Chương III Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý cơ sở trợ giúp xã hội: Thành lập, tổ chức lại và giải thể cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập
Số hiệu: | 103/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 12/09/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/11/2017 |
Ngày công báo: | 23/09/2017 | Số công báo: | Từ số 699 đến số 700 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về hồ sơ thành lập cơ sở trợ giúp xã hội công lập
Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 103/2017/NĐ-CP về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.
Theo đó, quy định hồ sơ thành lập cơ sở trợ giúp xã hội công lập sẽ bao gồm:
- Các giấy tờ quy định tại Điều 8 Nghị định 55/2012/NĐ-CP ;
- Tờ trình đề nghị thành lập theo Mẫu số 01;
- Đề án thành lập theo Mẫu số 02;
- Dự thảo quy chế hoạt động của cơ sở theo Mẫu số 03a.
Ngoài ra, Nghị định 103 cũng quy định về hồ sơ tổ chức lại, giải thể cơ sở trợ giúp xã hội công lập sẽ bao gồm:
- Các giấy tờ quy định tại Điều 15 Nghị định 55;
- Tờ trình tổ chức lại, giải thể cơ sở theo Mẫu số 04a;
- Đề án tổ chức lại, giải thể cơ sở theo Mẫu số 05.
Xem thể thức các Mẫu 01, 02, 03a, 04a, 05 nêu trên tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 103/2017/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2017).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
THÀNH LẬP, TỔ CHỨC LẠI VÀ GIẢI THỂ CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI CÔNG LẬP VÀ NGOÀI CÔNG LẬP
Mục 1. THÀNH LẬP, TỔ CHỨC LẠI VÀ GIẢI THỂ CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI CÔNG LẬP
Điều 11. Thành lập, tổ chức lại và giải thể
Điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ, thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị cơ sở trợ giúp xã hội công lập; phân loại cơ sở trợ giúp xã hội công lập thực hiện theo quy định tại Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi tắt là Nghị định số 55/2012/NĐ-CP).
Hồ sơ thành lập cơ sở quy định tại Điều 8 Nghị định số 55/2012/NĐ-CP và được bổ sung gồm:
1. Tờ trình đề nghị thành lập theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Đề án thành lập theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Dự thảo quy chế hoạt động của cơ sở theo Mẫu số 03a tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 13. Hồ sơ tổ chức lại, giải thể
Hồ sơ tổ chức lại, giải thể được quy định tại Điều 15 Nghị định số 55/2012/NĐ-CP và được bổ sung gồm:
1. Tờ trình tổ chức lại, giải thể cơ sở theo Mẫu số 04a tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Đề án tổ chức lại, giải thể cơ sở theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Mục 2. THÀNH LẬP VÀ GIẢI THỂ CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI NGOÀI CÔNG LẬP
Điều 14. Quyền thành lập và quản lý cơ sở
1. Tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ thành lập và quản lý cơ sở theo quy định của Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân tự kê khai hồ sơ đăng ký thành lập và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đầy đủ, hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở.
3. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập (sau đây gọi tắt là cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập) chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập, không chịu trách nhiệm về những hoạt động vi phạm pháp luật của cơ sở xảy ra trước và sau đăng ký thành lập.
4. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập không giải quyết tranh chấp giữa các thành viên của cơ sở với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác trong quá trình hoạt động.
Điều 15. Hồ sơ đăng ký thành lập
1. Tờ khai đăng ký thành lập theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Phương án thành lập cơ sở.
3. Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở theo Mẫu số 03b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Bản sao có chứng thực đối với giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc hợp đồng cho thuê, mượn đất đai, cơ sở vật chất và tài sản gắn liền với đất phục vụ cho hoạt động của cơ sở.
5. Phiếu lý lịch tư pháp của các sáng lập viên.
6. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân. Đối với sáng lập viên là cá nhân nước ngoài, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các sáng lập viên;
b) Quyết định thành lập hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức.
Đối với sáng lập viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao quyết định thành lập hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
Điều 16. Quy chế hoạt động của cơ sở
1. Quy chế hoạt động của cơ sở phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, số fax.
b) Các nhiệm vụ của cơ sở;
c) Vốn điều lệ;
d) Họ và tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các sáng lập viên; phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên sáng lập;
đ) Quyền và nghĩa vụ của thành viên sáng lập;
g) Người đại diện theo pháp luật của cơ sở;
h) Thể thức thông qua quyết định của cơ sở; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
i) Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho cán bộ và nhân viên tại cơ sở;
k) Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu cơ sở mua lại phần vốn góp;
l) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ;
m) Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản của cơ sở;
n) Thể thức sửa đổi, bổ sung Quy chế của cơ sở.
2. Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở khi đăng ký thành lập phải có họ, tên và chữ ký của các sáng lập viên.
3. Quy chế hoạt động của cơ sở được sửa đổi, bổ sung phải có họ, tên và chữ ký của các sáng lập viên.
1. Tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại Điều 15 Nghị định này đến cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập.
2. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập cơ sở biết và nêu rõ lý do.
3. Cơ sở được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc cơ sở được thành lập theo quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn không phải thực hiện trình tự, thủ tục đăng ký thành lập theo quy định tại Mục 2 Chương III Nghị định này.
Điều 18. Điều kiện, nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập
1. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập
a) Tên của cơ sở được đặt theo đúng quy định tại Điều 5 Nghị định này;
b) Có hồ sơ đăng ký thành lập hợp lệ quy định tại Điều 15 Nghị định này.
2. Giấy chứng nhận đăng ký thành lập
Giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở có nội dung chính theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này:
a) Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, số fax;
b) Họ và tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các sáng lập viên;
c) Loại hình cơ sở;
d) Các nhiệm vụ của cơ sở (Ghi cụ thể một nhiệm vụ hay nhiều nhiệm vụ quy định tại Điều 7 Nghị định này);
đ) Vốn điều lệ; vốn của doanh nghiệp thành lập (Vốn đầu tư);
e) Thông tin đăng ký thuế.
Điều 19. Thẩm quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập và giải thể cơ sở
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoạt động trên phạm vi liên tỉnh hoặc liên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố, có trụ sở chính đặt tại địa phương.
2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoạt động trên phạm vi cấp huyện, có trụ sở chính đặt tại địa phương.
3. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập là cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập và giải thể cơ sở.
Điều 20. Đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập
1. Khi thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở phải đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập.
2. Hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập của cơ sở, gồm:
a) Văn bản đề nghị về việc đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập;
b) Bản chính đăng ký thành lập cơ sở đã được cấp;
c) Giấy tờ có liên quan chứng minh sự thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập như sau:
a) Cơ sở gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi đến cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập;
b) Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập có trách nhiệm xem xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập mới theo đề nghị của cơ sở trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị đăng ký.
Trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản cho cơ sở đề nghị đăng ký thay đổi biết và phải nêu rõ lý do hoặc các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Điều 21. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập
1. Cơ sở bị thu hồi giấy chứng, nhận đăng ký thành lập trong các trường hợp sau:
a) Giấy chứng nhận đăng ký thành lập được cấp cho cơ sở không đúng quy định của pháp luật;
b) Sau 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập nhưng cơ sở chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho cơ quan có thẩm quyền;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở phải có trách nhiệm giải quyết quyền lợi cho đối tượng, người lao động và các bên liên quan khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập.
1. Cơ sở bị giải thể trong các trường hợp sau:
a) Cơ sở bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập;
b) Cơ sở không đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật và có kiến nghị của cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương;
c) Tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập cơ sở có đơn đề nghị giải thể;
d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ đề nghị giải thể gồm:
a) Đơn đề nghị giải thể cơ sở của tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập cơ sở, trong đó có nêu rõ lý do đề nghị giải thể theo Mẫu số 04b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản kê khai tài sản, tài chính và phương án xử lý;
c) Danh sách đối tượng và phương án giải quyết khi cơ sở giải thể;
d) Các tài liệu liên quan khác (nếu có);
đ) Kiến nghị giải thể cơ sở của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
3. Trình tự, thủ tục giải thể:
a) Đối với các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b và điểm d khoản 1 Điều 22 Nghị định này, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương phối hợp với cơ sở có văn bản đề nghị giải thể cơ sở gửi đến cơ quan có thẩm quyền quyết định giải thể kèm theo hồ sơ đề nghị giải thể quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này. Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Nghị định này, tổ chức cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ giải thể cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này đến cơ quan có thẩm quyền quyết định giải thể.
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải có quyết định giải thể. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền không đồng ý việc giải thể cơ sở thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Cơ sở trợ giúp xã hội không được tự động giải thể khi chưa nhận được quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền.
Điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ, thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị cơ sở trợ giúp xã hội công lập; phân loại cơ sở trợ giúp xã hội công lập thực hiện theo quy định tại Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi tắt là Nghị định số 55/2012/NĐ-CP).
Hồ sơ thành lập cơ sở quy định tại Điều 8 Nghị định số 55/2012/NĐ-CP và được bổ sung gồm:
1. Tờ trình đề nghị thành lập theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Đề án thành lập theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Dự thảo quy chế hoạt động của cơ sở theo Mẫu số 03a tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ thành lập và quản lý cơ sở theo quy định của Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân tự kê khai hồ sơ đăng ký thành lập và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đầy đủ, hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở.
3. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập (sau đây gọi tắt là cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập) chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập, không chịu trách nhiệm về những hoạt động vi phạm pháp luật của cơ sở xảy ra trước và sau đăng ký thành lập.
4. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập không giải quyết tranh chấp giữa các thành viên của cơ sở với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác trong quá trình hoạt động.
1. Tờ khai đăng ký thành lập theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Phương án thành lập cơ sở.
3. Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở theo Mẫu số 03b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Bản sao có chứng thực đối với giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc hợp đồng cho thuê, mượn đất đai, cơ sở vật chất và tài sản gắn liền với đất phục vụ cho hoạt động của cơ sở.
5. Phiếu lý lịch tư pháp của các sáng lập viên.
6. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân. Đối với sáng lập viên là cá nhân nước ngoài, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các sáng lập viên;
b) Quyết định thành lập hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức.
Đối với sáng lập viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao quyết định thành lập hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
1. Quy chế hoạt động của cơ sở phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, số fax.
b) Các nhiệm vụ của cơ sở;
c) Vốn điều lệ;
d) Họ và tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các sáng lập viên; phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên sáng lập;
đ) Quyền và nghĩa vụ của thành viên sáng lập;
g) Người đại diện theo pháp luật của cơ sở;
h) Thể thức thông qua quyết định của cơ sở; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
i) Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho cán bộ và nhân viên tại cơ sở;
k) Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu cơ sở mua lại phần vốn góp;
l) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ;
m) Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản của cơ sở;
n) Thể thức sửa đổi, bổ sung Quy chế của cơ sở.
2. Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở khi đăng ký thành lập phải có họ, tên và chữ ký của các sáng lập viên.
3. Quy chế hoạt động của cơ sở được sửa đổi, bổ sung phải có họ, tên và chữ ký của các sáng lập viên.
1. Tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại Điều 15 Nghị định này đến cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập.
2. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập cơ sở biết và nêu rõ lý do.
3. Cơ sở được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc cơ sở được thành lập theo quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn không phải thực hiện trình tự, thủ tục đăng ký thành lập theo quy định tại Mục 2 Chương III Nghị định này.
1. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập
a) Tên của cơ sở được đặt theo đúng quy định tại Điều 5 Nghị định này;
b) Có hồ sơ đăng ký thành lập hợp lệ quy định tại Điều 15 Nghị định này.
2. Giấy chứng nhận đăng ký thành lập
Giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở có nội dung chính theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này:
a) Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, số fax;
b) Họ và tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các sáng lập viên;
c) Loại hình cơ sở;
d) Các nhiệm vụ của cơ sở (Ghi cụ thể một nhiệm vụ hay nhiều nhiệm vụ quy định tại Điều 7 Nghị định này);
đ) Vốn điều lệ; vốn của doanh nghiệp thành lập (Vốn đầu tư);
e) Thông tin đăng ký thuế.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoạt động trên phạm vi liên tỉnh hoặc liên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố, có trụ sở chính đặt tại địa phương.
2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoạt động trên phạm vi cấp huyện, có trụ sở chính đặt tại địa phương.
3. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập là cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập và giải thể cơ sở.
1. Khi thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở phải đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập.
2. Hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập của cơ sở, gồm:
a) Văn bản đề nghị về việc đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập;
b) Bản chính đăng ký thành lập cơ sở đã được cấp;
c) Giấy tờ có liên quan chứng minh sự thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký thành lập như sau:
a) Cơ sở gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi đến cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập;
b) Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập có trách nhiệm xem xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập mới theo đề nghị của cơ sở trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị đăng ký.
Trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản cho cơ sở đề nghị đăng ký thay đổi biết và phải nêu rõ lý do hoặc các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
1. Cơ sở bị thu hồi giấy chứng, nhận đăng ký thành lập trong các trường hợp sau:
a) Giấy chứng nhận đăng ký thành lập được cấp cho cơ sở không đúng quy định của pháp luật;
b) Sau 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập nhưng cơ sở chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho cơ quan có thẩm quyền;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở phải có trách nhiệm giải quyết quyền lợi cho đối tượng, người lao động và các bên liên quan khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập.
1. Cơ sở bị giải thể trong các trường hợp sau:
a) Cơ sở bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập;
b) Cơ sở không đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật và có kiến nghị của cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương;
c) Tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập cơ sở có đơn đề nghị giải thể;
d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ đề nghị giải thể gồm:
a) Đơn đề nghị giải thể cơ sở của tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập cơ sở, trong đó có nêu rõ lý do đề nghị giải thể theo Mẫu số 04b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản kê khai tài sản, tài chính và phương án xử lý;
c) Danh sách đối tượng và phương án giải quyết khi cơ sở giải thể;
d) Các tài liệu liên quan khác (nếu có);
đ) Kiến nghị giải thể cơ sở của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
3. Trình tự, thủ tục giải thể:
a) Đối với các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b và điểm d khoản 1 Điều 22 Nghị định này, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương phối hợp với cơ sở có văn bản đề nghị giải thể cơ sở gửi đến cơ quan có thẩm quyền quyết định giải thể kèm theo hồ sơ đề nghị giải thể quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này. Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Nghị định này, tổ chức cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ giải thể cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này đến cơ quan có thẩm quyền quyết định giải thể.
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải có quyết định giải thể. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền không đồng ý việc giải thể cơ sở thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Cơ sở trợ giúp xã hội không được tự động giải thể khi chưa nhận được quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền.
ESTABLISHMENT, RESTRUCTURING AND DISSOLUTION OF PUBLIC AND PRIVATE SOCIAL SUPPORT FACILITIES
Section 1. ESTABLISHMENT, RESTRUCTURING AND DISSOLUTION OF PUBLIC SOCIAL SUPPORT FACILITIES
Article 11. Establishment, restructuring and dissolution
Eligibility requirements, formalities, procedures, applications, and power to establish, restructure and dissolve public social support facilities; classification of public social support facilities shall be performed in accordance with regulations in the Government's Decree No. 55/2012/ND-CP dated June 28, 2012 on establishment, restructuring and dissolution of public service providers (hereinafter referred to as the “Decree No. 55/2012/ND-CP”).
Article 12. Application for establishment
An application for establishment of a public social support facility includes types of documents prescribed in Article 8 of Decree No. 55/2012/ND-CP, and the following:
1. The application form for establishment of a public social support facility using the Template No. 01 stated in the Appendix enclosed herewith.
2. The establishment plan using the Template No. 02 stated in the Appendix enclosed herewith.
3. The draft of operating regulations of the public social support facility using the Template No. 03a stated in the Appendix enclosed herewith.
Article 13. Application for restructuring or dissolution
An application for restructuring or dissolution of a public social support facility includes types of documents prescribed in Article 15 of Decree No. 55/2012/ND-CP, and the following:
1. The application form for restructuring or dissolution of a public social support facility using the Template No. 04a stated in the Appendix enclosed herewith.
2. The plan for restructuring or dissolution of a public social support facility using the Template No. 05 stated in the Appendix enclosed herewith.
Section 2. ESTABLISHMENT AND DISSOLUTION OF PRIVATE SOCIAL SUPPORT FACILITIES
Article 14. Rights to establish and manage private social support facilities
1. Organizations and individuals have the right and obligation to establish and manage private social support facilities in accordance with regulations herein.
2. An organization or individual that wants to establish a private social support facility shall prepare the application for registration of establishment of a private social support facility, and assume responsibility for the legality, truthfulness and accuracy of the information stated in such application.
3. The authority or person that has the power to issue a certificate of establishment (hereinafter referred to as the “issuing authority”) shall assume responsibility for the validity of the application and assume no responsibility for any acts of violation committed by such private social support facility before and after the registration.
4. The issuing authority shall bear no responsibility to resolve disputes arisen between the members of a private social support facility, or between such private social support facility with another organization or individual during its operation.
Article 15. Application for registration of establishmentc
An application for registration of establishment of a private social support facility shall include:
1. The application form for registration of establishment of a private social support facility using the Template No. 06 stated in the Appendix enclosed herewith.
2. The establishment plan.
3. The draft of operating regulations of the private social support facility using the Template No. 03b stated in the Appendix enclosed herewith.
4. Certified copies of documents proving land and house ownership or agreements on lease of land, material facilities and property on land to serve social support activities.
5. Criminal records of founders.
6. Copies of the following documents:
a) Citizen Identity Card or ID card. In case founder is a foreigner, a copy of passport or other personal identification paper shall be submitted;
b) Establishment decision or other document of equivalent validity made by founding organization, and power of attorney; Citizen Identity Card or ID card or Passport or other personal identification paper of authorized representative of such organization.
The copy of establishment decision or other document of equivalent validity made by a foreign founding organization must be legalized by a consular agency.
Article 16. Operating regulations
1. Operating regulations of a private social support facility shall have the following contents:
a) Name, head office’s address, telephone number and fax number of the private social support facility;
b) Tasks of private social support facility;
c) Charter capital;
d) Full name, permanent residence, nationality, number of Citizen Identity Card or ID card or passport or other personal identification paper of founders; contribution amount and percentage of each founder;
dd) Rights and obligations of founders;
e) Organizational structure;
g) Legal representative;
h) Voting method for the facility's decision; principles for resolving internal disputes;
i) Grounds and method of calculation of remuneration, salary and bonus for the facility’s officials and employees;
k) Cases where a member may request the facility to receive transfer of his/her contributed amount;
l) Principles for dividing profit after tax and dealing with loss;
m) Cases of dissolution, procedures for dissolution and liquidation of the facility's assets;
n) Methods for modifying the facility's operating regulations.
2. The draft of the facility’s operating regulations which is included in the application for registration of establishment must bear signatures and full names of founders.
3. The facility’s modified operating regulations must bear full names and signatures of founders.
Article 17. Registration of establishment
1. The organization or individual that wants to establish a private social support facility shall submit an application as prescribed in Article 15 herein to the issuing authority.
2. The issuing authority shall consider the validity of application and issue a certificate of establishment to the applicant within duration of 05 working days from the receipt of a valid application. If an application is refused, the issuing authority shall give a written response which specifies reasons for refusal to the applicant.
3. A facility which is established under the law on enterprises or the law on organization, operation and management of social support associations or facilities in charge of less than 10 beneficiaries must not carry out procedures for registration of establishment mentioned in Section 2 Chapter III herein.
Article 18. Eligibility requirements and contents of a certificate of establishment
1. Eligibility requirements
a) The facility's name is given in accordance with regulations in Article 5 herein;
b) The application for registration of establishment is valid in accordance with regulations in Article 15 herein.
2. Certificate of establishment
A certificate of establishment shall include main contents as specified in the Template No. 07 stated in the Appendix enclosed herewith. To be specific:
a) Name, head office’s address, telephone number and fax number of the facility;
b) Full name, permanent residence, nationality, number of Citizen Identity Card or ID card or passport or other personal identification paper of founders;
c) Type of the facility;
d) Tasks of the facility (specify one or several tasks mentioned in Article 7 herein);
dd) Charter capital; capital contributed by the founding enterprise (investment capital);
e) Information concerning tax registration.
Article 19. Power to issue and revoke certificate of establishment, and dissolve the facility
1. The Provincial Department of Labour, War Invalids and Social Affairs shall issue a certificate of establishment to the facility that operates within the scope of inter-provincial or inter-district/town/provincial city/city area and has its head office located in such province.
2. The District-level Department of Labour, War Invalids and Social Affairs shall issue a certificate of establishment to the facility that operates within the scope of a district, and has its head office located in such district.
3. The issuing authority shall have the power to revoke certificate of establishment, and dissolve the social support facility.
Article 20. Application for change in contents of a certificate of establishment
1. The change in contents of a certificate of establishment must be registered with the issuing authority.
2. An application for change in contents of a certificate of establishment shall include:
a) The application form for change in contents of a certificate of establishment;
b) The original of the issued certificate of establishment;
c) Relevant documents proving changed contents of the certificate of establishment.
3. Procedures for registration of change in contents of a certificate of establishment:
a) The social support facility shall submit an application for change in contents of certificate of establishment to the issuing authority;
b) The issuing authority shall consider the validity of application and issue a new certificate of establishment to the applicant within duration of 05 working days from the receipt of a valid application.
If an application is refused, the issuing authority shall give a written response to specify reasons for refusal or request the applicant to modify the application.
Article 21. Revocation of a certificate of establishment
1. A social support facility shall have its certificate of establishment revoked in the following cases:
a) A certificate of establishment is issued inconsistently with regulations of law;
b) After 12 months from the issuance of certificate of establishment, the facility fails to submit an application for operating license to the competent authority;
c) Other cases as regulated by law.
2. The facility assumes responsibility to settle issues concerning benefits of its beneficiaries, employees and relevant parties in case its certificate of establishment is revoked.
1. A social support facility shall be dissolved in the following cases:
a) Its certificate of establishment is revoked;
b) The facility fails to meet eligibility requirements for operation as prescribed by law and as petitioned by the local Department of Labour, War Invalids and Social Affairs;
c) The applicant for registration of establishment of the facility petitions for dissolution;
d) Other cases as regulated by law.
2. An application for dissolution shall include:
a) The application form for dissolution of the facility which specifies reasons for dissolution using the Template No. 04b stated in the Appendix enclosed herewith;
b) The list of assets, liabilities and equities of the facility, and handling methods;
c) The list of beneficiaries, and methods of settlement for these beneficiaries when the facility is dissolved;
d) Other relevant documents (if any);
dd) Written comments on the facility's dissolution by competent authorities (if any).
3. Procedures for dissolution:
a) With regard to the cases mentioned in Point a, Point b and Point d Clause 1 Article 22 herein, the local Department of Labour, War Invalids and Social Affairs shall cooperate with the social support facility to submit a written request for dissolution of the facility, enclosed with the application for dissolution of social support facility specified in Clause 2 Article 22 herein, to the authority that has the power to make decision on dissolution. With regard to the case mentioned in Point c Clause 1 Article 22 herein, the organization or individual shall submit an application for dissolution of social support facility specified in Clause 2 Article 22 herein to the authority that has the power to make decision on dissolution.
b) Within duration of 15 working days as from the receipt of sufficient application, the competent authority shall issue a decision on dissolution of the social support facility. If an application for dissolution of the facility is refused, the competent authority shall give a written response, which indicates the reasons for refusal, to the applicant. The social support facility may not itself dissolve without obtaining a decision on approval for dissolution from a competent authority.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực