Chương 6: Nghị định 08/2010/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi Thanh tra, kiểm tra và các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi
Số hiệu: | 08/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 05/02/2010 | Ngày hiệu lực: | 25/03/2010 |
Ngày công báo: | 18/02/2010 | Số công báo: | Từ số 97 đến số 98 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/05/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nội dung kiểm tra:
a. Việc thực hiện các quy định về điều kiện đối với cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi nêu tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định này;
b. Việc thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy;
c. Việc thực hiện các biện pháp quản lý về chất lượng thức ăn chăn nuôi;
d. Việc thực hiện và kết quả đánh giá sự phù hợp, ghi nhãn, thể hiện dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu đi kèm sản phẩm;
đ. Lấy mẫu thức ăn chăn nuôi để kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
2. Thực hiện kiểm tra:
a. Việc kiểm tra thường xuyên phải được thông báo bằng văn bản, mỗi năm không quá 02 lần hoặc kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm;
b. Việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng thức ăn chỉ có giá trị pháp lý khi người lấy mẫu có chứng chỉ về lấy mẫu thức ăn chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp. Sau khi lấy mẫu phải lập biên bản và lưu tại mẫu có niêm phong tại cơ sở cho mỗi loại sản phẩm;
c. Việc phân tích kiểm nghiệm chất lượng thức ăn chăn nuôi chỉ thực hiện tại các phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định.
1. Thanh tra thức ăn chăn nuôi là thanh tra chuyên ngành.
2. Tổ chức và hoạt động của thanh tra thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật về thanh tra.
3. Nội dung thanh tra về chất lượng thức ăn chăn nuôi là thanh tra việc chấp hành pháp luật về chất lượng thức ăn chăn nuôi, kiến nghị áp dụng theo thẩm quyền các biện pháp phòng ngừa và chấm dứt các hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng thức ăn chăn nuôi.
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch, công tác thanh tra về thức ăn chăn nuôi trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
2. Bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra về thức ăn chăn nuôi cho thanh tra viên chuyên ngành.
3. Tiếp nhận đơn, thư khiếu nại tố cáo, xác minh, kết luận và kiến nghị biện pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
4. Thanh tra, kết luận việc thực hiện các quy định của pháp luật về thức ăn chăn nuôi.
5. Xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
6. Báo cáo, kiến nghị với Thủ trưởng cơ quan cùng cấp, tổ chức thanh tra cấp trên về kết quả thanh tra và biện pháp ngăn chặn xử lý sau thanh tra.
7. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức thanh tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thức ăn chăn nuôi.
2. Yêu cầu cá nhân, tổ chức liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho công tác thanh tra.
3. Tạm đình chỉ sản xuất, kinh doanh và sử dụng thức ăn chăn nuôi khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
4. Áp dụng các biện pháp xử phạt theo các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
5. Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Các hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi bao gồm:
a. Không công bố tiêu chuẩn chất lượng;
b. Thức ăn chăn nuôi mới không qua khảo nghiệm trước khi đưa vào kinh doanh, sử dụng;
c. Sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi giả; không đúng tiêu chuẩn đã công bố; không đảm bảo chất lượng hoặc đã hết thời hạn sử dụng;
d. Vi phạm các quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý, kiểm nghiệm, kiểm định và khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi
a. Hoạt động kiểm nghiệm, kiểm định, khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi không có giấy phép;
b. Cản trở các hoạt động hợp pháp kiểm nghiệm, kiểm định, khảo nghiệm, quản lý, sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi;
c. Từ chối công nhận thức ăn chăn nuôi mới khi đã có đủ điều kiện;
d. Kiểm nghiệm, kiểm định, khảo nghiệm sai sự thật;
đ. Vi phạm các nghĩa vụ khác trong hoạt động quản lý, kiểm nghiệm, kiểm định, khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi.
3. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định tại Nghị định này thì tùy theo mức độ, tính chất vi phạm mà bị xử lý bằng các hình thức được quy định theo pháp luật hiện hành.
Chapter VI
INSPECTION, EXAMINATION AND ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE DOMAIN OF LIVESTOCK FEEDS
Article 17. State examination of livestock feeds
1. Examination contents:
a/ Satisfaction of conditions on livestock feed producers and traders specified in Articles 6 and 7 of this Decree;
b/ Notification of applicable standards and standard or regulation conformity;
c/ Application of livestock feed quality management measures;
d/ Assessment and assessment results of conformity, labeling, affixture of standard or regulation conformity stamps, and documents accompanied with products;
e/ Sampling of livestock feeds for examining product conformity with notified standards or relevant technical regulations.
2. Examination:
a/ Regular examination shall be conducted not more than twice a year and must be notified in writing, or irregular examination shall be conducted upon detecting signs of violation;
b/ The sampling of livestock feeds for quality examination will be valid only when sample takers possess livestock feed sampling certificates issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development. After sampling, records must be made and sealed samples of each kind of products must be kept at establishments;
c/ Livestock feed quality shall be analyzed and tested only at laboratories designated by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
Article 18. Livestock feed inspectorate
1. The livestock feed inspectorate is a specialized inspectorate.
2. The organization and operation of the livestock feed inspectorate comply with the law on inspection.
3. Quality inspection of livestock feeds covers inspection of the observance of the law on livestock feed quality, proposal for application of measures to prevent and stop violations of the law on livestock feed quality.
Article 19. Tasks of the specialized livestock feed inspectorate
1. To work out livestock feed inspection programs, plans and jobs and submit them to competent agencies for decision.
2. To provide livestock feed inspection-related professional training for specialized inspectors.
3. To receive complaints and denunciations, verify, make conclusions and propose measures to settle complaints and denunciations under law.
4. To inspect and make conclusions on the implementation of the law on livestock feeds.
5. To sanction livestock feed-related administrative violations in accordance with law.
6. To report and propose to heads of agencies of the same level and superior inspectorates on inspection results and post-inspection handling measures.
7. To perform other tasks provided for by law.
Article 20. Powers of the specialized livestock feed inspectorate
1. To inspect livestock feed producers, traders and users.
2. To request concerned individuals and organizations to provide information and documents necessary for inspection work.
3. To suspend from production, trading and use livestock feeds when detecting signs of violation.
4. To impose sanctions in accordance with the law on handling of administrative violations.
5. To exercise other powers provided for by law.
Article 21. Administrative violations in the domain of livestock feeds
1. Violations of the law on livestock feed production and trading include:
a/ Failing to notify quality standards;
b/ Failing to assay new livestock feeds before they are put into trading or use;
c/ Producing or trading in livestock feeds which are fake, unconformable with notified standards, of inferior quality or expire;
d/ Violating the provisions of Article 5 of this Decree.
2. Violations in livestock feed management, testing, inspection and assay
a/ Conducting livestock feed testing, inspection or assay without permits;
b/ Obstructing lawful activities of livestock feed testing, inspection, assay, management, production or trading;
c/ Refusing to accredit new livestock feeds when all the required conditions are satisfied;
d/ Conducting untruthful testing, inspection or assay;
e/ Breaching other obligations in livestock feed management, testing, inspection or assay.
3. Violators of the provisions of this Decree shall, depending on the severity and nature of their violations, be handled under current law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực