Chương 2 Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp: Xác lập quyền sở hữu công nghiệp
Số hiệu: | 103/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/09/2006 | Ngày hiệu lực: | 21/10/2006 |
Ngày công báo: | 06/10/2006 | Số công báo: | Từ số 11 đến số 12 |
Lĩnh vực: | Sở hữu trí tuệ | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
23/08/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp Văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn đăng ký các đối tượng đó theo quy định tại Chương VII, Chương VIII và Chương IX của Luật Sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid được xác lập trên cơ sở công nhận của cơ quan quản lý nhà nước đối với đăng ký quốc tế đó.
2. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.
3. Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực (lãnh thổ) và lĩnh vực kinh doanh mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.
4. Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở đầu tư tài chính, trí tuệ hay bất kỳ cách thức hợp pháp nào để tìm ra, tạo ra hoặc đạt được thông tin và bảo mật thông tin tạo thành bí mật kinh doanh đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết về hình thức, nội dung các loại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp quy định tại các Điều 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107 của Luật Sở hữu trí tuệ, hướng dẫn trình tự, thủ tục xử lý đơn, ban hành mẫu Văn bằng bảo hộ, Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và quy định hình thức, nội dung Công báo Sở hữu công nghiệp.
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện để được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam quy định tại Điều 2 Nghị định này có thể nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tại Việt Nam theo các điều ước về hoặc liên quan đến thủ tục nộp đơn quốc tế.
Các điều ước quốc tế quy định tại khoản này bao gồm:
a) Hiệp ước hợp tác quốc tế về Bằng sáng chế năm 1970, được sửa đổi năm 1984 (sau đây gọi tắt là “Hiệp ước PCT”);
b) Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu năm 1891, được sửa đổi năm 1979 (sau đây gọi tắt là “Thoả ước Madrid”) và Nghị định thư liên quan đến Thoả ước Madrid năm 1989 (sau đây gọi tắt là “Nghị định thư Madrid”);
c) Các điều ước quốc tế khác về hoặc liên quan đến thủ tục nộp đơn quốc tế mà Việt Nam là thành viên, kể từ thời điểm điều ước quốc tế bắt đầu có hiệu lực đối với Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có thể nộp đơn đăng ký quốc tế sở hữu công nghiệp để yêu cầu bảo hộ quyền của mình tại Việt Nam nếu điều ước quốc tế có quy định.
1. Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật, quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký nói trên.
2. Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật), một phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký nói trên.
3. Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu - phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thoả thuận hợp tác nghiên cứu - phát triển không có quy định khác thì một phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu - phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký nói trên.
4. Tổ chức, cơ quan nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này đại diện nhà nước đứng tên chủ Văn bằng bảo hộ và thực hiện việc quản lý quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng đó, có quyền chuyển nhượng phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí của Nhà nước cho tổ chức, cá nhân khác với điều kiện tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng phần quyền đăng ký phải trả cho Nhà nước một khoản tiền hoặc các điều kiện thương mại hợp lý khác so với tiềm năng thương mại của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí đó.
Quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu quy định tại Điều 91 của Luật Sở hữu trí tuệ được áp dụng như sau:
1. Trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu muốn hưởng quyền ưu tiên theo quy định của Công ước Paris, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của người nộp đơn sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Người nộp đơn là công dân Việt Nam hoặc công dân của nước Thành viên của Công ước Paris hoặc cư trú, có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên Công ước đó;
b) Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên của Công ước Paris và đơn �ó có chứa phần tương ứng với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu;
c) Đơn đăng ký được nộp trong thời hạn sau đây kể từ ngày nộp đơn đầu tiên: sáu tháng đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu, mười hai tháng đối với đơn đăng ký sáng chế;
d) Trong đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, người nộp đơn có nêu rõ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên nêu tại điểm b khoản này trong trường hợp nộp tại nước ngoài, trong đó có xác nhận của Cơ quan nhận đơn đầu tiên;
đ) Nộp đủ lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
2. Trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu muốn hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế khác, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện về quyền ưu tiên quy định trong điều ước đó.
1. Trong Điều này, “Đơn PCT” được hiểu là Đơn đăng ký sáng chế nộp theo Hiệp ước PCT, bao gồm:
a) Đơn có yêu cầu bảo hộ tại Việt Nam, được nộp tại bất kỳ nước Thành viên nào của Hiệp ước PCT, kể cả Việt Nam (sau đây gọi là Đơn PCT có chỉ định hoặc có chọn Việt Nam);
b) Đơn được nộp tại Việt Nam, trong đó có yêu cầu bảo hộ tại bất kỳ nước thành viên nào của Hiệp ước PCT, kể cả Việt Nam (sau đây gọi là Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam).
2. Cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp xem xét Đơn PCT có chọn hoặc có chỉ định Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người nộp đơn tiến hành các thủ tục đăng ký sáng chế tại cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp của Việt Nam (Giai đoạn quốc gia) theo quy định của Hiệp ước PCT trong thời hạn ba mươi mốt tháng kể từ ngày nộp đơn quốc tế hoặc kể từ ngày ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên);
b) Nộp phí, lệ phí về sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam phải được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nga và phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung quy định tại Hiệp ước PCT. Người nộp đơn có thể nộp đơn cho cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp hoặc cho Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).
4. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết hình thức, nội dung, trình tự, thủ tục xử lý đơn PCT từ các quốc gia khác có chỉ định hoặc có chọn Việt Nam, Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam.
1. Trong Điều này, “Đơn Madrid” được hiểu là đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu nộp theo Thoả ước Madrid hoặc theo Nghị định thư Madrid, bao gồm:
a) Đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, có nguồn gốc từ các nước Thành viên khác của Thoả ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid, sau đây gọi là Đơn Madrid có chỉ định Việt Nam;
b) Đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu tại các nước Thành viên khác của Thoả ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid, nộp tại Việt Nam, sau đây gọi là Đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam.
2. Sau khi được Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố, Đơn Madrid có chỉ định Việt Nam được thẩm định nội dung như đối với đơn đăng ký nhãn hiệu nộp theo thể thức quốc gia.
Đối với nhãn hiệu được chấp nhận bảo hộ, cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp ra Quyết định chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Trong trường hợp có yêu cầu của chủ sở hữu thì cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam.
3. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có thể thực hiện quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thoả ước Madrid hoặc theo Nghị định thư Madrid theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn theo Thoả ước Madrid nếu yêu cầu bảo hộ tại nước thành viên của Thỏa ước Madrid, với điều kiện đã được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam;
b) Nộp đơn theo Nghị định thư Madrid nếu yêu cầu bảo hộ tại nước thành viên của Nghị định thư Madrid mà không phải là thành viên của Thỏa ước Madrid, với điều kiện đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.
4. Đối với Đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp là cơ quan nhận đơn.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết hình thức, nội dung, trình tự, thủ tục xử lý Đơn Madrid.
1. Trong trường hợp điều ước quốc tế liên quan đến sở hữu công nghiệp mà Việt Nam là thành viên có quy định về thừa nhận, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân của các thành viên thì quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân của các thành viên khác được thừa nhận, bảo hộ tại Việt Nam.
Quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ trong phạm vi, thời hạn phù hợp với quy định của điều ước quốc tế và không phải thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ công bố mọi thông tin cần thiết liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp được thừa nhận, bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế.
1. Người nộp đơn và mọi tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định hoặc thông báo liên quan đến việc xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp ban hành có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp hoặc khởi kiện ra toà án theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan. Thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 5 Điều này.
2. Nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại của cấp trực tiếp ra quyết định hoặc thông báo liên quan đến sở hữu công nghiệp (khiếu nại lần thứ nhất) mà khiếu nại không được giải quyết hoặc nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan này thì người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định đó có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (khiếu nại lần thứ hai) hoặc khởi kiện tại toà án. Nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần thứ hai nêu tại khoản 5 Điều này hoặc nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thì người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định đó có quyền khởi kiện tại toà án.
3. Nội dung khiếu nại phải được thể hiện bằng đơn khiếu nại, trong đó phải nêu rõ họ và tên, địa chỉ của người khiếu nại; số, ngày ký, nội dung thông báo hoặc quyết định bị khiếu nại; nội dung khiếu nại, lập luận, dẫn chứng chứng minh cho khiếu nại; đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc hủy bỏ thông báo hoặc quyết định liên quan.
4. Quyền khiếu nại chỉ được thực hiện trong thời hiệu sau đây, không kể thời gian có trở ngại khách quan khiến người khiếu nại không thể thực hiện được quyền khiếu nại:
a) Thời hiệu khiếu nại lần đầu là chín mươi ngày, kể từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định hoặc thông báo về việc xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp;
b) Thời hiệu khiếu nại lần thứ hai là ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu quy định tại khoản 5 Điều này mà khiếu nại đó không được giải quyết hoặc tính từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
5. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận đơn khiếu nại liên quan đến việc cấp, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ, gia hạn hiệu lực của Văn bằng bảo hộ, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải ra thông báo thụ lý hoặc từ chối thụ lý đơn khiếu nại, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
Thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Thời gian sửa đổi, bổ sung hồ sơ khiếu nại không tính vào thời hạn giải quyết khiếu nại.
6. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
ESTABLISHMENT OF INDUSTRIAL PROPERTY RIGHTS
Article 6.- Bases and procedures for the establishment of industrial property rights
1. Industrial property rights to inventions, layout designs, industrial designs, marks and geographical indications are established on the basis of decisions of the state management agency in charge of industrial property which grants protection titles to applicants for registration of those objects according to the provisions of Chapters VII, VIII and IX of the Law on Intellectual Property. Industrial property rights to marks internationally registered under the Madrid Agreement and the Madrid Protocol are established on the basis of recognition of such international registration by the state management agency.
2. Industrial property rights to well-known marks are established on the basis of widespread use of those marks according to the provisions of Article 75 of the Law on Intellectual Property, not requiring the completion of registration procedures.
3. Industrial property rights to trade names are established on the basis of lawful use of those names according to geographical areas (territories) and business domains, not requiring the completion of registration procedures.
4. Industrial property rights to business secrets are established on the basis of financial and intellectual investments or any other lawful methods to find, create or acquire information and keep the confidentiality of information which constitutes those business secrets, not requiring the completion of registration procedures.
5. The Science and Technology Ministry specifies forms and contents of various industrial property registration applications prescribed in Articles 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106 and 107 of the Law on Intellectual Property, guides the order and procedures for processing of applications, sets out forms of protection title and the national register of industrial property, and specifies the format and contents of the Industrial Property Official Gazette.
Article 7.- Right to registration of industrial property under treaties
1. Foreign organizations and individuals that satisfy the conditions for protection of industrial property rights in Vietnam specified in Article 2 of this Decree may file applications for industrial property registration in Vietnam under treaties on or concerning international filing procedures.
Treaties mentioned in this Clause include:
a/ The 1970 Patent Cooperation Treaty, which was revised in 1984 (hereinafter referred to as the PCT for short);
b/ The 1891 Madrid Agreement on International Registration of Marks, which was revised in 1979 (hereinafter referred to as the Madrid Agreement) and the 1989 Protocol Relating to the Madrid Agreement (hereinafter referred to as the Madrid Protocol);
c/ Other treaties on or concerning international filing procedures to which Vietnam is a contracting party, as from the date such treaties become binding on Vietnam.
2. Vietnamese organizations and individuals may file applications for international industrial property registration to request the protection of their rights in Vietnam if it is so provided for by such treaties.
Article 8.- Right to registration of foreign geographical indications
Foreign individuals and organizations that are holders of rights to geographical indications under laws of countries of origin are entitled to register such geographical indications in Vietnam.
Article 9.- Right to registration of inventions, industrial designs and layout designs of the State
1. When an invention, an industrial design or a layout design is created on the basis of full financial, material and technical investments by the State, the right to registration of such invention, industrial design or layout design belongs to the State. The organization or state agency assigned by the State to act as the investor shall represent the State in exercising that right to registration.
2. When an invention, an industrial design or a layout design is created on the basis of capital contribution by the State (either in funds or material-technical facilities), part of the right to registration of such invention, industrial design or layout design belongs to the State in proportion to its capital contribution. The organization or state agency acting as the owner of the state investment capital shall represent the State in exercising that part of the right to registration.
3. When an invention, an industrial design or a layout design is created on the basis of research and development cooperation between a state agency or organization and another organization or individual, unless it is otherwise provided for in the research and development cooperation agreement, part of the right to registration of such invention, industrial design or layout design belongs to the State in proportion to such state agency’s or organization’s contribution to the cooperation. The state agency or organization which takes part in the research and development cooperation shall represent the State in exercising that right to registration.
4. The state agency or organization exercising the right to registration of an invention, an industrial design or a layout design specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article represents the State in being named as the protection title holder, manages industrial property rights to such object, and is entitled to assign the State’s part of the right to registration of invention, industrial design or layout design to another organization or individual if the assignee pays to the State a specified sum of money or satisfies reasonable commercial conditions compared with the commercial potential of such invention, industrial design or layout design.
Article 10.- Priority right of applications for registration of inventions, industrial designs or marks
The priority right of applications for registration of inventions, industrial designs or marks provided for in Article 91 of the Law on Intellectual Property applies as follows:
1. When the applicant for registration of an invention, an industrial design or a mark wishes to enjoy the priority right under the Paris Convention, his/her claim for such priority right is accepted if the following conditions are satisfied:
a/ He/she is a citizen of Vietnam or of a member country of the Paris Convention or resides or has a production or production establishment in Vietnam or in that member country;
b/ His/her first application has been filed in Vietnam or in a member country of the Paris Convention and contains a section relevant to the claim for priority right in the application for registration of invention, industrial design or mark;
c/ The registration application is filed within six months, for industrial design or mark registration applications; or twelve months for invention registration applications, as from the date of first filing;
d/ In the application for registration of an invention, industrial design or mark, the applicant clearly states his/her claim for the priority right and submits a copy of the first application specified at Point b of this Clause with certification by the agency which receives the first application in case of overseas filing;
e/ The fee for claim for priority right is fully paid.
2. If the applicant for registration of an invention, industrial design or a mark wants to enjoy the priority right under another treaty, his/her claim for such priority right is accepted if all the conditions for the priority right set out in that treaty are satisfied.
Article 11.- Invention international applications
1. In this Article, “PCT applications” are referred to the applications for invention registration which are filed under the PCT, including:
a/ Applications containing a claim for the protection in Vietnam and filed in any member countries of the PCT, including Vietnam (hereinafter referred to as PCT applications designating or selecting Vietnam);
b/ Applications filed in Vietnam and containing a claim for the protection in any member countries of the PCT, including Vietnam (hereinafter referred to as PCT applications originating from Vietnam).
2. The state management agency in charge of industrial property examines a PCT application selecting or designating Vietnam when the following conditions are fully satisfied:
a/ The applicant carries out procedures for registration of an invention at Vietnam’s state management agency in charge of industrial property (the national phase) under the PCT’s provisions within 31 months from the international filing date or from the priority date (if the priority right is claimed in the application);
b/ The applicant pays industrial property fees and charges according to the provisions of law.
3. A PCT application originating from Vietnam must be made in English or Russian and satisfy the PCT’s requirements on the form and contents. Applicants may file their applications with the state management agency in charge of industrial property or with the International Office of the World Intellectual Property Organization (WIPO).
4. The Science and Technology Ministry specifies the form and contents of, order and procedures for processing PCT applications from other countries designating or selecting Vietnam, and PCT applications originating from Vietnam.
Article 12.- Mark international applications
1. In this Article, “Madrid applications” are referred to the applications for international registration of marks filed under the Madrid Agreement or the Madrid Protocol, including:
a/ Applications originating from other member countries of the Madrid Agreement or the Madrid Protocol for protection of marks in Vietnam (hereinafter referred to as Madrid applications designating Vietnam);
b/ Applications filed in Vietnam for protection of marks in other member countries of the Madrid Agreement or the Madrid Protocol (hereinafter referred to as Madrid applications originating from Vietnam).
2. After being announced by the International Office of the World Intellectual Property Organization (WIPO), a Madrid application designating Vietnam shall go through the content examination like an application for mark registration filed according to national formalities.
For a mark accepted for protection, the state management agency in charge of industrial property shall issue and publish a decision on acceptance for protection of an internationally registered mark in the Industrial Property Official Gazette. At the request of an internationally registered mark owner, the state management agency in charge of industrial property issues a certificate of protection in Vietnam of internationally registered mark.
3. Vietnamese organizations or individuals may exercise the right to international registration of marks under the Madrid Agreement or the Madrid Protocol according to the following regulations:
a/ To file applications under the Madrid Agreement, if the protection is claimed in a member country of the Madrid Agreement, provided that they have been granted mark protection titles in Vietnam;
b/ To file applications under the Madrid Protocol, if the protection is claimed in a country which is a member of the Madrid Protocol but not a member of the Madrid Agreement, provided that they have filed applications for mark registration in Vietnam.
4. The state management agency in charge of industrial property receives Madrid applications originating from Vietnam.
5. The Science and Technology Ministry specifies the form and contents of, the order and procedures for processing of Madrid applications.
Article 13.- Establishment of industrial property rights on the basis of treaties on mutual protection recognition
1. When a treaty concerning industrial property to which Vietnam is a contracting party provides for the recognition and protection of industrial property rights of organizations and individuals of treaty members, industrial property rights of organizations and individuals of other members are recognized and protected in Vietnam.
Industrial property rights are protected within the scope and term of protection compliant with the provisions of treaties without having to complete the registration procedures specified in the Law on Intellectual Property.
2. The Science and Technology Ministry publishes all necessary information relevant to the industrial property rights recognized and protected in Vietnam under treaties.
Article 14.- Complaints about the registration of industrial property rights and settlement thereof
1. Applicants and all organizations and individuals with rights and interests directly related to decisions or notices concerning the processing of industrial property registration applications, which are issued by the state management agency in charge of industrial property, may lodge complaints with state management agency in charge of industrial property or initiate lawsuits at court according to the provisions of the Law on Intellectual Property and relevant laws. The time limit for settlement of complaints is specified in Clause 5 of this Article.
2. Upon the expiration of the time limit for settlement of complaints about decisions or notices concerning industrial property (first-time complaints) by agencies issuing such decisions or notices, if complaints are not settled or complainants disagree with complaint-settling decisions of these agencies, the complainants or persons with rights and interests directly related to those decisions may further lodge their complaints (second-time complaints) with the Science and Technology Minister or initiate lawsuits at court. Upon the expiration of the time limit for settlement of second-time complaints mentioned in Clause 5 of this Article, or if complainants disagree with complaint-settling decisions of the Science and Technology Minister, such complainants or persons with rights and interests directly related to those decisions may initiate lawsuits at court.
3. Contents of complaint must be presented in writing, clearly stating the full name and address of the complainant; serial number, signing date and contents of the complained notice or decision; contents of complaint, arguments and evidence on which the complaint is based; specific requests for the modification or annulment of the relevant notice or decision.
4. The right to complaint may only be exercised within the following time limit which does not include the period of time when the complainant cannot exercise his/her right to complaint due to any objective obstacle:
a/ The time limit for lodging a first-time complaint shall be 90 days from the date the person having the right to complaint receives or knows about the decision or notice on the processing of his/her industrial property registration application;
b/ The time limit for lodging a second-time complaint shall be 30 days from the date of expiration of the time limit for settlement of the first-time complaint specified in Clause 5 of this Article if by that date the first-time complaint is not settled, or from the date the person having the right to complaint receives or knows about the decision on settlement of the first-time complaint.
5. Within 10 days from the date of receipt of a complaint about the grant, amendment, invalidation, annulment or prolongation of validity of a protection title, the person competent to settle that complaint shall issue a notice of acceptance or rejection of such complaint, clearly stating the reason(s) for rejection.
The time limit for settlement of complaints complies with the provisions of law on complaints.
The period of time for amending or supplementing complaint dossiers shall not be included in the time limit for settlement of complaints.
6. The complaint-settling order and procedures comply with the provisions of law on complaints.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực