Nghị định 10/2015/NĐ-CP Quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Số hiệu: | 10/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 28/01/2015 | Ngày hiệu lực: | 15/03/2015 |
Ngày công báo: | 14/02/2015 | Số công báo: | Từ số 239 đến số 240 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quyết định số 244/QĐ-TTg về Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020
Theo đó, các giải pháp được đưa ra để nhằm phòng chống tác hại của đồ uống có cồn bao gồm:
- Kiểm soát nhu cầu sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác
- Kiểm soát việc cung cấp rượu, bia và đồ uống có cồn khác
- Giảm tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác
- Hoàn thiện pháp luật, cơ chế, tổ chức, nguồn lực
- Giải pháp về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 12/02/2014.
Quyết định 01/QĐ-BHXH về hồ sơ và quy trình mới trong giải quyết hưởng các chế độ BHXH
Hồ sơ và quy trình tại quyết định 01/QĐ-BHXH áp dụng cho NLĐ, NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc và người tham gia BHXH tự nguyện, thân nhân người tham gia BHXH và các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan trong việc giải quyết chế độ BHXH.
Quyết định 01/QĐ-BHXH có hiệu lực từ ngày 01/4/2014 và thay thế quyết định 777/QĐ-BHXH .
Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTCvề chính sách giáo dục đối với người khuyết tật
Theo thông tư, người khuyết tật học tập trong các cơ sở giáo dục có dạy người khuyết tật, các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan được hưởng các chính sách ưu tiên sau:
- Ưu tiên nhập học và tuyển sinh;
- Miễn, giảm một số nội dung môn học, môn học hoặc hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục;
- Đánh giá kết quả giáo dục;
- Chính sách về học phí;
- Chính sách về học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.
Thông có hiệu lực thi hành từ ngày 05/03/2014.
Công văn số 1752/BTC-TCT ngày 10/02/2014 v/v tăng cường quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế
Theo đó, việc xem xét khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với trường hợp mua hàng hóa, sử dụng hóa đơn đầu vào trực tiếp của DN và DN trung gian có rủi ro cao về thuế sẽ được thực hiện như sau:
- Trường hợp chưa được giải quyết hoàn thuế thì tạm dừng hoàn thuế theo hướng dẫn tại điểm 3 Công văn 13706/BTC-TCT ;
- Trường hợp đã được hoàn thuế thì cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho DN biết để kê khai điều chỉnh thuế GTGT;
- Trường hợp sử dụng hóa đơn của các DN liên quan đến các DN trung gian mà khâu trước đó có dấu hiệu vi phạm về sử dụng hóa đơn bất hợp pháp thì cơ quan thuế thông báo bằng văn bản để DN tự kê khai điều chỉnh thuế GTGT nếu việc mua bán hàng hóa trước đó có vi phạm;
- Trường hợp kiểm tra thấy DN sử dụng hóa đơn cũng có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng thì lập và chuyển hồ sơ để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Quyết định số 251/QĐ-TTg về Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp 2013
Nhằm phổ biến sâu rộng tinh thần và nội dung Hiến pháp, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hiến pháp) với các nội dung sau đây:
- Tổ chức giới thiệu, tập huấn, phổ biến nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp
- Tổ chức rà soát, lập danh mục đề xuất văn bản pháp luật cần bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới phù hợp với quy định của Hiến pháp thuộc trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 13/02/2014.
Thông tư số 50/2013/TT-BTNMT Ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc địa chính, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Từ ngày 10/02/2014 sẽ áp dụng bộ định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp GCN QSDĐ mới ban hành kèm theo Thông tư 50/2013/TT-BTNMT .
Bộ định mức này có nhiều thay đổi so với định mức tại Quyết định số 10/2008/QĐ-BTNMT như sau:
- Thay đổi toàn bộ các bảng định mức công việc như đo đạc, số hóa, chỉnh lý bản đồ địa chính; đăng ký, cấp đổi, cấp lại GCN QSDĐ; đăng ký biến động QSDĐ…
- Bổ sung quy định kích thước, diện tích mảnh bản đồ địa chính tỉ lệ 1/10.000 và phân loại khó khăn, định mức công việc; định mức vật tư khi lập loại bản đồ này.
- Điều chỉnh định mức vật tư, dụng cụ, thiết bị đối với một số công việc như đo đạc thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo trực tiếp; đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính; cấp GCN QSDĐ…
Công văn 1193/TCHQ-GSQL ngày 08/02/2014 của hướng dẫn thực hiện thống nhất thủ tục nhập khẩu xe ôtô như sau:
Purchase Order (PO) có các điều khoản đủ làm cơ sở xác định chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, chính sách thuế thì được chấp nhận như một chứng từ tương đương hợp đồng để làm TTHQ.
Tại mỗi chi cục HQ cửa khẩu, DN chỉ phải nộp giấy chỉ định hoặc giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng cho lô hàng xe ô tô nhập khẩu một lần.
Khi nhập khẩu lô hàng tiếp theo, DN chỉ cần nộp/ xuất trình PO trong bộ hồ sơ HQ để làm thủ tục, không phải nộp lại hợp đồng đại lý nêu trên.
Quyết định số 13/2014/QĐ-TTg về đóng bảo hiểm xã hội bổ sung để tính hưởng chế độ hưu trí và tử tuất đối với đối tượng hưởng sinh hoạt phí trong CAND
Từ ngày 26/3/2014, đối tượng hưởng sinh hoạt phí trong CAND giai đoạn từ 1/1/1995 – 31/12/2006 sau đó chuyển thành người hưởng lương sẽ được đóng BHXH bổ sung để tính hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Đối tượng cụ thể bao gồm:
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong CAND;
- Học sinh, sinh viên hưởng sinh hoạt phí học tại trường CAND hoặc ngoài trường;
Mức đóng bổ sung/năm = số đối tượng x lương tối chiểu chung từng giai đoạn x tỷ lệ đóng x số tháng đóng.
Trong đó, tỷ lệ đóng bổ sung bằng 14% mức lương tối thiểu chung/người/tháng
Chế độ hưởng được áp dụng khi họ vẫn tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc, hoặc đã thôi công tác nhưng được bảo lưu thời gian đóng BHXH.
Quyết định có hiệu lực từ ngày 26/03/2014.
Thông tư 02/2014/TT-BLĐTBXH về mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng BHXH năm 2014
So với mức điều chỉnh lương cũ năm 2013 thì mức điều chỉnh năm 2014 đã thay đổi như sau:
- Mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng BHXH của các năm từ trước 1995 tới 2012 tăng thêm từ 0,07 đến 0,25 so với quy định cũ, năm 2013 và 2014 hệ số tính không thay đổi.
- Mức điều chỉnh thu nhập hàng tháng đã đóng BHXH của các năm 2008 đến 2012 tăng từ 0,07 đến 0,1 so với quy định cũ
Thông tư 02 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2014, các quy định tại thông tư này được áp dụng từ ngày 01/01/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định về việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận noãn, cho và nhận phôi; thẩm quyền, thủ tục cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm; điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; lưu giữ tinh trùng, lưu giữ noãn, lưu giữ phôi; thông tin, báo cáo.
2. Việc thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo được thực hiện theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
3. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cá nhân là người nước ngoài thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ tại Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thụ tinh trong ống nghiệm là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi;
2. Vô sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống có quan hệ tình dục trung bình 2 - 3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn không có thai;
3. Noãn là giao tử của nữ;
4. Tinh trùng là giao tử của nam;
5. Phôi là sản phẩm của quá trình kết hợp giữa noãn và tinh trùng;
6. Phụ nữ độc thân là phụ nữ không có quan hệ hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật;
7. Người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ bao gồm: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ.
1. Cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa; cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
2. Vợ chồng nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ, trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ.
3. Việc thụ tinh trong ống nghiệm, cho và nhận noãn, cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện.
4. Việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận; tinh trùng, phôi của người cho phải được mã hóa để bảo đảm bí mật nhưng vẫn phải ghi rõ đặc điểm của người cho, đặc biệt là yếu tố chủng tộc.
5. Việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải tuân theo quy trình kỹ thuật; quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
1. Người cho tinh trùng, cho noãn được khám và làm các xét nghiệm để xác định: Không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; không bị nhiễm HIV.
2. Tự nguyện cho tinh trùng, cho noãn và chỉ cho tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho tinh trùng.
4. Tinh trùng, noãn của người cho chỉ được sử dụng cho một người, nếu không sinh con thành công mới sử dụng cho người khác. Trường hợp sinh con thành công thì tinh trùng, noãn chưa sử dụng hết phải được hủy hoặc hiến tặng cho cơ sở làm nghiên cứu khoa học.
1. Người nhận tinh trùng phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người chồng hoặc là phụ nữ độc thân có nhu cầu sinh con và noãn của họ bảo đảm chất lượng để thụ thai.
2. Người nhận noãn phải là người Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam và là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người vợ không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai.
3. Người nhận phôi phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do cả người vợ và người chồng;
b) Người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà vợ chồng đã thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nhưng bị thất bại, trừ trường hợp mang thai hộ;
c) Phụ nữ độc thân mà không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai.
4. Người nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi phải có đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con; không đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau, không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người nhận tinh trùng, nhận phôi.
1. Cặp vợ chồng sau khi có con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, nếu không có nhu cầu sử dụng số phôi còn dư thì có thể tặng lại cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với sự đồng ý của cả vợ và chồng thông qua hợp đồng tặng, cho.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được phép sử dụng phôi dư có hợp đồng tặng cho quy định tại Khoản 1 Điều này để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
3. Phôi của người cho theo quy định tại Khoản 1 Điều này được sử dụng cho một người, nếu không sinh con thành công thì mới được sử dụng cho người khác. Trường hợp sinh con thành công thì phôi còn lại phải được hủy hoặc hiến tặng cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làm nghiên cứu khoa học.
4. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định cho phép sử dụng phôi dư theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
1. Là một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
a) Cơ sở phụ sản, sản - nhi của Nhà nước từ tuyến tỉnh trở lên;
b) Bệnh viện đa khoa tư nhân có khoa sản, khoa sản - nhi;
c) Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, chuyên khoa sản - nhi tư nhân;
d) Bệnh viện chuyên khoa nam học và hiếm muộn.
2. Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
1. Hồ sơ đề nghị thẩm định và ra quyết định công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, gồm:
a) Công văn đề nghị thẩm định theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản kê khai nhân sự, trang thiết bị, sơ đồ mặt bằng của đơn vị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;
c) Bản sao hợp pháp các văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (công nhận chứng nhận, chứng chỉ của cán bộ thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nếu được đào tạo ở nước ngoài, tại các cơ sở đủ tiêu chuẩn, được tổ chức đào tạo như điều kiện ở Việt Nam trở lên);
d) Bản xác nhận cán bộ trực tiếp thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã thực hiện ít nhất 20 chu kỳ điều trị vô sinh bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;
đ) Bản sao hợp pháp giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chứng chỉ hành nghề của người thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.
2. Hồ sơ lập thành 01 (một) bộ và gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ Y tế.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Y tế phải xem xét hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Bộ Y tế phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do tới cơ sở đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm để hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Y tế phải thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định tại cơ sở đề nghị công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.
1. Đoàn thẩm định do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập.
2. Việc thẩm định được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đề nghị công nhận và về các nội dung sau đây:
a) Kiểm tra kỹ năng thực hành, văn bằng, chứng chỉ, trình độ chuyên môn của nhân viên tại đơn nguyên thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và các phòng chuyên môn khác có liên quan đến việc thực hiện các kỹ thuật này;
b) Kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân sự theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
3. Lập biên bản thẩm định theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thẩm định, Trưởng Đoàn thẩm định phải trình Bộ trưởng Bộ Y tế Biên bản thẩm định và dự thảo quyết định công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Biên bản thẩm định và dự thảo quyết định, Bộ trưởng Bộ Y tế phải ra quyết định công nhận cơ sở khám bệnh chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm; Trường hợp không công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện các kỹ thuật này, gồm:
a) Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Hồ sơ khám xác định vô sinh của phụ nữ độc thân hoặc cặp vợ chồng đứng tên trong đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải có kế hoạch điều trị cho cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân. Trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật này và không thể có kế hoạch điều trị phải trả lời bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do.
Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện theo Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
1. Điều kiện cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
a) Có ít nhất 01 (một) năm kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm trong năm tối thiểu là 300 ca;
b) Chưa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh liên quan đến thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;
c) Đáp ứng nhu cầu và bảo đảm thuận lợi cho người dân.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện thực hiện ngay kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
a) Bệnh viện Phụ sản trung ương;
b) Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế;
c) Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh.
3. Sau 01 (một) năm triển khai thực hiện Nghị định này, căn cứ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này giao Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định bổ sung cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ngoài 03 Bệnh viện quy định tại Khoản 2 Điều này.
1. Cặp vợ chồng vô sinh gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật này, gồm:
a) Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào;
d) Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận;
đ) Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
e) Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định này và đã từng sinh con;
g) Bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ tự mình chứng minh về mối quan hệ thân thích cùng hàng trên cơ sở các giấy tờ hộ tịch có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các giấy tờ này;
h) Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ.
i) Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sỹ sản khoa;
k) Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên;
l) Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý;
m) Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo quy định tại Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ sở được cho phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ phải có kế hoạch điều trị để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ. Trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật này thì phải trả lời bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do.
1. Cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ cần được tư vấn những nội dung sau đây:
a) Các phương án khác ngoài việc mang thai hộ hoặc xin con nuôi;
b) Quá trình thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ;
c) Các khó khăn khi thực hiện mang thai hộ;
d) Tỷ lệ thành công của kỹ thuật có thể rất thấp nếu dự trữ buồng trứng của người vợ thấp hoặc người vợ trên 35 tuổi;
đ) Chi phí điều trị cao;
e) Khả năng đa thai;
g) Khả năng em bé bị dị tật và có thể phải bỏ thai;
h) Các nội dung khác có liên quan.
2. Người mang thai hộ cần được tư vấn những nội dung sau đây:
a) Các nguy cơ, tai biến có thể xảy ra khi mang thai như sảy thai, thai ngoài tử cung, băng huyết sau sinh và các tai biến khác;
b) Khả năng phải mổ lấy thai;
c) Khả năng đa thai;
d) Khả năng em bé bị dị tật và phải bỏ thai;
đ) Các nội dung khác có liên quan.
1. Xác định cha mẹ con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình.
2. Quyền, nghĩa vụ của người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 97 Luật Hôn nhân và gia đình.
3. Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 98 Luật Hôn nhân và gia đình.
4. Các nội dung khác có liên quan.
1. Cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ cần được tư vấn những nội dung sau đây:
a) Các vấn đề về tâm lý trước mắt và lâu dài của việc nhờ mang thai hộ, người thân và bản thân đứa trẻ sau này;
b) Người mang thai hộ có thể có ý định muốn giữ đứa bé sau sinh;
c) Hành vi, thói quen của người mang thai hộ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa trẻ;
d) Tâm lý, tình cảm khi nhờ người mang thai và sinh con;
đ) Thất bại và tốn kém với các đợt điều trị mang thai hộ có thể gây tâm lý căng thẳng, mệt mỏi;
e) Các nội dung khác có liên quan.
2. Người mang thai hộ cần được tư vấn những nội dung sau đây:
a) Tâm lý, tình cảm của người trong gia đình, bạn bè trong thời gian mang thai hộ;
b) Tâm lý trách nhiệm đối với cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ nếu để sảy thai;
c) Tác động tâm lý đối với con ruột của mình;
d) Cảm giác mất mát, mặc cảm sau khi trao lại con cho cặp vợ chồng nhờ mang thai;
đ) Chỉ thực hiện mang thai hộ khi động lực chính là mong muốn giúp đỡ cho cặp vợ chồng nhờ mang thai, không vì mục đích lợi nhuận;
e) Các nội dung khác có liên quan.
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ phải tổ chức tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý cho vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ.
2. Trường hợp vợ chồng nhờ mang thai hộ hoặc người mang thai hộ có một trong các Bản xác nhận sau thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ không phải tổ chức tư vấn về lĩnh vực đã có Bản xác nhận:
a) Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sỹ làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;
b) Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có thẩm quyền, trách nhiệm tư vấn tâm lý làm việc tại cơ sở được cấp giấy phép hoạt động có phạm vi hoạt động chuyên môn tư vấn tâm lý;
c) Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp lý của người có thẩm quyền, trách nhiệm tư vấn pháp lý làm việc tại tổ chức có tư cách pháp nhân về trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật.
3. Người tư vấn về y tế phải là bác sỹ chuyên khoa sản và tư vấn đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này. Người tư vấn về pháp lý phải có trình độ cử nhân luật trở lên và tư vấn đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này. Người tư vấn về tâm lý phải có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên và tư vấn đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này.
4. Người tư vấn về y tế hoặc pháp lý hoặc tâm lý phải ký, ghi rõ họ tên, chức danh, địa chỉ nơi làm việc và ngày tư vấn vào bản xác nhận nội dung tư vấn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận của mình.
1. Xem xét, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện kỹ thuật mang thai hộ. Trường hợp cần thiết có thể kiểm tra bản chính, yêu cầu bổ sung các giấy tờ khác có liên quan, phỏng vấn trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan công an hỗ trợ.
2. Chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ và về chuyên môn, kỹ thuật do cơ sở mình thực hiện.
1. Việc lưu giữ tinh trùng, lưu giữ noãn, lưu giữ phôi được thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm để lưu giữ, bảo quản tinh trùng, noãn, phôi phục vụ cho việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
2. Người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi phải trả chi phí lưu giữ, bảo quản thông qua hợp đồng dân sự với cơ sở lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi, trừ trường hợp tinh trùng, noãn, phôi được hiến.
Trường hợp người gửi không đóng phí lưu giữ, bảo quản thì trong thời hạn 06 (sáu) tháng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có quyền hủy tinh trùng hoặc noãn hoặc phôi đã gửi.
1. Việc gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Người chồng hoặc người vợ trong những cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh;
b) Người có nguyện vọng muốn lưu giữ cá nhân;
c) Người tình nguyện hiến tinh trùng, hiến noãn, hiến phôi;
d) Cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân lưu giữ phôi còn dư sau khi thụ tinh trong ống nghiệm thành công.
2. Trường hợp người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi bị chết mà cơ sở lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi nhận được thông báo kèm theo bản sao giấy khai tử hợp pháp từ phía gia đình người gửi, thì phải hủy số tinh trùng, noãn, phôi của người đó, trừ trường hợp vợ hoặc chồng của người đó có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản.
3. Trường hợp người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi ly hôn:
a) Trường hợp người gửi đề nghị hủy tinh trùng, noãn của chính mình thì phải hủy tinh trùng, noãn của người đó;
b) Trường hợp đề nghị hủy phôi thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cả hai vợ chồng; nếu muốn tiếp tục lưu giữ thì phải có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản.
4. Người vợ hoặc người chồng sử dụng tinh trùng, noãn, phôi thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này làm phát sinh các quan hệ ngoài quan hệ hôn nhân gia đình thì thực hiện theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật dân sự.
5. Người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi nếu sau đó muốn hiến tặng cơ sở lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi cho người khác thì cơ sở lưu giữ phải sử dụng biện pháp mã hóa các thông tin về người cho. Trường hợp hiến tặng cho mục đích nghiên cứu khoa học thì không cần phải mã hóa thông tin.
1. Bộ Y tế có trách nhiệm cập nhật danh sách các cơ sở được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, thực hiện kỹ thuật mang thai hộ; tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật và kết quả xử lý vi phạm pháp luật về thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.
2. Định kỳ vào ngày 30 tháng 6 và 31 tháng 12 hằng năm, các cơ sở được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, thực hiện kỹ thuật mang thai hộ có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ về Bộ Y tế theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Việc cho, nhận, lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi phải được mã hóa và nhập vào hệ cơ sở dữ liệu chung, sử dụng trong toàn quốc, bảo đảm cơ chế chia sẻ thông tin giữa Bộ Y tế và các cơ sở được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm; bảo đảm việc cho, nhận tinh trùng, noãn, phôi thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm triển khai thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2015.
Bãi bỏ Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm được tiếp tục hoạt động và không phải làm thủ tục công nhận lại theo quy định tại Nghị định này.
Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Khoản 5 Điều 3, Khoản 2 Điều 7 và Khoản 1 Điều 23 Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
MẪU CÔNG VĂN, BIÊN BẢN, ĐƠN, CAM KẾT, THỎA THUẬN, BÁO CÁO VỀ THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO
(Ban hành kèm theo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ)
STT |
Loại biểu mẫu |
Nội dung |
1 |
Mẫu số 01 |
Công văn đề nghị thẩm định công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm |
2 |
Mẫu số 02 |
Biên bản thẩm định cơ sở được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, lưu giữ tinh trùng, lưu giữ phôi |
3 |
Mẫu số 03 |
Đơn đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm |
4 |
Mẫu số 04 |
Đơn đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ |
5 |
Mẫu số 05 |
Cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo |
6 |
Mẫu số 06 |
Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo |
7 |
Mẫu số 07 |
Báo cáo tình hình thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo |
CƠ SỞ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /………. |
….., ngày … tháng …. năm 20… |
Kính gửi: Bộ Y tế.
Cơ sở khám bệnh chữa bệnh… được thành lập từ năm …….. và đã được cấp Giấy phép hoạt động số: …… năm …….. Để đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân, đặc biệt là nhu cầu điều trị vô sinh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.... đã chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị và nhân sự theo quy định tại Nghị định ……/2015/NĐ-CP ngày ….. tháng .... năm 2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Hồ sơ gồm có:
1. Bản kê khai nhân sự, trang thiết bị, sơ đồ mặt bằng của đơn vị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;
2. Bản sao hợp pháp các văn bằng, chứng chỉ của cán bộ trực tiếp thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;
3. Bản xác nhận cán bộ trực tiếp thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã thực hiện 20 chu kỳ điều trị vô sinh bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;
4. Bản sao hợp pháp giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chứng chỉ hành nghề của người thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh .... gửi hồ sơ đề nghị Bộ Y tế thành lập Đoàn thẩm định để ra quyết định công nhận đơn vị .... thuộc cơ sở khám bệnh chữa bệnh .... được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm./.
Nơi nhận: |
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ SỞ |
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BB-BYT |
…….., ngày … tháng …. năm 20… |
Thẩm định cơ sở được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, lưu giữ tinh trùng, lưu giữ phôi tại …………
Thực hiện Quyết định số: ……/QĐ-BYT ngày .... tháng ... năm 20.... của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập Đoàn thẩm định cơ sở được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm thuộc …… (ghi rõ thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào, nếu có) Hôm nay, ngày.... tháng.... năm 20..., Đoàn đã tiến hành thẩm định Đơn vị hỗ trợ sinh sản ……
I. THÀNH PHẦN THAM DỰ
Đoàn thẩm định Bộ Y tế gồm:
1. Ông/Bà ……………………. lãnh đạo Vụ, Cục phụ trách công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, Bộ Y tế - Trưởng đoàn;
2. Ông/Bà …………………….. lãnh đạo Vụ, Cục phụ trách công tác pháp chế, Bộ Y tế - Phó trưởng đoàn;
3. ………………………………………………………………………………………………
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ……………. gồm:
1. Ông/Bà ………………….. lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ....
2……………………………………………………………………………………………..
II. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH
1. Tiêu chuẩn cán bộ
TT |
Nội dung yêu cầu |
Kết quả |
|
Có |
Không |
||
1 |
Có ít nhất 02 bác sỹ được đào tạo về kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và 02 cán bộ có trình độ đại học y, dược hoặc cử nhân sinh học được đào tạo về phôi học lâm sàng |
|
|
2 |
Có chứng chỉ, giấy chứng nhận hợp pháp |
|
|
3 |
Đã trực tiếp thực hiện 20 chu kỳ điều trị vô sinh bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm |
|
|
Kết luận: ……………………………………………………………………………
2. Tiêu chuẩn trang thiết bị
TT |
Nội dung yêu cầu |
Kết quả |
|
Có |
Không |
||
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
|
|
|
Kết luận:………………………………………………………………………………………
3. Tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng
Kết luận: ………………………………………………………………………………………
III. KẾT LUẬN
Đơn vị hỗ trợ sinh sản ………… đạt/không đạt các điều kiện về nhân sự, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng theo quy định tại Thông tư số.... của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trên cơ sở kết quả thẩm định, Đoàn thẩm định trình Biên bản để lãnh đạo Bộ Y tế xem xét công nhận/không công nhận cơ sở đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
Cuộc họp thẩm định kết thúc vào thời gian:.... ngày.... tháng.... năm 20....
ĐOÀN THẨM ĐỊNH |
CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………, ngày ….. tháng ….. năm 20....
THỰC HIỆN KỸ THUẬT THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM
Kính gửi: ……………………
1. Họ và tên: ................................................................................................................
2. Ngày, tháng, năm sinh: ...........................................................................................
3. Địa chỉ thường trú: ..................................................................................................
4. Số CMND/Hộ chiếu: Ngày cấp, nơi cấp: ................................................................
5. Tình trạng hôn nhân và gia đình: .............................................................................
Tôi làm đơn này đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, tôi xin thực hiện theo đúng yêu cầu của bệnh viện nếu có xảy ra tai nạn rủi ro nghề nghiệp, tôi xin cam đoan sẽ không khiếu kiện./.
|
…….., ngày ….. tháng….. năm…….. |
Lưu ý: Đối với các cặp vợ chồng đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải ghi rõ tên, tuổi của cả hai vợ chồng và phải cùng ký đơn đề nghị.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………, ngày ….. tháng ….. năm 20....
THỰC HIỆN KỸ THUẬT MANG THAI HỘ
Kính gửi: .... (Cơ sở được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ).
I. PHẦN DÀNH CHO VỢ CHỒNG NHỜ MANG THAI HỘ (BÊN NHỜ MANG THAI HỘ)
1. Thông tin của bên nhờ mang thai hộ:
- Tên vợ:.....................................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: .............................................................................................
Địa chỉ: ......................................................................................................................
Số điện thoại: Nhà riêng: …………………………………………. Di động: ................
Email: ........................................................................................................................
- Tên chồng: ..............................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: .............................................................................................
Địa chỉ: ......................................................................................................................
Số điện thoại: Nhà riêng: ………………………………………….. Di động: ...............
Email: .......................................................................................................................
2. Tóm tắt lý do đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
3. Đã có bản cam đoan của vợ chồng về việc đang không có con chung có xác nhận của người có thẩm quyền?
Đã có □ Chưa có □
4. Đã có cam kết tự nguyện của bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ
Đã có □ Chưa có □
5. Đã có xác nhận của cơ sở đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm xác nhận người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản?
Đã có □ Chưa có □
6. Bên nhờ mang thai hộ đã được bác sỹ tư vấn về y tế chưa?
Đã tư vấn □ Chưa tư vấn □
Ngày tư vấn: ..............................................................................................................
Tên bác sỹ:.................................................................................................................
7. Bên nhờ mang thai hộ đã được tư vấn về tâm lý bởi người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên chưa?
Đã tư vấn □ Chưa tư vấn □
Ngày tư vấn:...............................................................................................................
Tên người tư vấn:.......................................................................................................
8. Bên nhờ mang thai hộ đã được tư vấn về pháp lý liên quan đến việc mang thai hộ chưa?
Đã tư vấn □ Chưa tư vấn □
Ngày tư vấn:...............................................................................................................
Tên luật sư, luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý:.....................................................
II. PHẦN DÀNH CHO VỢ CHỒNG NGƯỜI MANG THAI HỘ (SAU ĐÂY GỌI LÀ BÊN MANG THAI HỘ)
1. Phần thông tin của bên mang thai hộ
- Tên người mang thai hộ: ...........................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: ................................................................................................
Địa chỉ: .........................................................................................................................
Số điện thoại: Nhà riêng:……………………………………… Di động: .........................
Email: ...........................................................................................................................
- Tên chồng (nếu có): ..................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: ...............................................................................................
Địa chỉ:.........................................................................................................................
Số điện thoại: Nhà riêng:…………………………………….. Di động:...........................
Email: ..........................................................................................................................
Tiền sử sinh sản của người vợ (bao gồm thời gian, thông tin chi tiết và kết quả của những lần mang thai trước, cần ghi rõ đã mang thai hộ lần nào chưa?)
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
2. Tóm tắt lý do đồng ý mang thai hộ
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
3. Đã có bản cam đoan chưa mang thai hộ lần nào?
Đã có □ Chưa có □
4. Đã có thỏa thuận bằng văn bản thể hiện sự đồng ý của bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ (cam kết tự nguyện)
Đã có □ Chưa có □
5. Đã được cơ sở đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm xác nhận khả năng mang thai, sinh con và người mang thai hộ đã từng sinh con
Đã có □ Chưa có □
6. Đã có xác nhận bên mang thai hộ là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ
Đã có □ Chưa có □
7. Đã có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng)
Đã có □ Chưa có □
8. Bên mang thai hộ đã được bác sỹ tư vấn về y tế chưa?
Đã tư vấn □ Chưa tư vấn □
Ngày tư vấn:................................................................................................................
Tên bác sỹ: .................................................................................................................
9. Bên mang thai hộ đã được tư vấn về tâm lý người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên chưa?
Đã tư vấn □ Chưa tư vấn □
Ngày kiểm tra:...............................................................................................................
Tên người tư vấn:.........................................................................................................
10. Bên mang thai hộ đã được tư vấn về pháp lý liên quan đến việc mang thai hộ chưa?
Đã tư vấn □ Chưa tư vấn □
Ngày tư vấn:.................................................................................................................
Tên luật sư, luật gia, người trợ giúp pháp lý: ..............................................................
NGƯỜI VỢ NHỜ MANG THAI HỘ |
NGƯỜI CHỒNG NHỜ MANG THAI HỘ |
NGƯỜI VỢ |
NGƯỜI CHỒNG |
Lưu ý:
1. Việc mang thai hộ phải được sử dụng trứng và tinh trùng của chính vợ chồng nhờ mang thai hộ, không được sử dụng trứng, hoặc tinh trùng của người mang thai hộ hoặc người khác.
2. Mỗi trang của Đơn này phải có đầy đủ chữ ký của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………., ngày ….. tháng….. năm 20....
TỰ NGUYỆN MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO
I. PHẦN THÔNG TIN VỢ CHỒNG NHỜ MANG THAI HỘ (BÊN NHỜ MANG THAI HỘ):
1. Tên vợ:.....................................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: ...............................................................................................
Hộ khẩu thường trú:.....................................................................................................
Nơi ở hiện nay:............................................................................................................
Số CMND/Hộ chiếu: Ngày cấp, nơi cấp:.....................................................................
Số điện thoại: Nhà riêng: ……………………………………………. Di động:...............
Email:..........................................................................................................................
2. Tên chồng: .............................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: ..............................................................................................
Địa chỉ thường trú: .....................................................................................................
Nơi ở hiện nay:...........................................................................................................
Số CMND/Hộ chiếu: Ngày cấp, nơi cấp: ...................................................................
Số điện thoại: Nhà riêng: ………………………………………….. Di động: .................
Email: .........................................................................................................................
II. PHẦN THÔNG TIN VỢ CHỒNG NGƯỜI MANG THAI HỘ (BÊN MANG THAI HỘ)
1. Tên vợ:...................................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: .............................................................................................
Địa chỉ thường trú: ....................................................................................................
Nơi ở hiện nay:..........................................................................................................
Số CMND/Hộ chiếu: Ngày cấp, nơi cấp: ...................................................................
Số điện thoại: Nhà riêng: ……………………………………………….. Di động:.........
Email: ........................................................................................................................
2. Tên chồng (nếu có): ..............................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: .............................................................................................
Địa chỉ thường trú: ....................................................................................................
Nơi ở hiện nay: ..........................................................................................................
Số CMND/Hộ chiếu: Ngày cấp, nơi cấp: ...................................................................
Số điện thoại: Nhà riêng: ……………………………………………….. Di động: ........
Email: .........................................................................................................................
Sau khi đã được tư vấn đầy đủ về y tế, pháp lý và tâm lý. Chúng tôi đã có hiểu biết về những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình mang thai hộ, nghĩa vụ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng phụ nữ mang thai và sinh con, nghĩa vụ đối với đứa trẻ được sinh ra. Chúng tôi viết Bản cam kết này để khẳng định đồng ý mang thai hộ, việc nhờ mang thai hộ và mang thai hộ là tự nguyện, không có ai bị đe dọa, ép buộc hoặc vì mục đích thương mại./.
|
|
……., ngày …. tháng …. năm …. |
|
NGƯỜI VỢ NHỜ MANG THAI HỘ |
NGƯỜI CHỒNG NHỜ MANG THAI HỘ |
NGƯỜI VỢ |
NGƯỜI CHỒNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………., ngày ….. tháng….. năm 20....
MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO
I. THÔNG TIN CỦA VỢ, CHỒNG NHỜ MANG THAI HỘ (BÊN NHỜ MANG THAI HỘ):
- Tên vợ: ....................................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: .............................................................................................
Hộ khẩu: ...................................................................................................................
Nơi ở hiện nay: .........................................................................................................
Số CMND: ................................................................................................................
- Tên chồng: .............................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: .............................................................................................
Hộ khẩu: ...................................................................................................................
Nơi ở hiện nay: ........................................................................................................
Số CMND: ...............................................................................................................
Vợ chồng tôi hiện nay chưa có con chung và đã được cơ sở thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm ……….. xác nhận ………………. (tên người vợ) bị bệnh ………… không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Với nguyện vọng có một con chung của vợ chồng, chúng tôi đã nhờ chị …………….. (viết đầy đủ họ tên người mang thai hộ) mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Chị ......... đã đồng ý mang thai giúp cho vợ chồng tôi (chúng tôi đã viết cam kết tự nguyện mang thai hộ).
Chúng tôi đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý đầy đủ.
II. PHẦN THÔNG TIN CỦA VỢ CHỒNG MANG THAI HỘ (BÊN MANG THAI HỘ)
- Tên vợ: ......................................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: ...............................................................................................
Hộ khẩu: ......................................................................................................................
Nơi ở hiện nay: ...........................................................................................................
Số CMND: ..................................................................................................................
- Tên chồng:................................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh:...............................................................................................
Hộ khẩu:.....................................................................................................................
Nơi ở hiện nay:...........................................................................................................
Số CMND:..................................................................................................................
Tôi là chị, em ……………….. (người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ). Tôi đã sinh ……….. con (số con) và chưa mang thai hộ lần nào. Được biết ……… (vợ chồng nhờ mang thai hộ) bị bệnh …………… không thể mang thai và sinh con. Nên sau khi được …………….. (vợ chồng nhờ mang thai) nhờ mang thai giúp, với tình cảm họ hàng, tôi đồng ý mang thai hộ ……………… (tên vợ chồng nhờ mang thai). Tôi đã được cơ sở thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm xác nhận có khả năng mang thai và sinh con. Ngoài ra, tôi cũng đã được tư vấn đầy đủ về y tế, pháp lý, tâm lý.
III. CHÚNG TÔI CAM KẾT THỰC HIỆN ĐẦY ĐỦ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ NHƯ SAU:
1. Đối với bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
a) Có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.
b) Tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường và những dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y tế.
c) Có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định của pháp luật y tế về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
d) Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con.
2. Đối với bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
a) Có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y tế.
b) Có quyền và nghĩa vụ đối với con kể từ thời điểm con được sinh ra. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
c) Không được từ chối nhận con. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con, hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình và bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan; nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thì phải bồi thường. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết thì con được hưởng thừa kế theo pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ.
d) Giữa con sinh ra từ việc mang thai hộ với các thành viên khác của gia đình bên nhờ mang thai hộ có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan.
đ) Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con.
IV. THỎA THUẬN VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ TAI BIẾN SẢN KHOA; HỖ TRỢ ĐỂ BẢO ĐẢM SỨC KHỎE SINH SẢN CHO NGƯỜI MANG THAI HỘ TRONG THỜI GIAN MANG THAI VÀ SINH CON, VIỆC NHẬN CON CỦA BÊN NHỜ MANG THAI HỘ, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA HAI BÊN ĐỐI VỚI CON TRONG TRƯỜNG HỢP CON CHƯA ĐƯỢC GIAO CHO BÊN NHỜ MANG THAI HỘ VÀ CÁC QUYỀN, NGHĨA VỤ KHÁC CÓ LIÊN QUAN:
....................................................................................................................................
V. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ TRONG TRƯỜNG HỢP MỘT HOẶC CẢ HAI BÊN VI PHẠM CAM KẾT THEO THỎA THUẬN
....................................................................................................................................
NGƯỜI VỢ NHỜ MANG THAI HỘ |
NGƯỜI CHỒNG NHỜ MANG THAI HỘ |
NGƯỜI VỢ |
NGƯỜI CHỒNG |
Lưu ý:
Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý.
Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này.
CƠ SỞ KHÁM BỆNH, |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……BC-…… |
………, ngày ….. tháng ….. năm 20…. |
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KỸ THUẬT THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM VÀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO
Từ ngày.... tháng....năm ....
Kính gửi: Bộ Y tế.
Cơ sở hỗ trợ sinh sản hoặc cơ sở hỗ trợ sinh sản thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh………….. báo cáo tình hình thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo từ tháng .... năm .... đến tháng .... năm .... như sau:
1. Các kỹ thuật đã thực hiện:
STT |
Kỹ thuật |
Trường hợp |
Thành công |
Ghi chú |
1 |
Cho noãn |
|
|
|
2 |
Nhận noãn |
|
|
|
3 |
Cho tinh trùng |
|
|
|
4 |
Nhận tinh trùng |
|
|
|
5 |
Cho phôi |
|
|
|
6 |
Nhận phôi |
|
|
|
7 |
Thụ tinh nhân tạo |
|
|
|
8 |
Thụ tinh trong ống nghiệm |
|
|
|
9 |
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo |
|
|
|
10 |
………….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Tình hình vi phạm:
- Phát hiện: ................................................................................................................
- Xử lý: .......................................................................................................................
- Khác: .......................................................................................................................
3. Đề xuất, kiến nghị
|
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 10/2015/ND-CP |
Hanoi, January 28, 2015 |
ON GIVING BIRTH THROUGH IN VITRO FERTILIZATION AND CONDITIONS FOR ALTRUISTIC GESTATIONAL SURROGACY
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 23, 2009 Law on Medical Examination and Treatment;
Pursuant to the June 19, 2014 Law on Marriage and Family;
At the proposal of the Minister of Health,
The Government promulgates the Decree on giving birth through in vitro fertilization and conditions for altruistic gestational surrogacy.
Article 1. Scope of regulation and subjects of application
1. This Decree prescribes the donation and receipt of sperm, eggs and embryos; competence and procedures for licensing medical examination and treatment establishments to perform in vitro fertilization; conditions for altruistic gestational surrogacy; preservation of sperm, eggs and embryos; information and reporting.
2. The application of assisted reproductive technology of artificial insemination under the Law on Medical Examination and Treatment is not governed by this Decree.
3. This Decree applies to Vietnamese agencies, organizations and individuals and foreigners engaged in in vitro fertilization and gestational surrogacy in Vietnam.
Article 2. Interpretation of terms
In this Decree, the terms and phrases below are construed as follows:
1. In vitro fertilization means the combination between an egg and sperm in vitro to create an embryo.
2. Infertility means a wife’s being unable to conceive after the couple has unprotected sexual intercourse on an average of 2-3 times/week for one year.
3. Egg means a female gamete.
4. Sperm means a male gamete.
5. Embryo means a product from a process by which an egg is fertilized by sperm.
6. Single woman means a woman who has no lawful marriage relation as prescribed by law.
7. Next of kin of the same line of a spouse who asks for gestational surrogacy includes his or her full siblings, paternal half-siblings and maternal half-siblings; children of his or her paternal and maternal uncles and paternal and maternal aunts; and siblings-in-law of his or her full siblings or paternal or maternal siblings.
Article 3. Principles of application of in vitro fertilization and altruistic gestational surrogacy
1. An infertile couple or a single woman has the right to give birth through in vitro fertilization under the prescription of a specialized doctor. An infertile couple has the right to ask for altruistic gestational surrogacy.
2. Couples asking for gestational surrogacy, gestational surrogates and children born through gestational surrogacy shall have their privacy, personal secrets and family secrets kept confidential and be respected and protected by law.
3. In vitro fertilization, donation and receipt of eggs, sperm or embryos and altruistic gestational surrogacy shall be performed on a voluntary basis.
4. The donation and receipt of sperm or embryos shall be conducted on the principle of anonymity of donors and recipients, sperm and embryos of donors shall be encoded to ensure confidentiality while characteristics of donors, particularly their race, shall be clearly indicated.
5. The performance of in vitro fertilization technique must comply with technical processes; regulations on health standards for persons eligible for in vitro fertilization, pregnancy and childbirth shall be promulgated by the Minister of Health.
PROVISIONS ON DONATION AND RECEIPT OF SPERM, EGGS AND EMBRYOS
Article 4. Provisions on donation of sperm and eggs
1. A sperm or an egg donor shall be examined and tested to make sure that he/she suffers no hereditary disease which can affect subsequent generations; suffers no mental or another disease which deprives him/her of the capacity to perceive and control his/her acts; and does not contract HIV
2. Sperm or eggs shall be donated on a voluntary basis only at a single medical examination and treatment establishment recognized by the Ministry of Health as qualified to perform in vitro fertilization.
3. Medical examination and treatment establishments may not provide names, ages, addresses and images of sperm donors.
4. Sperm or eggs of a donor shall be used for only one person and may be used for another person only in case the childbirth fails. In case the childbirth is successful, all unused sperm or eggs shall be destroyed or donated to scientific research institutions.
Article 5. Provisions on receipt of sperm, eggs and embryos
1. A sperm recipient must be the wife of a couple under infertility treatment of whom the husband is infertile, or be a single woman who wishes to have a baby and whose eggs are qualified for impregnation.
2. An egg recipient must be a Vietnamese or of Vietnamese origin who is the wife of a couple under infertility treatment and who has no egg or whose eggs are unqualified for impregnation.
3. An embryo recipient must be:
a/ The wife of a couple under infertility treatment both of whom are infertile;
b/ The wife of a couple under infertility treatment who has applied in vitro fertilization in vain, except the case of gestational surrogacy; or
c/ A single woman who has no egg or whose eggs are unqualified for impregnation.
4. A sperm or an egg or embryo recipient must be physically fit for in vitro fertilization, pregnancy and childbirth; currently suffer no sexually transmitted disease, no contagious disease of group A or B; no hereditary disease which can affect subsequent generations; and no mental or another disease which deprives her of the capacity to perceive and control her acts, and must not contract HIV.
5. Medical examination and treatment establishments may not provide names, ages, addresses and images of sperm and embryo recipients.
Article 6. Provisions on surplus embryos after in vitro fertilization
1. After having a baby through in vitro fertilization, a couple may donate their surplus embryos to the medical examination and treatment establishment with the consent of both husband and wife under a donation contract.
2. A medical examination and treatment establishment may only use surplus embryos donated under contracts prescribed in Clause 1 of this Article to perform in vitro fertilization.
3. Embryos of a donor prescribed in Clause 1 of this Article shall be used for only one person and may be used for another person only when the childbirth fails. In case the childbirth is successful, the remaining embryos shall be destroyed or donated to medical examination and treatment establishments for scientific research.
4. The head of a medical examination and treatment establishment shall decide to permit the use of surplus embryos in accordance with Clauses 2 and 3 of this Article.
COMPETENCE AND PROCEDURES TO LICENSE MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT ESTABLISHMENTS TO PERFORM IN VITRO FERTILIZATION
Article 7. Medical examination and treatment establishments eligible to perform in vitro fertilization
1. Being one of the following medical examination and treatment establishments:
a/ State obstetrics or obstetrics-pediatrics establishments of provincial or higher level;
b/ Private general hospitals with obstetrics or obstetrics-pediatrics wards;
c/ Private obstetrics or obstetrics-pediatrics hospitals;
d/ Andrology and infertility hospitals.
2. Meeting requirements on physical foundations, equipment and personnel prescribed by the Minister of Health.
Article 8. Competence to recognize medical examination and treatment establishments eligible to perform in vitro fertilization
1. The Minister of Health shall recognize medical examination and treatment establishments eligible to perform in vitro fertilization.
2. Decisions shall be granted once to medical examination and treatment establishments meeting the requirements prescribed in Article 7 of this Decree.
Article 9. Dossiers and procedures for requesting recognition of medical examination and treatment establishments eligible to perform in vitro fertilization
1. A dossier of request for appraisal and issuance of a decision to recognize a medical examination and treatment establishment eligible to perform in vitro fertilization must comprise:
a/ A written request for appraisal made according to Form No. 1 promulgated together with this Decree (not translated)-,
b/ A list of personnel and equipment and the ground plan of the unit performing in vitro fertilization.
c/ Lawful copies of diplomas and certificates of persons directly performing in vitro fertilization (recognition of certificates of technicians perform in vitro fertilization if they are trained overseas at eligible institutions which organize training under the conditions at least as in Vietnam);
d/ Written certification that persons directly performing in vitro fertilization have conducted at least 20 cycles of infertility treatment through in vitro fertilization;
dd/ Lawful copies of the medical examination and treatment establishment’s operation license and professional practice certificates of persons performing in vitro fertilization.
2. A dossier shall be made in 1 (one) set and sent directly or by post to the Ministry of Health.
3. Within 15 working days after receiving a complete dossier, the Ministry of Health shall consider the dossier. If the dossier is invalid, the Ministry of Health shall issue a notice clearly stating the reason to the applying establishment for dossier completion. If the dossier is valid, within 60 days after receiving a complete dossier, the Ministry of Health shall form an appraisal team to appraise the applying establishment in accordance with Article 10 of this Decree.
Article 10. Appraisal and issuance of decisions to recognize medical examination and treatment establishments eligible to perform in vitro fertilization
1. An appraisal team shall be formed under the Minister of Health’s decision.
2. The following contents shall be appraised at the recognition-requesting medical examination and treatment establishment:
a/ Practice skills, diplomas, certificates, professional qualifications of staff members of the unit performing in vitro fertilization and other professional sections involved in the performance of this technology;
b/ Physical foundations, equipment and personnel as prescribed in Clause 2, Article 7 of this Decree.
3. An appraisal record shall be made according to Form No. 2 promulgated together with this Decree (not translated).
4. Within 5 working days after completing the appraisal, the appraisal team head shall submit to the Minister of Health the appraisal record and draft decision to recognize an establishment eligible to perform in vitro fertilization.
5. Within 5 working days after receiving an appraisal record and a draft decision, the Minister of Health shall issue a decision to recognize a medical examination and treatment establishment eligible to perform in vitro fertilization. In case of non-recognition, it shall issue a written reply clearly stating the reason.
PERFORMANCE OF IN VITRO FERTILIZATION TECHNIQUE
Article 11. Dossiers of application for in vitro fertilization
1. An infertile couple or a single woman shall send a dossier of application for in vitro fertilization to a medical examination and treatment establishment eligible to perform this technology, comprising:
a/ An application for in vitro fertilization made according to Form No. 3 promulgated together with this Decree (not translated);
b/ The examination dossier determining the infertility of the woman or couple named in the application for in vitro fertilization.
2. Within 30 days after receiving a complete dossier prescribed in Clause 1 of this Article, a medical examination and treatment establishment eligible to perform in vitro fertilization shall adopt a treatment plan for the infertile couple or single woman. If unable to perform this technology or adopt a treatment plan, it shall issue a written reply clearly stating the reason.
Article 12. Process of performing in vitro fertilization
The in vitro fertilization technique shall be performed according to the in vitro fertilization process promulgated by the Minister of Health.
CONDITIONS FOR ALTRUISTIC GESTATIONAL SURROGACY
Article 13. Medical examination and treatment establishments permitted to perform altruistic gestational surrogacy
1. Conditions for a medical examination and treatment establishment to perform altruistic gestational surrogacy:
a/ It has performed in vitro fertilization for at least 1 (one) year with the number of in vitro fertilization cycles totaling at least 300 in a year;
b/ It has not violated the law on medical examination and treatment regarding application of in vitro fertilization;
c/ It meets people’s needs and ensure convenience for them.
2. Medical examination and treatment establishments currently eligible to perform altruistic gestational surrogacy:
a/ The National Hospital of Obstetrics and Gynecology;
b/ Hue Central General Hospital;
c/ Ho Chi Minh City Tu Du Obstetrics Hospital.
3. After 1 (one) year of implementing this Decree, based on the conditions prescribed in Clause 1 of this Article, the Minister of Health shall add Ministry of Health-recognized medical examination and treatment establishments eligible to perform in vitro fertilization which are permitted to perform altruistic gestational surrogacy apart from the three hospitals specified in Clause 2 of this Article.
Article 14. Dossiers of application for altruistic gestational surrogacy
1. An infertile couple shall send a dossier of application for altruistic gestational surrogacy to a medical examination and treatment establishment permitted to perform this technology, comprising:
a/ An application for altruistic gestational surrogacy made according to Form No. 4 promulgated together with this Decree (not translated)-,
b/ A written commitment to altruistic gestational surrogacy made according to Form No. 5 promulgated together with this Decree (not translated)-,
c/ Written undertaking of the gestational surrogate that she has not carried gestational surrogacy before;
d/ Written certification that the gestational suưogacy-requesting couple has no common child yet, made by the commune-level People’s Committee of the locality where the couple permanently resides;
dd/ Written certification by a medical examination and treatment establishment eligible to perform in vitro fertilization that the wife suffers a disease which likely threatens her health and life as well as the fetus health if she carries a pregnancy or that she is unable to carry a pregnancy and give birth even with assisted reproductive technology;
e/ Written certification by a medical examination and treatment establishment eligible to perform in vitro fertilization that the gestational suưogate is eligible to carry a pregnancy, meets requirements for an embryo recipient prescribed in Clause 4, Article 5 of this Decree, and has given birth before;
g/ Written certification by the commune-level People’s Committee, or the gestational surrogate’s or gestational surrogacy-requesting person’s proof, of the relationship of next of kin of the same line on the basis of relevant civil status papers the truthfulness of which the gestational surrogate or gestational surrogacy-requesting person shall take responsibility before law for;
h/ Written consent to the gestational surrogacy by the husband of the gestational surrogate (in case this woman is married);
i/ Written certification of health counseling contents by an obstetrics doctor;
k/ Written certification of psychological counseling contents by a person with a bachelor or higher degree in psychology;
l/ Written certification of legal counseling contents by a lawyer or legal assistant;
m/ Written agreement on altruistic gestational surrogacy between the gestational surrogacy-requesting couple and the gestational surrogate made according to Form No. 6 promulgated together with this Decree (not translated).
2. Within 30 days after receiving a complete dossier as prescribed in Clause 1 of this Article, an establishment permitted to perform gestational surrogacy shall adopt a treatment plan on the gestational surrogacy. In case unable to perform this technology, it shall issue a written reply clearly stating the reason.
Article 15. Health counseling contents
1. A gestational surrogacy-requesting couple should be counseled on the following contents:
a/ Options other than gestational surrogacy or child adoption;
b/ The process of in vitro fertilization and gestational surrogacy;
c/ Difficulties of gestational surrogacy;
d/ The very low success rate for gestational surrogacy if the wife’s ovarian reserve is low or she is over 35;
dd/ High treatment costs;
e/ Possibility of multiple births;
g/ Possibility of embryo defects leading to forced abortion;
h/ Other related contents.
2. A gestational surrogate should be counseled on the followings:
a/ Possible risks and incidents of pregnancy such as miscarriage, ectopic pregnancy, postpartum hemorrhage and other incidents;
b/ Possibility of cesarean section;
c/ Possibility of multiple births;
d/ Possibility of embryo defects leading to forced abortion;
dd/ Other related contents.
Article 16. Legal counseling contents
1. Identification of parents and child in case of altruistic gestational surrogacy prescribed in Article 94 of the Law on Marriage and Family.
2. Rights and obligations of the altruistic gestational surrogate prescribed in Article 97 of the Law on Marriage and Family.
3. Rights and obligations of the altruistic gestational surrogacy-requesting party prescribed in Article 98 of the Law on Marriage and Family.
4. Other related contents.
Article 17. Psychological counseling contents
1. A gestational surrogacy-requesting couple should be counseled on the followings:
a/ Short- and long-term psychological issues of gestational surrogacy, relatives and the child;
b/ The gestational surrogate might intend to keep the child after giving birth;
c/ Behaviors and habits of the gestational surrogate might affect the child’s health;
d/ Psychology and emotion when asking a person to carry a pregnancy and give birth;
dd/ Failures and costs of gestational surrogacy treatments might cause stress and exhaustion;
e/ Other related contents.
2. A gestational surrogate should be counseled on the followings:
a/ Psychology and emotion of family members and friends during the time she carries the pregnancy;
b/ Psychological liability toward the gestational surrogacy-requesting couple in case of miscarriage;
c/ Psychological impacts on her natural children;
d/ Feeling of loss and complex after delivering the child to the gestational surrogacy- requesting couple;
dd/ The main motive for carrying the pregnancy is the willing to help the gestational surrogacy requesting couple, not for profit;
e/ Other related contents.
Article 18. Responsibility for health, legal and psychological counseling
1. Medical examination and treatment establishments permitted to perform gestational surrogacy shall provide health, legal and psychological counseling for gestational surrogacy- requesting couples and gestational surrogates.
2. When a gestational surrogacy-requesting couple or gestational surrogate has one of the following written certifications, a medical examination and treatment establishment permitted to perform gestational surrogacy is not required to counsel on the matter for which the written certification is available:
a/ Written certification of health counseling contents by a doctor working at a medical examination and treatment establishment recognized by the Ministry of Health to be eligible to perform in vitro fertilization;
b/ Written certification of psychological counseling contents by a person competent and responsible to provide psychological counseling who works at a licensed psychological counseling establishment;
c/ Written certification of legal counseling contents by a person competent and responsible to provide legal counseling who works at a legal assistance and counseling organization having the legal person status.
3. A health counselor must be an obstetrics doctor and shall counsel all the contents specified in Article 15 of this Decree. A legal counselor must hold a bachelor or higher degree in law and shall counsel all the contents specified in Article 16 of this Decree. A psychological counselor must hold a bachelor or higher degree in psychology and shall counsel all the contents specified in Article 17 of this Decree.
4. A health, legal or psychological counselor shall sign and clearly write his/her full name, title, working address and date of counseling on the written certification of counseling contents and take responsibility before law for his/her certification.
Article 19. Responsibilities of medical examination and treatment establishments permitted to perform gestational surrogacy
1. To consider and examine the legality of dossiers of application for gestational surrogacy. When necessary, to check the originals and request other relevant papers and hold face-to-face interviews, or request assistance from public security agencies.
2. To take responsibility for the legality of dossiers and for professional operations and technologies performed by them.
PRESERVATION OF SPERM, EGGS AND EMBRYOS
Article 20. Storage of sperm, eggs and embryos
1. Sperm, eggs and embryos shall be stored by medical examination and treatment establishments eligible to perform in vitro fertilization for preservation to serve in vitro fertilization.
2. Depositors of sperm, eggs and embryos shall pay storage and preservation charges under civil contracts with establishments storing sperm, eggs and embryos, except for donated sperm, eggs and embryos.
A medical examination and treatment establishment may destroy deposited sperm, eggs or embryos after the depositor has not paid storage and preservation charges for six months.
Article 21. Depositing sperm, eggs and embryos
1. Sperm, eggs or embryos shall be deposited by the following persons:
a/ The husband or wife of a couple under infertility treatment;
b/ A person who wishes to keep them personally;
c/ A voluntary donor;
d/ An infertile couple or a single woman who stores surplus embryos after successful in vitro fertilization.
2. When receiving a notice together with a lawful copy of the death certificate of a depositor from his/her family, the establishment storing sperm, eggs or embryos of that person shall destroy them, unless the spouse of that person makes a written request for storage and still pays the storage and preservation charge.
3. For a depositor of sperm, eggs or embryos who gets divorced:
a/ His sperm or her eggs shall be destroyed at his/her request;
b/ For request for destruction of embryos, written consent of both husband and wife is required. For request for continued storage, a written request for storage and payment of storage and preservation charges are required.
4. A spouse who uses sperm, eggs or embryos in the case prescribed in Clause 2, or at Point b, Clause 3 of this Article, resulting in relations other than marriage and family relations shall comply with the law on marriage and family and the civil law.
5. For a depositor of sperm, eggs or embryos who wishes to donate them to the storing establishment for use for others, the storing establishment shall encode information of this donor. In case of donation for scientific research, such encoding is not required.
Article 22. Information and reporting regulations
1. The Ministry of Health shall update on its website the list of establishments recognized by the Ministry of Health as eligible to perform in vitro fertilization and gestational surrogacy; and the list of violators and results of handling of violations of the law on in vitro fertilization and gestational surrogacy.
2. On June 30 and December 31 every year, Ministry of Health-recognized establishments eligible to perform in vitro fertilization and gestational surrogacy shall send to the Ministry of Health a report on in vitro fertilization and gestational surrogacy made according to Form No. 07 promulgated together with this Decree (not translated).
Article 23. Storage and sharing of information on donors and recipients of sperm, eggs and embryos
1. The donation and receipt of sperm, eggs and embryos shall be encoded and entered into a database accessible nationwide, ensuring information sharing between the Ministry of Health and establishments eligible to perform in vitro fertilization; and must comply with law.
2. The Minister of Health shall organize the implementation of Clause 1 of this Article.
This Decree takes effect on March 15, 2015.
To annul the Government’s Decree No. 12/2003/ND-CP of February 12,2003, on giving birth by scientific methods, from the effective date of this Decree.
Article 25. Transitional provisions
Medical examination and treatment establishments already recognized by the Ministry of Health as eligible to perform in vitro fertilization may continue their operation without having to carry out again the recognition procedures prescribed in this Decree.
Article 26. Implementation responsibilities
The Minister of Health shall guide the implementation of Clause 5, Article 3, Clause 2, Article 7, and Clause 1, Article 23, of this Decree.
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People’s Committees shall implement this Decree.-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |