Chương III Nghị định 104/2016/NĐ-CP: Bồi thường khi sử dụng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người được tiêm chủng
Số hiệu: | 104/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/07/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 07/09/2016 | Số công báo: | Từ số 909 đến số 910 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 01/7/2016, Chính phủ ban hành Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về an toàn tiêm chủng và bồi thường khi sử dụng vắc xin, bao gồm: quy trình tiêm chủng, quản lý vắc xin, điều kiện cơ sở tiêm chủng, điều kiện đảm bảo công tác tiêm chủng, bồi thường khi sử dụng vắc xin.
1. Quy trình tiêm chủng
2. Điều kiện cơ sở tiêm chủng như sau theo Nghị định số 104/NĐ-CP:
3. Điều kiện bảo đảm công tác tiêm chủng
4. Bồi thường khi sử dụng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người được tiêm chủng
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Khi sử dụng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch nếu xảy ra tai biến nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại.
2. Trường hợp được Nhà nước bồi thường bao gồm:
a) Người được tiêm chủng bị tai biến nặng để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật;
b) Người được tiêm chủng bị tử vong.
1. Thiệt hại do để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật được bồi thường 30 tháng lương cơ sở và các chi phí quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.
2. Thiệt hại đến tính mạng được hỗ trợ như sau:
a) Các chi phí quy định tại khoản 3 Điều này trước khi tử vong;
b) Chi phí mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở do Nhà nước quy định;
c) Chi bù đắp tổn thất về tinh thần là 100.000.000 đồng cho thân nhân của người bị thiệt hại;
d) Các chi phí do thu nhập bị mất hoặc giảm sút theo quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Chi phí do phải khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế:
a) Trường hợp người được tiêm chủng được Nhà nước bồi thường có thẻ bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Phần chi phí mà đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế phải đồng chi trả và các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có chi phí vượt mức thanh toán của bảo hiểm y tế hoặc ngoài phạm vi thanh toán của bảo hiểm y tế thì được thanh toán theo hóa đơn (mức tối đa không quá khung giá dịch vụ đăng ký với Bộ Y tế);
b) Trường hợp người được tiêm chủng được Nhà nước bồi thường không có thẻ bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, vận chuyển bệnh nhân được thực hiện theo như quy định hiện hành về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở y tế công lập và có hóa đơn kèm theo;
c) Trường hợp người được tiêm chủng được Nhà nước bồi thường phải nhập viện điều trị, trong quá trình điều trị nếu phát hiện các bệnh khác kèm theo không liên quan đến tiêm chủng thì cá nhân phải thanh toán chi phí khám bệnh, điều trị bệnh đó theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Nếu người này có thẻ bảo hiểm y tế thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh của bệnh đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
4. Thiệt hại do thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút:
a) Hỗ trợ thiệt hại vật chất cho 01 người phải nghỉ việc không hưởng lương để chăm sóc cho trường hợp được Nhà nước bồi thường thì được hỗ trợ theo thu nhập thực tế bằng mức đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước liền kề, cụ thể:
Mức hỗ trợ = |
Mức lương đóng bảo hiểm xã hội của người chăm sóc phải nghỉ việc không hưởng lương |
x |
Số ngày chăm sóc thực tế |
22 ngày |
b) Nếu người chăm sóc cho trường hợp được Nhà nước bồi thường mà không xác định được thu nhập thực tế của người đó thì xác định mức hỗ trợ như sau:
Mức hỗ trợ = |
Mức lương tối thiểu vùng nơi người chăm sóc thường trú tại thời điểm giải quyết bồi thường |
x |
Số ngày chăm sóc thực tế |
22 ngày |
c) Trường hợp người được tiêm chủng được Nhà nước bồi thường là người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì được hỗ trợ thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút trong thời gian cứu chữa. Mức hỗ trợ tương tự như mức hỗ trợ cho người chăm sóc được quy định tại điểm a, điểm b Khoản này.
1. Cơ sở y tế nơi xảy ra tai biến nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan nhằm phục vụ cho Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh xác định các trường hợp được bồi thường.
2. Trường hợp người được tiêm chủng hoặc thân nhân của người được tiêm chủng cho rằng mình hoặc thân nhân của mình thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này thì phải chuẩn bị và gửi cho Sở Y tế hồ sơ bao gồm các tài liệu, giấy tờ sau:
a) Đơn yêu cầu xác định nguyên nhân gây tai biến và mức độ tổn thương;
b) Phiếu, sổ xác nhận tiêm chủng loại vắc xin có liên quan;
c) Giấy ra viện, hóa đơn thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, vận chuyển bệnh nhân (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
d) Giấy chứng tử (trong trường hợp bị tử vong);
đ) Các giấy tờ khác có liên quan chứng minh tai biến hoặc thiệt hại khác (nếu có).
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn và các giấy tờ hợp lệ, nếu xác định yêu cầu thuộc trách nhiệm giải quyết của mình thì Sở Y tế phải thụ lý và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý đơn cho người bị thiệt hại hoặc thân nhân của người bị thiệt hại (sau đây gọi tắt là người bị thiệt hại). Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì Sở Y tế có văn bản hướng dẫn người bị thiệt hại bổ sung.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu của người bị thiệt hại, Sở Y tế phải hoàn thành việc xác định nguyên nhân gây tai biến, mức độ tổn thương và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đồng thời báo cáo Bộ Y tế.
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết luận của Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh (thời điểm tiếp nhận được tính theo dấu tiếp nhận công văn đến của Sở Y tế), Sở Y tế ra quyết định giải quyết bồi thường đối với các trường hợp được Nhà nước bồi thường theo quy định tại Nghị định này.
2. Quyết định giải quyết bồi thường phải có các nội dung chính sau:
a) Tên, địa chỉ của người được bồi thường;
b) Tóm tắt lý do bồi thường;
c) Mức bồi thường;
d) Hiệu lực của quyết định giải quyết bồi thường.
3. Quyết định giải quyết bồi thường phải được gửi cho người bị thiệt hại, người có lỗi hoặc cơ quan tổ chức có lỗi gây thiệt hại (nếu có).
4. Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định, trừ trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý và khởi kiện ra tòa án.
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật, Sở Y tế phải có văn bản gửi Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đề nghị cấp kinh phí để thực hiện bồi thường kèm theo quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp kinh phí để thực hiện bồi thường, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia phải cấp kinh phí cho Sở Y tế để chi trả cho người bị thiệt hại.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kinh phí do Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cấp, Sở Y tế phải thực hiện việc chi trả bồi thường cho người bị thiệt hại.
Việc chi trả phải thực hiện 01 lần bằng tiền mặt cho người bị thiệt hại hoặc chuyển khoản theo yêu cầu của người bị thiệt hại. Trường hợp người bị thiệt hại có yêu cầu trả bằng chuyển khoản thì thực hiện theo yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho người bị thiệt hại. Nếu chi trả bồi thường bằng tiền mặt thì phải thông báo trước ít nhất 02 ngày cho người bị thiệt hại, việc nhận tiền bồi thường được lập thành 02 bản, mỗi bên tham gia giao nhận giữ 01 bản.
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định này, Sở Y tế ra quyết định yêu cầu bồi hoàn cho Nhà nước.
2. Quyết định yêu cầu bồi hoàn phải có các nội dung chính sau:
a) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân có lỗi gây thiệt hại;
b) Tóm tắt lý do yêu cầu bồi hoàn;
c) Mức bồi hoàn;
d) Hiệu lực của quyết định yêu cầu bồi hoàn.
3. Quyết định yêu cầu bồi hoàn phải được gửi cho tổ chức, cá nhân có lỗi gây ra thiệt hại.
4. Quyết định yêu cầu bồi hoàn có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày tổ chức, cá nhân nhận được quyết định, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân không đồng ý và khởi kiện ra tòa án.
5. Tổ chức, cá nhân có lỗi gây thiệt hại theo quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm nộp tiền bồi hoàn cho Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và nộp biên lai cho cơ quan ra quyết định yêu cầu bồi hoàn.
6. Trường hợp cơ quan thẩm quyền đã ra quyết định yêu cầu bồi hoàn mà tổ chức, cá nhân có lỗi không chấp hành thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
COMPENSATION FOR SERIOUS VACCINE INJURIES OR DEATHS DURING EXPANDED IMMUNIZATION PROGRAMS AND ANTI-EPIDEMIC VACCINATION PROGRAMS
Article 15. Cases of compensation
1. The State shall pay compensation for serious injuries or deaths from vaccination during an expanded immunization program or vaccination against epidemic.
2. The State shall pay compensation for:
a) Serious vaccine injuries that result in disabilities of the vaccinees;
b) Deaths from vaccination.
Article 16. Injuries and compensation levels
1. 30 months’ base salary and other amounts specified in Clause 3 and Clause 4 of this Article shall be provided as compensation for vaccine injuries that result in disabilities of the vaccinated person.
2. Compensation for death from vaccination:
a) Reimbursement for the medical expenses specified in Clause 3 of this Article incurred before the death;
b) Funeral cost which equals 10 months' base salary prescribed by the State;
c) Mental damage compensation of VND 100 million for the dead person’s relatives;
d) Compensation for lost or reduced incomes specified in Clause 4 of this Article.
3. Medical expenses:
a) Where the vaccinee presents a health insurance card when using medical services, the costs of medical examination, treatment and rehabilitation shall be reimbursed in accordance with health insurance laws. The cost shared by the policyholder and the insurer and the cost of medical services beyond the coverage of health insurance shall be paid according to invoices (not exceeding the price bracket registered with the Ministry of Health);
b) Where the vaccinee does not have a health insurance card when using medical services, the costs of medical examination, treatment and rehabilitation shall be paid according to invoices in accordance with effective regulations of law on medical service prices applied to public health facilities;
c) Where the vaccinee is hospitalized and another disease is discovered during the treatment which is not related to the vaccination, the vaccinee shall pay for the examination and treatment of such disease in accordance with regulations of law on medical service prices. Where the vaccinated person presents a health insurance card, the costs medical examination and treatment of such disease shall be paid in accordance with health insurance laws.
4. Compensation for lost or reduced incomes:
a) Compensation provided for a person who has to take an unpaid leave to take care of a vaccinated person equals (=) the last month’s social insurance contribution. To be specific:
Compensation = |
Caregiver's salary as the basis for paying social insurance contribution |
x |
Leave period (days) |
22 days |
b) Where the income of the caregiver mentioned in Point a cannot be determined:
Compensation = |
Region-based minimum salary in the area where the lives at the compensation time |
x |
Leave period (days) |
22 days |
c) Where the vaccinee who is provided with compensation by the State is a worker defined by employment laws, compensation for his/her incomes that are lost or reduced during the treatment period shall be provided. The level of compensation is similar to that provided for caretakers specified in Point a and Point b of this Clause.
Article 17. Documents and procedures for verifying eligibility for compensation
1. The health facility where a serious injury or death occurs shall prepare adequate relevant documents to enable the provincial advisory council to verify eligibility for compensation.
2. The vaccinee or his/her relative that claims compensation in the cases specified in Clause 2 Article 15 shall submit the following documents to the Provincial Department of Health:
a) Request for investigation into the cause and seriousness of the injury;
b) Documents proving the administration of the vaccine;
c) The discharge note, invoices for costs of examination, treatment, rehabilitation and movement of the patient (original copies or certified true copies);
d) The death certificate in case of death;
dd) Other documents proving the injury or other damage (if any).
3. Within 05 working days from the receipt of the claim and valid documents, the Provincial Department of Health shall notify the patient or his/her relative (hereinafter referred to as claimant) of the acceptance of the claim. If documents are inadequate, the Provincial Department of Health shall instruct the claimant to provide supplementary documents.
4. Within 15 working days from the receipt of the claim, the Provincial Department of Health shall finish investigating the cause and seriousness of injury, send a notification to the claimant and submit a report to the Ministry of Health.
Article 18. Compensation procedures
1. Within 05 working days from the receipt of the conclusion from the provincial advisory council (according to the date stamp), the Provincial Department of Health shall issue a compensation decision if the claimant is eligible for compensation as prescribed in this Decree.
2. A compensation decision shall contain:
a) Name and address of the claimant;
b) Brief reasons for compensation;
c) Compensation amount;
d) Effect of the compensation decision.
3. The compensation decision shall be sent to the claimant and the person or organization at fault (if any).
4. The compensation decision is effective after 15 days from the day on which the claimant receives it, unless the claimant rejects it and files a lawsuit.
Article 19. Procedures for provision of compensation
1. Within 05 working days from the effective date of the compensation decision, the Provincial Department of Health shall send a request for funding together with the effective compensation decision to the expanded immunization program management board.
2. Within 10 working days from the receipt of the request for funding, the expanded immunization program management board shall provide funding for the Provincial Department of Health which will pay the claimant.
3. Within 05 working days from the receipt of funding, the Provincial Department of Health shall pay the claimant.
The compensation shall be paid in cash or by wire transfer at the request of the claimant. Where the claimant wishes to receive the compensation by wire transfer, the compensation shall be transfer to the claimant’s account and a written notice shall be sent to the claimant. In case of cash payment, the claimant must be notified in writing at least 02 days in advance. The compensation receipt shall be made into 02 copies, each of which is kept by a party.
Article 20. Procedures and responsibility for reimbursement
1. Within 05 working days from the receipt of the conclusion from the provincial advisory council mentioned in Point c Clause 1 Article 6 of this Decree, the Provincial Department of Health shall issue a request for reimbursement.
2. The request for reimbursement shall contain:
a) Name of the organization or individual at fault;
b) Brief reasons for reimbursement;
c) Reimbursement amount;
d) Effect of the request for reimbursement.
3. The request for reimbursement shall be sent to the organization or individual at fault.
4. The request for reimbursement is effective after 15 days from the day on which it is received by the organization or individual at fault, unless it is rejected and a lawsuit is filed.
5. The organization or individual at fault mentioned in Clause 2 of this Article shall pay the reimbursement amount to the expanded immunization program management board and submit the receipt to the issuer of the request for reimbursement.
6. The organization or individual at fault that fails to comply with the request for reimbursement shall be dealt with in accordance with law.