Chương 6 Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp: Các biện pháp thúc đẩy hoạt động sở hữu công nghiệp
Số hiệu: | 103/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/09/2006 | Ngày hiệu lực: | 21/10/2006 |
Ngày công báo: | 06/10/2006 | Số công báo: | Từ số 11 đến số 12 |
Lĩnh vực: | Sở hữu trí tuệ | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
23/08/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp quy định chi tiết về nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng về sở hữu công nghiệp.
2. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng kiến thức sở hữu công nghiệp cho các chức danh tư pháp.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức việc bồi dưỡng về sở hữu công nghiệp cho những người làm công tác quản lý nhà nước, thẩm định, giám định, xử lý vi phạm, xâm phạm về sở hữu công nghiệp.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng chương trình và tổ chức việc đào tạo về sở hữu công nghiệp trong các cơ sở đào tạo.
1. Hệ thống thông tin sở hữu công nghiệp bao gồm tập hợp các thông tin liên quan đến tất cả các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam, các thông tin chọn lọc theo mục đích hoặc theo chủ đề về các đối tượng sở hữu công nghiệp của nước ngoài, được phân loại, sắp xếp phù hợp và thuận tiện cho việc tìm kiếm (tra cứu), phân phối và sử dụng.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý các kho thông tin sở hữu công nghiệp, xây dựng các công cụ phân loại, tra cứu, hướng dẫn cách tra cứu và sử dụng thông tin sở hữu công nghiệp trong và ngoài nước; tổ chức việc cung ứng thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác, bảo đảm khả năng tiếp cận các kho thông tin cho các đối tượng có nhu cầu dùng tin phục vụ các hoạt động xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, nghiên cứu, phát triển và kinh doanh.
3. Các đề tài, dự án nghiên cứu triển khai không được cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước nếu việc tra cứu thông tin sáng chế không được thực hiện ngay từ khi xây dựng đề cương đề tài, dự án hoặc nếu các đề tài, dự án trùng lặp với các thông tin sáng chế đã có, trừ các đề tài, dự án nhằm áp dụng thử hoặc nhằm tìm ra các bí quyết kỹ thuật để khai thác các sáng chế đã có.
Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tổ chức việc cung cấp dịch vụ tra cứu sáng chế theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân xây dựng, phê duyệt, nghiệm thu các đề tài, dự án nghiên cứu triển khai có sử dụng kinh phí của Nhà nước, với điều kiện người yêu cầu tra cứu nộp phí tra cứu theo quy định của Bộ Tài chính.
1. Các chi phí nhằm các mục đích sau đây được coi là chi phí hợp lý của doanh nghiệp:
a) Chi cho việc tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; chi cho việc thiết kế mẫu nhãn hiệu, mẫu biểu tượng (logo) doanh nghiệp;
b) Chi cho việc thực hiện các thủ tục đăng ký, duy trì, gia hạn quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bao gồm cả việc thực hiện các thủ tục đó ở nước ngoài;
c) Chi cho việc thực hiện các biện pháp bảo mật bí mật kinh doanh, bảo vệ quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý;
d) Chi cho việc trả thù lao cho tác giả;
đ) Chi cho việc mua quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh.
2. Các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh và các quyền sở hữu công nghiệp liên quan đang có hiệu lực do doanh nghiệp tạo ra, hoặc được chuyển nhượng, chuyển giao là các tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, được tính vào tổng số tài sản của doanh nghiệp.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn cách hạch toán chi phí liên quan đến sở hữu công nghiệp và cách định giá tài sản trí tuệ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Đối với những sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí do Nhà nước sở hữu và trong trường hợp khả năng sử dụng của chủ Văn bằng bảo hộ không đáp ứng được nhu cầu của xã hội thì các tổ chức khác của Nhà nước có quyền yêu cầu chủ Văn bằng bảo hộ chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí đó với các điều kiện sau đây:
a) Quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được chuyển giao thuộc dạng không độc quyền và không được chuyển giao quyền đó cho người khác;
b) Phạm vi sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí của bên nhận chuyển giao không ảnh hưởng đến việc sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí cho đến hết khả năng của chủ Văn bằng bảo hộ;
c) Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí sử dụng không nhằm mục đích thương mại, giá chuyển giao quyền sử dụng mà bên nhận quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí phải trả cho chủ Văn bằng bảo hộ bằng 50% mức mà bên nhận không phải là tổ chức nhà nước phải trả để nhận quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí đó với điều kiện khác tương đương.
2. Việc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí của Nhà nước cho các tổ chức nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này không ảnh hưởng đến quyền của chủ Văn bằng bảo hộ trong việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng đó cho các tổ chức khác không phải của Nhà nước.
Các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được tạo điều kiện để thực hiện chức năng tư vấn, phản biện xã hội về sở hữu trí tuệ và thúc đẩy các hoạt động dịch vụ xã hội ngoài công lập nhằm phát huy đầy đủ vai trò bổ trợ cho hoạt động của các cơ quan nhà nước và hỗ trợ cho các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp.
Nhà nước khuyến khích và bảo trợ các hoạt động sáng tạo công nghệ bằng các biện pháp sau đây:
1. Bảo trợ các cuộc thi sáng tạo kỹ thuật.
2. Khen thưởng, phổ biến kinh nghiệm, phương pháp sáng tạo, điển hình tiên tiến về lao động sáng tạo.
3. Hỗ trợ hoạt động xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với các thành quả sáng tạo.
MEASURES TO PROMOTE INDUSTRIAL PROPERTY ACTIVITIES
Article 30.- Training and fostering of human resources for industrial property activities
1. The Science and Technology Ministry assumes the prime responsibility for, and coordinates with the Education and Training Ministry and the Justice Ministry in, providing for in detail industrial property training and fostering contents and programs.
2. The Justice Ministry assumes the prime responsibility for, and coordinates with the Science and Technology Ministry in, organizing the elaboration of contents and programs of fostering of industrial property knowledge for judicial titles.
3. The Science and Technology Ministry assumes the prime responsibility for, and coordinates with concerned ministries and branches in, organizing the fostering of industrial property for persons engaged in state management, examination, assessment and handling of violations and infringements in industrial property.
4. The Education and Training Ministry assumes the prime responsibility for, and coordinates with the Science and Technology Ministry in, formulating programs and organizing the industrial property training in training establishments.
Article 31.- Assurance of industrial property information
1. The industrial property information system consists of relevant information on all industrial property objects protected in Vietnam and information selected according to intents or topics on foreign industrial property objects which is classified and arranged in a proper and convenient manner in order to facilitate the search (reference), distribution and use.
2. The Science and Technology Ministry shall organize the setting up and management of industrial property information storages, develop classification and search tools, guide methods for search and use of domestic and foreign industrial property information; organize the supply of information in an adequate, timely and accurate manner, assuring the accessibility to information storages for entities with demands for information in service of the establishment and protection of industrial property rights, the research, development and business.
3. Research and development subjects or projects are not funded by the state budget if references to invention information are not made right at the stage of drafting such subjects or projects or if such subjects or projects are identical to existing invention information, except for those aimed at experimental application or development of technical know-how to utilize existing inventions.
The Science and Technology Ministry shall organize the provision of services of searching for invention information at the request of agencies, organizations or individuals engaged in the formulation, approval or appraisal for acceptance of research and development subjects or projects funded by the State, if the requesters pay the searching service fee set by the Finance Ministry.
Article 32.- Accounting of expenses and prices related to industrial property
1. Expenses for the following purposes are regarded as reasonable expenses of enterprises:
a/ Expenses for the creation of inventions, industrial designs or layout designs; expenses for the designing of marks or logos of the enterprises;
b/ Expenses for the completion of procedures for registration, maintenance and renewal of the rights to inventions, industrial designs, layout designs, marks or geographical indications, including the completion of those procedures in foreign countries;
c/ Expenses for the application of measures to protect the confidentiality of business secrets or to protect the rights to inventions, industrial designs, layout designs, marks or geographical indications;
d/ Expenses for the payment of remunerations to authors;
e/ Expenses for the purchase of the ownership right or the right to use inventions, industrial designs, layout designs, marks or business secrets.
2. Inventions, industrial designs, layout designs, marks, trade names or business secrets and effective relevant industrial property rights created by, transferred or assigned to, enterprises constitute intellectual assets of such enterprises and are accounted into their total assets.
3. The Finance Ministry assumes the prime responsibility for, and coordinates with the Science and Technology Ministry in, guiding the method of accounting industrial property-related expenses and the method of valuating intellectual assets specified in Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 33.- Extension of the scope of use of state-owned inventions, industrial designs or layout designs
1. When protection title holders’ capability to utilize state-owned inventions, industrial designs or layout designs fails to satisfy social needs, other state organizations may request protection title holders to license such inventions, industrial designs or layout designs to them on the following conditions:
a/ The licensed right to use such inventions, industrial designs or layout designs is non-exclusive and shall not be sub-licensed to others;
b/ The scope of use of inventions, industrial designs or layout designs by licensees does not affect the utilization of such inventions, industrial designs or layout designs to the full capability of protection title holders.
c/ When inventions, industrial designs or layout designs are used for non-commercial purposes, the licensing fee to be paid by invention, industrial design or layout design licensees to protection title holders is equal to 50% of the amount payable by licensees which are not state organizations in order to receive the right to use such inventions, industrial designs or layout designs on other similar conditions.
2. The licensing of state-owned inventions, industrial designs or layout designs to state organizations specified in Clause 1 of this Article shall not affect the right of protection title holders to license such objects to other non-state organizations.
Article 34.- Encouragement of industrial property activities of social organizations and socio-professional organizations
Social organizations and socio-professional organizations operating in the domain of industrial property are entitled to enjoy favorable conditions for performing their function of providing social consultations and criticisms in intellectual property and promoting non-public social service activities in order to bring into full play their role in assisting operations of state agencies and supporting industrial property rights holders.
Article 35.- Other measures to encourage creative activities
The State encourages and sponsors activities of creating technologies by:
1. Sponsoring technical innovation contests.
2. Commending, rewarding and popularizing experience, creative methods, advanced models of creative labor.
3. Supporting activities of establishing and protecting industrial property rights to creative labor’s achievements.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực