Chương V Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý cơ sở trợ giúp xã hội: Thủ tục, hồ sơ quản lý đối tượng
Số hiệu: | 103/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 12/09/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/11/2017 |
Ngày công báo: | 23/09/2017 | Số công báo: | Từ số 699 đến số 700 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về hồ sơ thành lập cơ sở trợ giúp xã hội công lập
Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 103/2017/NĐ-CP về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.
Theo đó, quy định hồ sơ thành lập cơ sở trợ giúp xã hội công lập sẽ bao gồm:
- Các giấy tờ quy định tại Điều 8 Nghị định 55/2012/NĐ-CP ;
- Tờ trình đề nghị thành lập theo Mẫu số 01;
- Đề án thành lập theo Mẫu số 02;
- Dự thảo quy chế hoạt động của cơ sở theo Mẫu số 03a.
Ngoài ra, Nghị định 103 cũng quy định về hồ sơ tổ chức lại, giải thể cơ sở trợ giúp xã hội công lập sẽ bao gồm:
- Các giấy tờ quy định tại Điều 15 Nghị định 55;
- Tờ trình tổ chức lại, giải thể cơ sở theo Mẫu số 04a;
- Đề án tổ chức lại, giải thể cơ sở theo Mẫu số 05.
Xem thể thức các Mẫu 01, 02, 03a, 04a, 05 nêu trên tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 103/2017/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2017).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
THỦ TỤC, HỒ SƠ QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG
Điều 40. Thẩm quyền, hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội
1. Thẩm quyền tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội: Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở trợ giúp xã hội.
2. Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP, gồm:
a) Đơn của đối tượng hoặc người giám hộ theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao giấy khai sinh đối với trẻ em, trường hợp trẻ em bị bỏ rơi phải làm thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch;
c) Xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV;
d) Biên bản của Hội đồng xét duyệt theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã;
đ) Giấy tờ liên quan khác (nếu có);
e) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở (nếu vào cơ sở của tỉnh);
g) Quyết định tiếp nhận của người đứng đầu cơ sở.
3. Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP, bao gồm:
a) Đơn của đối tượng hoặc người giám hộ;
b) Bản sao chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân của đối tượng (nếu có);
c) Biên bản đối với trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của đối tượng;
d) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đối tượng đang ở hoặc nơi phát hiện thấy cần sự bảo vệ khẩn cấp;
đ) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở (nếu vào cơ sở của tỉnh);
e) Quyết định tiếp nhận của người đứng đầu cơ sở.
4. Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng tự nguyện, bao gồm:
a) Hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của đối tượng.
Điều 41. Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội
1. Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối tượng hoặc người giám hộ có giấy tờ theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều 40 Nghị định này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Hội đồng xét duyệt cấp xã có trách nhiệm xét duyệt và niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 07 ngày làm việc, trừ những thông tin về HIV của đối tượng;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý hoặc có văn bản đề nghị người đứng đầu cơ sở tiếp nhận đối tượng vào cơ sở;
đ) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu cơ sở quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý;
e) Trường hợp đối tượng không được tiếp nhận vào cơ sở thì người đứng đầu cơ sở phải trả lời ngay bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cơ sở có trách nhiệm tiếp nhận ngay các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp để chăm sóc, nuôi dưỡng và hoàn thiện các thủ tục theo quy trình sau:
Bước 1. Lập biên bản tiếp nhận có chữ ký của cá nhân hoặc đại diện cơ quan, đơn vị phát hiện ra đối tượng (nếu có), chính quyền (hoặc công an) cấp xã, đại diện cơ sở. Đối với đối tượng là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn nhân bị buôn bán và nạn nhân bị cưỡng bức lao động, biên bản tiếp nhận có chữ ký của đối tượng (nếu có thể);
Bước 2. Đánh giá về mức độ tổn thương, khả năng phục hồi và nhu cầu trợ giúp của đối tượng để có kế hoạch trợ giúp đối tượng;
Bước 3. Bảo đảm an toàn và chữa trị những tổn thương về thân thể hoặc tinh thần cho đối tượng kịp thời; đối với trẻ em bị bỏ rơi, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 25 ngày làm việc;
Bước 4. Quyết định trợ giúp đối tượng tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc chuyển đối tượng về gia đình, cộng đồng;
Bước 5. Hoàn thành các thủ tục, hồ sơ của đối tượng theo quy định, Trường hợp là trẻ em bị bỏ rơi, cơ sở thực hiện các thủ tục khai sinh cho trẻ theo quy định của pháp luật về hộ tịch,
b) Tiếp nhận ngay các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp vào cơ sở. Các thủ tục, hồ sơ phải hoàn thiện trong 10 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận đối tượng, Trường hợp kéo dài quá 10 ngày làm việc, phải do cơ quan quản lý cấp trên xem xét quyết định.
3. Thủ tục quyết định tiếp nhận đối với đối tượng tự nguyện thực hiện theo quy định sau đây:
Đối tượng tự nguyện ký hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội với người đứng đầu cơ sở và nộp bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
Điều 42. Lập hồ sơ quản lý đối tượng tại cơ sở
Cơ sở phải tiến hành lập và quản lý hồ sơ cá nhân của từng đối tượng. Hồ sơ của đối tượng gồm có:
1. Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở quy định tại Điều 40 Nghị định này.
2. Kế hoạch trợ giúp xã hội và các tài liệu liên quan.
3. Quyết định dừng trợ giúp xã hội hoặc thanh lý hợp đồng dịch vụ trợ giúp xã hội.
4. Các văn bản có liên quan đến đối tượng.
Điều 43. Thẩm quyền, điều kiện, thủ tục dừng trợ giúp xã hội
1. Thẩm quyền dừng trợ giúp xã hội: Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội quyết định dừng trợ giúp xã hội đối với đối tượng.
2. Điều kiện dừng trợ giúp xã hội
a) Kết thúc quản lý trường hợp theo quyết định của người đứng đầu cơ sở;
b) Người giám hộ, gia đình hoặc gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng có đơn đề nghị;
c) Đối tượng được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật con nuôi;
d) Đối tượng đủ 18 tuổi. Trường hợp từ 18 tuổi trở lên đang học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở cho đến khi tốt nghiệp văn bằng thứ nhất nhưng không quá 22 tuổi;
đ) Cơ sở không có khả năng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp cho đối tượng;
e) Đối tượng không liên hệ trong vòng 1 tháng;
g) Đối tượng đề nghị dừng hoạt động trợ giúp xã hội;
h) Đối tượng chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật;
i) Kết thúc hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội;
k) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Thủ tục dừng trợ giúp xã hội
a) Đối tượng sử dụng dịch vụ hoặc người giám hộ, thân nhân hoặc gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc cha mẹ nuôi quy định tại điểm b, c, d, g khoản 2 Điều này có đơn đề nghị theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này gửi người đứng đầu cơ sở dừng trợ giúp xã hội (nếu có);
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn, người đứng đầu cơ sở quyết định dừng trợ giúp xã hội;
c) Lập biên bản bàn giao đối tượng về gia đình, cộng đồng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc thanh lý hợp đồng dịch vụ trợ giúp xã hội.
1. Thẩm quyền tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội: Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở trợ giúp xã hội.
2. Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP, gồm:
a) Đơn của đối tượng hoặc người giám hộ theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao giấy khai sinh đối với trẻ em, trường hợp trẻ em bị bỏ rơi phải làm thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch;
c) Xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV;
d) Biên bản của Hội đồng xét duyệt theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã;
đ) Giấy tờ liên quan khác (nếu có);
e) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở (nếu vào cơ sở của tỉnh);
g) Quyết định tiếp nhận của người đứng đầu cơ sở.
3. Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP , bao gồm:
a) Đơn của đối tượng hoặc người giám hộ;
b) Bản sao chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân của đối tượng (nếu có);
c) Biên bản đối với trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của đối tượng;
d) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đối tượng đang ở hoặc nơi phát hiện thấy cần sự bảo vệ khẩn cấp;
đ) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở (nếu vào cơ sở của tỉnh);
e) Quyết định tiếp nhận của người đứng đầu cơ sở.
4. Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng tự nguyện, bao gồm:
a) Hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của đối tượng.
1. Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối tượng hoặc người giám hộ có giấy tờ theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều 40 Nghị định này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Hội đồng xét duyệt cấp xã có trách nhiệm xét duyệt và niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 07 ngày làm việc, trừ những thông tin về HIV của đối tượng;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý hoặc có văn bản đề nghị người đứng đầu cơ sở tiếp nhận đối tượng vào cơ sở;
đ) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu cơ sở quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý;
e) Trường hợp đối tượng không được tiếp nhận vào cơ sở thì người đứng đầu cơ sở phải trả lời ngay bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cơ sở có trách nhiệm tiếp nhận ngay các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp để chăm sóc, nuôi dưỡng và hoàn thiện các thủ tục theo quy trình sau:
Bước 1. Lập biên bản tiếp nhận có chữ ký của cá nhân hoặc đại diện cơ quan, đơn vị phát hiện ra đối tượng (nếu có), chính quyền (hoặc công an) cấp xã, đại diện cơ sở. Đối với đối tượng là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn nhân bị buôn bán và nạn nhân bị cưỡng bức lao động, biên bản tiếp nhận có chữ ký của đối tượng (nếu có thể);
Bước 2. Đánh giá về mức độ tổn thương, khả năng phục hồi và nhu cầu trợ giúp của đối tượng để có kế hoạch trợ giúp đối tượng;
Bước 3. Bảo đảm an toàn và chữa trị những tổn thương về thân thể hoặc tinh thần cho đối tượng kịp thời; đối với trẻ em bị bỏ rơi, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 25 ngày làm việc;
Bước 4. Quyết định trợ giúp đối tượng tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc chuyển đối tượng về gia đình, cộng đồng;
Bước 5. Hoàn thành các thủ tục, hồ sơ của đối tượng theo quy định, Trường hợp là trẻ em bị bỏ rơi, cơ sở thực hiện các thủ tục khai sinh cho trẻ theo quy định của pháp luật về hộ tịch,
b) Tiếp nhận ngay các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp vào cơ sở. Các thủ tục, hồ sơ phải hoàn thiện trong 10 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận đối tượng, Trường hợp kéo dài quá 10 ngày làm việc, phải do cơ quan quản lý cấp trên xem xét quyết định.
3. Thủ tục quyết định tiếp nhận đối với đối tượng tự nguyện thực hiện theo quy định sau đây:
Đối tượng tự nguyện ký hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội với người đứng đầu cơ sở và nộp bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
Cơ sở phải tiến hành lập và quản lý hồ sơ cá nhân của từng đối tượng. Hồ sơ của đối tượng gồm có:
1. Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở quy định tại Điều 40 Nghị định này.
2. Kế hoạch trợ giúp xã hội và các tài liệu liên quan.
3. Quyết định dừng trợ giúp xã hội hoặc thanh lý hợp đồng dịch vụ trợ giúp xã hội.
4. Các văn bản có liên quan đến đối tượng.
1. Thẩm quyền dừng trợ giúp xã hội: Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội quyết định dừng trợ giúp xã hội đối với đối tượng.
