Chương VII Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý cơ sở trợ giúp xã hội: Thẩm quyền và trách nhiệm quản lý Nhà nước
Số hiệu: | 103/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 12/09/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/11/2017 |
Ngày công báo: | 23/09/2017 | Số công báo: | Từ số 699 đến số 700 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về hồ sơ thành lập cơ sở trợ giúp xã hội công lập
Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 103/2017/NĐ-CP về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.
Theo đó, quy định hồ sơ thành lập cơ sở trợ giúp xã hội công lập sẽ bao gồm:
- Các giấy tờ quy định tại Điều 8 Nghị định 55/2012/NĐ-CP ;
- Tờ trình đề nghị thành lập theo Mẫu số 01;
- Đề án thành lập theo Mẫu số 02;
- Dự thảo quy chế hoạt động của cơ sở theo Mẫu số 03a.
Ngoài ra, Nghị định 103 cũng quy định về hồ sơ tổ chức lại, giải thể cơ sở trợ giúp xã hội công lập sẽ bao gồm:
- Các giấy tờ quy định tại Điều 15 Nghị định 55;
- Tờ trình tổ chức lại, giải thể cơ sở theo Mẫu số 04a;
- Đề án tổ chức lại, giải thể cơ sở theo Mẫu số 05.
Xem thể thức các Mẫu 01, 02, 03a, 04a, 05 nêu trên tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 103/2017/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2017).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
THẨM QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Điều 49. Trách nhiệm các bộ, ngành
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước đối với cơ sở trợ giúp xã hội trong phạm vi cả nước và có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn về cơ cấu tổ chức và định mức nhân viên tại cơ sở trợ giúp xã hội; tiêu chuẩn các chức danh nghề nghiệp và cộng tác viên làm việc tại cơ sở trợ giúp xã hội; quy trình, tiêu chuẩn trợ giúp xã hội của cơ sở và các quy định khác tại Nghị định này.
b) Quy hoạch, phát triển mạng lưới và xây dựng mô hình điểm cơ sở trợ giúp xã hội;
c) Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội;
d) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho viên chức và cộng tác viên của cơ sở trợ giúp xã hội;
đ) Kiểm tra, thanh tra hoạt động cơ sở trợ giúp xã hội;
e) Tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về hoạt động cơ sở trợ giúp xã hội.
2. Bộ Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn việc thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn về chăm sóc y tế, chỉnh hình - phục hồi chức năng đối với các đối tượng bị khuyết tật, tâm thần, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và đối tượng khác trong cơ sở trợ giúp xã hội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn miễn học phí, các khoản đóng góp; chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức lớp học hòa nhập cho học sinh là đối tượng trong cơ sở trợ giúp xã hội.
5. Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì thẩm định nguồn vốn đầu tư và khả năng cân đối vốn đầu tư các dự án cơ sở trợ giúp xã hội sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; chủ trì cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hàng năm để thực hiện dự án đã thẩm định sau khi hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định của Luật đầu tư công.
7. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quản lý nhà nước đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý và tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình hoạt động của các cơ sở trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.
Điều 50. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước đối với cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn và có trách nhiệm:
1. Bố trí kinh phí hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội công lập theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn.
2. Bố trí kinh phí nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội được tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập theo quy định của pháp luật.
3. Rà soát, sắp xếp, kiện toàn các cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện hoạt động theo quy định tại Nghị định này.
4. Chỉ đạo các cơ quan chức năng cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập đủ điều kiện.
5. Trong thời hạn 01 năm, nếu cơ sở không đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện hoạt động theo quy định thì thực hiện thủ tục sáp nhập hoặc giải thể cơ sở.
Điều 51. Trách nhiệm của cơ sở
1. Tổ chức, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ nhân lực và bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định tại Nghị định này.
2. Kiến nghị cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý về phương án kiện toàn cơ sở.
3. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng (trước ngày 15 tháng 6), hàng năm (trước ngày 15 tháng 12) và đột xuất với cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp về hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước đối với cơ sở trợ giúp xã hội trong phạm vi cả nước và có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn về cơ cấu tổ chức và định mức nhân viên tại cơ sở trợ giúp xã hội; tiêu chuẩn các chức danh nghề nghiệp và cộng tác viên làm việc tại cơ sở trợ giúp xã hội; quy trình, tiêu chuẩn trợ giúp xã hội của cơ sở và các quy định khác tại Nghị định này.
b) Quy hoạch, phát triển mạng lưới và xây dựng mô hình điểm cơ sở trợ giúp xã hội;
c) Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội;
d) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho viên chức và cộng tác viên của cơ sở trợ giúp xã hội;
đ) Kiểm tra, thanh tra hoạt động cơ sở trợ giúp xã hội;
e) Tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về hoạt động cơ sở trợ giúp xã hội.
2. Bộ Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn việc thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn về chăm sóc y tế, chỉnh hình - phục hồi chức năng đối với các đối tượng bị khuyết tật, tâm thần, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và đối tượng khác trong cơ sở trợ giúp xã hội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn miễn học phí, các khoản đóng góp; chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức lớp học hòa nhập cho học sinh là đối tượng trong cơ sở trợ giúp xã hội.
5. Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì thẩm định nguồn vốn đầu tư và khả năng cân đối vốn đầu tư các dự án cơ sở trợ giúp xã hội sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; chủ trì cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hàng năm để thực hiện dự án đã thẩm định sau khi hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định của Luật đầu tư công.
7. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quản lý nhà nước đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý và tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình hoạt động của các cơ sở trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.
Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước đối với cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn và có trách nhiệm:
1. Bố trí kinh phí hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội công lập theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn.
2. Bố trí kinh phí nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội được tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập theo quy định của pháp luật.
3. Rà soát, sắp xếp, kiện toàn các cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện hoạt động theo quy định tại Nghị định này.
4. Chỉ đạo các cơ quan chức năng cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập đủ điều kiện.
5. Trong thời hạn 01 năm, nếu cơ sở không đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện hoạt động theo quy định thì thực hiện thủ tục sáp nhập hoặc giải thể cơ sở.
1. Tổ chức, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ nhân lực và bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định tại Nghị định này.
2. Kiến nghị cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý về phương án kiện toàn cơ sở.
3. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng (trước ngày 15 tháng 6), hàng năm (trước ngày 15 tháng 12) và đột xuất với cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp về hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội.
POWERS AND RESPONSIBILITIES OF GOVERNMENTAL AUTHORITIES
Article 49. Responsibility of relevant Ministries
1. Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs shall assist the Government in consistently performing state management of social support facilities nationwide and discharge the following responsibilities:
a) Provide guidance on organizational structure and number of employees of a social support facility; standards of professional-title holders and part-time employees of a social support facility; social support process and standards, and other regulations herein.
b) Formulate plan for development of social support facilities network, and build models of social support points;
c) Apply information technology to management of social support facilities;
d) Provide training and drilling courses for full-time and part-time employees of social support facilities;
dd) Conduct inspection of social support facilities;
e) Prepare and submit consolidated reports on performance of social support facilities to the Prime Minister.
2. Ministry of Home Affairs shall provide guidance on establishment, restructuring and dissolution of public service providers.
3. Ministry of Health shall provide guidance on healthcare, orthopedics and rehabilitation for beneficiaries with disabilities or mental disorder, or children facing special difficulties, and other beneficiaries of social support facilities.
4. Ministry of Education and Training shall provide guidance on exemption from tuition fees and other contributions; instruct the organization of inclusive education classes for students who are beneficiaries of social support facilities.
5. Ministry of Finance shall provide operating funding for social support facilities in accordance with regulations of the Law on state budget and relevant legislative documents.
6. Ministry of Planning and Investment shall take charge of appraising sources of invested capital and balancing capacity of projects on social support facility using funding allocated by central-government state budget, national bonds, government bonds. ODA loans or concessional loans from foreign sponsors; take charge of balancing and allocating development investment capital according to medium-term and annual plans for implementing appraised projects upon the completion of investment procedures in accordance with regulations of the Law on public investment.
7. Ministries, ministerial-level agencies and the Government's affiliates shall organize the implementation of this Decree within the ambit of assigned functions and duties, and perform state management of social support facilities within their competence, and submit consolidated reports on performance of social support facilities to the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs by December 15 every year.
Article 50. Responsibility of People’s Committees at all levels
People’s Committees at all levels shall perform state management of social support facilities in their managing regions, and discharge the following responsibilities:
1. Allocate operating funding for public social support facilities in accordance with regulations of the Law on state budget and relevant legislative documents.
2. Allocate funding for nurturing social protection beneficiaries at public and private social support facilities in accordance with law.
3. Review, arrange and strengthen local social support facilities to meet operating standards and eligibility requirements mentioned herein.
4. Instruct competent authorities to issue operating license to eligible public and private social support facilities.
5. Carry out procedures for merger or dissolution of a social support facility if it fails to meet operating standards and eligibility requirements within duration of 01 year.
Article 51. Responsibility of social support facilities
1. Organize and strengthen their organizational structure and personnel, and ensure the satisfaction of material facilities and equipment requirements as mentioned herein.
2. Suggest plans for strengthening social support facilities to governing agencies.
3. Prepare and submit 6-months reports (by June 15), annual reports (by December 15) and extraordinary reports to Department of Labour, War Invalids and Social Affairs of same level on their performance.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực