.
2. Within 30 days after they are granted business registration certificates, auditing enterprises shall have to report to the Finance Ministry on their establishment and the lists of auditors registered for professional practice in the enterprises.
3. In the course of operation, auditing enterprises must ensure the constant professional practice of at least three auditors. After six consecutive months, if they fail to satisfy this condition, they must stop the provision of auditing services.
Article 24.- Rights of auditing enterprises
1. To provide services already stated in their investment licenses or business registration certificates; to refuse providing services when they deem they fail to fully meet the qualifications and conditions or the professional ethics can be breached.
2. To hire domestic and foreign experts to perform service contracts or enter into audit cooperation with other auditing enterprises according to law provisions.
3. To set up their branches according to the provisions in Article 21 of this Decree, or set up bases for overseas operation according to law provisions.
4. To join professional audit organizations; join as a member of the International Audit Organization.
5. To request audited units to supply fully and promptly accounting documents and other necessary documents and information related to service contracts.
6. To inspect and certify economic and financial information related to audited units from sources inside and outside such units. To request competent units and individuals to give professional expertise or consultancy when necessary.
7. To exercise other rights provided for by law for enterprises.
Article 25.- Obligations of auditing enterprises
1. To operate in the practice domains stated in investment licenses or business registration certificates.
2. To perform the contents under contracts already signed with their clients.
3. To pay compensations for damage caused by their auditors, who are at fault, to clients when providing auditing services and other relevant services.
4. To purchase professional liability insurance for their auditors or set up professional risk reserve funds according to the Finance Ministry's regulations to create sources for payment of compensations for damage caused by enterprises, which are at fault, to their clients. Expenses for insurance purchase or setting up of professional risk reserve funds shall be accounted as business expenses according to the Finance Ministry's regulations.
5. In the auditing course, if they detect signs of violating financial and accounting legislations by the audited units, they are obliged to notify such to the audited units or write their comments in audit reports.
6. To supply auditing dossiers and documents at written requests of competent State agencies according to law provisions.
7. To perform other obligations according to law provisions on enterprises.
Article 26.- Responsibilities of auditing enterprises
1. To directly manage professional activities of auditors registered for practice in the enterprises. To bear civil liability for professional activities conducted by auditors, which are related to auditing enterprises.
2. For all services provided to their clients, service contracts or written commitments must be made according to law provisions on contracts and the audit standards.
3. To fully implement the provisions of already signed service contracts.
4. To be held responsible before law, clients and users of audit results and provided services.
5. To organize by themselves the control of operation quality and submit to the auditing operation quality control by the Finance Ministry or professional audit organizations.
Article 27.- Auditing enterprises must not conduct audit in the following cases
1. They fail to notify the lists of profession-practicing auditors to the Finance Ministry;
2. They are providing services of recording accounting books, making financial statements, internal audit, valuating assets, management consultancy, financial consultancy or performed such services in the preceding year for their clients.
3. Members of their leaderships have economic or financial relations with the audited units, or are parents, wives or husbands, children or blood siblings of members of the leaderships or chief accountants of the audited units;
4. The audited units make requests contrary to professional ethics or professional auditing requirements or in contravention of law provisions.
Article 28.- Prohibited acts of auditing enterprises
1. Acting in connivance or collusion with the audited units to falsify contents of financial statements;
2. Buying or receiving as donations or gifts from the audited units any types of stocks, regardless of their quantities;
3. Buying stocks or other assets of the audited units;
4. Suggesting or receiving remunerations in any form beside the auditing charges and expenses stated in contracts or abusing their positions to collect other benefits;
5. Using material benefits or relations with a third party to bribe, press or buy off the audited units when providing services or seeking clients;
6. Undertaking to perform the job of debt collection for the audited units;
7. Letting other parties use their names to conduct professional activities;
8. Other activities contrary to the provisions of law.
1. Independent audit shall be conducted by auditors and auditing enterprises. Upon finishing the auditing job, auditors and auditing enterprises must make audit reports, clearly stating their opinions on audit results.
2. Audit reports must be independent, objective and truthful, have signatures of profession-practicing auditors who conduct the audit and of auditors who are representatives at law of the auditing enterprises or persons authorized in writing by the representatives at law to sign and seal. Profession-practicing auditors and auditing enterprises shall be held responsible before law and the audited units for their own auditing opinions.
3. One of the two auditors giving their signatures in an audit report of a foreign auditing organization established and operating in Vietnam or not yet established in Vietnam must be Vietnamese, except for the cases prescribed in Clause 3, Article 30 of this Decree.
Article 30.- Foreign auditing organizations
Foreign auditing organizations which have not yet set up their branches in Vietnam shall be permitted to conduct audit in Vietnam in the following cases, except otherwise provided for in international agreements which Vietnam has signed or acceded to:
1. When a foreign auditing organization admits an auditing enterprise established and operating under Vietnamese laws as its member, it shall conduct audit under its name and its member organization's name.
2. When a foreign auditing organization cooperates with an auditing enterprise established and operating under Vietnamese laws in each separate audit, its audit report must have the signature of the Vietnamese auditing enterprise.
3. If a foreign auditing organization wishes to conduct independently an audit in Vietnam and circulate its audit reports in Vietnam, it must obtain the Finance Ministry's approval for each audit.
Article 31.- Termination of operation of auditing enterprises and branches of auditing enterprises
Auditing enterprises and branches of auditing enterprises shall terminate their operations in the following cases:
1. They voluntarily terminate their operations;
2. They have their investment licenses or business registration certificates withdrawn;
3. Other cases according to the law provisions on enterprises.
Article 32.- Auditing service charge and other service charges
1. Auditing enterprises are entitled to collect auditing service charge for services they provide. Auditing service charge shall be agreed upon by auditing enterprises and audited units in audit contracts on the following bases:
a/ Work contents, volumes and nature determined in audit contracts;
b/ Working duration and conditions for auditors to perform the services;
c/ Professional levels, experiences and prestige of auditors and auditing enterprises;
d/ Where State agencies prescribe audit charge rates, the auditing service charge to be collected shall be based on the audit charge rate prescribed for each type of auditing services.
2. Auditing enterprises and audited units may agree to apply one of the following methods of calculating the auditing service charge:
a/ Calculating according to working hours of practicing auditors and charge rate per hour;
b/ Calculating according to each auditing service with package charge;
c/ Calculating according to each auditing service at charge rates in percentage (%) of contract value or project value;
d/ Calculating under multi-period audit contracts with fixed charge rate for each period.
3. Basing themselves on the provisions in Clauses 1 and 2 of this Article, auditing enterprises and their clients shall agree on charge rates for other types of services.