2. Điều kiện dừng trợ giúp xã hội
a) Kết thúc quản lý trường hợp theo quyết định của người đứng đầu cơ sở;
b) Người giám hộ, gia đình hoặc gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng có đơn đề nghị;
c) Đối tượng được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật con nuôi;
d) Đối tượng đủ 18 tuổi. Trường hợp từ 18 tuổi trở lên đang học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở cho đến khi tốt nghiệp văn bằng thứ nhất nhưng không quá 22 tuổi;
đ) Cơ sở không có khả năng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp cho đối tượng;
e) Đối tượng không liên hệ trong vòng 1 tháng;
g) Đối tượng đề nghị dừng hoạt động trợ giúp xã hội;
h) Đối tượng chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật;
i) Kết thúc hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội;
k) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Thủ tục dừng trợ giúp xã hội
a) Đối tượng sử dụng dịch vụ hoặc người giám hộ, thân nhân hoặc gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc cha mẹ nuôi quy định tại điểm b, c, d, g khoản 2 Điều này có đơn đề nghị theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này gửi người đứng đầu cơ sở dừng trợ giúp xã hội (nếu có);
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn, người đứng đầu cơ sở quyết định dừng trợ giúp xã hội;
c) Lập biên bản bàn giao đối tượng về gia đình, cộng đồng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc thanh lý hợp đồng dịch vụ trợ giúp xã hội.
MANAGEMENT PROCEDURES AND DOSSIER
Article 40. Power and dossier required to receive people into a social support facility
1. Power to receive people into a social support facility: People shall be received into social support facility according to its manager’s decision.
2. Dossier on receipt of a social protection beneficiary who faces special difficulties as prescribed in Clause 1 Article 25 of the Decree No. 136/2013/ND-CP:
a) The application form made by the beneficiary or his/her guardian using the Template No. 10 stated in the Appendix enclosed herewith;
b) The copy of birth certificate if the beneficiary is a child; in case of an abandoned infant, procedures for birth registration must be carried out in accordance with the law on civil registration;
c) The written certification of an authorized health facility if a beneficiary is infected with HIV;
d) The written record of the Assessment Board using the Template No. 11 stated in the Appendix enclosed herewith, and the written request made by the Commune-level People’s Committee;
dd) Other relevant documents (if any);
e) The written request of the Chairperson of the District-level People’s Committee, which is sent to the facility’s governing agency (if a beneficiary is sent to a provincial social support facility);
g) The decision on receipt of beneficiary made by the facility's manager.
3. Dossier on receipt of a person in need of emergency protection as prescribed in Clause 2 Article 25 of the Decree No. 136/2013/ND-CP:
a) The application form made by the beneficiary or his/her guardian;
b) The copy of ID card or personal identification paper of the beneficiary (if any);
c) The written record of the emergency case where the beneficiary’s life is threatened;
d) The written request made by the Chairperson of the People’s Committee of commune where the beneficiary is living or it’s discovered that the beneficiary needs an emergency protection;
dd) The written request of the Chairperson of the District-level People’s Committee, which is sent to the facility’s governing agency (if the beneficiary is sent to a provincial social support facility);
e) The decision on receipt of the beneficiary made by the facility's manager.
4. Dossier on receipt of a voluntary beneficiary:
a) The written agreement on provision of social support services using the Template No. 12 stated in the Appendix enclosed herewith;
b) The copy of ID card or Citizen Identity Card or Passport or other personal identification paper of the beneficiary.
Article 41. Procedures for receipt of people into a social support facility
1. Procedures for receipt of a social protection beneficiary who faces special difficulties as prescribed in Clause 1 Article 25 of the Decree No. 136/2013/ND-CP:
a) The beneficiary or his/her guardian shall send the dossier prescribed in Points a, b, c Clause 2 Article 40 herein to the Chairperson of the Commune-level People’s Committee;
b) Within 15 working days from the receipt of the beneficiary’s dossier, the Commune-level Assessment Board shall assess and post the assessment results at the head office of the Commune-level People’s Committee within 07 working days, excluding HIV-related information of the beneficiary;
c) Within 07 working days from the receipt of the beneficiary’s dossier and the written request of the Chairperson of the Commune-level People’s Committee, the District-level Department of Labour, War Invalids and Social Affairs shall appraise and request the Chairperson of the District-level People’s Committee to consider making decision;
d) Within 03 working days from the receipt of the written request of the District-level Department of Labour, War Invalids and Social Affairs, the Chairperson of the District-level People’s Committee shall make a decision on receipt of the beneficiary into a social support facility under its management or send a written request to the manager of a certain facility to receive such beneficiary;
dd) Within 07 working days from the receipt of the beneficiary’s dossier and the written request of the Chairperson of the District-level People’s Committee, the manager of the requested social support facility shall make decision on receipt of the beneficiary into that facility;
e) If a beneficiary is refused, the facility’s manager must give a written response to specify reasons for refusal.
2. Procedures for receipt of a person in need of emergency protection as prescribed in Clause 2 Article 25 of the Decree No. 136/2013/ND-CP:
a) The social support facility must immediately receive a person who needs an emergency protection and complete the following procedures:
Step 1. Prepare a written record of receipt of beneficiary which must bear the signature of the individual or representative of the agency that discovers the beneficiary (if any), the government (or the police agency) of commune, or the facility's representative. If the received beneficiary is a victim of domestic violence or sexual assault, a trafficking victim, or a victim of forced labour, the written record of receipt must bear the signature of the received beneficiary (if possible);
Step 2. Evaluate injury level, recuperative ability and support needs of the beneficiary so as to formulate an appropriate support plan;
Step 3. Ensure safety and provide timely treatment for physical and psychological injuries for the beneficiary; in case of an abandoned child, a notice must be published on mass media means within duration of 25 working days;
Step 4. Make decision to give support for the beneficiary at the facility or send the beneficiary to his/her family or community;
Step 5. Complete procedures and dossier for the beneficiary in accordance with regulations. In case of an abandoned child, the facility must carry out procedures for birth registration in accordance with the law on civil registration;
b) Persons in need of emergency protection must be immediately received into the facility. All procedures for receipt must be completed within 10 working days from the receipt of a beneficiary. The extension of this time limit requires the decision of the governing agency.
3. Procedures for making decision on receipt of a voluntary beneficiary:
A voluntary beneficiary shall enter into a written agreement on provision of social support services with the facility’s manager and submit the copy of his/her ID card or Citizen Identity Card or Passport of other personal identification paper.
Article 42. Preparing management dossier
The social support facility must prepare and manage personal dossier of each beneficiary. Beneficiary’s personal dossier includes:
1. Dossier on receipt of the beneficiary into the facility as prescribed in Article 40 herein.
2. The social support plan and relevant documents.
3. The Decision on termination of social support or finalization of the written agreement on provision of social support services.
4. Other documents concerning the beneficiary.
Article 43. Power, cases and procedures for termination of social support
1. Power to terminate social support: The manager of a social support facility shall make decision on termination of social support.
2. Cases of termination
a) Social support is terminated according to decision of the facility’s manager;
b) The beneficiary’s guardian or family, or family or individual taking charge of caring or nurturing the beneficiary submits a written request for termination of social support;
c) A beneficiary is adopted in accordance with the law on child adoption;
d) The beneficiary reaches the age of 18. In case a beneficiary aged 18 or older is studying at upper secondary school or vocational training institution, or attending second-year or three-year college course, or higher education course, he/she may receive social support services at the facility until he/she obtains the first diploma but not later than the age of 22;
dd) The facility is unable to provide suitable social support services for the beneficiary;
e) The beneficiary fails to contact the facility for one month;
g) The beneficiary makes request for termination of social support;
h) The beneficiary died or went missing as defined by law;
i) The written agreement on provision of social support services expires;
k) Other cases as regulated by law.
3. Procedures for termination of social support
a) The beneficiary or his/her guardian, relative or family member, or the individual taking charge of caring and nurturing the beneficiary, or the adoptive parent as prescribed in Points b, c, d, g Clause 2 of this Article shall prepare and send the written request for termination of social support using the Template No. 13 stated in the Appendix enclosed herewith to the facility’s manager (if any);
b) Within 07 working days from the receipt of the written request, the facility’s manager shall make decision on termination of social support;
c) A written record shall be made to record the transfer of the beneficiary to his/her family or community with certification of the Commune-level People’s Committee, or record the finalization of the written agreement on provision of social support services.