Nghị định 13/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng
Số hiệu: | 13/2024/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 05/02/2024 | Ngày hiệu lực: | 05/02/2024 |
Ngày công báo: | 20/02/2024 | Số công báo: | Từ số 327 đến số 328 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 05/02/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 13/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng.
Bổ sung quy định về nguồn kinh phí cho hoạt động tiêm chủng từ ngày 05/02/2024
Cụ thể, nguồn kinh phí cho hoạt động tiêm chủng từ ngày 05/02/2024 sẽ được thực hiện như sau:
(1) Nguồn kinh phí hình thành cho hoạt động tiêm chủng:
+ Ngân sách nhà nước;
+ Tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong, ngoài nước;
+ Nguồn Quỹ bảo hiểm y tế;
+ Các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
(2) Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho:
+ Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế cho các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 28 và khoản 4 Điều 29 của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007;
+ Đầu tư hệ thống dây chuyền lạnh cho Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch;
+ Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông, kiểm tra, thanh tra hoạt động tiêm chủng, chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học để ứng dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong tiêm chủng;
+ Bồi thường khi sử dụng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch bị tai biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng.
(3) Ngân sách Trung ương được bố trí trong ngân sách chi thường xuyên của Bộ Y tế để bảo đảm kinh phí cho các hoạt động trong Chương trình tiêm chủng mở rộng sau đây:
+ Mua vắc xin cho các đối tượng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
+ Kiểm định vắc xin.
+ Tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin đến tuyến tỉnh, thành phố.
+ Thông tin, giáo dục, truyền thông, chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học để ứng dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong tiêm chủng, giám sát đánh giá hiệu quả vắc xin tại trung ương.
+ Bồi thường khi sử dụng vắc xin xảy ra tai biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng tại cơ sở tiêm chủng thuộc các Bộ, cơ quan trung ương.
Trường hợp tai biến khi sử dụng vắc xin tại các cơ sở tiêm chủng tại địa phương được xác định nguyên nhân do chất lượng của vắc xin, đặc tính cố hữu của vắc xin, sai sót trong khâu bảo quản, vận chuyển vắc xin từ trung ương đến tuyến tỉnh, thành phố thì ngân sách trung ương bố trí kinh phí để bồi thường.
(Nội dung (3) là nội dung được Nghị định 13/2024/NĐ-CP bổ sung)
Xem thêm tại Nghị định 13/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/02/2024
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2024/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2024 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 104/2016/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊM CHỦNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự ngày 11 tháng 01 năm 2022;
Căn cứ Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội về Giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng như sau:
1. Bổ sung khoản 7 Điều 3 như sau:
“7. Chương trình tiêm chủng mở rộng là chương trình do Nhà nước tổ chức để tiêm chủng miễn phí đối với các vắc xin bắt buộc sử dụng để phòng các bệnh truyền nhiễm cho trẻ em và phụ nữ có thai.”
2. Sửa đổi khoản 2, khoản 3 Điều 7 như sau:
“2. Căn cứ số lượng đối tượng tiêm chủng, thời gian và định mức sử dụng của từng loại vắc xin, cơ sở tiêm chủng có trách nhiệm lập dự kiến nhu cầu vắc xin quy định tại khoản 1 Điều này của cả năm gửi cơ quan được giao quản lý về tiêm chủng cấp huyện tổng hợp gửi Sở Y tế trước ngày 30 tháng 5 hằng năm để chỉ đạo việc cấp vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
3. Căn cứ đề xuất về nhu cầu vắc xin của cơ quan được giao quản lý về tiêm chủng cấp huyện, Sở Y tế có trách nhiệm tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhu cầu và gửi về Bộ Y tế trước ngày 30 tháng 6 hằng năm để xây dựng kế hoạch cung ứng, sử dụng vắc xin và tiêm chủng hằng năm.”
3. Bổ sung khoản 3 Điều 14 như sau:
“3. Ngân sách trung ương được bố trí trong ngân sách chi thường xuyên của Bộ Y tế để bảo đảm kinh phí cho các hoạt động trong Chương trình tiêm chủng mở rộng sau đây:
a) Mua vắc xin cho các đối tượng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
b) Kiểm định vắc xin.
c) Tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin đến tuyến tỉnh, thành phố.
d) Thông tin, giáo dục, truyền thông, chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học để ứng dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong tiêm chủng, giám sát đánh giá hiệu quả vắc xin tại trung ương.
đ) Bồi thường khi sử dụng vắc xin xảy ra tai biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng tại cơ sở tiêm chủng thuộc các Bộ, cơ quan trung ương.
Trường hợp tai biến khi sử dụng vắc xin tại các cơ sở tiêm chủng tại địa phương được xác định nguyên nhân do chất lượng của vắc xin, đặc tính cố hữu của vắc xin, sai sót trong khâu bảo quản, vận chuyển vắc xin từ trung ương đến tuyến tỉnh, thành phố thì ngân sách trung ương bố trí kinh phí để bồi thường.”
4. Sửa đổi khoản 2 Điều 21 như sau:
“2. Bảo đảm nguồn lực và ngân sách địa phương cho hoạt động của Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch trên địa bàn trừ các hoạt động đã được ngân sách trung ương bảo đảm quy định tại khoản 3 Điều này.”
5. Sửa đổi khoản 1 Điều 22 như sau:
“1. Xây dựng, triển khai kế hoạch sử dụng vắc xin thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng hằng năm.”
6. Bổ sung khoản 6, khoản 7 Điều 22 như sau:
“6. Hướng dẫn các địa phương lập kế hoạch, xác định nhu cầu vắc xin theo từng chủng loại, cơ cấu vắc xin cần thiết, kế hoạch tiếp nhận từng loại vắc xin đảm bảo lộ trình tăng số lượng vắc xin trong tiêm chủng mở rộng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
7. Tổ chức mua vắc xin trong tiêm chủng mở rộng theo quy định của pháp luật.”
7. Sửa đổi khoản 3, Điều 23 như sau:
“3. Bộ Tài chính có trách nhiệm trình các cơ quan có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Nghị định này.”
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 13/2024/ND-CP |
Hanoi, February 05, 2024 |
AMENDMENT TO DECREE NO. 104/2016/ND-CP DATED JULY 1, 2016 OF THE GOVERNMENT ON IMMUNIZATION
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on State Budget dated June 25, 2015;
Pursuant to the Law on Prevention and Control of Infectious Diseases dated November 21, 2007;
Pursuant to the Law on Organization of Local Government dated November 22, 2019 and the Law on amendment to the Law on Government Organization;
Pursuant to the Law on Public Investment dated June 13, 2019 and the Law on amendment to the Law on Public Investment, the Law on Investment in Public-Private Partnerships, the Law on Investment, the Law on Housing, the Law on Bidding, the Law on Electricity, the Law on Enterprises, the Law on Excise Tax, and the Law on Civil Judgment Enforcement dated January 11, 2022;
Pursuant to Resolution No. 99/2023/QH15 dated June 24, 2023 of the National Assembly on Specialized supervision of mobilization, management, and use of resources for preventing COVID-19; implementation of policies and regulations on preventive healthcare establishments;
At request of Minister of Health;
The Government promulgates Decree on amendment to Decree No. 104/2016/ND-CP dated July 1, 2016 of the Government on immunization.
Article 1. Amendment to Decree No. 104/2016/ND-CP dated July 1, 2016 of the Government on immunization:
1. Add Clause 7 Article 3:
“7. Expanded program on immunization is a program implemented by the Government to provide compulsory vaccines against infectious diseases for children and pregnant women for free.”
2. Amend Clause 2 and Clause 3 Article 7:
“2. Depending on number of individuals seeking immunization, time and rate of use of each type of vaccine, immunization facilities are responsible for producing vaccine demand estimates under Clause 1 of this Article for a whole year and sending to district immunization authority for consolidation and submission to Departments of Health before May 30 of each year for coordination of vaccine supply in the Expanded program on immunization.
3. Depending on propositions regarding vaccine demand of district immunization authority, Departments of Health are responsible for consolidating, requesting People’s Committees of provinces to approve, sending to Departments of Health before June 30 of each year for development of annual plans for vaccine supply, use and immunization.”
3. Add Clause 3 Article 14:
3. Central government budget shall be allocated in recurrent expenditure budget of Ministry of Health in order to cover expenditure of the following operations in Expanded program on immunization:
a) Purchase of vaccines for beneficiaries in the Expanded program on immunization.
b) Vaccine inspection.
c) Receipt, transport, and preservation of vaccines to provinces, cities.
d) Communication, education, information, training, scientific research for application of new techniques, new solutions in immunization, supervision and assessment of vaccine effectiveness in central government.
dd) Compensation in case of adverse effects following vaccination that seriously affects health or lives of vaccinated individuals at immunization establishments affiliated to ministries and central government.
In case of adverse effects that follow use of vaccine in local immunization establishments and are identified to have been caused by vaccine quality, inherent characteristics of vaccine, error in vaccine preservation or transport from central government to provincial government, the central government budget shall allocate expenditure for compensation.”.
4. Amend Clause 2 Article 21:
“2. Ensure resources and local government budget for operations of Expanded program on immunization and pandemic vaccination except for operations covered by central government budget under Clause 3 of this Article.”
5. Amend Clause 1 Article 22:
“1. Develop and implement annual plans for use of vaccines under Expanded program on immunization.”
6. Add Clause 6 and Clause 7 Article 22:
“6. Guide local government to produce plans, identify vaccine demands by type, compositions of necessary vaccines, plans for receiving each type of vaccine in order to adhere to roadmap for increasing vaccine quantity in expanded immunization approved by competent authority.
7. Purchase vaccines in expanded immunization as per the law.”
7. Amend Clause 3 Article 23:
“3. Ministry of Finance is responsible for requesting competent authority to allocate expenditure on implementation of Expanded program on immunization and pandemic vaccination in accordance with the Law on State Budget and this Decree.”
This Decree comes into force from the date of signing./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực