Chương 5: Nghị định 08/2010/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi Quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi
Số hiệu: | 08/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 05/02/2010 | Ngày hiệu lực: | 25/03/2010 |
Ngày công báo: | 18/02/2010 | Số công báo: | Từ số 97 đến số 98 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/05/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sản xuất và sử dụng thức ăn chăn nuôi
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn, quy chuẩn, cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển thức ăn chăn nuôi.
3. Khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi mới.
4. Thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về thức ăn chăn nuôi.
5. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào các hoạt động trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.
6. Đầu tư, phát triển hệ thống khảo nghiệm, kiểm nghiệm đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh và quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi.
7. Đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tạo nguồn nhân lực phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi.
8. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm về sản xuất, quản lý và sử dụng thức ăn chăn nuôi.
9. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định của nhà nước, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các tranh chấp về thức ăn chăn nuôi.
10. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
a. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch, quy hoạch, chính sách phát triển và sử dụng thức ăn chăn nuôi trên phạm vi toàn quốc;
b. Soạn thảo, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thức ăn chăn nuôi;
c. Tổ chức khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi mới;
d. Thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về thức ăn chăn nuôi;
đ. Xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm trong việc sản xuất, sử dụng thức ăn chăn nuôi;
e. Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về thức ăn chăn nuôi;
g. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;
h. Quản lý sản xuất, xuất, nhập khẩu và kinh doanh thức ăn chăn nuôi;
i. Tổ chức kiểm tra, thanh tra nhà nước về thức ăn chăn nuôi.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a. Xây dựng kế hoạch phát triển và sử dụng thức ăn chăn nuôi tại địa phương;
b. Chỉ đạo hướng dẫn sử dụng thức ăn chăn nuôi có hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường;
c. Ban hành các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn nâng cao chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của thức ăn chăn nuôi. Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương xây dựng và thực hiện chương trình nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh thức ăn chăn nuôi của địa phương;
d. Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất lượng thức ăn chăn nuôi cho tổ chức, cá nhân sản xuất, điều kiện và người tiêu dùng;
đ. Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi trên địa bàn.
1. Ngân sách nhà nước các cấp.
2. Phí và lệ phí trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.
Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.
Chapter V
STATE MANAGEMENT OF LIVESTOCK FEEDS
Article 14. Contents of state management of livestock feeds
1. Formulating plannings and plans on livestock feed production and use.
2. Promulgating, and organizing the implementation of. legal documents on livestock feed management, production process, standards, regulations and incentive mechanisms and policies.
3. Assaying and accrediting new livestock feeds.
4. Collecting and managing information and data on livestock feeds.
5. Researching and applying advanced sciences and technologies to activities in the domain of livestock feeds.
6. Investing in and developing assay and testing systems to meet livestock feed production and business and livestock feed quality state management requirements.
7. Providing training and retraining and issuing certificates to human resources performing the state management of livestock feeds.
8. Propagating and disseminating knowledge and experience in livestock feed production, management and use.
9. Examining and inspecting the observance of state regulations, and settling complaints, denunciations and disputes related to livestock feeds.
10. Implementing international cooperation in the domain of livestock feeds.
Article 15. Responsibilities of state management of livestock feeds
1. The Government shall perform the unified state management of livestock feeds.
2. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in performing the state management of livestock feeds.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:
a/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in. formulating plans, plannings and policies on livestock feed development and use nationwide;
b/ Elaborate and promulgate or submit to competent authorities for promulgation, and organize the implementation of, legal documents on livestock feeds;
c/ Assay and accredit new livestock feeds;
d/ Collect and manage information and data on livestock feeds;
e/ Plan and direct examination and inspection and handle violations in livestock feed production and use;
f/ Propagate and disseminate legal documents on livestock feeds;
g/ Implement international cooperation in the domain of livestock feeds;
h/ Manage livestock feed production, export, import and trading;
i/ Conduct state examination and inspection of livestock feeds.
4. Provincial-level People's Committees shall:
a/ Formulate plans on livestock feed development and use in localities;
b/ Direct and guide effective use of livestock feeds without polluting the environment;
c/ Promulgate incentive policies for local enterprises to raise the quality and competitiveness of livestock feeds. Direct local functional agencies in formulating and implementing local programs to raise the productivity, quality and competitiveness of livestock feeds;
d/ Propagate, disseminate and guide laws and provide information on the quality of livestock feeds for producers, traders and consumers;
e/ Work out plans, examine, inspect, and handle violations in the domain of livestock feeds in localities.
Article 16. Funding sources for livestock feed management
1. State budgets at all levels.
2. Charges and fees in the domain of livestock feeds.
The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in, guiding the collection, remittance, management and use of charges and fees in the domain of livestock feeds.