Nghị định 08/2010/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi
Số hiệu: | 08/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 05/02/2010 | Ngày hiệu lực: | 25/03/2010 |
Ngày công báo: | 18/02/2010 | Số công báo: | Từ số 97 đến số 98 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/05/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2010/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2010 |
NGHỊ ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ THỨC ĂN CHĂN NUÔI
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 12 tháng 7 năm 2006;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Pháp lệnh Giống vật nuôi ngày 24 tháng 3 năm 2004;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Nghị định này quy định về sản xuất, kinh doanh; xuất khẩu, nhập khẩu; khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi; quản lý nhà nước; kiểm tra, thanh tra và các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động liên quan đến thức ăn chăn nuôi trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm: nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hay thức ăn đơn, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn chăn nuôi, premix, hoạt chất và chất mang.
a. Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hay thức ăn đơn là thức ăn dùng để cung cấp một hoặc nhiều chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho vật nuôi;
b. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của nhiều nguyên liệu thức ăn được phối chế theo công thức nhằm đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng để duy trì đời sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm bất kỳ loại thức ăn nào khác ngoài nước uống;
c. Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu vật nuôi và dùng để pha trộn với các nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh;
d. Thức ăn bổ sung là nguyên liệu đơn hay hỗn hợp của nhiều nguyên liệu cho thêm vào khẩu phần ăn để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể vật nuôi;
đ. Phụ gia thức ăn chăn nuôi là chất có hoặc không có giá trị dinh dưỡng được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi trong quá trình chế biến, xử lý nhằm duy trì hoặc cải thiện đặc tính nào đó của thức ăn chăn nuôi;
e. Premix là loại thức ăn bổ sung gồm hỗn hợp của một hay nhiều hoạt chất cùng với chất mang;
g. Hoạt chất là chất vi dinh dưỡng hoặc chất kích thích sinh trưởng, kích thích sinh sản hoặc chất có chức năng sinh học khác được đưa vào cơ thể vật nuôi bằng thức ăn hay nước uống;
h. Chất mang là chất vật nuôi ăn được dùng để trộn với hoạt chất trong premix nhưng không ảnh hưởng đến sức khoẻ vật nuôi.
2. Vật nuôi là các loại gia súc, gia cầm, ong, tằm, động vật thủy sản được con người nuôi giữ.
3. Sản xuất thức ăn chăn nuôi là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động sản xuất, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển thức ăn chăn nuôi.
4. Kinh doanh thức ăn chăn nuôi là các hoạt động buôn bán các loại thức ăn chăn nuôi.
5. Gia công thức ăn chăn nuôi là quá trình thực hiện một hoặc toàn bộ các công đoạn sản xuất thức ăn chăn nuôi để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt hàng.
6. Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi là tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích thương mại.
7. Thức ăn chăn nuôi mới là thức ăn lần đầu tiên được nhập khẩu hoặc được phát hiện và sản xuất tại Việt Nam có chứa hoạt chất chưa qua khảo nghiệm ở Việt Nam.
8. Vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thức ăn chăn nuôi là các điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo đảm thức ăn chăn nuôi không gây hại cho sức khoẻ của vật nuôi, con người sử dụng sản phẩm vật nuôi và môi trường.
1. Đầu tư nghiên cứu, đào tạo, khuyến công, khuyến nông và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về dinh dưỡng, chế biến thức ăn chăn nuôi.
2. Quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; khuyến khích khai thác và chế biến các loại thức ăn bổ sung từ nguồn nguyên liệu trong nước nhằm giảm tỷ lệ nhập khẩu.
3. Hỗ trợ nâng cao năng lực các phòng phân tích phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi; hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thức ăn chăn nuôi.
4. Hỗ trợ công nghệ sau thu hoạch để sơ chế và bảo quản nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước.
5. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng để đầu tư thiết bị phòng phân tích kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi và mặt bằng để xây dựng hệ thống kho cảng chuyên dùng phục vụ xuất, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi.
1. Sản xuất, kinh doanh và sử dụng các loại thức ăn chăn nuôi không có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh mục cấm sản xuất và lưu hành ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
2. Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, tiếp thị thức ăn chăn nuôi không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
3. Kinh doanh, quảng cáo thức ăn chăn nuôi chưa công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc chưa được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.
4. Thông tin, quảng cáo sai sự thật về chất lượng, nguồn gốc và xuất xứ của thức ăn chăn nuôi.
5. Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có Giấy đăng ký kinh doanh về sản xuất thức ăn chăn nuôi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
2. Có nhà xưởng, trang thiết bị, quy trình công nghệ để sản xuất thức ăn chăn nuôi bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Có phòng phân tích kiểm nghiệm chất lượng thức ăn chăn nuôi hoặc thuê phân tích kiểm nghiệm tại cơ sở đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
4. Có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường; có các điều kiện đảm bảo về an toàn lao động, an toàn vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về môi trường.
5. Có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ trung cấp trở lên về chuyên ngành liên quan, đáp ứng yêu cầu công nghệ sản xuất và kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Có Giấy đăng ký kinh doanh mặt hàng thức ăn chăn nuôi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
2. Có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ kinh doanh rõ ràng.
3. Có công cụ, thiết bị, phương tiện để chứa đựng, lưu giữ hoặc vận chuyển phù hợp với từng loại sản phẩm hàng hóa thức ăn chăn nuôi; có nơi bày bán hàng hóa bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
1. Công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc công bố hợp chuẩn, hợp quy theo quy định.
2. Ghi và lưu nhật ký quá trình sản xuất ít nhất là 03 năm.
3. Kiểm nghiệm, lưu kết quả kiểm nghiệm và lưu mẫu nguyên liệu, sản phẩm xuất xưởng; bảo quản các mẫu lưu 01 năm kể từ khi hết hạn sử dụng sản phẩm.
4. Thể hiện các thông tin về chất lượng trên nhãn hàng hóa, bao bì hoặc tài liệu kèm theo đúng quy định của pháp luật.
5. Thu hồi, xử lý hàng hóa thức ăn chăn nuôi không đảm bảo chất lượng và đền bù thiệt hại gây ra cho người chăn nuôi.
6. Chấp hành sự kiểm tra về điều kiện sản xuất và chất lượng hàng hóa theo quy định của pháp luật.
7. Báo cáo khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về các hoạt động liên quan đến thức ăn chăn nuôi.
1. Kiểm tra nguồn gốc hàng hóa, nhãn hàng hóa hoặc dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu liên quan đến chất lượng thức ăn chăn nuôi.
2. Áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng nhằm duy trì chất lượng hàng hóa thức ăn chăn nuôi.
3. Chấp hành sự kiểm tra về điều kiện kinh doanh và chất lượng hàng hóa thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
4. Niêm yết giá và chấp hành sự kiểm tra về giá thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
5. Xử lý, thu hồi thức ăn chăn nuôi không đảm bảo chất lượng hoặc tiêu hủy đối với thức ăn chăn nuôi gây hại cho vật nuôi, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tổ chức, cá nhân xuất khẩu thức ăn chăn nuôi phải tự xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý để bảo đảm chất lượng sản phẩm do mình sản xuất và đáp ứng theo yêu cầu của nước nhập khẩu và pháp luật Việt Nam.
1. Tổ chức, cá nhân chỉ được phép nhập khẩu các loại thức ăn chăn nuôi có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
2. Trường hợp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi không có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam phải thực hiện theo các quy định sau:
a. Nhập khẩu để khảo nghiệm phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và thực hiện việc khảo nghiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này;
b. Nhập khẩu để kiểm nghiệm hoặc sản xuất, gia công nhằm mục đích tái xuất theo hợp đồng đã đăng ký với nước ngoài hoặc giới thiệu tại các hội chợ triển lãm phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chấp hành sự kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thức ăn chăn nuôi phải chịu trách nhiệm về chất lượng và ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm thu hồi, xử lý hàng hóa thức ăn chăn nuôi không đảm bảo chất lượng và đền bù thiệt hại gây ra cho người chăn nuôi.
4. Trình tự, thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Thức ăn chăn nuôi phải khảo nghiệm là các loại thức ăn mới. Nội dung, trình tự và thủ tục khảo nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
2. Thức ăn chăn nuôi mới không phải khảo nghiệm nếu là kết quả của các công trình nghiên cứu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật.
3. Cơ sở thực hiện khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi phải có đủ điều kiện sau:
a. Đã đăng ký hoạt động khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b. Có địa điểm phù hợp và đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
c. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với việc khảo nghiệm từng loại thức ăn;
d. Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành chăn nuôi, chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản tương ứng.
1. Thức ăn chăn nuôi mới chỉ được công nhận khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
a. Có kết quả khảo nghiệm của cơ sở thực hiện khảo nghiệm;
b. Được Hội đồng khoa học chuyên ngành do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập đánh giá kết quả khảo nghiệm và đề nghị công nhận;
c. Có quyết định công nhận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận thức ăn chăn nuôi mới và bổ sung vào Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam.
1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sản xuất và sử dụng thức ăn chăn nuôi
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn, quy chuẩn, cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển thức ăn chăn nuôi.
3. Khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi mới.
4. Thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về thức ăn chăn nuôi.
5. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào các hoạt động trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.
6. Đầu tư, phát triển hệ thống khảo nghiệm, kiểm nghiệm đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh và quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi.
7. Đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tạo nguồn nhân lực phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi.
8. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm về sản xuất, quản lý và sử dụng thức ăn chăn nuôi.
9. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định của nhà nước, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các tranh chấp về thức ăn chăn nuôi.
10. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
a. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch, quy hoạch, chính sách phát triển và sử dụng thức ăn chăn nuôi trên phạm vi toàn quốc;
b. Soạn thảo, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thức ăn chăn nuôi;
c. Tổ chức khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi mới;
d. Thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về thức ăn chăn nuôi;
đ. Xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm trong việc sản xuất, sử dụng thức ăn chăn nuôi;
e. Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về thức ăn chăn nuôi;
g. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;
h. Quản lý sản xuất, xuất, nhập khẩu và kinh doanh thức ăn chăn nuôi;
i. Tổ chức kiểm tra, thanh tra nhà nước về thức ăn chăn nuôi.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a. Xây dựng kế hoạch phát triển và sử dụng thức ăn chăn nuôi tại địa phương;
b. Chỉ đạo hướng dẫn sử dụng thức ăn chăn nuôi có hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường;
c. Ban hành các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn nâng cao chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của thức ăn chăn nuôi. Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương xây dựng và thực hiện chương trình nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh thức ăn chăn nuôi của địa phương;
d. Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất lượng thức ăn chăn nuôi cho tổ chức, cá nhân sản xuất, điều kiện và người tiêu dùng;
đ. Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi trên địa bàn.
1. Ngân sách nhà nước các cấp.
2. Phí và lệ phí trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.
Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.
1. Nội dung kiểm tra:
a. Việc thực hiện các quy định về điều kiện đối với cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi nêu tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định này;
b. Việc thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy;
c. Việc thực hiện các biện pháp quản lý về chất lượng thức ăn chăn nuôi;
d. Việc thực hiện và kết quả đánh giá sự phù hợp, ghi nhãn, thể hiện dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu đi kèm sản phẩm;
đ. Lấy mẫu thức ăn chăn nuôi để kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
2. Thực hiện kiểm tra:
a. Việc kiểm tra thường xuyên phải được thông báo bằng văn bản, mỗi năm không quá 02 lần hoặc kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm;
b. Việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng thức ăn chỉ có giá trị pháp lý khi người lấy mẫu có chứng chỉ về lấy mẫu thức ăn chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp. Sau khi lấy mẫu phải lập biên bản và lưu tại mẫu có niêm phong tại cơ sở cho mỗi loại sản phẩm;
c. Việc phân tích kiểm nghiệm chất lượng thức ăn chăn nuôi chỉ thực hiện tại các phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định.
1. Thanh tra thức ăn chăn nuôi là thanh tra chuyên ngành.
2. Tổ chức và hoạt động của thanh tra thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật về thanh tra.
3. Nội dung thanh tra về chất lượng thức ăn chăn nuôi là thanh tra việc chấp hành pháp luật về chất lượng thức ăn chăn nuôi, kiến nghị áp dụng theo thẩm quyền các biện pháp phòng ngừa và chấm dứt các hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng thức ăn chăn nuôi.
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch, công tác thanh tra về thức ăn chăn nuôi trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
2. Bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra về thức ăn chăn nuôi cho thanh tra viên chuyên ngành.
3. Tiếp nhận đơn, thư khiếu nại tố cáo, xác minh, kết luận và kiến nghị biện pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
4. Thanh tra, kết luận việc thực hiện các quy định của pháp luật về thức ăn chăn nuôi.
5. Xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
6. Báo cáo, kiến nghị với Thủ trưởng cơ quan cùng cấp, tổ chức thanh tra cấp trên về kết quả thanh tra và biện pháp ngăn chặn xử lý sau thanh tra.
7. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức thanh tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thức ăn chăn nuôi.
2. Yêu cầu cá nhân, tổ chức liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho công tác thanh tra.
3. Tạm đình chỉ sản xuất, kinh doanh và sử dụng thức ăn chăn nuôi khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
4. Áp dụng các biện pháp xử phạt theo các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
5. Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Các hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi bao gồm:
a. Không công bố tiêu chuẩn chất lượng;
b. Thức ăn chăn nuôi mới không qua khảo nghiệm trước khi đưa vào kinh doanh, sử dụng;
c. Sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi giả; không đúng tiêu chuẩn đã công bố; không đảm bảo chất lượng hoặc đã hết thời hạn sử dụng;
d. Vi phạm các quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý, kiểm nghiệm, kiểm định và khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi
a. Hoạt động kiểm nghiệm, kiểm định, khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi không có giấy phép;
b. Cản trở các hoạt động hợp pháp kiểm nghiệm, kiểm định, khảo nghiệm, quản lý, sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi;
c. Từ chối công nhận thức ăn chăn nuôi mới khi đã có đủ điều kiện;
d. Kiểm nghiệm, kiểm định, khảo nghiệm sai sự thật;
đ. Vi phạm các nghĩa vụ khác trong hoạt động quản lý, kiểm nghiệm, kiểm định, khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi.
3. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định tại Nghị định này thì tùy theo mức độ, tính chất vi phạm mà bị xử lý bằng các hình thức được quy định theo pháp luật hiện hành.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 3 năm 2010 và thay thế Nghị định số 15/CP ngày 19 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn các điều, khoản được quy định trong Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 08/2010/ND-CP |
Hanoi, February 05, 2010 |
DECREE
ON MANAGEMENT OF LIVESTOCK FEEDS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 26, 2003 Law on Fisheries;
Pursuant to the June 14, 2005 Commercial Law;
Pursuant to the November 29, 2005 Law on Enterprises;
Pursuant to the July 12, 2006 Law on Standards and Technical Regulations;
Pursuant to the November 21, 2007 Law on Product and Goods Quality;
Pursuant to the March 24, 2004 Ordinance on Animal Breeds;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Decree provides for production, trading, export, import, assay and accreditation of livestock feeds; state management, examination, inspection and administrative violations in the domain of livestock feeds.
Article 2. Subjects of application
This Decree applies to domestic and foreign organizations and individuals engaged in livestock feed-related activities in the Vietnamese territory.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. Livestock feed means products livestock eat or drink which are fresh, live or have gone through the processing or preservation stage, including livestock feed materials or individual feeds, complete compound feeds, concentrated feeds, supplementary feeds, feed additives, premixes, active ingredients and carriers.
a/ Livestock feed material or individual feed means feed used to supply one or more than one nutrient in feed rations for livestock:
b/ Complete compound feed means a mixture of different feed materials combined based on a certain formula to supply sufficient nutrients for maintaining the life and productivity of livestock in each stage of growth or production cycle without any other feeds but water;
c/ Concentrated feed means a mixture of livestock feed materials which have a content of nutrients exceeding livestock's needs and are used for mixing with other materials to constitute complete compound feed;
d/ Supplementary feed means individual materials or a mixture of different materials added to feed rations for balancing nutrients necessary for livestock;
e/ Feed additive means a substance with or without nutritious value which is added to livestock feed in the process of processing or treatment for maintaining or improving a certain property of livestock feed;
f/ Premix means a supplementary feed being a mixture of one or more than one active ingredient and a carrier;
g/ Active ingredient means a micro-nutrient, growth or reproduction stimulant or a substance with another biological function which is introduced into a livestock body through feed or water;
h/ Carrier means a substance eatable by livestock which is used for mixing with active ingredients in premix without affecting livestock health.
2. Livestock means cattle, poultry, honey bee, silkworm and aquatic animals raised by humans.
3. Livestock feed production means the performance of one, several or all activities of production, processing, packing, preservation and transportation of livestock feeds.
4. Livestock feed trading means activities of trading in livestock feeds of all kinds.
5. Livestock feed processing means a process of performing one or all stages of livestock feed production for turning out products at the request of ordering parties.
6. Livestock feed producer means an organization or individual producing livestock feeds for commercial purposes.
7. New livestock feed means a feed imported or discovered and produced for the first time in Vietnam which contains active ingredients not yet assayed in Vietnam.
8. Livestock feed hygiene and safety means necessary conditions and measures to ensure that livestock feeds do not harm livestock health, livestock product consumers and the environment.
Article 4. State policies on livestock feeds
1. Investing in research, training, industrial and agricultural extension, and transfer of scientific and technical advances on nutrition and livestock feed processing.
2. Planning livestock feed material production zones; encouraging the exploitation and processing of supplementary feeds from domestic materials to reduce imports.
3. Supporting the capacity building of analysis laboratories to serve livestock feed examination, inspection and quality control; supporting funds for livestock feed examination, inspection, quality control, hygiene and safety.
4. Applying post-harvest technologies to the preliminary processing and preservation of domestic livestock feed materials.
5. Supporting enterprises in accessing bank loans for investment in equipment of livestock feed analysis and quality inspection laboratories and in land areas for building special-use warehouses and ports for livestock feed export and import.
Article 5. Prohibited acts in the domain of livestock feeds
1. Producing, trading in or using livestock feeds outside the list of livestock feeds permitted for circulation in Vietnam or on the list of livestock feeds banned from production and circulation in Vietnam, promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
2. Producing, trading in, importing or marketing livestock feeds unconformable with relevant technical regulations promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
3. Trading in and advertising livestock feeds for which applicable standards have not been notified or which have not yet been certified to be standard or regulation conformable.
4. Providing or making untruthful information and advertisement on the quality and origin of livestock feeds.
5. Other acts of violation as provided for by law.
Chapter II
PRODUCTION AND TRADING OF LIVESTOCK FEEDS
Article 6. Conditions on livestock feed producers and processors
A livestock feed producer or processor must satisfy all the following conditions:
1. Processing a livestock feed production business registration certificate issued by a competent state agency.
2. Having workshops, equipment and technological processes for producing livestock feeds up to quality standards regulated by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
3. Having its own livestock feed quality analysis and test laboratory or hiring an analysis and test facility accredited by a competent state agency.
4. Having environmentally friendly waste treatment systems; satisfying labor safety and environmental sanitation conditions under the labor and environment laws.
5. Having its technical staff possessing an intermediate or higher training degree in relevant disciplines who meet requirements of livestock feed production and quality control technologies.
Article 7. Conditions on livestock feed traders
A livestock feed trader must satisfy all the following conditions:
1. Possessing a livestock feed business registration certificate issued by a competent state agency.
2. Having shops with clear signboards and addresses.
3. Having storage or transportation tools, equipment and facilities suitable to each kind of livestock feed products and commodities; having showrooms ensuring livestock feed hygiene and safety under law.
Article 8. Responsibilities of livestock feed producers
1. To notify applicable standards or standard or regulation conformity under regulations.
2. To record and keep production diaries for at least 3 years.
3. To test and keep test results and samples of materials and products upon delivery; to preserve samples for one year from the expiry date of products.
4. To display quality information on labels or packings or enclosed documents under law.
5. To recall and dispose of livestock feeds of inferior quality and compensate for damage caused to animal farmers.
6. To submit to inspection of production conditions and product quality under law.
7. To report on livestock feed-related activities at the request of state management agencies.
Article 9. Responsibilities of livestock feed traders
1. To check the origin, labels or standard-/ regulation-conformity stamps of products and documents on livestock feed quality.
2. To take quality control measures to ensure the quality of livestock feed commodities.
3. To submit to inspection of livestock feed business conditions and quality under law.
4. To publicly post up livestock feed prices and submit to price inspection under law.
5. To treat and recall livestock feeds of inferior quality or destroy livestock feeds which are harmful to livestock or affect the quality of animal products or food hygiene and safety.
Chapter III
EXPORT AND IMPORT OF LIVESTOCK FEEDS
Article 10. Export of livestock feeds
Livestock feed exporters shall themselves establish and apply their own management systems to ensure their products' satisfaction of importers' quality requirements and compliance with Vietnamese law.
Article 11. Import of livestock feeds
1. Organizations and individuals may import only livestock feeds on the Agriculture and Rural Development Ministry's list of livestock feeds permitted for circulation in Vietnam.
2. When importing livestock feeds outside the above list, importers shall abide by the following regulations:
a/ If importing livestock feeds for assay, they shall obtain the Agriculture and Rural Development Ministry's written approval and conduct assay under Clause 1, Article 12 of this Decree;
b/ If importing livestock feeds for testing or production and processing for re-export under contracts registered with foreign parties or for display at fairs or exhibitions, they shall Obtain the Agriculture and Rural Development Ministry's written opinions and submit to examination by competent state agencies.
3. Livestock feed importers shall take responsibility before law for the quality and labeling of livestock feeds; recall and dispose of livestock feed commodities of inferior quality and compensate for damage caused to livestock fanners.
4. The order of and procedures for import of livestock feeds comply with current law.
Chapter IV
ASSAY AND ACCREDITATION OF LIVESTOCK FEEDS
Article 12. Assay of livestock feeds
1. New livestock feeds are subject to assay. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall specify assay contents, order and procedures.
2. New livestock feeds are not subject to assay if they are outcomes of researches accredited as technical advances by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
3. An livestock feed assay establishment must satisfy all the following conditions:
a/ Having registered livestock feed assay with a competent state agency;
b/ Having an appropriate location ensuring animal health hygiene and environmental sanitation under law;
c/ Having physical foundations and equipment suitable to assay of each kind of livestock feeds;
d/ Having its own or hiring technical staff with university or higher degree in relevant livestock raising, livestock raising-animal health or aquaculture.
Article 13. Accreditation of new livestock feeds
1. New livestock feeds may be accredited only when meeting all the following requirements:
a/ They are accompanied with assay results of assay establishments;
b/ They are proposed for accreditation and have assay results evaluated by a specialized Science Council set up by the Ministry of Agriculture and Rural Development;
c/ They are accompanied with accreditation decisions of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall accredit new livestock feeds and add them to the list of livestock feeds permitted for circulation in Vietnam.
Chapter V
STATE MANAGEMENT OF LIVESTOCK FEEDS
Article 14. Contents of state management of livestock feeds
1. Formulating plannings and plans on livestock feed production and use.
2. Promulgating, and organizing the implementation of. legal documents on livestock feed management, production process, standards, regulations and incentive mechanisms and policies.
3. Assaying and accrediting new livestock feeds.
4. Collecting and managing information and data on livestock feeds.
5. Researching and applying advanced sciences and technologies to activities in the domain of livestock feeds.
6. Investing in and developing assay and testing systems to meet livestock feed production and business and livestock feed quality state management requirements.
7. Providing training and retraining and issuing certificates to human resources performing the state management of livestock feeds.
8. Propagating and disseminating knowledge and experience in livestock feed production, management and use.
9. Examining and inspecting the observance of state regulations, and settling complaints, denunciations and disputes related to livestock feeds.
10. Implementing international cooperation in the domain of livestock feeds.
Article 15. Responsibilities of state management of livestock feeds
1. The Government shall perform the unified state management of livestock feeds.
2. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in performing the state management of livestock feeds.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:
a/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in. formulating plans, plannings and policies on livestock feed development and use nationwide;
b/ Elaborate and promulgate or submit to competent authorities for promulgation, and organize the implementation of, legal documents on livestock feeds;
c/ Assay and accredit new livestock feeds;
d/ Collect and manage information and data on livestock feeds;
e/ Plan and direct examination and inspection and handle violations in livestock feed production and use;
f/ Propagate and disseminate legal documents on livestock feeds;
g/ Implement international cooperation in the domain of livestock feeds;
h/ Manage livestock feed production, export, import and trading;
i/ Conduct state examination and inspection of livestock feeds.
4. Provincial-level People's Committees shall:
a/ Formulate plans on livestock feed development and use in localities;
b/ Direct and guide effective use of livestock feeds without polluting the environment;
c/ Promulgate incentive policies for local enterprises to raise the quality and competitiveness of livestock feeds. Direct local functional agencies in formulating and implementing local programs to raise the productivity, quality and competitiveness of livestock feeds;
d/ Propagate, disseminate and guide laws and provide information on the quality of livestock feeds for producers, traders and consumers;
e/ Work out plans, examine, inspect, and handle violations in the domain of livestock feeds in localities.
Article 16. Funding sources for livestock feed management
1. State budgets at all levels.
2. Charges and fees in the domain of livestock feeds.
The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in, guiding the collection, remittance, management and use of charges and fees in the domain of livestock feeds.
Chapter VI
INSPECTION, EXAMINATION AND ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE DOMAIN OF LIVESTOCK FEEDS
Article 17. State examination of livestock feeds
1. Examination contents:
a/ Satisfaction of conditions on livestock feed producers and traders specified in Articles 6 and 7 of this Decree;
b/ Notification of applicable standards and standard or regulation conformity;
c/ Application of livestock feed quality management measures;
d/ Assessment and assessment results of conformity, labeling, affixture of standard or regulation conformity stamps, and documents accompanied with products;
e/ Sampling of livestock feeds for examining product conformity with notified standards or relevant technical regulations.
2. Examination:
a/ Regular examination shall be conducted not more than twice a year and must be notified in writing, or irregular examination shall be conducted upon detecting signs of violation;
b/ The sampling of livestock feeds for quality examination will be valid only when sample takers possess livestock feed sampling certificates issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development. After sampling, records must be made and sealed samples of each kind of products must be kept at establishments;
c/ Livestock feed quality shall be analyzed and tested only at laboratories designated by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
Article 18. Livestock feed inspectorate
1. The livestock feed inspectorate is a specialized inspectorate.
2. The organization and operation of the livestock feed inspectorate comply with the law on inspection.
3. Quality inspection of livestock feeds covers inspection of the observance of the law on livestock feed quality, proposal for application of measures to prevent and stop violations of the law on livestock feed quality.
Article 19. Tasks of the specialized livestock feed inspectorate
1. To work out livestock feed inspection programs, plans and jobs and submit them to competent agencies for decision.
2. To provide livestock feed inspection-related professional training for specialized inspectors.
3. To receive complaints and denunciations, verify, make conclusions and propose measures to settle complaints and denunciations under law.
4. To inspect and make conclusions on the implementation of the law on livestock feeds.
5. To sanction livestock feed-related administrative violations in accordance with law.
6. To report and propose to heads of agencies of the same level and superior inspectorates on inspection results and post-inspection handling measures.
7. To perform other tasks provided for by law.
Article 20. Powers of the specialized livestock feed inspectorate
1. To inspect livestock feed producers, traders and users.
2. To request concerned individuals and organizations to provide information and documents necessary for inspection work.
3. To suspend from production, trading and use livestock feeds when detecting signs of violation.
4. To impose sanctions in accordance with the law on handling of administrative violations.
5. To exercise other powers provided for by law.
Article 21. Administrative violations in the domain of livestock feeds
1. Violations of the law on livestock feed production and trading include:
a/ Failing to notify quality standards;
b/ Failing to assay new livestock feeds before they are put into trading or use;
c/ Producing or trading in livestock feeds which are fake, unconformable with notified standards, of inferior quality or expire;
d/ Violating the provisions of Article 5 of this Decree.
2. Violations in livestock feed management, testing, inspection and assay
a/ Conducting livestock feed testing, inspection or assay without permits;
b/ Obstructing lawful activities of livestock feed testing, inspection, assay, management, production or trading;
c/ Refusing to accredit new livestock feeds when all the required conditions are satisfied;
d/ Conducting untruthful testing, inspection or assay;
e/ Breaching other obligations in livestock feed management, testing, inspection or assay.
3. Violators of the provisions of this Decree shall, depending on the severity and nature of their violations, be handled under current law.
Chapter VII
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 22. Effect
This Decree takes effect on March 25, 2010, and replaces the Government's Decree No. 15/CP of March 19, 1996, on management of livestock feeds.
Article 23. Implementation guidance
The Minister of Agriculture and Rural Development shall guide articles and clauses assigned to it under this Decree.
Article 24. Implementation responsibility Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People's Committees, and concerned organizations and individuals shall implement this Decree.-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực