Chương 2: Nghị định 08/2010/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi Sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi
Số hiệu: | 08/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 05/02/2010 | Ngày hiệu lực: | 25/03/2010 |
Ngày công báo: | 18/02/2010 | Số công báo: | Từ số 97 đến số 98 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/05/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có Giấy đăng ký kinh doanh về sản xuất thức ăn chăn nuôi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
2. Có nhà xưởng, trang thiết bị, quy trình công nghệ để sản xuất thức ăn chăn nuôi bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Có phòng phân tích kiểm nghiệm chất lượng thức ăn chăn nuôi hoặc thuê phân tích kiểm nghiệm tại cơ sở đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
4. Có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường; có các điều kiện đảm bảo về an toàn lao động, an toàn vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về môi trường.
5. Có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ trung cấp trở lên về chuyên ngành liên quan, đáp ứng yêu cầu công nghệ sản xuất và kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Có Giấy đăng ký kinh doanh mặt hàng thức ăn chăn nuôi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
2. Có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ kinh doanh rõ ràng.
3. Có công cụ, thiết bị, phương tiện để chứa đựng, lưu giữ hoặc vận chuyển phù hợp với từng loại sản phẩm hàng hóa thức ăn chăn nuôi; có nơi bày bán hàng hóa bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
1. Công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc công bố hợp chuẩn, hợp quy theo quy định.
2. Ghi và lưu nhật ký quá trình sản xuất ít nhất là 03 năm.
3. Kiểm nghiệm, lưu kết quả kiểm nghiệm và lưu mẫu nguyên liệu, sản phẩm xuất xưởng; bảo quản các mẫu lưu 01 năm kể từ khi hết hạn sử dụng sản phẩm.
4. Thể hiện các thông tin về chất lượng trên nhãn hàng hóa, bao bì hoặc tài liệu kèm theo đúng quy định của pháp luật.
5. Thu hồi, xử lý hàng hóa thức ăn chăn nuôi không đảm bảo chất lượng và đền bù thiệt hại gây ra cho người chăn nuôi.
6. Chấp hành sự kiểm tra về điều kiện sản xuất và chất lượng hàng hóa theo quy định của pháp luật.
7. Báo cáo khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về các hoạt động liên quan đến thức ăn chăn nuôi.
1. Kiểm tra nguồn gốc hàng hóa, nhãn hàng hóa hoặc dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu liên quan đến chất lượng thức ăn chăn nuôi.
2. Áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng nhằm duy trì chất lượng hàng hóa thức ăn chăn nuôi.
3. Chấp hành sự kiểm tra về điều kiện kinh doanh và chất lượng hàng hóa thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
4. Niêm yết giá và chấp hành sự kiểm tra về giá thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
5. Xử lý, thu hồi thức ăn chăn nuôi không đảm bảo chất lượng hoặc tiêu hủy đối với thức ăn chăn nuôi gây hại cho vật nuôi, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chapter II
PRODUCTION AND TRADING OF LIVESTOCK FEEDS
Article 6. Conditions on livestock feed producers and processors
A livestock feed producer or processor must satisfy all the following conditions:
1. Processing a livestock feed production business registration certificate issued by a competent state agency.
2. Having workshops, equipment and technological processes for producing livestock feeds up to quality standards regulated by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
3. Having its own livestock feed quality analysis and test laboratory or hiring an analysis and test facility accredited by a competent state agency.
4. Having environmentally friendly waste treatment systems; satisfying labor safety and environmental sanitation conditions under the labor and environment laws.
5. Having its technical staff possessing an intermediate or higher training degree in relevant disciplines who meet requirements of livestock feed production and quality control technologies.
Article 7. Conditions on livestock feed traders
A livestock feed trader must satisfy all the following conditions:
1. Possessing a livestock feed business registration certificate issued by a competent state agency.
2. Having shops with clear signboards and addresses.
3. Having storage or transportation tools, equipment and facilities suitable to each kind of livestock feed products and commodities; having showrooms ensuring livestock feed hygiene and safety under law.
Article 8. Responsibilities of livestock feed producers
1. To notify applicable standards or standard or regulation conformity under regulations.
2. To record and keep production diaries for at least 3 years.
3. To test and keep test results and samples of materials and products upon delivery; to preserve samples for one year from the expiry date of products.
4. To display quality information on labels or packings or enclosed documents under law.
5. To recall and dispose of livestock feeds of inferior quality and compensate for damage caused to animal farmers.
6. To submit to inspection of production conditions and product quality under law.
7. To report on livestock feed-related activities at the request of state management agencies.
Article 9. Responsibilities of livestock feed traders
1. To check the origin, labels or standard-/ regulation-conformity stamps of products and documents on livestock feed quality.
2. To take quality control measures to ensure the quality of livestock feed commodities.
3. To submit to inspection of livestock feed business conditions and quality under law.
4. To publicly post up livestock feed prices and submit to price inspection under law.
5. To treat and recall livestock feeds of inferior quality or destroy livestock feeds which are harmful to livestock or affect the quality of animal products or food hygiene and safety.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực