Chương 2 Nghị định 100/2006/NĐ-CP: Quyền tác giả
Số hiệu: | 100/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 21/09/2006 | Ngày hiệu lực: | 17/10/2006 |
Ngày công báo: | 02/10/2006 | Số công báo: | Từ số 3 đến số 4 |
Lĩnh vực: | Sở hữu trí tuệ, Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/04/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học bao gồm:
a. Cá nhân Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả;
b. Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam;
c. Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam;
d. Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.
2. Tổ chức, cá nhân làm công việc hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả.
Tác phẩm thể hiện dưới dạng ký tự khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bằng các ký hiệu thay cho chữ viết như chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự khác mà các đối tượng tiếp cận có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau.
Tác phẩm báo chí quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm các thể loại: phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.
Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ là những tác phẩm được hợp thành bằng hàng loạt hình ảnh liên tiếp tạo nên hiệu ứng chuyển động kèm theo hoặc không kèm theo âm thanh, được thể hiện trên một chất liệu nhất định và có thể phân phối, truyền đạt tới công chúng bằng các thiết bị kỹ thuật, công nghệ, bao gồm loại hình phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và các loại hình tương tự khác.
1. Tác phẩm tạo hình quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: Hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình đồ hoạ, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả.
2. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy như: biểu trưng; hàng thủ công mỹ nghệ; hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm.
Tác phẩm nhiếp ảnh quy định tại điểm h khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thể hiện hình ảnh của thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra hay có thể được tạo ra bằng bất cứ phương pháp kỹ thuật nào (hoá học, điện tử hoặc phương pháp khác);
Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh hay tương tự như điện ảnh không được coi là tác phẩm nhiếp ảnh mà là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.
Tác phẩm kiến trúc quy định tại điểm i khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là các bản vẽ thiết kế dưới bất kỳ hình thức nào thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình xây dựng, quy hoạch không gian (quy hoạch xây dựng) đã hoặc chưa xây dựng. Tác phẩm kiến trúc bao gồm các bản vẽ thiết kế về mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình, tổ hợp công trình kiến trúc, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan của một vùng, một đô thị, hệ thống đô thị, khu chức năng đô thị, khu dân cư nông thôn.
Mô hình, sa bàn về ngôi nhà, công trình xây dựng hoặc quy hoạch không gian được coi là tác phẩm kiến trúc độc lập.
1. Tác phẩm điện ảnh, sân khấu được sáng tạo bởi tập thể tác giả. Những người tham gia sáng tạo tác phẩm điện ảnh, sân khấu quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Sở hữu trí tuệ được hưởng các quyền nhân thân đối với phần sáng tạo của mình theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Nhà sản xuất, đạo diễn, tác giả kịch bản có thể thoả thuận về việc thực hiện các quyền đặt tên tác phẩm điện ảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ và việc sửa chữa kịch bản tác phẩm điện ảnh quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh, dàn dựng tác phẩm sân khấu quy định tại khoản 2 Điều 21 của Luật Sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh, dàn dựng tác phẩm sân khấu có thể thoả thuận về việc thực hiện các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ và nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 21 của Luật Sở hữu trí tuệ.
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ được bảo hộ không phụ thuộc vào việc định hình.
2. Sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
3. Người sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều này phải thoả thuận về việc trả thù lao cho người lưu giữ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian và được hưởng quyền tác giả đối với phần nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu của mình.
4. Dẫn chiếu xuất xứ loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc chỉ ra địa danh của cộng đồng cư dân nơi tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được hình thành.
1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo.
2. Văn bản hành chính quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
1. Quyền đặt tên cho tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
2. Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng tuỳ theo bản chất của tác phẩm, do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc.
3. Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả.
4. Tác giả chương trình máy tính và các nhà đầu tư sản xuất chương trình máy tính có thể thoả thuận về việc đặt tên và việc phát triển các chương trình máy tính.
1. Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ do chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm một cách trực tiếp hoặc thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
Trong khoản này, biểu diễn tác phẩm trước công chúng bao gồm việc biểu diễn tác phẩm tại bất cứ nơi nào ngoại trừ tại gia đình.
2. Quyền sao chép quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao của tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử.
3. Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm quy định tại điểm d khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
Đối với tác phẩm tạo hình, tác phẩm nhiếp ảnh thì quyền phân phối còn bao gồm cả việc trưng bày, triển lãm trước công chúng.
4. Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ là quyền độc quyền thực hiện của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc cho phép người khác thực hiện để đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn.
5. Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính quy định tại điểm e khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ do chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để sử dụng có thời hạn.
Không áp dụng quyền cho thuê đối với chương trình máy tính, khi bản thân chương trình đó không phải là đối tượng chủ yếu để cho thuê như chương trình máy tính gắn với việc vận hành bình thường các loại phương tiện giao thông cũng như các máy móc, thiết bị kỹ thuật khác.
1. Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh hoạ trong tác phẩm của mình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ phải phù hợp với các điều kiện sau:
a. Phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm của mình;
b. Số lượng và thực chất của phần trích dẫn từ tác phẩm được sử dụng để trích dẫn không gây phương hại tới quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của loại hình tác phẩm được sử dụng để trích dẫn.
2. Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng quy định tại điểm k khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ chỉ áp dụng cho trường hợp nhập khẩu không quá một bản.
3. Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ không áp dụng đối với việc sao lại tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.
1. Tự sao chép một bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ áp dụng đối với các trường hợp nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân không nhằm mục đích thương mại.
2. Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc sao chép không quá một bản.
3. Thư viện không được sao chép và phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số.
1. Thời hạn bảo hộ quyền tài sản và quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm di cảo là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
2. Thời hạn bảo hộ quyền tài sản và quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn năm mươi năm, nếu tác phẩm chưa công bố thì thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.
3. Kể từ ngày Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2006, thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được tính theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại Điều 36 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam;
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam;
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam;
4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.
1. Tác phẩm khuyết danh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ thuộc sở hữu nhà nước.
2. Trường hợp tác phẩm khuyết danh do các tổ chức, cá nhân đang quản lý thì tổ chức, cá nhân đó được hưởng quyền của chủ sở hữu.
3. Khi danh tính chủ sở hữu thực sự của tác phẩm được xác định thì quyền sở hữu thuộc về chủ sở hữu đó, kể từ ngày danh tính chủ sở hữu được xác định.
1. Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và 3 Điều 28 Nghị định này phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
a. Xin phép sử dụng;
b. Thanh toán tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác;
c. Nộp một bản sao tác phẩm trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày phổ biến, lưu hành.
2. Tổ chức, cá nhân thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này tại Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật.
3. Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật chịu trách nhiệm nhận chuyển giao quyền tác giả dưới bất kỳ hình thức nào của các tổ chức, cá nhân quy định tại điểm c khoản 1 Điều 42 của Luật Sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm thuộc về công chúng quy định tại Điều 43 của Luật Sở hữu trí tuệ phải tôn trọng quyền nhân thân quy định tại khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm thuộc về công chúng không được hưởng quyền công bố quy định tại khoản 3 Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan khi phát hiện các hành vi xâm phạm quyền nhân thân quy định tại khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ thì có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; có quyền khiếu nại, tố cáo, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý. Tuỳ theo tính chất và mức độ xâm phạm, các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm có thể bị xử lý theo pháp luật hành chính, dân sự hoặc hình sự.
Các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ các quyền nhân thân đối với những tác phẩm của Hội viên đã kết thúc thời hạn bảo hộ.
1. Authors means persons who personally create part of or the entire literary, artistic or scientific works and include:
a/ Vietnamese individuals who have works covered by copyright protection;
b/ Foreign individuals who have works created and expressed in whatever material forms in Vietnam;
c/ Foreign individuals who have works first published in Vietnam;
d/ Foreign individuals who have works protected in Vietnam under international conventions on copyright to which Vietnam is a contracting party.
2. Organizations and individuals that render supports, give comments or supply documents to others to create works shall not be recognized as authors.
Article 9.- Works presented in other characters
Works presented in other characters specified at Point a, Clause 1, Article 14 of the Intellectual Property Law means works presented in signs or symbols instead of written languages, i.e., Braille for the blind, shorthand signs and other similar signs, which can be reproduced or copied in different forms by interested parties.
Article 10.- Lectures, addresses and other sermons
Lectures, addresses and other sermons specified at Point b, Clause 1, Article 14 of the Intellectual Property Law constitute a type of work presented in spoken languages and required to be fixed in whatever material forms.
Press works specified at Point c, Clause 1, Article 14 of the Intellectual Property Law shall take the following forms: news articles, quick notes, news reports, interviews, features, investigative stories, commentaries, editorials, special articles, memoirs or other forms, which are published or transmitted on the print, audio, visual or online media or other media.
Musical works specified at Point d, Clause 1, Article 14 of the Intellectual Property Law means works presented in the form of musical notes in musical pieces or other musical characters, with or without lyrics, regardless of whether they are performed or not.
Dramatic works specified at Point e, Clause 1, Article 14 of the Intellectual Property Law means works of various performing arts, including drama (play, ballet, opera, pantomime), circus, dance, puppetry and works of other theatrical genres.
Article 14.- Cinematographic works
Cinematographic works and works created by a process analogous to cinematography specified at Point f, Clause 1, Article 14 of the Intellectual Property Law means works each consisting of a sequence of images that, when viewed in rapid succession, gives the appearance of movement, with or without soundtracks, fixed on a specific medium, able to be distributed or communicated to the public by technical devices and technologies, and including feature films, documentaries, scientific films, cartoons and other similar genres.
Article 15.- Plastic-art works and works of applied art
1. Plastic-art works specified at Point g, Clause 1, Article 14 of the Intellectual Property Law means works presented by lines, colors, three-dimensional figures or layouts, such as works of fine-arts, graphic arts, sculpture, installation arts and similar forms of presentation, which are available in unique copies. Particularly, a work of graphic art may be presented in as many as 50 copies which are ordinally numbered and bear the author’s signature.
2. Works of applied arts specified at Point g, Clause 1, Article 14 of the Intellectual Property Law means works presented by lines, colors, three-dimensional figures or layouts, having useful features associated with useful objects, and being mass-produced by hand or by machines, such as: logos; handicraft and fine-arts articles; expressions on products or packages.
Article 16.- Photographic works
Photographic works specified at Point h, Clause 1, Article 14 of the Intellectual Property Law means works showing images of the objective world on photosensitive materials or other media on which images are created or can be created by any technical methods (chemical, electronic or other methods).
Still images taken from a cinematographic work or a work created by a process analogous to cinematography shall not be regarded as photographic work but part of that cinematographic work.
Article 17.- Architectural works
Architectural works specified at Point i, Clause 1, Article 14 of the Intellectual Property Law means design drawings in any forms conveying creative ideas about houses, construction works or spatial plans (construction plans), completely built or not. An architectural work consists of design drawings of floor space, elevation, cross-section and perspective, which convey creative ideas about a house, a work or an architectural complex, spatial organization or landscape architecture of an area, an urban center, system or functional quarter, or a rural population area.
Models or relief plans of houses, construction works or spatial plans shall be recognized as independent architectural works.
Article 18.- Sketches, plans, maps and drawings
Sketches, plans, maps and drawings specified at Point j, Clause 1, Article 14 of the Intellectual Property Law include sketches, plans, maps and drawings related to terrains, and various types of scientific and artchitectural works.
Article 19.- Copyright to cinematographic works and dramatic works
1. A cinematographic or dramatic work is created by a collective of authors. Persons who take part in the creation of a cinematographic or dramatic work defined in Clause 1, Article 21 of the Intellectual Property Law shall enjoy the moral rights to their parts of creative work according to the provisions of Clauses 1, 2 and 4, Article 19 of the Intellectual Property Law.
Producers, directors and screenwriters may agree on the exercise of the right to title their cinematographic works provided for in Clause 1, Article 19 of the Intellectual Property Law, and the right to modify screenplays of their cinematographic works provided for in Clause 4, Article 19 of the Intellectual Property Law.
2. Organizations and individuals that invest finance and material-technical facilities in the production of cinematographic works or the staging of dramatic works defined in Clause 2, Article 21 of the Intellectual Property Law shall be holders of the rights provided for in Clause 3, Article 19, and Article 20 of the Intellectual Property Law.
Organizations and individuals that invest finance and material-technical facilities in the production of cinematographic works or the staging of dramatic works may agree on the exercise of the rights provided for in Clause 3, Article 19, and Article 20 of the Intellectual Property Law and the performance of the obligations specified in Clause 3, Article 21 of the Intellectual Property Law.
Article 20.- Use of folklore and folk art works
1. Folklore and folk art works specified at Points a, b and c, Clause 1, Article 23 of the Intellectual Property Law shall be protected regardless of their fixation.
2. The use of folklore and folk art works specified in Clause 2, Article 23 of the Intellectual Property Law means the research into, collection and introduction of true values of such folklore and folk art works.
3. Users of folklore and folk art works mentioned in Clause 2 of this Article must agree on the payment of remuneration to keepers of such folklore and folk art works and shall enjoy copyright to their researches, collections or introductions.
4. Reference to sources of folklore and folk art works mentioned in Clause 2, Article 23 of the Intellectual Property Law means the indication of geographical areas inhabited by population communities where such folklore and folk art works are created.
Article 21.- Objects not covered by copyright protection
1. News of the day as mere items of press information specified in Clause 1, Article 15 of the Intellectual Property Law means daily news briefs which are merely of informatory nature and contain no creative elements.
2. Administrative documents specified in Clause 2, Article 15 of the Intellectual Property Law include documents issued by state agencies, political organizations, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations, economic organizations, people’s armed forces units and other organizations defined by law.
1. The right to title works provided for in Clause 1, Article 19 of the Intellectual Property Law shall not apply to works translated from one language into another.
2. The right to publish works or authorize other persons to publish works provided for in Clause 3, Article 19 of the Intellectual Property Law means the right of the author or copyright holder of a work or another individual or organization authorized by the author or copyright holder to make a work available to the public in a sufficient amount of copies to satisfy the reasonable demand of the public, depending on the nature of the work.
Publication of a work does not mean the performance of a dramatic, cinematographic or musical work; public recitation of a literary work; broadcasting of a literary or artistic work; exhibition of a plastic work; or construction of structures based on an architectural work.
3. The right to protect the integrity of works and to prevent other persons from modifying or mutilating works provided for in Clause 4, Article 19 of the Intellectual Property Law means the right of the author of a work to prevent other persons from modifying or multilating his/her work without his/her consent.
4. Authors of computer programs and investors in production of computer programs may agree on the titling and development of such computer programs.
1. The right to perform works before the public provided for at Point b, Clause 1, Article 20 of the Intellectual Property Law means the exclusive right of copyright holders or their authorized persons to perform works either directly or through phonograms or video recordings or with whatever technical devices accessible by the public.
In this Clause, public performance of works means performance of works anywhere except in the family.
2. The right to reproduce works provided for at Point c, Clause 1, Article 20 of the Intellectual Property Law means the exclusive right of copyright holders or their authorized persons to make copies of works by whatever means or in whatever form, including permanent or provisional backup of works in electronic form.
3. The right to distribute original works or copies thereof provided for at Point d, Clause 1, Article 20 of the Intellectual Property Law means the exclusive right of copyright holders or their authorized persons in whatever forms or with the assistance of whatever technical devices accessible by the public to sell, lease or otherwise assign their original works or copies thereof.
For plastic or photographic works, the distribution of works also means the public display or exhibition thereof.
4. The right to communicate works to the public by wire or wireless means, electronic information networks or any other technical means provided for at Point e, Clause 1, Article 20 of the Intellectual Property Law means the exclusive right of copyright holders or their authorized persons to make their works or copies thereof available to the public, in such a way that members of the public may access such works from a place and at a time they themselves select.
5. The right to lease original cinematographic works and computer programs or copies thereof provided for at Point f, Clause 1, Article 20 of the Intellectual Property Law means the exclusive right of copyright holders or their authorized persons to lease their works for use within a definite term.
The right to lease works shall not apply to computer programs which do not themselves constitute principal objects for lease, such as computer programs conducive to the normal operation of means of transport as well as other machines and technical devices.
Article 24.- Reasonable recitation and importation of copies of works
1. Reasonable recitation of a work by a person without misrepresenting the author’s views for commentary or illustrative purpose in his/her work as provided for at Point b, Clause 1, Article 25 of the Intellectual Property Law must satisfy the following conditions:
a/ The recited parts aim merely to introduce, comment or clarify matters touched upon in his/her work;
b/ The number and essence of parts recited from the work used for recitation are not prejudicial to the copyright to such work and suitable to the nature and characteristics of the type of work used for recitation.
2. Importation of copies of another person’s work for personal use as provided for at Point j, Clause 1, Article 25 of the Intellectual Property Law shall only apply to case of importation of no more than one copy of a work.
3. The use of works in the cases specified in Clause 1, Article 25 of the Intellectual Property Law shall not apply to the reproduction of architectural or plastic works and computer programs.
Article 25.- Reproduction of works
1. Duplication of works by their authors provided for at Point a, Clause 1, Article 25 of the Intellectual Property Law shall apply to the case of non-commercial scientific research or teaching by individuals.
2. Reprographic reproduction of works by libraries for archival and research purpose provided for at Point e, Clause 1, Article 25 of the Intellectual Property Law means reproduction of no more than one copy of a work. Libraries must not reproduce and distribute copies of works, including digital copies, to the public.
Article 26.- Term of copyright protection
1. The term of protection of economic rights and moral rights provided for in Clause 3, Article 19 of the Intellectual Property Law for a posthumous work shall be fifty years as from the date of its first publication.
2. The term of protection of economic rights and moral rights provided for in Clause 3, Article 19 of the Intellectual Property Law for a photographic work or a work of applied art provided for at Point a, Clause 2, Article 27 of the Intellectual Property Law shall be fifty years as from the date of its first publication. Within fifty years after the fixation of a work, if it has not yet been published, the term of protection shall be fifty years from the date of its fixation.
3. As from July 1, 2006 - the effective date of the Intellectual Property Law, the term of protection of photographic works and works of applied art shall be calculated according to the provisions of Clause 2 of this Article.
Article 27.- Copyright holders
Copyright holders defined in Article 36 of the Intellectual Property Law include:
1. Vietnamese organizations and individuals;
2. Foreign organizations and individuals that have works created and expressed in whatever material forms in Vietnam;
3. Foreign organizations and individuals that have works first published in Vietnam;
4. Foreign organizations and individuals that have works protected in Vietnam under international conventions on copyright to which Vietnam is a contracting party.
Article 28.- Holders of copyright to anonymous works
1. Anonymous works specified at Point a, Clause 1, Article 42 of the Intellectual Property Law shall be under the state ownership.
2. Where an anonymous work is managed by an organization or individual, such organization or individual shall enjoy the rights of a copyright holder.
3. When the name of the real owner of a work is identified, the ownership of the work shall belong to such owner as from the date his/her name is identified.
Article 29.- Use of works under the state ownership
1. Except in the cases specified in Clauses 2 and 3, Article 28 of this Decree, when using works under the state ownership specified at Points a and b, Clause 1, Article 42 of the Intellectual Property Law, organizations and individuals shall have to perform the following obligations:
a/ Asking for the use permission;
b/ Paying royalty, remuneration and other material benefits;
c/ Depositing a copy of the work within thirty days as from the date of publication or distribution.
2. Organizations and individuals shall perform the obligations specified in Clause 1 of this Article at the Copyright Office of Vietnam.
3. The Copyright Office of Vietnam shall be responsible for receiving copyright assigned in any form by organizations and individuals defined at Point c, Clause 1, Article 42 of the Intellectual Property Law according to the provisions of law.
The Culture and Information Ministry and the Finance Ministry shall prescribe the financial management regime applicable to amounts specified at Point b, Clause 1 of this Article.
Article 30.- Use of works belonging to the public
1. Organizations and individuals that use works belonging to the public, which are specified in Article 43 of the Intellectual Property Law, must respect the moral rights provided for in Clauses 1, 2 and 4, Article 19 of the Intellectual Property Law.
Holders of copyright to works belonging to the public shall not enjoy the right to publish such works, provided for in Clause 3, Article 19, and the economic rights provided for in Article 20 of the Intellectual Property Law.
2. When detecting acts of infringing upon the moral rights provided for in Clauses 1, 2 and 4, Article 19 of the Intellectual Property Law to works for which the term of protection has expired, state agencies, organizations and individuals that have related rights and obligations may request persons committing acts of infringement to stop such acts, make public apology or correction, and pay damages; may lodge complaints or denunciations or request competent state agencies to handle such acts. Depending on the nature and severity of violations, violating organizations or individuals may be handled according to the provisions of administrative, civil or penal law.
Socio-political-professional organizations, socio-professional organizations, organizations acting as collective representatives of copyright or related rights may request competent state agencies to protect the moral rights to works of their members for which the term of protection has expired.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực