Chương II Nghị định 105/2004/NĐ-CP kiểm toán độc lập: Kiểm toán viên
Số hiệu: | 105/2004/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 30/03/2004 | Ngày hiệu lực: | 21/04/2004 |
Ngày công báo: | 06/04/2004 | Số công báo: | Số 3 |
Lĩnh vực: | Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
03/01/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Kiểm toán viên phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 15 của Nghị định này;
b) Có bằng cử nhân chuyên ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng hoặc chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán và thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 5 năm trở lên hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ 4 năm trở lên;
c) Có khả năng sử dụng tiếng nước ngoài thông dụng và sử dụng thành thạo máy vi tính;
d) Có Chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp.
2. Những người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán, kiểm toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp, được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận thì phải đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán Việt Nam do Bộ Tài chính tổ chức và được Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp Chứng chỉ kiểm toán viên thì được công nhận là kiểm toán viên.
3. Bộ Tài chính quy định nội dung thi, hội đồng thi tuyển, thủ tục cấp và thu hồi Chứng chỉ kiểm toán viên.
1. Người Việt Nam có đủ các điều kiện sau đây thì được công nhận là kiểm toán viên hành nghề và được đăng ký hành nghề kiểm toán độc lập:
a) Có đủ tiêu chuẩn kiểm toán viên quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 13 của Nghị định này;
b) Có hợp đồng lao động làm việc trong một doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam quy định không phải áp dụng hợp đồng lao động.
2. Người nước ngoài có đủ các điều kiện sau đây thì được công nhận là kiểm toán viên hành nghề và được đăng ký hành nghề kiểm toán độc lập ở Việt Nam:
a) Có đủ tiêu chuẩn kiểm toán viên quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 13 của Nghị định này;
b) Được phép cư trú tại Việt Nam từ một năm trở lên;
c) Có hợp đồng lao động làm việc trong một doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
3. Tại một thời điểm nhất định, kiểm toán viên chỉ được đăng ký hành nghề ở một doanh nghiệp kiểm toán. Trường hợp kiểm toán viên đã đăng ký hành nghề kiểm toán nhưng trên thực tế không hành nghề hoặc đồng thời hành nghề ở doanh nghiệp kiểm toán khác thì sẽ bị xóa tên trong danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán.
4. Người đăng ký hành nghề kiểm toán từ lần thứ hai trở đi phải có thêm điều kiện tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính.
1. Không đủ các điều kiện quy định tại Điều 14 của Nghị định này.
2. Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
3. Người đang bị cấm hành nghề kiểm toán theo bản án hay quyết định của Tòa án, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội về kinh tế, về chức vụ liên quan đến tài chính - kế toán mà chưa được xóa án tích.
4. Đang bị quản chế hành chính.
5. Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
6. Bị tiền án vì vi phạm các tội nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng về kinh tế.
7. Cá nhân có hành vi vi phạm gây thiệt hại lớn đối với hoạt động tài chính, kế toán, kiểm toán và quản lý kinh tế bị thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời hạn 3 năm.
1. Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ.
2. Được thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính và các dịch vụ của doanh nghiệp kiểm toán quy định tại Điều 22 của Nghị định này.
3. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu kế toán và các tài liệu, thông tin khác có liên quan đến hợp đồng dịch vụ.
4. Kiểm tra, xác nhận các thông tin kinh tế, tài chính có liên quan đến đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị. Đề nghị các đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giám định về mặt chuyên môn hoặc làm tư vấn khi cần thiết.
1. Chấp hành các nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập quy định tại Điều 4 của Nghị định này.
2. Trong quá trình thực hiện dịch vụ, kiểm toán viên không được can thiệp vào công việc của đơn vị đang được kiểm toán.
3. Ký báo cáo kiểm toán và chịu trách nhiệm về hoạt động nghề nghiệp của mình.
4. Từ chối làm kiểm toán cho khách hàng nếu xét thấy không đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện hoặc khách hàng vi phạm quy định của Nghị định này.
5. Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp. Thực hiện chương trình cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính.
6. Kiểm toán viên hành nghề vi phạm Điều 15, 17, 18, 19 của Nghị định này, thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị tạm đình chỉ, cấm vĩnh viễn đăng ký hành nghề kiểm toán hoặc phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
7. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Không có trong thông báo danh sách kiểm toán viên hành nghề kiểm toán;
2. Đang thực hiện công việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, thực hiện kiểm toán nội bộ hoặc cung cấp dịch vụ định giá tài sản, tư vấn quản lý, tư vấn tài chính cho đơn vị được kiểm toán hoặc đã thực hiện các công việc trên trong năm trước;
3. Có quan hệ kinh tế - tài chính với đơn vị được kiểm toán như góp vốn, mua cổ phần;
4. Có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên trong Ban lãnh đạo hoặc kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;
5. Đơn vị được kiểm toán có những yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp hoặc trái với yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán hoặc trái với quy định của pháp luật.
1. Mua bất kỳ loại cổ phiếu nào, không phân biệt số lượng là bao nhiêu của đơn vị được kiểm toán.
2. Mua trái phiếu hoặc các tài sản khác của đơn vị được kiểm toán.
3. Nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất nào từ đơn vị được kiểm toán ngoài khoản phí dịch vụ và chi phí đã thỏa thuận trong hợp đồng, hoặc lợi dụng vị trí kiểm toán viên của mình để thu các lợi ích khác từ đơn vị được kiểm toán.
4. Cho thuê, cho mượn hoặc cho các bên khác sử dụng tên và chứng chỉ kiểm toán viên của mình để thực hiện các hoạt động nghề nghiệp.
5. Làm việc cho từ hai doanh nghiệp kiểm toán trở lên trong cùng một thời gian.
6. Tiết lộ thông tin về đơn vị được kiểm toán mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp đơn vị được kiểm toán đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.
7. Thực hiện các hành vi khác mà pháp luật về kiểm toán nghiêm cấm.
Article 13.- Criteria of auditors
1. Auditors must have the following criteria:
a/ Having professional ethical qualities, being honest and incorruptible and having a good sense of law observance; not falling into the subjects prescribed in Clauses 3, 4, 5, 6 and 7, Article 15 of this Decree;
b/ Having bachelor degrees in economics- finance-banking or accounting-auditing and having been engaged in practical financial or accounting work for at least five years, or having worked as assistant auditors in auditing enterprises for at least four years;
c/ Being able to use a common foreign language and having a good command of computers;
d/ Having auditor's certificates granted by the Finance Minister.
2. To be recognized as auditors, persons who have accounting specialist's certificates or accounting or audit certificates, issued by foreign or international accounting and/or auditing organizations and recognized by Vietnam's Finance Ministry, must pass examinations in Vietnamese economic, financial, accounting and audit laws, organized by the Finance Ministry and are granted auditor's certificates by the Finance Minister.
3. The Finance Ministry prescribes the contents of examinations, examination councils, and procedures for granting and withdrawing auditor's certificates.
Article 14.- Conditions of profession-practicing auditors
1. Vietnamese who fully meet the following conditions shall be recognized as profession-practicing auditors and entitled to register for practicing independent audit:
a/ Fully meeting the criteria of auditors, prescribed in Clause 1 or 2, Article 13 of this Decree;
b/ Having labor contracts to work in an auditing enterprise established and operating under Vietnamese laws, except for cases where it is prescribed by Vietnamese laws that labor contracts are not required.
2. Foreigners who fully meet the following conditions shall be recognized as profession-practicing auditors and entitled to register for practicing independent audit in Vietnam:
a/ Fully meeting the criteria of auditors, prescribed in Clause 1 or 2, Article 13 of this Decree;
b/ Being permitted to reside in Vietnam for one year or more;
c/ Having labor contracts to work in an auditing enterprise established and operating under Vietnamese laws.
3. At a given time, an auditor shall only be allowed to register for practice in one auditing enterprise. In cases where auditors have already registered for audit practice but actually do not practice the profession or concurrently practice their profession in other auditing enterprises, they shall have their names deleted from the list of registered auditors.
4. Persons registered for audit practice for the second time onward must additionally meet the condition that they have taken part in all annual refresher programs according to the Finance Ministry's regulations.
Article 15.- Persons not allowed to register for independent audit practice
1. Persons who fail to fully meet the conditions prescribed in Article 14 of this Decree.
2. Public servants as provided for by the legislation on public servants.
3. Persons who are banned from practicing audit profession under court judgments or decisions; persons who are being examined for penal liability; persons who are serving imprisonment sentences or had been convicted of one of economic or position-related crimes in the financial and accounting domain and have not yet had their criminal records remitted.
4. Persons who are being on administrative probation.
5. Persons who have limited or lost civil act capacity.
6. Persons who have been convicted of serious or exceptionally serious economic crimes.
7. Individuals who have committed acts of violation causing great damage to financial, accounting, auditing or economic management activities and been disciplined with caution or a more severe disciplinary form within the last three years.
Article 16.- Rights of profession-practicing auditors
1. To be professionally independent.
2. To audit financial statements and provide services of auditing enterprises specified in Article 22 of this Decree.
3. To request audited units to supply fully and promptly accounting documents and other documents and information related to the service contracts.
4. To inspect and certify economic and financial information related to audited units from sources inside and outside the units. To request competent units and/or individuals to provide professional expertise or consultancy when necessary.
Article 17.- Responsibilities of profession-practicing auditors
1. To observe the principles of independent auditing activities prescribed in Article 4 of this Decree.
2. In the course of providing services, auditors must not intervene in the affairs of audited units.
3. To sign audit reports and take responsibility for their professional activities.
4. To refuse to conduct audits for their clients if they deem they are not fully qualified or do not meet fully the conditions therefor or their clients violate the provisions of this Decree.
5. To constantly improve their professional knowledge and experiences. To take part in annual knowledge updating programs according to the Finance Ministry's regulations.
6. Profession-practicing auditors who violate Articles 15, 17, 18 and 19 of this Decree shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be suspended or indefinitely banned from registering for audit practice, or bear responsibility according to law provisions.
7. Other responsibilities prescribed by law.
Article 18.- Practicing auditors shall not be allowed to conduct audits in the following cases:
1. They are not on the announced list of practicing auditors;
2. They are currently performing the jobs of recording accounting books, making financial statements, conducting internal audit or providing services of asset valuation, management consultancy or financial consultancy for the audited units or already performed the above-said jobs in the previous year;
3. They have economic-financial relations with the audited units such as capital contribution or purchase of shares;
4. Their parents, wives or husbands, children and/or blood siblings are members of the leaderships or chief accountants of the audited units;
5. The audited units make requests contrary to professional ethics or professional auditing requirements or in contravention of law provisions.
Article 19.- Prohibited acts of practicing auditors
1. Purchasing stocks of any types of the audited units, regardless of their quantities.
2. Purchasing bonds or other assets of the audited units.
3. Receiving any sums of money or material benefits from the audited units apart from service charges and expenses already agreed upon in contracts, or abuse their positions as auditors to get other benefits from the audited units.
4. Leasing, lending or letting other parties use their names and auditor's certificates to conduct professional activities.
5. Working for two auditing enterprises or more at a time.
6. Disclosing information on the audited units they have acquired in the course of practicing their profession, except otherwise agreed by the audited units or provided for by law.
7. Committing other acts prohibited by the audit legislation